intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN TUẤN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐĂK LĂK, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN XUÂN TUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: KT2021-137 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHƯƠNG HỮU TỪNG ĐĂK LĂK, NĂM 2023
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, mọi số số liệu, thông tin, kết quả tại đề tài này là chính xác, trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy, cô hướng dẫn cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Mọi số liệu, khái niệm đều được ghi rõ nguồn trích dẫn.
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 Chương 1 .......................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DN NQD....................................................... 7 1.1. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD ............. 7 1.1.1. Khái niệm thuế về thuế giá trị gia tăng ........................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng................................................... 7 1.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD .............................................................................................. 8 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................... 10 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp NQD ................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp NQD................................................ 11 1.2.3. Vai trò của Doanh nghiệp NQD .................................................... 12 1.2.4. Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD .......................... 12 1.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD .................... 15 1.3.1. Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng ......................................... 15 1.3.2. Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng ........................................... 15
  5. v 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế giá trị gia tăng .......................... 19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD..................................................................................................... 21 1.4.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 21 1.4.2. Yếu tố chủ quan............................................................................ 22 1.5. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD của một số địa phương và bài học rút ra ......................................................... 23 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD của một số địa phương ................................................................... 23 1.5.2. Bài học rút ra ................................................................................ 26 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 28 Chương 2 ........................................................................................................ 29 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ..................................... 29 2.1. Khái quát các doanh nghiệp NQD và tình hình thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 - 2022 ..... 29 2.1.1 Tình hình các doanh nghiệp NQD ................................................ 29 2.1.2. Tình hình thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD ................... 32 2.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD (giai đoạn 2020-2022) ............................................................................ 35 2.2.1. Phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD theo nội dung ...................................................................... 35 2.2.2. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD theo tiêu chí đánh giá ............................................................................... 50 2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ......................................... 54 2.3.1 Về các yếu tố khách quan ............................................................. 54 Nếu chính sách thuế thường xuyên thay đổi, DN ngoài quốc doanh sẽ khó thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và khó khăn trong tính toán số thuế phải nộp. Tuy nhiên, nước ta đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh
  6. vi tế để thích ứng với nền kinh tế thị trường, đồng thời phù hợp với pháp luật quốc tế, từ đó hình thành các quy định mới đối với doanh nghiệp NQD. Do đó, thường xuyên sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế. .......................... 55 2.3.2. Về các yếu tố chủ quan .................................................................. 55 2.4. Đánh giá chung về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ...................................................................... 56 2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................ 57 2.4.2. Những hạn chế tồn tại ................................................................... 58 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại...................................................................... 60 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 64 Chương 3 ........................................................................................................ 65 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .............. 65 3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 ....................... 65 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk ..................... 65 3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................... 67 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025............ 69 3.2.1. Tăng cường năng lực tham mưu, điều hành quản lý thuế .............. 69 3.2.2 Tăng công tác thực hiện thu thuế, quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .............................................................. 70 3.2.3. Phối hợp với với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý thuế 73 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ........................................................... 75 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tính pháp chế về thuế ............... 75 3.3.2. Hoàn thiện Luật thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế ............ 77 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 79
  7. vii KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81
  8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 2.1 Cơ cấu thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2020- 2022 ............................................................................................................. 33 Bảng 2.2 Công tác Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ............................... 38 Bảng 2.3 Công tác hỗ trợ các DN NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ............... 39 Bảng 2.4 Kết quả nộp tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp từ năm 2020 - 2021 ........................................................................................................... 41 Bảng 2.5 Phân loại nợ thuế GTGT của DN NQD ......................................... 43 Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế giai đoạn 2016 - 2020 ............... 46 Bảng 2.7 Kết quả thanh, kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn 2020 - 2022....... 47 Bảng 2.8 Cơ cấu thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2020- 2022 ............................................................................................................. 50 Bảng 2.9 Số thuế GTGT nợ đọng giai đoạn 2020 – 2022 ............................. 52 Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá của công chức, công chức thuế về sự phù hợp đối với công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế ........................................................ 53 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Tổng thu thuế GTG và tỷ trọng của thuế GTGT giai đoạn 2019- 2022 ............................................................................................................. 32
  9. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa 1 CCT Chi cục thuế 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CQT Cơ quan thuế 4 DN Doanh nghiệp 5 DN NQD Doanh nghiệp NQD 6 DTPĐ Dự toán phấn đấu 7 DTPL Dự toán pháp lệch 8 ĐTNT Đối tượng nộp thuế 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 10 GTGT Giá trị gia tăng 11 MST Mã số thuế 12 NNT Người nộp thuế 13 NSNN Ngân sách nhà nước 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 GTGT Thu nhập doanh nghiệp 16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 17 UBND Ủy ban nhân dân
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước bền vững phải phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực thu thuế từ quốc gia đó. Qua những cột mốc lịch sử, sau sự thành công của Cách mạng tháng tám, các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác, … đã bảo đảm ngân sách nhà nước thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế các phương thức thu không phải thuế đó có rất nhiều hạn chế, giới hạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, thuế là nguồn thu quan trọng nhất vì nguồn thu này mang tính chất bền vững chịu sự tác động bởi nền kinh tế trong và ngoài nước. Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và Luật thuế GTGT đầu tiên được ban hành trên thuế giới vào năm 1954 tại Pháp. Ở nước ta, đang áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03- 06-2008. Thuế GTGT năm 2008 được áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế có tiêu thụ, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó cho nguồn thu về thuế rất lớn và vững chắc cho NSNN. Thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng bằng cách kiểm soát các hóa đơn, chứng từ thanh toán nhờ đó khắc phục được những tồn tại, hạn chế của thuế doanh thu là thuế chồng thuế, thu thuế trùng lặp với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước giúp chống thất thu và tạo công bằng xã hội. Đắk Lắk là một tỉnh nhỏ, số thu về thuế không lớn. Tuy nhiên, thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD (NQD) đã đóng góp một phần không nhỏ trong số thu của ngân sách tỉnh; cụ thể năm 2022, tổng thu thuế GTGT đối với DN NQD chiếm khoảng 15%, tương ứng khoảng 1.331/8.880 triệu đồng tổng thu thuế nội địa của ngân sách tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, sự
  11. 2 đang dạng hóa các ngành nghề kinh doanh đã và đang được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Với sự đa dạng và phức tạp của các ngành nghề kinh doanh đã tạo kẻ hở cho các doanh nghiệp NQD thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ thanh toán tùy tiện, chưa đúng chế độ và quy định hiện hành; hiện tượng khai gian trốn thuế còn rất phổ biến... nên việc quản lý thuế giá trị gia tăng đối với DN NQD cần phải có những biện pháp hiệu quả để giải quyết dứt điểm tồn tại, hạn chế, đảm bảo thu thuế đầy đủ vào NSNN. Nhận diện được những mặt hạn chế và tồn tại trên, Cục thuế tỉnh Đắk Lắk không ngừng triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp nhằm phòng ngừa, khắc phục như: tăng cường rà soát các doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao về thuế, xây dựng kế hoạch, thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên,… đồng thời không ngừng hoàn thiện hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế trên mọi phương diện, lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý thuế, các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động trong việc kê khai và nộp thuế. Nhiều trường hợp sử dụng công nghệ cao nhằm mục đích trốn thuế, lợi dụng khẻ hở của pháp luật nhằm gian lận thuế. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý thuế vẫn chưa thực sự tối ưu và hiệu quả. Bố trí công chức chưa thực sự phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, vị trí việc làm,… Từ những hạn chế trên, tác giả mong muốn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là cần thiết. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Tổng quan nghiên cứu Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát một số công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy quản lý thuế GTGT được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Dựa trên lập luận cá nhân họ đã chỉ ra nhiều luận điểm liên quan đến quản lý thuế giá trị, tiêu biểu như:
  12. 3 Trần Tuấn Hưng (2020), “Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Luận văn này đã nói rõ cơ sở lý luận liên quan đến thuế GTGT và quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế GTGT và phân tích thuế GTGT. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2017 đến năm 2019 và đưa ra giải pháp trong thời gian tới. Nguyễn Hồng Ngọc (2019), “Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Tác giả tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển và xem xét các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh do cơ quan thuế quản lý. Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Luận văn này tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu thuế tại doanh nghiệp, bao gồm quản lý thủ tục hành chính thuế, giám sát việc tuân thủ pháp luật về thuế, quản lý quy trình thu thuế về dự toán thu thuế, thúc đẩy hỗ trợ và tổ chức, quản lý các hoạt động thu thuế của thu nhập doanh nghiệp Trên cơ sở các công trình và kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, có rất nhiều nghiên cứu về mặt khác nhau của quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Các đề tài nghiên cứu trên đều tập trung vào vấn đề quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên từng địa phương cụ thể hoặc nghiên cứu một cách tổng quát về thuế trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có luận văn hay đề tài nào nghiên cứu nào nghiên cứu sâu, toàn diện và có hệ thống về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Dựa trên cơ sở học hỏi và vận dụng những lý luận của các luận văn nghiên cứu của một số tác giả đối với lĩnh vực quản lý thuế GTGT đối với DN NQD, từ đó tác giả đưa ra phương hướng lý luận riêng của bản thân. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
  13. 4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa một số lý luận, khái niệm về quản lý thuế GTGT cho các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. - Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Là hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Trong giai đoạn 2020 – 2022, Đặt ra những giải pháp được tác giả đề xuất nhằm hoàn thiện Quản lý thu thuế GTGT của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn đến năm 2025. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các DN NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về nội dung: Tổng quan về quản lý thuế, phân định nội dung nghiên cứu về thuế GTGT, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với DN NQD, phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với DN NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp nghiên cứu
  14. 5 5.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng các phương pháp như khảo sát, lấy mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn một số nhân viên của Cục Thuế tỉnh Daraklak, chúng tôi đã thu thập thông tin về tình hình quản lý thu thuế tại Cục Thuế và nắm được thực trạng của một số lượng lớn NQD. Một cuộc khảo sát được thực hiện giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu thêm về trình độ chuyên môn, đạo đức, phong cách chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ thuế Cục Thuế Đăk Lăk. - Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, tạp chí, website, các báo cáo của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, thu thập thông tin qua các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh Đắk Lắk hằng năm và giai đoạn 2021-2025. 5.2. Phương pháp tổng hợp thông tin Sử dụng phần mềm Excel để nhập liệu, phân tích, so sánh thông tin. 5.3. Phương pháp thống kê, phân tích Các số liệu được thu thập từ: Các phòng chuyên môn thuộc Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, văn bản hành chính nhà nước, sách, báo,… 6. Kết cấu của luận văn Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  15. 6
  16. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DN NQD 1.1. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD 1.1.1. Khái niệm thuế về thuế giá trị gia tăng Tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 có nêu: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” Nguồn trích: Luật số 13/2008/QH12 ngày ngày 03 tháng 06 năm 2008 về Thuế GTGT được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp lần thứ 3. Thuế GTGT đã có từ lâu đời. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1917 và được thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, có nhiều khái niệm, cách hiểu và cách biểu thị thuế GTGT. Nói chung thuế GTGT là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, xảy ra từ khâu sản xuất, thương mại đến tiêu dùng. Tổng thuế được tính ở giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng do các doanh nghiệp sản xuất, bán hàng hoá, dịch vụ nộp thay cho người tiêu dùng, thuế này được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ. Do đó, Người tiêu dùng là người nộp thuế. 1.1.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT có những đặc điểm sau: Thuế GTGT là thuế gián thu. Thuế GTGT được tính toán dựa trên trên phần giá tăng thêm của hàng hóa bán ra, dịch vụ cung cấp và thu ở khâu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế GTGT là thuế tiều dùng nhiều giai đoạn không trung lắp. Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi khâu của hàng hóa, dịch vụ,
  17. 8 vì lý lẽ như vậy, thuế GTGT không tính phần giá trị tăng thêm đã tính thuế ở khâu trước chỉ tính thuế GTGT của khâu sau. Vì vậy mà việc tính toán chính xác thuế GTGT là vô cùng quan trọng và trên thực tế là rất khó khăn. Thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. Thuế GTGT là thuế tiêu dùng phổ biến, đánh vào phần lớn các hàng hóa, dịch vụ cung ứng phục vụ cho đời sống của con người. Theo quy định của quốc tế, các loại hàng hóa, dịch vụ miễn thuế, không tính thuế GTGT là rất ít. 1.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp NQD Thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp. a. Phương pháp khấu trừ thuế Xác định số thuế GTGT phải nộp: VAT = VATĐ − VATĐ (Nguồn: Trích theo Thông tư 219/2019/TT- BTC ngày 31/12/2013) Trong đó: - VATN là số thuế GTGT phải nộp. - VATĐR là số thuế GTGT đầu ra. - VATĐVKT là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Điều 6 Thông tư 219/2019/TT- BTC quy định: “Căn cứ tính thuế GTGT là Giá tính thuế và thuế suất”. Luật thuế GTGT quy định ba mức thuế suất phổ thông là 0%, 5%,10% và nhóm 26 mặt hàng, dịch vụ không chịu thuế. Việc phân loại, quy định các mức thuế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ nhằm:
  18. 9 - Khuyến khích tiêu dùng: Mức thuế suất GTGT thấp hơn có thể khuyến khích mua sắm và sư dụng dịch vụ. Điều này có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tăng cường sự phát triển kinh tế. - Bảo vệ ngành công nghiệp: Mức thuế suất GTGT cao hơn có thể được áp dụng để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ các sản phẩm nhập khẩu. - Đảm bảo công bằng: Quy định các mức thuế suất GTGT khác nhau giúp đảm bảo công bằng trong việc thu thuế giữa các ngành và loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. - Thúc đẩy xuất khẩu: Mức thuế suất GTGT thấp hoặc không có thể giúp tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, làm tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. b. Phương pháp trực tiếp Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: 𝑉𝐴𝑇 = 𝐷 * r Trong đó: - VATN là số thuế GTGT phải nộp. - D là doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh. - r là thuế Tỷ lệ % để tính GTGT trên doanh thu. Vậy để tính thuế GTGT thì căn cứ vào Doanh thu và và tỷ lệ % để tính GTGT. + Tỷ lệ % để tính GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: “Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầunguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%”. + Doanh thu để tính thuế GTGT: “Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
  19. 10 bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này”. ⮚ Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT( Áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng, bạc, đá quý) Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2019/TT- BTC quy định: “Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT. Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng bạc đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. Giá thanh toán của vàng, bạc đá quý bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng”. Nguồn trích: Theo Thông tư 219/2019/TT- BTC Từ các phương pháp tính thuế trên, nên câu hỏi được đặt ra sử dụng phương pháp tính nào để số thuế GTGT phải nộp là ít nhất. Đó là tùy vào tình hình, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ cung ứng mà doanh nghiệp đang kinh doanh, để có một lựa chọn tối ưu. Theo nhận định của tác giả: Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào rất nhỏ hoặc không có số thuế đầu vào so với số thuế GTGT bán ra, nếu áp dung phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp này nên chọn phương pháp trực tiếp. Đối với các doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào gần bằng với số thuế GTGT đầu ra, do đó sẽ không có chênh lệch nhiều. Việc áp dụng phương pháp khấu trừ là phù hợp. 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
  20. 11 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp NQD Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020, có thể hiểu Doanh nghiệp NQD có thể hiểu đơn giản là những doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước nhưng các hoạt động sản xuất và kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật mà Nhà nước ban hành. Hoạt động của các doanh nghiệp NQD khá rộng lớn, bao gồm các ngành nghề như : sản xuất, dịch vụ, thương mại…. Các hoạt động của doanh nghiệp NQD không chỉ đem lại nguồn ngân sách dồi dào cho Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và đóng góp phần lớn vào tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước 1.2.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp NQD Các DN NQD bao gồm tất cả các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của tập thể hay cá nhân. Việc sở hữu trên được xác định dựa trên cơ sở quá trình huy động tạo nên nên nguồn vốn hoạt động cho tổ chức kinh tế đó và được pháp luật công nhận. Về phía các DN quốc doanh, hay doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này được hình thành dựa trên nguồn vốn NSNN cấp, nghĩa là từ sự đóng góp của toàn dân. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hội nhập, các quốc gia có sự hiệp thương nhất định, từ đó tạo tiền đó cho sự hành thành các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh về bản chất không nên sắp xếp các doanh nghiệp này vào khu vực DN NQD. Do đó, doanh nghiệp NQD không đồng nghĩa là các doanh nghiệp đó không thuộc sở hữu của nhà nước, cụ thể như sau: – Một là, sự không thống nhất về mặt sở hữu: việc liên doanh giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài không thể xác định được rằng doanh nghiệp nước ngoài đó có phải là doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước. – Hai là, các doanh nghiệp nước ngoài thường hoạt động theo bộ luật riêng của nước họ: thông thường các doanh nghiệp nước ngoài có bản chất hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2