intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được thực trạng quản lý tài chính với các nhiệm vụ thuộc 08 chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện công tác quản lý này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRỊNH THỊ HƯƠNG THẢO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRỊNH THỊ HƯƠNG THẢO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tài liệu tham khảo và số liệu được sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính tin cậy, chính xác. Tác giả luận văn Trịnh Thị Hương Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp kiến thức,hỗ trợ tài liệu trong quá trình học tập nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh - giảng viên trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho học viên những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian vừa qua để hoàn thiện bản luận văn này. Học viên xin chân thành cảm ơn Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự động viên, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp!
  5. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .................................................................................... 5 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan .............................................. 5 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính chương trình KH&CN ................................ 8 1.2.1 Các thuật ngữ liên quan ................................................................................. 8 1.2.2 Vai trò, sự cần thiết của công tác quản lý tài chính chương trình .............. 10 1.2.3 Nội dung của quản lý tài chính với các chương trình KH&CN .................. 11 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính với các chương trình ............ 13 1.2.5 Tiêu chí đánh giá ......................................................................................... 13 1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính với các chương trình KH&CN cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường .................................................................................................. 14 1.3.1 Cơ sở pháp lý cho quản lý tài chính các chương trình trọng điểm ............ 14 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính với các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ và bài học rút ra cho Bộ Tài nguyên và Môi trường............................................... 16 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 20 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.......................................................................... 24 3.1 Tổng quan về các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2015 - 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường .................................................. 24 3.1.1 Tổng quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường ............................................... 24 3.1.2 Tổng quan về hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ........................................................................................................................... 26 3.1.3 Tổng quan về các chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường .................................................................................................. 27 3.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2015 đến 2018 ................................ 51
  6. 3.2.1 Cơ chế quản lý tài chính cho các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường ............................................................................................ 51 3.2.2 Đánh giá về quy mô và cơ cấu tổng thể chi ngân sách cho các hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ từ năm 2015 đến năm 2018 ................................................. 55 3.2.3 Thực trạng công tác quản lý tài chính các chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................... 56 3.2.4 Thực trạng công tác quản lý khoán chi thực hiện các nhiệm vụ .................. 59 3.2.5 Thực trạng tình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt dự toán các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ ............................................................................................................... 59 3.2.6 Về điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ.................................................. 67 3.2.7 Thực trạng lập, thẩm tra, phê duyệt và quyết toán kinh phí thực hiện đề tài/nhiệm vụ KHCN ...................................................................................................... 67 3.2.8 Thực trạng về huy động nguồn thu khác thực hiện đề tài KHCN trong các chương trình trọng điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường ....................................... 69 3.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ..................................................................... 69 3.3.1 Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật .................................................... 69 3.3.2 Đánh giá chung theo các tiêu chí .................................................................. 71 3.3.3 Đánh giá cụ thể về công tác quản lý nguồn kinh phí, quản lý chi thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ .......................................................................................................... 74 3.3.4 Đánh giá về công tác lập dự toán NSNN các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ ........................................................................................................................... 76 3.3.5 Đánh giá về công tác lập, thẩm tra, phê duyệt và quyết toán kinh phí thực hiện đề tài/nhiệm vụ KHCN chấp hành ngân sách nhà nước ............................................... 77 3.4 Đánh giá cơ chế quỹ KHCN và huy động nguồn thu ...................................... 79 3.5 Điều tra khảo sát sử dụng phiếu ...................................................................... 80 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.......................................................................... 87 4.1 Bối cảnh ........................................................................................................... 87
  7. 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính các chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ............................................................ 91 4.2.1 Các giải pháp chung ..................................................................................... 91 KẾT LUẬN........................................................................................................... 96 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 97 Phụ lục. Thống kê danh sách cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ...............106
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 KHCN Khoa học và Công nghệ 2 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 CP Chính phủ 4 KTXH Kinh tế - Xã hội 5 NSNN Ngân sách Nhà nước 6 NQ Nghị quyết 7 TNMT Tài nguyên và Môi trường 8 HTQT Hợp tác quốc tế 9 QG Quốc gia
  9. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu tập trung đẩy mạnh một số hướng nghiên cứu trọng tâm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai tổ chức thực hiện 08 Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2016 ÷ 2020, bao gồm: - Chương trình “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ trong điều tra cơ bản đất đai, giám sát sử dụng đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai”, mã số TNMT.01/16-20; - Chương trình “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước, nâng cao hiệu lực thực thi của pháp luật về tài nguyên nước”, Mã số TNMT.02/16-20; - Chương trình “Nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất và đánh giá khoáng sản giai đoạn 2016 ÷ 2020”, mã số TNMT.03/16-20; - Chương trình “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 ÷ 2020”, mã số TNMT.04/16-20; - Chương trình “Khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo khí tượng, thủy văn, hải văn và phục vụ quản lý nhà nước về khí tượng, thủy văn và biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020”, mã số TNMT.05/16-20; - Chương trình “Khoa học và công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020”, mã số TNMT.06/16-20; - Chương trình “Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ đẩy mạnh ứng dụng kết quả điều tra, đo đạc bản đồ vào thực tế giai đoạn 2016-2020”, mã số TNMT.07/16-20; - Chương trình “Nghiên cứu công nghệ viễn thám trong quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi 1
  10. khí hậu, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế xã hội”, mã số TNMT.08/16- 20. Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua, việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình trọng điểm, công tác nghiên cứu của Bộ đã có những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, nâng cao hiệu quả và sự đóng góp tích cực của hoạt động khoa học và công nghệ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, thực tiễn cho thấy có nhiều nội dung về quản lý tài chính cho các chương trình KH&CN trọng điểm còn có những tồn tại, chưa phù hợp với thực tiễn cải cách hành chính giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường” để thực hiện luận văn nghiên cứu của mình, nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý tài chính các chương trình, nhiệm vụ, đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính, từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học trong thời gian tới đây. 2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? Làm thế nào để hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được thực trạng quản lý tài chính với các nhiệm vụ thuộc 08 chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện công tác quản lý này. Để thực hiện mục tiêu đề ra, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thể sau: 2
  11. - Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đánh giá làm rõ ưu điểm và hạn chế, lý giải những nguyên nhân của kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại trong giai đoạn vừa qua. - Đề ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý tài chính 08 chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường. Những mối quan hệ tài chính giữa chủ thể quản lý là đơn vị dự toán cấp 1 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với cơ quan quản lý nhà nước liên quan về khoa học và công nghệ và với các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 trực thuộc và chủ nhiệm đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi chủ thể quản lý Công tác quản lý tài chính các chương trình được nghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế với chủ thể quản lý là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Vụ Kế hoạch và Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ) với các hoạt động tài chính liên quan. Công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền cao hơn (Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ) được đề cập ở mức độ nhất định nhưng không phải là trọng tâm nghiên cứu của luận án. Phạm vi nội dung cơ chế quản lý tài chính Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu quản lý tài chính. Luận văn này của tác giả được tiếp cận nghiên cứu trên các nội dung chính sau: a) Phân cấp quản lý các nhiệm vụ KH&CN b) Lập dự toán các nhiệm vụ KH&CN 3
  12. c) Chấp hành dự toán với các nhiệm vụ KH&CN d) Kiểm tra giám sát chế độ kế toán, kiểm toán và quyết toán với các nhiệm vụ KH&CN Phạm vi không gian Luận văn nghiên cứu công tác quản lý tài chính các chương trình KH&CN cấp Bộ TN&MT. Phạm vi thời gian Luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính các cương trình KH&CN cấp Bộ TN&MT từ 2015 đến 2018. 5. Kết cấu của luận văn Để đảm bảo tính thống nhất và chỉnh thể của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4
  13. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan Vấn đề quản lý tài chính từ ngân sách nhà nước nói chung và quản lý tài chính cho khoa học và công nghệ tuy không phải vấn đề mới trong quản lý kinh tế ở nước ta, nhưng luôn là nội dung hấp dẫn, luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, quản lý và hoạch định chính sách. Đáng lưu ý có nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2008) [24] trong luận án tiến sỹ kinh tế tại Học viện Tài chính về đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tác giả đã đưa ra nhiều nội dung rất quan trọng, thiết thực cần quan tâm trong giai đoạn chuyển đổi, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là căn cứ hình thành các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp KH&CN, khẳng định vai trò đi đầu, là động lực cho tăng trưởng và phát triển của nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Bùi Đại Dũng (2007) [8] đã đi sâu nghiên cứu về hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới, đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc cho nước ta về quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng, trong đó có chi sự nghiệp khoa học và công nghệ. Đây là một công trình công phu và hết sức có giá trị cho nghiên cứu quản lý kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta. Đỗ Tiến Dũng (2015) [14] đã thực hiện nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động và quản lý tài chính của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi. Trong đó, nhiều nội 5
  14. dung về chuyển đổi từ cấp phát kinh phí theo năm tài chính sang hình thức cơ chế Quỹ là vấn đề mới, có ý nghĩa đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Cũng đối với nội dung về cơ chế quỹ cho quản lý tài chính về KH&CN, nghiên cứu của Mai Thế Bình (2015) [21] về đổi mới quy trình tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia tài trợ phù hợp với Luật Khoa học và Công nghệ 2013 cũng tiếp tục phân tích sâu về phương thức quản lý mới này cho đổi mới quản lý chi từ NSNN cho KH&CN. Một số công trình của tác giả Hạng Hoài Thanh - Quản lý tài chính Trung Quốc - bản dịch (2002) [15], Lý luận hành chính nhà nước - Học viện Hành chính (2010) [16], Quản lý tài chính công của Học viện Tài chính (2009) [17], Lý thuyết tài chính của Học viện Tài chính (2009) [18]. Trong đó, các khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan sẽ được sử dụng và phân tích trong luận văn. Các nội dung về chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được mô tả tương đối chi tiết với các nội dung quy định cụ thể trong hướng dẫn của Bộ Tài chính (2007) [5]. Tài liệu này là khung hướng dẫn tổng thể, tuy nhiên, cần thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan, thay thế. Công trình luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Nhứt (2004) [23] đã tập trung đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam. Nội dung về quản lý khoa học và công nghệ chưa được đề cập sâu sắc, tuy nhiên, các vấn đề cơ bản liên quan đến khung pháp lý về quản lý NSNN lại được phân tích, đánh giá rất sâu sắc. Các định hướng giải pháp của tác giả này rất có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực và có thể vận dụng cho quản lý chi đối với các chương trình KH&CN trong luận văn này. Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN của Bộ từ năm 2017 Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về huy động vốn điều lệ, cơ chế cấp phát kinh phí, nhân lực chuyên trách và kiêm nhiệm và những nguyên 6
  15. nhân khác nhau, hiện nay Quỹ vẫn chưa đi vào hoạt động. Đây cũng là một nội dung quan trọng sẽ được đi sâu phân tích trong các chương tiếp theo. Về kinh nghiệm quốc tế cho quản lý ngân sách, đáng lưu ý có nghiên cứu của Lưu Đức Hải (2015) về “Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý ngân sách và bài học cho Việt Nam” trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán. Công trình đã phân tích tương đối khách quan, sâu sắc từ góc nhìn khoa học, biện chứng cho phép nhìn nhận nhiều vấn đề còn tồn tại trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay [20]. Trong luận án tiến sỹ của Ngô Thanh Hoàng (2012) [22], các nội dung về hoàn thiện cơ chế lập dự toán ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo khuôn khổ trung hạn ở Việt Nam là nghiên cứu rất công phu, chi tiết về vai trò của kế hoạch trung hạn trong quản lý chi cho các tổ chức sự nghiệp. Hiện nay, tại các Bộ ngành, địa phương việc triển khai kế hoạch trung hạn 3 năm đã và đang là công cụ hữu hiệu trong lập, phân bổ và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. Các công trình của Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008) [26] về quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam là một nghiên cứu khá công phu, đưa ra các vấn đề nền tảng về khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong KH&CN, thực hiện tự chủ tại các tổ chức KH&CN. Nghiên cứu của Phan Huy Đường (2014) [25] về quản lý công và Lê Anh Khoa, Trần Phương Liên (2007) [19] từ nhiều góc độ khác nhau về quản lý công, quản lý ngân sách nói chung hoặc từ tiếp cận về quản lý thuế cũng đều đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến quản lý tài chính cho các hoạt động khoa học và công nghệ ở nước ta phục vụ cho nghiên cứu. Và nhiều các công trình, văn bản khác liên quan đến Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013 [28] là căn cứ, cơ sở cho công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính cho KH&CN sẽ được viện dẫn chi tiết trong các chương tiếp theo của luận văn. 7
  16. 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính chương trình KH&CN 1.2.1 Các thuật ngữ liên quan Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ [12]. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [9]. Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy [28]. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [28]. Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ [28]. Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn [28]. Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy [28]. Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội [28]. 8
  17. Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội [28]. Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ [28]. Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là việc bên đặt hàng đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua hợp đồng [28]. Quản lý tài chính các chương trình KHCN bao gồm việc Phân cấp quản lý các nhiệm vụ KH&CN, Lập dự toán các nhiệm vụ KH&CN; Chấp hành dự toán với các nhiệm vụ KH&CN; Kiểm tra giám sát chế độ kế toán, kiểm toán và quyết toán với các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình KH&CN để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực theo quy định của pháp luật về tài chính và KH&CN, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình KH&CN. c) Chấp hành dự toán với các nhiệm vụ KH&CN d) Kiểm tra giám sát chế độ kế toán, kiểm toán và quyết toán với các nhiệm vụ KH&CN 9
  18. 1.2.2 Vai trò, sự cần thiết của công tác quản lý tài chính với các chương trình KH&CN Công tác quản lý KH&CN nói chung, quản lý tài chính nói riêng có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển KH&CN, là động lực góp phần phát triển bền vững nền kinh tế, cho phép: - Phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính ngân sách nhà nước. - Huy động các nguồn lực xã hội nhằm tạo động lực phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ. - Thúc đẩy thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường việc tự chủ trong nghiên cứu khoa học, thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển, hình thành các tổ chức KH&CN, tổ chức dịch vụ KH&CN và đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước về KH&CN. Năm 2013, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với rất nhiều quy định mới, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho triển khai các hoạt động hoạt động KH&CN. Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. - Ngày 01 tháng 11 năm 2012, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã tiếp tục banh hành Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. - Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 418/QĐ-TTg ngày 11 10
  19. tháng 04 năm 2012 với quan điểm về KH&CN là tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2016 của quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Và rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hình thành hệ thống văn bản quản lý nhà nước tương đối đầy đủ, là cơ sở cho phép tổ chức thưc hiện các nhiệm vụ KH&CN nói chung ở cả Trung ương và địa phương. 1.2.3 Nội dung của quản lý tài chính với các chương trình KH&CN Nội dung quản lý quản lý tài chính cho các KH&CN rất phức tạp, theo nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và liên tục được cập nhật, bổ sung hoàn thiện song hành cùng với công tác quản lý tài chính công nói chung ở nước ta. Các nội dung quản lý tài chính chương trình KHCN cấp Bộ, bao gồm: - Phân cấp quản lý các nhiệm vụ KH&CN - Lập dự toán các nhiệm vụ KH&CN - Chấp hành dự toán với các nhiệm vụ KH&CN - Kiểm tra giám sát chế độ kế toán, kiểm toán và quyết toán với các nhiệm vụ KH&CN. Một số quy trình quan trọng trong quản lý tài chính các nhiệm vụ KH&CN bao gồm: - Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán NSNN các đề tài KHCN - Quy trình lập, thẩm tra, phê duyệt và quyết toán kinh phí thực hiện đề tài/nhiệm vụ KHCN Đơn vị dự toán cấp II: Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị cấp dưới đơn 11
  20. vị dự toán cấp I, tức là Bộ Tài chính, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho các đơn vị dự toán cấp III. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán kinh phí NSNN của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. + Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN: đây là các đơn vị được đơn vị dự toán cấp I hoặc đơn vị dự toán cấp II giao dự toán, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán kinh phí NSNN của đơn vị mình. Về các căn cứ pháp lý cơ bản, một số văn bản quan trọng được sử dụng để đánh giá công tác quản lý tài chính về KH&CN tại Bộ Tài nguyên và Môi trường dưới đây: - Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; - Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; - Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Nghị định của Chính phủ: số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; - Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; - Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0