Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist
lượt xem 7
download
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhân lực, thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của nó, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG ĐỨC THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHÙNG ĐỨC THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG TRIỀU HOA Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Quản lý nhân lực tại công ty lữ hành Hanoitourist” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Triều Hoa, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội. Các số liệu và kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trước dây. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tác giả thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tác giả sử dụng trong đề tài đều có ghi rõ nguồn trích dẫn. Học viên Phùng Đức Thiện
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của T.S Hoàng Triều Hoa đã chỉnh sửa, góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn. Tôi xin được trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô khoa kinh tế chính trị- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình truyền tải những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cơ sở lý luận để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị công ty lữ hành Hanoitourist đã tạo điều kiện và cung cấp cho tôi những dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Học viên Phùng Đức Thiện
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.................................................................................... i PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH LỮ HÀNH .......................................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhân lực du lịch...................................4 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhân lực du lịch ..................................6 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................7 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành ...............................8 1.2.1. Các khái niệm ....................................................................................................8 1.2.2. Nội dung quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành .....................................12 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành .........23 1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành ..........28 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số doanh nghiệp khách sạn, lữ hành và bài học cho Công ty lữ hành Hanoitourist. ...............................................................31 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại tập đoàn khách sạn Hitlton Group .............31 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhân lực công ty lữ hành Saigontourist chi nhánh Hà Nội...32 1.3.3 Kinh nghiệm quản lý nhân lực công ty cổ phần Du lịch Việt nam tại Hà Nội 34 1.3.4 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhân lực cho Công ty lữ hành Hanoitourist ...............................................................................................................36 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................38 2.1 Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................38 2.1.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp ......................................................................................38 2.1.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp .......................................................................................38 2.2. Phương pháp xử lý thông tin ..............................................................................39 2.2.1 Phương pháp thống kê - mô tả .........................................................................39
- 2.2.2 Phương pháp phân tích .....................................................................................40 2.2.3 Phương pháp tổng hợp .....................................................................................40 2.2.4 Phương pháp so sánh........................................................................................41 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST ......................................................................................42 3.1 Khái quát về công ty lữ hành Hanoitourist .........................................................42 3.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................42 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các bộ phận .......................................42 3.1.3 Thị trường khách của công ty ..........................................................................45 3.1.4 Đặc điểm và cơ cấu nhân lực của công ty ........................................................46 3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhân lực của công ty lữ hành Hanoitourist ...........48 3.2.1 Công tác lập kế hoạch nhân lực ......................................................................48 3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực ..............................................................50 3.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch .......................................59 3.3 Đánh giá công tác quản lý nhân lực của công ty lữ hành Hanoitourist ..............59 3.3.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................59 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................62 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST ..........72 4.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực của Công ty lữ hành Hanoitourist ...............................................................................................................72 4.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Công ty lữ hành Hanoitourist ...............................................................................................................74 4.2.1 Định hướng phát triển Tổng công ty du lịch Hà Nội .......................................74 4.2.2 Định hướng kinh doanh của Công ty lữ hành Hanoitourist .............................75 4.2.3 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist ......................................................................................................75 4.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty lữ hành Hanoitourist ...............................................................................................................77
- 4.3.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực .....................................................77 4.3.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc .........................................................79 4.3.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng .......................................................................80 4.3.4 Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực ...............................................81 4.2.5 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực .........................................81 4.2.6 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc ..........................................83 4.2.7 Hoàn thiện công tác trả tiền lương và tạo động lực cho người lao động .........84 4.2.8 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực ......87 KẾT LUẬN ..............................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số lượt khách công ty phục vụ 45 2 Bảng 3.2 Doanh thu và lợi nhuận từ du lịch nội địa 45 3 Bảng 3.3 Doanh thu và lợi nhuận từ du lịch inbound 46 4 Bảng 3.4 Doanh thu và lợi nhuận từ du lich outbound 46 5 Bảng 3.5 Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2017 - 2019 46 6 Bảng 3.6 Trình độ đào tạo của nhân lực công ty giai đoạn 2017 - 2019 47 7 Bảng 3.7 Nhu cầu dự kiến tuyển dụng nhân lực công ty 2017 - 2019 48 8 Bảng 3.8 Bảng phân công công việc phòng du lịch nước ngoài 1 50 9 Bảng 3.9 Kết quả tuyển dụng nhân lực giai đoạn 2017 - 201 52 10 Bảng 3.10 Số lượng hồ sơ ứng tuyển, trúng tuyển được tuyển dụng 53 11 Bảng 3.11 Kết quả sắp xếp công việc cho nhân lực giai đoạn 2017 - 54 2019 12 Bảng 3.12 Số lượng khóa đào tạo và lượt nhân viên được đào tạo 55 2017-2019 13 Bảng 3.13 Kết quả xếp loại lao đông công ty giai đoạn 2017 - 2019 57 14 Bảng 3.14 Kết quả khảo sát về công tác hoạch định của công ty 60 15 Bảng 3.15 Kết quả khảo sát công tác phân tích công việc tại công ty 61 16 Bảng 3.16 Công tác tuyển dụng tại công ty 64 17 Bảng 3.17 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại công ty 65 18 Bảng 3.18 Công tác đào tạo phát triển tại công ty 66 19 Bảng 3.19 Công tác kiểm tra đánh giá nhân viên tại công ty 68 20 Bảng 3.20 Công tác tiền lương và tạo động lực cho người lao động 69 i
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra càng sâu rộng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, khốc liệt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về nguồn vốn, công nghệ mà trong đó cạnh tranh về nguồn nhân lực là yếu tố mới, yếu tố quyết định tới sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy quản lý có hiệu quả, khai thác tốt nhất nguồn nhân lực là chiếc chìa khóa dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty lữ hành HaNoitourist là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty Du lịch Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm du lịch,lữ hành đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Do đặc thù ngành kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính mùa vụ rất cao nên trong công tác quản lý nhân lực cần có những biện pháp, cách thức quản lý phù hợp nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức nhân sự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đặc thù, công ty luôn trú trọng tới việc sắp xếp, bố trí nhân lực sao cho phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh cũng như có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết cho mùa cao điểm. Tuy nhiên, mặc dù là một công ty lữ hành có thương hiệu, uy tín nhất định trên thị trường tổ chức, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch, thực tế cho thấy nhân lực tại công ty luôn bị biến động, công tác tuyển dụng đào tạo phát triển nhân lực của công ty chưa thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Nhân lực cho các thị trường mới hay vào những mùa cao điểm thường xuyên bị thiếu hụt. Công tác lập kế hoạch nhân lực, tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực và công tác kiểm tra giám sát công tác quản lý còn nhiều hạn chế khiến hiệu quả sử dụng nhân lực của công ty lữ hành Hanoitourist chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc. 1
- Trước yêu cầu thực tế cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng nhân lực công ty hiệu quả hơn. Tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhân lực tại công ty lữ hành HaNoitourist” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Câu hỏi nghiên cứu: Lãnh đạo Công ty lữ hành Hanoitourist cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty trong giai đoạn tới? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhân lực, thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của nó, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề đạt được mục tiêu trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại công ty lữ hành Hanoitourist. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhân lực tại doanh nghiệp du lịch lữ hành 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist. - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist từ 2017 đến 2019 - Phạm vi nội dung: các hoạt động quản lý nhân lực tại doanh nghiệp du lịch lữ hành dưới góc độ quản lý kinh tế bao gồm: Lập kế hoạch nhân lực, tổ chức thực 2
- hiện kế hoạch nhân lực và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch lữ hành. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty Lữ hành Hanoitourist. Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist 3
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH LỮ HÀNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước về quản lý nhân lực du lịch Công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực du lịch của các tác giả trong nước rất phong phú và được nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ khoa học quản lý, quản trị nhân sự hay quản trị kinh doanh. Có thể kể đến một số công trình sau: Nguyễn Thùy Dương. (2019), “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Công đoàn Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp du lịch. Phân tích và chỉ ra thực trạng, ưu và nhược điểm cần khắc phục trong công tác tạo động lực cho người lao động; Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty. Vũ Văn Viện (2017), “ Phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội Luận án tiếp cận nội dung phát triển nguồn nhân lực theo góc độ quản lý kinh tế (kinh tế nguồn nhân lực), trong đó nghiên cứu sinh tập trung làm rõ các khái niệm, vai trò, đặc điểm, các chức danh nhân sự của nguồn nhân lực du lịch, thực trạng nguồn nhân lực, các hoạt động và yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch của một địa phương (trong đó chủ thể của hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch là cơ quan quản lý nhà nươc và tại doanh nghiệp kinh doanh du lịch). Luận án cũng đi vào nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực du lịch một số vùng du lịch trong và ngoài nước có ngành Du lịch phát triển và rút ra bài học kinh nghiệm cho các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Trần Thị Liên Hoa(2016) “ Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực cho chi nhánh Công ty TNHH một thành viên dịch vụ du lịch Saigontourist tại Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đã hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả 4
- công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành bao gồm các tiêu chí về năng suất lao động, chi phí nhân công, chỉ tiêu lợi nhuận và mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. Trần Thị Lành (2016) “ Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch xanh Huế- VNECO”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế đã hệ thống hóa cơ sở lý luận nhân lực và đề xuất mô hình nghiên cứu quản lý nhân lực tập trung làm rõ ba nhóm chức năng: chức năng đào tạo, chức năng thu hút nhân lực và chức năng duy trì nhân lực của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch dịch vụ nói riêng Đỗ Thị Thu Hường (2014) “Quản trị nguồn nhân lực ở công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Nội dung Luận văn cũng phân tích các hoạt động trong công tác Quản trị nguồn nhân lực như phân tích công việc, hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo phát triển và công tác tạo động lực, xây dựng thù lao và hòa nhập cho người lao động. Phân tích thực trạng các hoạt động này ở công ty du lịch ViệtNam tại Hà nội để khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực, nâng cao năng suất lao động và hoạt động kinh doanh cho công ty. Phan Thị Kim Chi (2011): “ Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần du lịch đà nẵng Danangtour” Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đã phân tích, đánh giá ý nghĩa vai trò của nguồn nhân lực đối với chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch lữ hành và yếu tố quyết định bởi trình độ nhân lực trong quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm này Hoàng văn Hoan (2004) , “ Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch”, Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế du lịch, đã đề cập tới các vấn đề về đặc trưng lao động trong ngành du lịch và hệ thống các chính sách nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với lao động trong lĩnh vực này, bao gồm lao động trong các ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn, kinh doanh dịch vụ ăn uống, lao động trong các đơn vị sự nghiệp và quản lý nhà nước về du lịch 5
- Vũ Đức Minh (2004) “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới” Luận án tiến sĩ kinh tế đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch, đánh giá hiệu hiệu quả sử dụng nhân lực các doanh nghiệp du lịch nhà nước và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn Hà Nội. Yêu cầu của nhân lực du lịch trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt nam. Các đề tài về phát triển nhân lực trong công ty lữ hành Hanoitourist hiện còn rất hạn chế, tiêu biểu chỉ có đề tài về công tác đào tạo phát triển nhân lực hướng dẫn viên du lịch tại công ty. Nguyễn Thị thúy Hằng (2016) “ Hoàn thiện công tác đào tạo hướng dẫn viên tại công ty lữ hành HaNoiTourist” Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh- Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà nội, chỉ đi chuyên sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo phát triển hướng dẫn viên du lịch tại công ty, trong khi đó quản lý nhân lực trong công ty bao gồm nhiều hoạt động khác và đội ngũ nhân lực của công ty không chỉ ở lực lượng hướng dẫn viên mà còn mở rộng ra các lực lượng lao động khác như bán hàng, điều hành tour, nhân sự. Ngoài ra dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu, luận văn tiếp cận ở góc độ quản lý nhân lực còn công trình này lại tiếp cận ở góc độ quản trị kinh doanh Như vậy nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về nhân lực đối với các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là ở công ty lữ hành Hanoitourist hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ 1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhân lực du lịch Lĩnh vực nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch từ lâu đã có nhiều tác giả, nhóm tác giả các nước trên thế giới nghiên cứu ; điển hình nhóm tác giả Ramona GRUESCU, Roxana NANU, Gheorhe PIRVU ( 2008) khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Craiova, Romania trong tham luận “ Human resource management in tourism industry” được đăng tải trên tạp chí “Tourism management” , 65(2)/2008 đã phân tích, đánh giá vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực trong nền công nghiệp du lịch hiện đại. 6
- Một nghiên cứu khác khi đề cập đến các nhân tố tác động đến việc quản lý phát triển nguồn nhân lực trong du lịch các tác giả Baum, T, Szivas công bố nghiên cứu về vai trò của chính phủ các nước trong lĩnh vực du lịch, “Human Resourse Development in tourism: A role for government”,( 2007)Tourism management , Elsevier. Tác giả Baum trong cuốn “Managing Human Resource in European Tourism and Hospitality Industry; A Strategic Approach” 1995, Chapman and Hall, London, đã chỉ ra những thách thức của ngành du lịch và dịch vụ châu âu phải đối mặt trong bối cảnh đa văn hóa và môi trường quốc tế, tầm quan trọng của sự liên kết quản lý nguồn nhân lực với các lĩnh vực quản lý khác. Szivas E, M Riley, 1999, “Tourism employment during economic transition”. Annals of tourism Research, Vol 26, No 4 :747-771 lại nhìn nhận, đánh giá thực trạng và những yêu cầu của nguồn nhân lực du lịch trong nền kinh tế đang chuyển đổi Đối với các nước đang phát triển như ở Việt nam và một số quốc gia khác trên thế giới nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế giới, nhiều thách thức phải đối mặt trong đó có thách thức về kỹ năng, trình độ nguồn nhân lực trong nước trước làn sóng di chuyển về lao động quốc tế. Đối với nguồn nhân lực du lịch cũng không phải là một ngoại lệ hơn nữa sự dịch chuyển này rất mạnh mẽ vì du lịch là ngành kinh tế, dịch vụ có tính quốc tế hóa cao. Liu A,, G Wall (2006) đã đưa ra cái nhìn tổng quan đối với các nước đang phát triển về sự cần thiết chuẩn bị kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch, coi đây như yếu tố quyết định để phát triển ngành dịch vụ và dịch vụ ở các quốc gia này (Liu a…, G Wall, 2006, Planning tourism employment; A developing country perspective. Tourism Management, 27, 159-170) 1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu Qua khảo sát các nghiên cứu có liên quan đến nhân lực nói chung và nhân lực trong lĩnh vực du lịch lữ hành nói riêng rất phong phú, điểm chung các công trình này đều tập trung vào lĩnh vực quản trị tác nghiệp về nhân lực của doanh nghiệp, chú trọng tới các công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. 7
- Một số nghiên cứu nước ngoài về nhân lực du lịch cũng chỉ đề cập khái quát về phát triển nguồn nhân lực, những thách thức và yêu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, chưa có nghiên cứu cụ thể về cơ sở lý luận, đặc điểm nhân lực hay các biện pháp quản lý hiệu quả nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành Các đề tài nghiên cứu về công ty lữ hành Hanoitourist cũng còn rất hạn chế Nguyễn Vĩnh Long (2015) “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài tại công ty lữ hành Hanoitourist”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đề tài đề cập tới hoạt động marketing và thu hút khách của công ty lữ hành Hanoitourist. Nội dung luận văn chủ yếu tập trung vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch nước ngoài và đề xuất các giải pháp marketing nâng cao hoạt động thu hút khách. Luận văn chưa đề cập nhiều tới nội dung quản lý nhân lực tại Công ty lữ hành Hanoitourist. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhân lực tại công ty lữ hành Hanoitourist chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ngoài nội dung về công tác đào tạo nhân lực, một hoạt động trong các hoạt động quản trị nhân lực nói chung được đề cập tới trong luận văn thạc sĩ ngành quản trí kinh doanh của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng (2016) với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo hướng dẫn viên tại công ty lữ hành Hanoitourist” thì hoàn toàn chưa có đề tài nào đề cập tới lĩnh vực quản lý nhân lực tại công ty. Đề tài “ Quản lý nhân lực tại công ty lữ hành Hanoitourist” nghiên cứu đánh giá toàn bộ các nội dung của công tác quản lý bao gồm công tác hoạch định, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực và công tác kiểm tra đánh giá quản lý nhân lực. Chính vì vậy đây là đề tài phù hợp và có tính mới trong lĩnh vực quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1 Khái niệm nhân lực Nhân lực là toàn bộ tiềm năng của con người trọng một tổ chức, bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển tố chức. Khái niệm nhân lực có thể được xem xét dưới một số khía cạnh dưới đây 8
- Nhân lực là sức lực của mỗi con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người đến một mức độ nào đó con người có khả năng, điều kiện tham gia vào quá trình lao động khi đó con người có sức lao động Nhân lực là lực lượng lao động với kỹ năng tương ứng, sử dụng các nguồn lực khác nhau tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường và xã hội. Vậy nhân lực là lực lượng lao động với kỹ năng nhất định để làm công việc nào đó mà xã hội hay thị trường có nhu cầu. Nhân lực là toàn bộ thể lực và trí lực trong một con người tác động vào đối tượng lao động trong quá trình lao động. Nhân lực của doanh nghiệp được xem xét trên cơ sở tổng hợp của ba yếu tố: Số lượng nhân lực, chất lượng nhân lực và tâm lực. Trong ba mặt thể lực, trí lực, tâm lực của nhân lực thì thể lực là nền tảng, trí lực là phương thức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tế, tâm lực là ý thức tính thần đạo đức chi phối hiệu quả hoạt động chuyển hóa của trí lực thành thực tiễn. Như vậy có thể hiểu nhân lực là tổng hợp năng lực lao động hiện có và tiềm năng bao gồm các yếu tố về thể lực trí lực, đạo đức, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của lực lượng lao động đang tham gia và sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của một lĩnh vực, của một ngành kinh tế, một tổ chức và một doanh nghiệp cụ thể. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhân lực Quản lý nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, thể hiện qua cách thức, biện pháp hành xử của tổ chức với người lao động. Quản lý nhân lực là một bộ phận quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Là quá trình tuyển dụng, lựa chọn, duy trì, đào tạo và phát triển, tạo mọi điều kiện có lợi cho nhân lực trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra cho tổ chức đó. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý nhân lực là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào đúng công việc và đúng thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 9
- Như vậy có thể hiểu một cách khái quát quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là các hoạt động của nhà quản lý sử dụng các công cụ, biện pháp tác động lên đối tượng quản lý là người lao động để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức Ngày nay, quản lý nhân lực ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động triển khai nhân lực nhằm duy trì hoạt động của các tổ chức và nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các tổ chức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế đa phương, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhận biết tổ chức nào đó hoạt động tốt, hiệu quả hay không chính là dựa vào yếu tố lực lượng lao động của tổ chức đó. Thông qua những con người cụ thể với thể lực và tri thức cùng với lòng nhiệt tình, sự cống hiến của họ. Quản lý nhân lực đề ra: mục tiêu, chính sách, kế hoạch sử dụng nhân lực nhằm đảm bảo phù hợp với công việc, tiến độ, mục tiêu của tổ chức và bố trí phù hợp lực lượng lao động làm việc theo từng vị trí, chức năng. Bên cạnh đó, quản lý nhân lực đề ra phương hướng hoạt động cho tổ chức nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua việc xác định thông qua việc xác định những vấn đề liên quan về nhân lực, chiến lược nhân lực.Có thể thấy quản lý nhân lực có liên quan chặt chẽ tới chiến lược của tổ chức. Quản lý nhân lực giúp tìm kiếm, phát hiện và phát triển những hình thức hay những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể nhìn thấy được. Từ đó tạo động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết tâm huyết của mình cho tổ chức. Do vậy có thể khẳng định quản lý nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. 1.2.1.3 Khái niệm doanh nghiệp lữ hành Du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con người đi tới một nơi khác với mục đich tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí. Để thực hiện được các chuyến đi du lịch, khách du lịch cần cung cấp các dịch vụ cần thiết như dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, và hoạt động lữ hành ra đời nhằm cung cấp cho khách du lịch những dịch vụ thiết yếu cho khách trong chuyến đi. Hoạt động lữ hành được hiểu là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình có trong chương 10
- trình du lịch đã được xây dựng từ trước đó. Việc thực hiện được chuyến đi này xuất phát từ hoạt động kinh doanh lữ hành. Như vậy kinh doanh lữ hành được hiểu là việc thực hiện chuỗi các hoạt động nhằm cung cấp cho khách các dịch vụ cần thiết trong chuyến đi du lịch của họ, hoạt đông này bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, cung ứng các dịch vụ cho chương trình du lịch, tổ chức bán sản phẩm du lịch và tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Các công ty, doanh nghiệp lữ hành chính là những đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ này. Doanh nghiệp lữ hành được hiểu là một loại hình doanh nghiệp du lịch thực hiện hoạt động kinh doanh là tổ chức sản xuất, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách, bên cạnh đó doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán các sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu của khách trong chuyến đi du lịch của họ. 1.2.1.4 Khái niệm quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành là quá trình nghiên cứu và thực hiện các hoạt động hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo phát triển và hòa nhập tạo động lực cho người lao động nhằm duy trì, khai thác và sử dụng nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Dưới góc độ khoa học quản lý; Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành là sự tác động có tổ chức, có mục đích của các cấp quản lý tác động lên nhân lực nhằm đạt mục tiêu sử dụng hiệu quả nhân lực của doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc điểm lao động và đặc điểm về sản phẩm dịch vụ lữ hành, công tác quản lý nhân lực lao động có những nét đặc thù và có sự khác biệt so với công tác quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung. Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành chú trọng vào sự phù hợp của nhân lực cho việc khai thác từng loại thị trường khách và đối với mảng hoạt động như xây dựng thiết kế sản phẩm, tổ chức bán, điều hành và thực hiện chương trình du lịch thì yêu cầu về nhân lực đối với mỗi mảng hoạt động này là không giống nhau. Như vậy quản lý nhân lực trong 11
- doanh nghiệp lữ hành cũng giống như các doanh nghiệp khác đều hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả nhân lực của doanh nghiệp, tuy nhiên hiệu quả công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành lại chịu sự tác động phần lớn bởi đặc điểm về thị trường và đặc điểm lao động trong lĩnh vực này. 1.2.2. Nội dung quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành Nội dung cơ bản của việc quản lý nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào thực hiện các nội dung cơ bản để đảm bảo cho doanh nghiệp đang có những thiếu hụt về số lượng, chất lượng và thiếu hài hòa trong cơ cấu đội ngũ lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực trong một doanh nghiệp lữ hành. Quản lý nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành tập trung vào các nội dung sau. 1.2.2.1 Lập kế hoạch nhân lực Lập kế hoạch nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành là một quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Việc lập kế hoạch nhân lực của doanh nghiệp lữ hành đòi hỏi phải áp dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống mở, có sự kết nối giữa môi trường doanh nghiệp và môi trường bên ngoài. Những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp lữ hành như chính sách về nhân lực, bầu không khí doanh nghiệp, hệ thống chính sách lương thưởng, đánh giá công việc cũng cần phải tính tới sự tương thích với các yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài như nguồn cung ứng nhân lực, sự cạnh tranh về nhân lực, các yếu tố kinh tế hay văn hóa. Về cơ bản lập kế hoạch nhân lực được thực hiện qua các bước sau đây Bước 1: Xác định mục tiêu chiến lược kế hoạch nhân lực Trên cơ sở mục tiêu chiến lược sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để xác định mục tiêu của kế hoạch nhân lực. Mặt khác để thiết lập mục tiêu chung của kế hoạch nhân lực cũng cần phân tích, tổng hợp mục tiêu về nhân lực của các bộ phân trong doanh nghiệp. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn