intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

29
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2019, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG CHÍ NGỤY QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG CHÍ NGỤY QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu trước đó. Thái Nguyên, ngày tháng 01 năm 2020 Tác giả Hoàng Chí Ngụy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tác giả xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ Ở CẤP TỈNH ................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công đối với ngành Y tế cấp tỉnh ........... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công đối với ngành Y tế ..... 6 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với tài sản công của ngành Y tế cấp tỉnh ................ 11 1.1.3. Nội dung quản lý tài sản công của ngành y tế cấp tỉnh ........................ 15 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản của ngành Y tế cấp tỉnh ..... 27 1.2.Cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản công của ngành y tế cấp tỉnh ...................... 30 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................... 30 1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho các cơ quan hành chính tỉnh Bắc Kạn ............ 34 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 42 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 45 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý quá trình hình thành tài sản công .......................................................................................................... 45 2.3.2.Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công ........................................................................................................... 46 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công ........................................................................................................... 48 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN .................................................................................................................... 49 3.1. Khái quát về ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn..................................................... 49 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Kạn ............. 49 3.1.2. Bộ máy tổ chức của hệ thống y tế tỉnh Bắc Kạn ................................... 49 3.1.3. Thực trạng khám, chữa bệnh tại các đơn vị y tế tỉnh Bắc Kạn ............. 54 3.2. Thực trạng quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn dưới góc độ quản lý nhà nước ........................................................................................ 56 3.2.1.Khái quát về tài sản công trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn ...................... 56 3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn .......... 58 3.2.3. Các công cụ quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn....... 60 3.2.4. Nội dung quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn ............. 62 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................. 94 3.3. Đánh giá chung về quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn 98 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 98 3.3.2. Những hạn chế trong quản lý tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn .... 99 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài sản công tại ngành y tế tỉnh Bắc Kạn .............................................................................................. 100 Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v NGÀNH Y TẾ TỈNH BẮC KẠN .........................................................................102 4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................................ 102 4.1.1. Định hướng quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn ..... 102 4.1.2. Mục tiêu quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn .......... 103 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn... 104 4.2.1. Rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý tài sản công để có cơ sở đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao .................................................................................................. 104 4.2.2. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý tài sản công và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài sản công ................................. 106 4.2.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư mua sắm tài sản công cho các cơ sở y tế108 4.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công .................... 112 4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan .................................................. 115 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ/ban/ngành có liên quan .............. 115 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Kạn và các sở/ban/ngành có liên quan........ 116 KẾT LUẬN ...............................................................................................................117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................119 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................122 PHỤ LỤC 02 .............................................................................................................143 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NSNN : Ngân sách nhà nước DN : Doanh nghiệp TSC : Tài sản công UBND : Ủy ban nhân dân TS : Tài sản KCB : Khám chữa bệnh HCSN : Hành chính sự nghiệp ĐVSN : Đơn vị sự nghiệp QLN : Quản lý doanh nghiệp YTDP : Y tế dự phòng DA : Dự án BVĐK : Bệnh viện đa khoa PKĐKKV : Phòng khám đa khoa khu vực TSCĐ : Tài sản cố định TSNN : Tài sản nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu bảng số liệu điều tra ........................................................... 37 Bảng 2.2. Thang đo Likert .............................................................................. 39 Bảng 2.3. Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra .......................... 39 Bảng 3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu khám chữa bệnh năm 2019 ...... 54 Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu y tế năm 2019 ........................... 55 Bảng 3.3. Thống kê các tài sản công của các cơ quan ngành y tế tỉnh Bắc Kạn tới thời điểm 31/12/2019................................................................. 57 Bảng 3.4. Nguồn vốn ngân sách hình thành tài sản công ............................... 57 Bảng 3.5. Tổng đầu tư cho cơ sở vật chất ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 ..................................................................................... 65 Bảng 3.6.Kế hoạch mua sắm tài sản công tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ........................................................ 68 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản công 70 Bảng 3.8. Nguồn vốn mua sắm tài sản công tại các cơ quan ngành y tế tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................... 74 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá về công tác thực hiện mua sắm tài sản công ....... 76 Bảng 3.10. Đánh giá công tác quyết toán ....................................................... 78 Bảng 3.11. Số lượng trang thiết bị hư hỏng cần sửa chữa .............................. 83 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá công tác sửa chửa và bảo dưỡng tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn............................................................................. 84 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá về công tác khai thác và sử dụng tài sản công 84 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá về công tác quản lý tài sản công....................... 85 Bảng 3.15. Tỷ lệ khấu hao và hạn mức khấu hao một số loại tài sản cố định ngành y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2019 ................................................. 87 Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao một số tài sản y tế năm 2019 ..................................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Bảng 3.17. Thực trạng thanh lý tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ....................................................................................... 90 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về công tác bán và thanh lý sản công ............... 91 Bảng 3.19. Thực trạng thu hồi, điều chuyển tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ................................................................ 93 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá về công tác điều chuyển và thu hồi tài sản công .... 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mô hình quản lý tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn........................... 59 Hình 3.2 Số đơn vị tham gia dự thầu bình quân/gói thầu mua sắm tài sản công ... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bác Hồ đã khẳng định “Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản công được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang tập trung phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản công một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa chúng ta đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cách lãng phí và cũng là khe hở cho nạn tham nhũng, biển thủ tài sản công. Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, song Nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng toàn bộ tài sản công. Tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức, đoàn thể khác v.v... trực tiếp quản lý, sử dụng. Như vậy, quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản có sự tách rời. để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công. Thực tế cho thấy sự phát triển khác nhau của mỗi nền kinh tế gắn với hệ thống quản lý nhà nước ở mức độ chặt chẽ, linh hoạt và khoa học khác nhau, không những thế tài sản nhà nước có khả năng sinh lợi và được sử dụng hiệu quả khác nhau. Một cách tiếp cận nhanh nhất khi tìm hiểu về hiệu quả quản lý của một quốc gia đó chính là cách thức tổ chức, khai thác, hiện trạng sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước khi chúng ta đến làm việc hay tiếp cận các cơ quan hành chính này Tài sản công được hiểu là những tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Do vậy quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công được coi là nghĩa vụ và trách nhiệm không chỉ đối với Chính phủ mà đối với tất cả các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và đơn vị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 Tài sản công nói chung là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài sản công tại các đơn vị hành chính là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công của đất nước, do các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý sử dụng để phát triển các hoạt động tại đơn vị nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng thì việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công chính là bước đột phá quan trọng. Nguồn lực từ tài sản công được khai thông sẽ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội và điều hành kinh tế vĩ mô. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được triển khai thực hiện với những tài sản có khối lượng và giá trị lớn: nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; kết cấu hạ tầng giao thông; đất đai và tài nguyên thiên nhiên; tài sản tịch thu và tài sản xác lập sở hữu nhà nước. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn là đơn vị hành chính, ngoài nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý tài sản nhà nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thì chính tại đơn vị cũng luôn tích cực hướng tới mục tiêu đổi mới và nâng cao cơ chế quản lý tài chính và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công của đơn vị. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài sản nhà nước; đồng thời hình thành bộ máy quản lý tài sản công từ Trung ương xuống địa phương. Công tác quản lý và sử dụng tài sản công từng bước theo chế độ và tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài sản của một số các đơn vị hành chính nói chung trong đó có Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn mang nặng tính bao cấp, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng tài sản chậm được ban hành nên những nguyên tắc, quy định cơ bản về trang cấp, đầu tư, mua sắm tài sản cũng như trong quá trình sử dụng tài sản và xử lý tài sản còn thiếu hoặc chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới để phát huy tối đa được các nguồn lực và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 sản phục vụ cho các nhiệm vụ được giao. ...cơ chế quản lý tài sản công chưa phù hợp với quá trình cải cách hành chính. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2019, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019, chỉ ra những kết quả tích cực đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn. - Về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn theo góc độ quá trình hình thành, khai thác, sử dụng và thanh lý tài sản công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn vận dụng lý luận về quản lý tài sản công để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp và tăng cường quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý tài sản công qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công của ngành y tế cấp tỉnh Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công trong ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐỐI VỚI NGÀNH Y TẾ Ở CẤP TỈNH 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công đối với ngành Y tế cấp tỉnh 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tài sản công đối với ngành Y tế 1.1.1.1. Khái niệm tài sản công Tại Điều 53, Hiến pháp 2013: “Tài sản công bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại Khoản 1, Điều 53, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017: “Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại DN; tiền thuộc NSNN, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác” . Tóm lại ta có thể hiểu là có hai nguồn hình thành chính tài sản công là từ ngân sách của nhà nước và tài nguyên của quốc gia. Tài sản công bao gồm những loại tài sản do chính phủ sở hữu, tài sản của địa phương, của doanh nghiệp trực thuộc quản lý của nhà nước hay các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập do nhà nước quản lý. 1.1.1.2. Đặc điểm tài sản công trong ngành Y tế Tài sản công thì rất đa dang bao gồm nhiều chủng loại và mỗi lại thì lại có công dụng, tính chất và đặc điểm khác nhau. Đối với các đơn vị trong ngành y tế tài sản công là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo Phan Hữu Nghị (2009), tài sản công mang những đặc điểm chủ yếu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 Thứ nhất: Nguồn hình thành tài sản công tại các đơn vị trong ngành y tế là từ tiền ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác từ ngân sách. Trừ một số tài sản đặc biệt như: đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước, sau đó được chuyển giao cho đơn vị trong ngành y tế quản lý sử dụng; còn lại đại bộ phận tài sản công dùng trong các đơn vị trong ngành y tế là những tài sản được hình thành từ kết quả đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước (thừa kế của thời kỳ trước). Ngay cả những tài sản thiên nhiên ban tặng như đất đai, tài nguyên, các đơn vị trong ngành y tế muốn sử dụng được cũng phải đầu tư chi phí bằng tiền của ngân sách nhà nước cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền trưng mua đất (tiền bồi thường đất)... Các đơn vị trong ngành y tế là những đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cũng như các chi phí để hình thành tài sản công, chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nước đảm bảo. Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước. đối với tài sản này, ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng. Nhưng các tài sản này trước khi giao cho các đơn vị trong ngành y tế sử dụng, đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Khi các tài sản này được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì giá trị của các tài sản đều được ghi thu cho ngân sách nhà nước. Như vậy, suy cho cùng các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành chính sử dụng vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước. Từ sự phân tích trên cho thấy dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và được hình thành từ kết quả đầu tư trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì tài sản công trong các đơn vị trong ngành y tế đều được đầu tư, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước. Thứ hai: Tài sản công khi đã được hình thành và sử dụng phải phù hợp điều kiện, chức năng của từ cơ quan và được pháp luật bảo vệ. Tài sản công tại các đơn vị trong ngành y tế là cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của các cơ quan. Hoạt động của mỗi cơ quan nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, khám chữa bệnh của mình. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản công tại các đơn vị trong ngành y tế tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, cụ thể là: Đối với cơ quan quản lý nhà nước, tài sản công chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương tiện để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tài sản công của các cơ quan này lớn nhất là trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại công tác, các trang thiết bị, máy móc và phương tiện làm việc. Số lượng tài sản công cần phải có tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với các đơn vị khám chữa bệnh: tài sản công là phương tiện để các tổ chức này thực hiện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tài sản công của các đơn vị này này cũng như các cơ quan quản lý nhà nước là công sở, phương tiện giao thông vận tải phục vụ công tác và các máy móc trang thiết bị văn phòng và các tài sản khác. Tuy nhiên có bổ sung thêm các trang thiết bị y tế và các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn để thực hiện phòng chống dịch và khám chữa bệnh. Số lượng tài sản công cần phải có tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và số lượng cán bộ, công nhân viên trong các đơn vị. Thứ ba: Các tài sản công không được khai thác và sử dụng vì mục đích lợi nhuận. Mặc dù quản lý nhà nước không tạo ra lợi nhuận, nhưng tài sản thuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 các đơn vị khám chữa bệnh hoạt động có phát sinh lợi nhuận và được tính trừ khấu hao trên từng bệnh nhân sử dụng hoặc nhập viện (tùy theo từng loại tài sản). Do đó, vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công, và thời gian khấu hao dự kiến được sử dụng để tính toán chi phí sử dụng tài sản công, đặc biệt là đối với các trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, không phải tất cả tài sản công đều như vậy. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, một số tài sản công của các cơ sở y tế không chuyển giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lưu thông (ví dụ tài sản đất đai). Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn nhưng không trích khấu hao được (đối với một số tài sản cố định), vì giá trị của nó không được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ để hình thành bộ phận giá trị mới cần phải thu hồi. Do không thực hiện trích khấu hao tài sản cố định, nên đối với những tài sản này, nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi được trong quá trình sử dụng và không có nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước trong việc sử dụng. Mức độ hao mòn của tài sản công trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cơ sở y tế. Do đó, Nhà nước yêu cầu các đơn vị quản lý và sử dụng tài sản công tiết kiệm và hiệu quả bằng các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công để buộc các cơ quan hành chính sử dụng tài hiệu quả hơn. Thứ tư, tài sản công rất đa dạng và phong phú, được phân bố rộng trên phạm toàn tỉnh, do nhiều chủ thể quản lý, sử dụng và trình độ quản lý, sử dụng của các chủ thể rất khác nhau. Thứ năm, cũng giống như các tài sản khác, tài sản công thường có giá trị giảm dần trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, đây là nền tảng vật chất quan trọng cho việc đảm bảo các lợi ích công. Thứ năm, tài sản công luôn đối mặt với nguy cơ bị xâm phạm trong quản lý và sử dụng. Quản lý và sử dụng hiệu quả, đúng quy định tài sản công luôn là vấn đề đau đầu của các cơ quan quản lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2