intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới cho địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HẰNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HẰNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Thị Thanh Huyền THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Thị Thanh Huyền, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Luật Kinh tế, phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 5. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 6 6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH .............................................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh .............................................................................................. 8 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..................... 8 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thu BHXH và quản lý thu BHXH ................... 9 1.1.3. Mục đích và vai trò của quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................................ 17 1.1.4. Nội dung quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh...... 18 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................................ 24
  6. iv 1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................................................... 32 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số địa phương..................... 32 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu BHXH đối với huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 35 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 37 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 39 2.2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 40 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ....................................................... 43 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Du ................. 43 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 43 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Tiên Du ............................................... 46 3.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tới quản lý thu BHXH huyện Tiên Du ................................................................. 50 3.2. Khái quát về BHXH huyện Tiên Du ........................................................ 50 3.2.1. Thông tin chung về BHXH huyện Tiên Du .......................................... 50 3.2.2. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du......................... 51 3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du ................. 51 3.2.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Tiên Du .......................................... 51 3.2.5. Kết quả thu BHXH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017 ..................................................................................................... 54
  7. v 3.3. Thực trạng quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ......................................... 56 3.3.1. Quản lý lập kế hoạch thu BHXH .......................................................... 56 3.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du ......................................................... 64 3.3.3. Thanh tra, kiểm tra BHXH .................................................................... 74 3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du ................................... 79 3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 79 3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 82 3.5. Những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du .......................................................................................... 87 3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 87 3.5.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ........................................................... 88 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ......................... 92 4.1. Phương hướng, mục tiêu tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 92 4.1.1. Phương hướng tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 92 4.1.2. Mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 94 4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ....................... 95 4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý thu BHXH .......................... 95 4.2.2. Tăng cường công tác tổ chức thu BHXH.............................................. 97
  8. vi 4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác quản lý thu BHXH 100 4.2.4. Một số giải pháp khác ......................................................................... 102 4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 107 4.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................... 107 4.3.2. Đối với BHXH Việt Nam ................................................................... 108 4.3.3. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương .................................. 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111 PHỤ LỤC .................................................................................................... 113
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2 BHTNLĐ Bảo hiểm tai nạn lao động 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 BNN Bệnh nghề nghiệp 6 DN Doanh nghiệp 7 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 8 HĐLD Hợp đồng lao động 9 KT-XH Kinh tế - Xã hội 10 LĐ Lao động 11 NLĐ Người lao động 12 NSDLĐ Người sử dụng lao động 13 UBND Ủy ban nhân dân
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm tài nguyên đất đai huyện Tiên Du .................................. 44 Bảng 3.2. Kết quả thu BHXH huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ............ 55 Bảng 3.3. Tỷ lệ DNNQD tham gia BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................... 57 Bảng 3.4. Tỷ lệ NLĐ làm việc tại các DNNQD tham gia BHXH trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................... 58 Bảng 3.5. Mức đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ ........................................ 59 Bảng 3.6. Mức tiền lương đóng BHXH khối DNNQD huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................... 61 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về lập dự toán thu BHXH ................................... 63 Bảng 3.8. Kết quả thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................... 67 Bảng 3.9. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................... 68 Bảng 3.10. Số nợ BHXH khối DNNQD huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 . 69 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý thu BHXH về tổ chức thu, nộp BHXH..................................................................................... 73 Bảng 3.12. Số lần thanh tra, kiểm tra các DNNQD của BHXH huyện Tiên Du .......................................................................................... 76 Bảng 3.13. Kết quả thanh tra, kiểm tra của BHXH huyện Tiên Du đối với các DNNQD .................................................................................. 77 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát DNNQD và NLĐ về mức độ hiểu biết chính sách BHXH.................................................................................... 82 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát DNNQD và NLĐ .............................................. 83
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT đối với NLĐ ........................................ 22 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ............................ 43 Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du năm 2017 ....................................... 47 Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại BHXH huyện Tiên Du ............ 52 Hình 3.4. Chỉ tiêu thu BHXH khối DNNQD huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017.................................................................................... 62 Hình 3.5. Quy trình thu BHXH ....................................................................... 66 Hình 3.6. Phân loại nợ BHXH khối DNNQD trên địa bàn huyện Tiên Du theo thời hạn .................................................................................. 71
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội đã trở thành trụ cột quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Bảo hiểm xã hội vừa mang tính nhân văn, tính xã hội, tính cộng đồng, là sự tương trợ giúp đỡ nhau giữa người khoẻ giúp người yếu, người trẻ giúp người già, người có thu nhập giúp người bị mất thu nhập... nhằm giảm bớt những bất bình đẳng xã hội, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội và hướng tới mục tiêu cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng. Chính vì vậy, công tác tổ chức, quản lý thực hiện Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là quản lý thu BHXH càng cần được các cấp, các ngành quan tâm vì đây là một nội dung quan trọng trong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống của ngành BHXH. Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Trong thời gian qua, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng. Đến nay, tất cả những NLĐ trong các ngành nghề, lĩnh vực đều có quyền được tham gia BHXH. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) đang ngày càng phát triển về số lượng doanh nghiệp và số lao động. Các DNNQD trở thành đối tượng chiếm tỷ trọng lớn và là khối có tiềm năng thu tốt nhất cho BHXH do đó nó cũng trở thành một trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý thu BHXH. Trong những năm qua, huyện Tiên Du đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý thu BHXH đối với các DNNQD. Kết quả đã đem lại nhiều khả quan trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, số đơn vị và số lao động tham gia BHXH vẫn còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng, tình trạng nợ đọng, chiếm dụng quỹ BHXH vẫn diễn ra thường xuyên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu còn thấp, bộ máy tổ chức thu nộp BHXH chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh kiểm tra đôi khi mang tính hình thức, chồng chéo, trùng lắp giữa các đơn vị,…. Để phát triển và mở rộng đối tượng cũng như giảm tình trạng nợ đọng BHXH ở khu vực này cần phải có những biện pháp và cách quản lý thích hợp hơn
  13. 2 sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản lý thu BHXH có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH. Chính vì thế, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến BHXH, quản lý thu BHXH ở Việt Nam có thể kể đến như: - Tác giả Mai Ngọc Cường (2013): “Về an sinh xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020”, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã làm rõ những vấn đề về bảo hiểm xã hội bắt buộc như khái niệm, đối tượng, đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc. Qua nghiên cứu tác giả đã đánh giá một số thành tựu và hạn chế của Chính sách BHXH. Về thành tựu: Đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng. Nếu năm 2007 có 7,4 triệu người tham gia, thì đến năm 2010 số người tham gia lên tới 9,47 triệu người so với 49,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên (TCTK, 2010), tỷ lệ tham gia BHXH là 19,3%; đối tượng tham gia BHXH không chỉ trong phạm vi bắt buộc mà còn mở rộng đến các đối tượng tự nguyện, tạo nên sự bình đẳng về BHXH đối với mọi NLĐ ở các thành phần kinh tế. Mặc dù mới thực hiện từ năm 2008 nhưng số người tham gia vào hình thức này cũng tăng lên. Việc giải quyết chế độ chính sách thuận tiện cho NLĐ; chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH đảm bảo đầy đủ, an toàn đến từng người được hưởng đã góp phần quan trọng ổn định đời sống NLĐ và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với tăng số đối tượng tham gia, số thu BHXH tăng nhanh, năm 2007, số thu BHXH đạt 14.474 tỷ đồng, đến năm 2010 đã đạt 49.740 tỷ đồng (tăng hơn 2,4 lần so với năm 2007). Về hạn chế: Với tỷ lệ 19,3% số lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia vào năm 2010, tỷ lệ bao phủ của BHXH ở nước ta còn rất thấp, và chủ yếu mới có khu vực chính thức tham gia, dưới hình thức BHXH bắt buộc. Tuy vậy, với hình thức này, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia hoặc tham gia BHXH không
  14. 3 đầy đủ, nhất là khu vực tư nhân. Điều đó vừa ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, vừa ảnh hưởng đến tình bền vững của Quỹ BHXH. Việc thực thi chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Phạm vi bao phủ hầu như còn chưa đáng kể. Nếu so với chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, thì sự phát triển của BHXH tự nguyện coi như không thành công cho đến thời điểm này. Đối với BHXH bắt buộc, một trong những khó khăn chủ yếu hiện nay như nhận định của các nhà quản lý BHXH Việt Nam, là theo các quy định hiện hành quyền lợi được hưởng của người tham gia nhiều hơn nghĩa vụ đóng góp. Điều này đe dọa cho sự bền vững của Quỹ BHXH. - Dương Văn Thắng (2014): “Đổi mới và Phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Nhà xuất bản văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Theo cuốn sách thì số người tham gia BHXH liên tục tăng lên qua các năm, tính đến hết 31/12/2013, số lượng người tham gia BHXH bắt buộc là 10,9 triệu người, tăng 46,5% so với năm 2007, tăng gấp 4,7 lần so với số người tham gia BHXH năm 1995 (trong đó có 8,7 triệu người tham gia BHTN, tăng 44,8% so với năm 2009), số người tham gia BHXH tự nguyện là 173,584 người, tăng gấp 28,4 lần do với năm 2008. Cùng với sự gia tăng về số lượng đối tượng tham gia BHXH thì số thu BHXH cũng tăng mạnh qua các năm, tỉnh đến 31/12/2013 thì số thu BHXH trong năm đạt được là 115,665 tỷ đồng, tăng gấp 4,9 lần so với số thu năm 2007, tăng 146,8 lần so với số thu năm 1995. Trong đó số thu BHXH bắt buộc là 105.108 tỷ đồng, thu BHTN là 552 tỷ đồng và thu BHXH tự nguyện là 10.095 tỷ đồng. Kế hoạch thu năm 2014 của BHXH Việt Nam phấn đấu thu đạt 193.319 tỷ đồng, trong đó: Thu BHXH là 128.264 tỷ đồng, BHYT là 53.341 tỷ đồng, BHTN là 11.714 tỷ đồng. - Tác giả Trần Doãn Hùng (2017): “Quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Theo tác giả, trong những năm qua BHXH thành phố Việt Trì đã luôn phấn đấu và hoàn thành vượt chi tiêu thu bảo hiểm năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, công tác quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại những bất cập như về cơ chế chính sách, trình độ chuyên môn, tuyên truyền vận động. dẫn đến tình trạng vẫn còn
  15. 4 một số bộ phận doanh nghiệp, tổ chức và người dân chậm trễ trong việc nộp bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ trở nên hết sức cấp thiết. Đối với các thông tin sử dụng cho việc phân tích, tác giả sử dụng kết hợp cả 2 nguồn thông tin, đó là thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp được tác giả thu thập thông qua việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là các lãnh đạo BHXH tỉnh, BHXH thành phố Việt Trì, lãnh đạo UBND thành phố Việt Trì, Phòng LĐ - TB và XH và các doanh nghiệp. Với nguồn thông tin như vậy, giúp cho việc phân tích, đánh giá về tình hình quản lý thu BHXH đối với các DNNQD trên địa bàn thành phố Việt Trì được khách quan, chính xác, sát với thực tế. Luận văn đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn bao gồm: củng cố, hoàn thiện thêm những quan niệm về BHXH và quản lý thu NSNN đối với DNNQD; chỉ ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH đối với DNNQD tại địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH đối với DNNQD tại địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Tác giả Trần Lệ Hằng (2017): “Quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Trong luận văn của mình, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Qua phân tích cho thấy, những năm qua BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn huyện, quy trình quản lý thu và kết quả quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các DNNQD ngày càng đạt kết quả cao, đã có sự phối hợp, liên kết vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương,… Tuy nhiên, bên cạnh những
  16. 5 kết quả đạt được, công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các DNNNQD trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: số tiền lãi do đóng chậm tăng cao, số doanh nghiệp vi phạm tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn,…Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với các DNNQD trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh các phương pháp phân tích truyền thống như thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tổ thống kê, tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định sự phù hợp của thang đo (Hệ số Cronbach’s alpha) để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc đối với DNNQD trên địa bàn huyện Phú Bình. Ngoài các công trình nghiên cứu trên đây, còn nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến quản lý thu BHXH và quản lý thu BHXH đối với các DNNQD ở các cấp quản lý ngân sách từ trung ương, cấp tỉnh đến cấp huyện. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý thu BHXH đối với DNNQD trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới cho địa phương. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH đối với DNNQD trên địa bàn huyện Tiên Du. Xác định tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH đối với DNNQD trên địa bàn huyện.
  17. 6 - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH đối với các DNNNQ trên địa bàn huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp quản lý thu BHXH đối với các DNNNQ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát là chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý của doanh nghiệp; cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại BHXH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Phạm vi về thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH đối với DNNNQ trên địa bàn huyện Tiên Du được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017; số liệu điều tra sơ cấp năm 2018. Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý thu BHXH đối với DNNNQ như: công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với DNNNQ, quá trình tổ chức thu BHXH bắt buộc đối với DNNNQ, công tác thanh tra, kiểm tra BHXH… trên địa bàn huyện Tiên Du. Từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với DNNNQ trên địa bàn. 5. Những đóng góp của luận văn Luận văn là công trình khoa học nhằm hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý thu BHXH. Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH đối với các DNNNQ trên địa bàn huyện Tiên Du. Luận văn là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho BHXH huyện Tiên Du trong quản lý thu BHXH đối với các DNNNQ. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và cho các công trình nghiên cứu liên quan.
  18. 7 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý thu BHXH đối với DNNNQ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH đối với DNNNQ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  19. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.1.1.1. Khái niệm Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” và “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì “Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó”, “Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.” Hiện nay, chưa có một Luật nào tại Việt Nam đưa ra khái niệm về doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, căn cứ vào các khái niệm về doanh nghiệp Nhà nước được Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã quy định, có thể hiểu: “Doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể NLĐ, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.”
  20. 9 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các DNNNQ thường có các đặc điểm chung dưới đây: Một là, mục tiêu lớn nhất của tất cả các DNNNQ là lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp này rất nhanh nhạy trong tìm hiểu đầu tư và đầu tư có thể sẵn sàng bằng bất cứ giá nào để kiếm được thật nhiều lợi nhuận với những phương án kinh doanh rất táo bạo và mạo hiểm. Đôi khi để đạt được mục đích họ có thể xem thường pháp luật kể cả trốn thuế... gây hậu quả cho xã hội. Hai là, đối tượng kinh doanh lớn, kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực nhưng về mặt quy mô còn nhiều hạn chế, một số hoạt động ở lĩnh vực sản xuất do trình độ công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động thấp... Đối tượng kinh doanh lớn lại trải trên diện rộng ở khắp các địa phương làm cho việc quản lý đối tượng thêm phức tạp. Ba là, DNNNQ có số đông NLĐ là trình độ văn hoá thấp dẫn đến trình độ quản lý, trình độ công nghệ thấp. Trong số những NLĐ ở khu vực này có cả những người già, cán bộ công nhân viên nghỉ hưu hoặc không có công việc làm phải kinh doanh để kiếm sống... Do đó, việc tuyên truyền giải thích chính sách thuế gặp nhiều vấn đề khó khăn, công tác quản lý thuế có nhiều trở ngại. Bốn là, DNNNQ có mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh gọn nhẹ, năng động và nhạy bén, là khu vực chiếm phần đông trong nền kinh tế song quy mô nhỏ do vốn ít, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường và sự tiến bộ không ngừng khoa học kỹ thuật, đồng thời trong các doanh nghiệp số lượng lao động ít và thường đảm nhận chức vụ theo kiểu đa năng giúp cho chi phí nhân công thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá và sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước nhưng do quy mô quá nhỏ bé dẫn đến khó cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thu BHXH và quản lý thu BHXH 1.1.2.1. BHXH a. Khái niệm Bảo hiểm và BHXH đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loại người. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2