Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái
lượt xem 7
download
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN MẠNH CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN MẠNH CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 1 năm 2020 Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Đình Tuấn, thầy giáo hướng dẫn luận văn, thầy đã giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, logic, qua đó đã giúp cho đề tài của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi. Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của cô giáo hướng dẫn, các anh, chị, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 1 năm 2020 Tác giả Nguyễn Mạnh Cường
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ ...................................................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ................................................................................................ 6 1.1.1. Vận tải hành khách .................................................................................. 6 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .. 11 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ...................................................................................... 27 1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ............................................................................................................ 32 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 32 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái ..................................... 37 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 40 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 40 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................ 40
- iv 2.2.1. Khung phân tích của luận văn ............................................................... 40 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 41 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 43 2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 44 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI .......................................................................... 46 3.1. Khái quát chung về tỉnh Yên Bái ............................................................. 46 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 46 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 48 3.2. Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ........................................................................................ 51 3.2.1. Đặc điểm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Yên Bái ......... 51 3.2.2. Thực trạng khai thác vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .......... 54 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái .................................................................. 64 3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .............................................................................................. 64 3.3.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ............................................................................................................ 69 3.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .............................................................................................. 71 3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .............................................................................................. 74 3.3.6. Công tác kiểm định công cụ và trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô ...................... 80 3.3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô .................................................................. 80
- v 3.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ......................... 82 3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 82 3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 85 3.5. Phân tích ma trận SWOT về công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô tại tỉnh Yên Bái................................... 87 3.5.1. Điểm mạnh (S) ...................................................................................... 87 3.5.2. Điểm yếu (W) ........................................................................................ 88 3.5.3. Cơ hội (O) ............................................................................................. 89 3.5.4. Thách thức (T) ....................................................................................... 89 3.6. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................................................... 90 3.6.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 90 3.6.2. Những hạn chế ...................................................................................... 91 3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 92 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ............................................................... 94 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ......................... 94 4.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................................................... 94 4.1.2. Định hướng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ..................................................... 95 4.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái .................................................................. 96 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................ 99
- vi 4.2.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 99 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 107 4.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương .............................. 107 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Yên Bái ............................................................... 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 110 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 112 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 118
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BGTVT Bộ Giao thông vận tải 2 CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 3 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 4 GTVT Giao thông vận tải 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông 7 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 8 QL Quốc lộ 9 QLNN Quản lý nhà nước 10 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 11 TNGT Tai nạn giao thông 12 TT ATGT Trật tự an toàn giao thông 13 UBND Uỷ ban nhân dân 14 UBATGT Uỷ ban An toàn giao thông Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 15 VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) 16 VTĐB Vận tải đường bộ 17 VTHK Vận tải hành khách
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2018 ............................. 49 Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2018 ................................................................................................. 50 Bảng 3.3: Phương tiện xe taxi trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2018 .............. 58 Bảng 3.4: Số lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn ............................... 59 Bảng 3.5: Số lượng hành khách luân chuyển trên địa bàn .............................. 60 Bảng 3.6: Tổng hợp phương tiện vận tải đường bộ ........................................ 61 Bảng 3.7: Các đơn vị kinh doanh khai thác vận tải ........................................ 62 Bảng 3.8: Tình hình hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh Yên Bái .......... 63 Bảng 3.9: Dự kiến số lượng phương tiện vận tải hành khách đến 2025 ......... 70 Bảng 3.10: Danh mục thủ tục hành chính thuộc quản lý của ......................... 72 Bảng 3.11: Thanh tra kiểm soát trọng tải, xe VTKH qua các năm................ 76 Bảng 3.12: Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo qua các năm ..................... 77 Bảng 3.15: Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến ATGT qua các năm ..... 82 Bảng 3.16: Mức độ hài lòng về thể chế pháp luật, chính sách của Nhà nước83 Bảng 3.17: Mức độ hài lòng về sự quan tâm của chính quyển tỉnh................ 84 Bảng 3.18: Mức độ hài lòng về đội ngũ quản lý cán bộ quản lý VTHK ........ 86
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bổ tuyến VTHK liên tỉnh từ Yên Bái đến các tỉnh khác ... 55 Biểu đồ 3.2: VTHK bằng xe taxi tính đến hết năm 2018 ............................... 57 Biểu đồ 3.3: Số lượng VTHK bằng xe taxi trên địa bàn qua các năm............ 58 Biểu đồ 3.4: Số lượng phương tiện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ..... 62 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của luận văn ....................................................... 40
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Được sự quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trong các năm qua nên kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đường bộ nước ta đã có thay đổi đáng kể phục vụ việc phát triển vận tải hành khách (VTHK) đường bộ nói chung, vận tải bằng xe ô tô nói riêng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. So với các nước trên thế giới, VTHK bằng ô tô ở nước ta đã cơ bản đáp ứng được về mặt số lượng nhưng chất lượng còn chưa cao, bị các quy luật của cơ chế thị trường tác động mạnh (như quy luật cung - cầu, giá trị, các thị trường vận tải, phương tiện, sức lao động…), bị chi phối bởi khu vực kinh tế tư nhân (vốn nhỏ bé, manh mún, phân tán); xe tư nhân tăng mạnh đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội nhưng có một số biểu hiện tiêu cực (tuy đã được khắc phục từng bước) nên cần phải được quản lý chặt chẽ hơn. Vận tải bằng ô tô là bộ phận của nhóm ngành thứ 3- khối dịch vụ (nay đã được mở rộng ra, đã có thêm nghiên cứu khoa học, thông tin, tư vấn thiết kế, văn nghệ, thể thao, y tế, giáo dục…), ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phân bố lại dân cư, lao động còn góp phần quan trọng vào phát triển, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, rút ngắn khoảng cách (theo nghĩa rộng) giữa các vùng miền bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập sâu rộng quốc tế. Yên Bái là tỉnh miền núi có vị trí địa lý và điều kiện địa hình tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện tại có 4 loại hình giao thông vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Trong đó giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo. Các tuyến đường bộ từng bước được cải tạo, nâng cấp cùng với vận tải đường sắt, đường thuỷ bước đầu hình thành mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ. Đặc biệt là các công trình vượt sông, suối trên các tuyến đã cơ bản được xây dựng. Mạng lưới giao thông đô thị đã từng bước được nâng cấp đạt
- 2 tiêu chuẩn đường đô thị đã đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương và khu vực. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải đường bộ đã được các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái chú trọng quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông. Song bên cạnh, những kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế phát sinh như: Tình trạng các phương tiện vận tải hành khách đón trả khách tùy tiện; các xe hợp đồng hoạt động vận tải hành khách “trá hình” như xe vận tải khách tuyến cố định, vi phạm các quy định về quản lý vận tải còn diễn biến rất phức tạp (hiện tượng “xe dù, bến cóc” có chiều hướng gia tăng trở lại) dẫn đến tình trạng mất công bằng, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh vận tải, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác quản lý Nhà nước về vận tải và trật tự an toàn giao thông của các cấp, các ngành còn nhiều thiếu sót và chưa mang tính đồng bộ, các cơ quan chức năng và cấp chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý trong lĩnh vực vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi… các lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng. Từ những điều trên, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với việc vận tải hành khách bằng ô tô tại Tỉnh Yên Bái là cần thiết, nhằm tăng cường sự phát triển của loại hình dịch vụ này trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội cho toàn tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái” có tính thời sự, cấp thiết và ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô một cách có hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của khu vực nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Về mặt thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2018; Đề xuất các giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2020-2025.
- 4 - Về mặt nội dung: Là các hoạt động quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm 2 loại xe: xe khách và xe taxi. 4. Đóng góp của luận văn 4.1. Về mặt lý luận Qua luận văn tác giả làm rõ hơn về các khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô, tác giả còn tìm hiểu vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô. Từ việc nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô, tác giả đã nêu rõ nội dung quản lý nhà nước vận tải hành khách bằng xe ô tô, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới vận tải hành khách bằng xe ô tô, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp cho tỉnh Yên Bái nói riêng và khu vực nói chung. Luận văn cũng đặt nền tảng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về sau có cùng lĩnh vực. 4.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô, chỉ ra những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các giải pháp của tỉnh cũng có ý nghĩa làm bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong nước có điều kiện tương tự. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- 5 Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô 1.1.1. Vận tải hành khách 1.1.1.1. Khái niệm Theo Trần Thị Lan Hương (2011), “Nhập môn tổ chức vận tải ô tô” thì Vận tải ô tô là hình thức vận tải phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia. Vận tải ô tô có một số ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên khoảng cách ngắn thấp hơn so với vận chuyển đường sắt và vận tải đường thủy. Nhờ tính cơ động cao nên ô tô vận chuyển trực tiếp từ kho người gửi đến kho người nhận, không phải qua các hình thức vận tải khác. Ô tô có thể hoạt động bất kỳ lúc nào trên các loại đường, thậm chí ở cả những nơi chưa có đường sá. Tốc độ vận chuyển hàng của ô tô nhanh hơn đường sắt cả về khoảng cách ngắn và khoảng cách dài. Vì vậy, việc vận chuyển hàng giữa các thành phố bằng ô tô đang phát triển mạnh. Việc sử dụng rộng rãi các đoàn xe đầu kéo có trọng tải lớn, cải thiện đường sá và cải tiến tổ chức quản lý có tác dụng thúc đẩy vận tải ô tô giữa các thành phố phát triển nhanh [10]. Do có những ưu điểm nên ngành vận tải hành khách bằng ô tô cũng phát triển nhanh cả về vận tải nội tỉnh cũng như vận tải liên tỉnh. “Vận tải hành khách (VTHK) bằng xe ô tô được hiểu là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô”. [10] Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân. Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá
- 7 cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả.[19] Hành khách lưu thông bằng phương tiện ô tô bao gồm: + Hành khách đi lại thường xuyên: Số hành khách đi lại thường xuyên có tính chất cố định, có quy luật, tương đối ổn định như học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, công nhân lao động, người đi buôn bán thường xuyên… ở các nước phát triển, số người có nhu cầu đi lại thường xuyên chiếm 40% so với tổng lượng hành khách vận chuyển. Đối với những hành khách này, phải sử dụng các loại phương tiện vận tải ô tô công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại. Hành khách đi lại không thường xuyên: Hành khách đi lại không thường xuyên là loại hành khách đi lại xuất phát từ nhu cầu nhất thời (theo thời vụ, theo yếu tố tổ chức xã hội…) như lễ hội hàng năm, hoạt động văn hóa, tham quan, nghỉ mát. Đối với những hành khách này, cần căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức vận tải cho phù hợp. 1.1.1.2. Phân loại phương thức vận tải hành khách a. Các phương thức vận tải: [10] - Theo phương thức vận tải bao gồm các loại hình sau: + Vận tải đường bộ; + Vận tải đường sắt; + Vận tải đường thủy; + Vận tải hàng không; + Vận tải đô thị: Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt (tramway), xe điện bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray (monoray), đường sắt nhẹ (LRT), taxi,… + Vận tải đặc biệt: Dấu hiệu phân biệt vận tải đặc biệt như phương tiện đặc biệt, đối tượng đặc biệt, cự ly đặc biệt,…Ví dụ như vận tải bằng băng chuyền, cáp treo,…
- 8 - Theo phương thức quản lý bao gồm các loại hình sau: + Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của cá nhân và người thân nhưng không thu tiền. + Vận tải hành khách công cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối tượng hành khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ các đối tượng đó. VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn như tầu điện ngầm, xe bus,… Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe taxi,… + Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón công nhân, cán bộ, học sinh,… - Theo địa giới hành chính có thể phân loại như sau: + Vận tải trong thành phố; + Vận tải liên tỉnh; + Vận tải quốc tế; b. Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô Theo Trần Thị Lan Hương (2006), “Tổ chức và quản lý vận tải ô tô” thì vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô có các loại hình sau: - Vận tải hành khách theo tuyến cố định: Vận tải hành khách theo tuyến cố định là có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình, hành trình quy định, các điểm dừng để lấy khách, các điểm đỗ cho khách nghỉ ngơi cũng đã được xác định trong hành trình chạy xe. Tuyến vận tải khách cố định có thể là những tuyến trong một tỉnh, thành phố, tuyến liên tỉnh hoặc tuyến vận tải khách qua biên giới đến các nước trong khu vực. Đơn vị hoặc cá nhân tham gia vận tải khách trên tuyến cố định nào thì phải đăng ký phương án chạy xe, bao gồm lịch trình, hành trình, loại phương tiện, giá vé và các dịch vụ khác (nếu có) với cơ quan quản lý tuyến, phải có cam kết thực hiện phương án chạy xe đã dăng ký. Cơ quan quản lý vận tải khách theo tuyến cố định như sau: Cục đường bộ Việt Nam quản lý tuyến vận tải khách quốc tế, tuyến liên tỉnh trên 1000km. Các khu quản lý đường bộ quản lý tuyến liên
- 9 tỉnh có cự ly từ 300-1000km, có bến đi thuộc địa danh các tỉnh, thành phố nằm trong phạm vi khu quản lý. [11] Sở giao thông vận tải quản lý tuyến nội tỉnh, tuyến liên tỉnh với tỉnh liền kề, tuyến liên tỉnh khác có cự ly đến 300km. Trong tổ chức vận tải khách trên tuyến cố định, vấn đề quan trọng là thẩm định phương án chạy xe để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách. Nếu có nhiều đơn vị cùng chạy trên tuyến, có giờ xuất bến trùng nhau, cần tổ chức hiệp thương để sắp xếp lịch trình. Các doanh nghiệp vận tải không được bỏ chuyến, tự ý đưa thêm xe vào tuyến quá số lượng đăng ký, chuyển nhượng khách dọc đường không có lý do chính đáng, thu tiền của khách cao hơn giá vé đăng ký, chạy sai lịch trình và hành trình quy định. Vận tải khách bằng xe buýt trong thành phố và vùng phụ cận thuộc loại hình vận tải khách. Theo tuyến cố định nhưng có đặc thù riêng. Xuất phát từ nhu cầu đi lại của số đông hành khách như đi học, làm việc ở các xí nghiệp, công sở vào một giờ nhất định nên có khoảng thời gian cao điểm, trước giờ làm việc và sau giờ tan tầm. Trong khoảng thời gian này, bố trí từ 5 đến 7 phút có một chuyến xe. Ngoài giờ cao điểm bố trí từ 10- 15 phút trên một chuyến xe. Các điểm dừng đỗ để khách lên xuống không quá 500m, tại điểm này xây dựng nhà chờ có mái che và ghế ngồi cho khách. Trên những tuyến đông khách, bố trí xe có sực chở lớn, 1 hoặc 2 tầng, có 2 đến 3 cửa lên xuống, số chỗ đứng nhiều hơn ghế ngồi để chở khách nhiều hơn. - Vận tải hành khách theo tuyến không cố định: Vận tải khách không theo tuyến cố định là loại hình vận tải mà hành trình, lịch trình theo yêu cầu của khách. Cước tính theo km xe chạy, thời gian chờ đợi hoặc tính theo ngày xe nếu thuê bao cả xe. Có 2 loại hình vận tải theo hình thức này + Vận tải bằng taxi + Vận tải theo hợp đồng. Taxi là loại hình vận tải phục vụ theo yêu cầu của khách trong các khu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn