intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lương – Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giới thiệu về quản trị tinh gọn gồm các công cụ và phương pháp nhằm cắt giảm lãng phí trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề bún Thanh Lương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lương – Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI VĂN BÁCH QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG SẢN XUẤT BÚN TẠI LÀNG NGHỀ THANH LƢƠNG – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI VĂN BÁCH QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG SẢN XUẤT BÚN TẠI LÀNG NGHỀ THANH LƢƠNG – HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG MINH Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: Quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lương – Hà Nội là không sao chép từ luận văn, từ đồ án của ai khác. Đây là công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn của riêng tôi và tuân thủ theo sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh. Bản thân tự thu thập thông tin dữ liệu kết hợp phỏng vấn trực triếp từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng từ đó chọn lọc những thông tin, số liệu cần thiết nhất để phục vụ cho bài viết. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh – Ngƣời thầy đã đƣa tôi đến “Quản trị tinh gọn”, ngƣời thầy đã truyền cảm hứng cho tôi về “Tâm thế”, giúp tôi có thêm cơ sở thực hiện bài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các hộ gia đình, cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng đã tận tình giúp đỡ trong việc tham gia trả lời bảng khảo sát cũng nhƣ những góp ý về những thiếu sót trong bảng khảo sát. Sau cùng tôi xin gửi những tình cảm yêu thƣơng, lời biết ơn sâu sắc đến tất cả những ngƣời thân yêu trong gia đình, những ngƣời đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn. Mặc dù tôi đã nỗ lực tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của các thầy cô giảng viên và các đọc gần xa.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục đích của nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Đối tƣợng vào phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2 a. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 2 b. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 2 4. Những đóng góp của luận văn .................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN .................................... 4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................ 4 1.2 Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn .............................................................. 9 1.2.1 Khái niệm quản trị tinh gọn.................................................................. 9 1.2.2 Các nguyên tắc của quản trị tinh gọn ................................................ 10 1.2.3 Mục tiêu của Quản trị tinh gọn ........................................................... 19 1.2.4 Công cụ và phương pháp trong quản trị tinh gọn .............................. 20 1.2.4.1 Phương pháp 5S ..................................................................... 20 1.2.4.2 Phương pháp cải tiến liên tục – Kaizen: ............................... 23 1.2.4.3 Công cụ quản lý trực quan (Visual management) ................. 24 Kết luận chƣơng 1: .......................................................................................... 25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 26
  6. 2.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 26 2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 28 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................... 28 2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................. 29 2.2.2.1 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp ............................ 29 2.2.2.2 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề .................................. 30 2.2.2.3. Phương áp quan sát được áp dụng trong thực tế doanh nghiệp - Hiện địa hiện vật (Genchi – Genbutsu) ............................................ 30 2.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 31 2.3.1 Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp .............................................. 31 2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp:...................................................... 31 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC LÃNG PHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÚN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ BÚN THANH LƢƠNG DƢỚI GÓC NHÌN QUẢN TRỊ TINH GỌN 32 3.1 Giới thiệu về làng nghề bún Thanh Lƣơng ............................................... 32 3.1.1 Tổng quan về làng nghề bún Thanh Lương ....................................... 32 3.1.2 Lịch sử hình thành làng nghề.............................................................. 34 3.1.3 Sản phẩm của làng nghề ..................................................................... 36 3.1.4 Cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất, quy trình sản xuất, nhận dạng lãng phí từ quy trình sản xuất .............................................................................. 38 3.1.4.1 Cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất .......................................... 38 3.1.4.2 Quy trình sản xuất.................................................................. 45 3.1.4.3 Nhận dạng lãng phí từ quy trình sản xuất .............................. 46 3.2 Thực trạng sản xuất làng nghề Bún dựa trên phân tích sơ đồ chuỗi giá trị: ........ 49 3.2.1 Phân tích thực trạng sản xuất khâu ngâm gạo ................................... 50
  7. 3.2.2 Phân tích thực trạng sản xuất khâu máy gạo ..................................... 54 3.2.3 Phân tích thực trạng sản xuất khâu ép bột ......................................... 57 3.2.4 Phân tích thực trạng sản xuất khâu quấy bột ..................................... 59 3.2.5 Phân tích thực trạng sản xuất khâu đãi bún ....................................... 62 3.2.6 Phân tích thực trạng sản xuất khâu dong bún .................................... 64 3.3 Đánh giá thực trạng thông qua điều tra nghiên cứu tại làng nghề, kết hợp quan sát thực tiễn............................................................................................. 67 3.3.1 Nhận thức của các hộ sản xuất về quản trị tinh gọn .......................... 67 3.3.2 Thực trạng sản xuất của làng nghề - phân tích dựa trên các thành tố của phương pháp 5S..................................................................................... 68 3.3.2.1 Thực trạng sản xuất của làng nghề qua đặc tính của “ Sàng lọc”...................................................................................................... 68 3.3.2.2 Thực trạng sản xuất tại làng nghề qua đặc tính “ Sắp xếp” .. 70 3.3.2.3 Thực trạng sản xuất các cơ sở sản xuất bún qua đặc tính của “ sạch sẽ”............................................................................................ 72 3.3.2.4 Thực trạng sản xuất tại các hộ ở làng nghề bún qua đặc tính của “săn sóc”...................................................................................... 73 3.3.2.5 Thực trạng sản xuất của các hộ tại làng nghề bún qua đặc tính của “sẵn sàng- tâm thế” ..................................................................... 74 3.3.3 Thực trạng sản xuất tại các hộ sản xuất dựa trên phân tích các thành tố của phương pháp quản lý trực quan, Kaizen........................................... 75 3.3.4 Quản lý trực quan: .............................................................................. 76 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 77 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT BÚN TẠI LÀNG NGHỀ .......... 80 THANH LƢƠNG ........................................................................................................... 80 4.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của ngƣời lao động, các cơ sở sản xuất về QTTG ......................................................................................................... 80
  8. 4.1.1 Mời chuyên gia hỗ trợ ......................................................................... 80 4.1.2 Tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia của người lao động, các hộ sản xuất ............................................................................................................... 84 4.1.3 Hoạt động đào tạo cần được chú trọng .............................................. 85 4.1.4 Chính sách khen thưởng, khuyển khích .............................................. 87 4.1.5 Nâng cao hiệu quả áp dụng 5s............................................................ 87 4.2 Đề xuất các giai đoạn triển khai áp dụng QTTG tại làng nghề bún Thanh Lƣơng .............................................................................................................. 89 Kết luận chƣơng 4: .......................................................................................... 92 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HTX Hợp tác xã 2 JIT Just In Time 3 Learn Quản trị tinh gọn 4 NĐ-CP Nghị định chính phủ 5 PDCA Plan - Do - Check - Act 6 QCC Xây dựng nhóm kiểm soát chất lƣợng 7 QCD Quality, Cost and Delivery 8 QTTG Quản trị tinh gọn 9 SDCA Standardize - Do - Check - Act 10 SXTG Sản xuất tinh gọn 11 TPS Phƣơng thức sản xuất Toyota 12 UBND Ủy ban nhân dân i
  10. DANH MỤC BẢNG Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Công thức quản trị tinh gọn Made in 9 Việt Nam Bảng 3.1 Nhận dạng lãng phí từ các bước làm 39,40,41,42,43,44 bún trên cơ sở quan sát khâu sản xuất 2 Bảng 3.2 Nhận dạng lãng phí từ các bước làm 46,47,48,49 bún trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị 3 Bảng 4.1 Bảng đề xuất nội dung hoạt động Ban 82,83 chấp hành hội các cơ sở sản xuất bún tại Thanh Lương ii
  11. DANH MỤC HÌNH Stt Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Năm nguyên lý nền tảng của quản trị tinh gọn 12 2 Hình 1.2 Các dạng lãng phí 13 3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 27 4 Hình 3.1 Bằng công nhận làng nghề 36 5 Hình 3.2 Quy trình làm bún theo dây chuyền sản xuất 45 6 Hình 3.3 Khâu ngâm gạo 52 7 Hình 3.4 Những hoạt động tạo giá trị gia tăng và không tạo 53 giá trị gia tăng trong khâu ngâm gạo. 8 Hình 3.5 Những hoạt động tạo giá trị gia tăng và không tạo 56 giá trị gia tăng trong khâu máy gạo. 9 Hình 3.6 Khâu máy gạo 57 10 Hình 3.7 Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và không tạo ra giá 58 trị gia tăng trong khâu ép bột. 11 Hình 3.8 Khâu ép bột 59 12 Hình 3.9 Những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và không 61 tạo ra giá trị gia tăng trong khâu quấy bột. 13 Hình 3.10 Khâu quấy bột 62 14 Hình 3.11 Những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và không 63 tạo ra giá trị gia tăng trong khâu đãi bún. 15 Hình 3.12 Khâu đãi bún 64 16 Hình 3.13 Những hoạt động tạo ra giá trị gia tăng và những 65 hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong khâu dong bún. 17 Hình 3.14 Khâu rong bún 67 iii
  12. 18 Hình 4.1 Mô hình các bƣớc thực hiện quản trị tinh gọn tại 89 các cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng iv
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế Thế giới ngày càng sâu rộng hiện nay cùng với sự phát triển của những ngành công nghiệp nặng, dịch vụ thì việc bảo tồn và phát triển những làng nghề truyền thống đã và đang đóng góp những giá trị quan trọng cho nền kinh tế nƣớc ta hiện nay. Nghề làm bún truyền thống tại làng nghề Thanh Lƣơng – Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội đã có gần 100 năm nay, cung cấp lƣợng bún tiêu thụ rất lớn cho thị trƣờng Hà Nội tuy nhiên không nhiều ngƣời biết đến thƣơng hiệu của loại bún này và trong quá trình sản xuất đã bộc lộ những hạn chế về chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Làng nghề Thanh Lƣơng phát triển chƣa đƣợc quy hoạch hợp lý, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dƣới hình thức tự phát cá nhân hoặc hộ gia đình. Cùng với đó là những hạn chế về mặt công nghệ sản xuất, hiện nay tại làng nghề tuy đã đƣợc áp dụng những máy móc vào sản xuất nhƣng chỉ là những máy móc nhỏ lẻ cho từng công đoạn. Chƣa có một dây chuyển sản xuất thực sự hiệu quả khép kín năng suất cao và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Các công đoạn sản xuất bún mất rất nhiều thời gian, công sức, nguồn nhân lực…. chính vì vậy nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất do tập trung làm kinh tế dẫn đến không có nhiều thời gian cho cuộc sống, cho gia đình…. Từ những bất cập trên, là ngƣời sinh ra và lớn lên tại làng nghề hơn ai hết tôi thấy đƣợc những hạn chế trong các hoạt động sản xuất bún của làng nghề, điều kiện làm việc vất vả, tốn nhiều nhân lực vật lực, năng suất lao động không cao … chính vì vậy học viên xin đăng ký thực hiện đề tài “Quản trị tinh gọn trong sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng – Hà Nội” nhằm trả lời 02 câu hỏi sau: 1
  14. - Một là: Đang tồn tại những lãng phí nào trong hoạt động sản xuất bún tại các 55 cơ sở sản xuất tại làng nghề Thanh Lƣơng – Hà Nội ? - Hai là: Có những giải pháp nào để cắt giảm đƣợc những lãng phí trong quy trình sản xuất tại các cơ sở sản xuất của làng nghề để nâng cao năng suất sản xuất ? 2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: Giới thiệu về quản trị tinh gọn gồm các công cụ và phƣơng pháp nhằm cắt giảm lãng phí trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề bún Thanh Lƣơng. b. Nhiệm vụ đặt nghiên cứu: Hệ thống hóa, cập nhật các kiến thức lý luận về quản trị tinh gọn. Vận dụng lý luận vào phân tích, tìm ra các lãng phí trong hoạt động sản xuất tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề bún Thanh Lƣơng thông qua khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất của làng nghề để từ đó đề xuất phƣơng án nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ, phƣơng pháp trên. 3. Đối tƣợng vào phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ cơ sở sản xuất: 55 hộ cơ sở sản xuất đang áp dụng máy móc dạng bán công nghiệp vào sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian:  Làng nghề bún truyền thống Thanh Lƣơng – Bích Hòa – Thanh Oai – Hà nội. Làng nghề nằm phía bắc huyện Thanh Oai có diện tích gần 4km2 - Phạm vi thời gian: 2
  15.  Từ 1991 đến nay. Đây là giai đoạn các hộ sản xuất bắt đầu sản xuất bán công nghiệp. Các hộ gia đình bắt đầu áp dụng một phần các máy móc vào sản xuất nhƣ máy xay bột, máy xay sát gạo, máy nhào bột… chạy bằng điện và động cơ - Phạm vi nội dung:  Các hoạt động sản xuất trong quy trình làm bún tại các hộ sơ sở sản xuất. 4. Những đóng góp của luận văn Đóng góp nổi bật của bài luận văn là nêu lên đƣợc những mặt khiếm khuyết (tạo ra lãng phí vô hình và lãng phí hữu hình) trong quá trình sản xuất bún tại các cơ sở sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng – Hà Nội, từ đó đề xuất phƣơng án áp dụng tƣ duy quản trị tinh gọn nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả hơn trong công tác sản xuất bún tại làng nghề. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 04 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về Quản trị tinh gọn. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng các lãng phí trong hoạt động sản xuất bún tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề bún Thanh Lƣơng dƣới góc nhìn quản tinh gọn. Chƣơng 4: Một số giải pháp áp dụng quản trị tinh gọn vào hoạt động sản xuất bún tại làng nghề Thanh Lƣơng. 3
  16. CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu: Nền móng của tƣ duy quản trị tinh gọn bắt nguồn từ việc nghiên cứu bí quyết để thực hiện phƣơng pháp sản xuất tinh gọn thành công từ đó các học giả, nhà nghiên cứu đã cho ra đời triết lý và tƣ duy quản trị tinh gọn. Sơ lƣợc qua về lịch sử ra đời của quản trị tinh gọn đƣợc bắt nguồn sâu xa từ lý luận về phân công lao động của Adam Smith sau đó Eli Whitney (1765 – 1825) ngƣời đầu tiên đặt ra tiêu chuẩn cho việc chế tạo súng ở Mỹ đã đặt ra tiêu chuẩn cho sản phẩm để dựa vào đó các nhà sản xuất hoàn thành công việc tốt hơn. Quản trị tinh gọn chỉ thực sự đƣợc quan tâm và nghiên cứu áp dụng rộng rãi kể từ khi Kiichiro Toyoda (1894-1952) học hỏi phƣơng pháp sản xuất hàng loạt của Henry Ford (1863-1947) mang về và áp dụng ý tƣởng về JIT tại công ty ô tô Toyota đã tạo ra dây chuyền sản xuất tinh gọn theo phong cách Nhật Bản. Tuy nhiên quản trị tinh gọn theo phong cách Nhật Bản chỉ thực sự hoàn thiện khi Taiichi Ohno cha đẻ của phƣơng thức sản xuất Toyota (TPS) phát triển chi tiết hơn về khái niệm JIT và Jidoka cũng nhƣ cách kết hợp chúng trong sản xuất tại Tập đoàn Toyota Nhật Bản. Cho tới hiện nay quản trị tinh gọn đã đƣợc áp dụng trong nhiều tổ chức, ngành nghề trong nhiều lĩnh vực khác nhau rất đa dạng từ những hoạt động kinh doanh, kinh tế đến những hoạt động điều hành hành chính công…... và đặc biệt quản trị tinh gọn đã đƣợc nhiều nƣớc có điều kiện tự nhiên, văn hóa, con ngƣời tƣơng đối tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Maylaysia, Singapore… Quản trị tinh gọn là một trong những công cụ đƣa các nƣớc trên phát triển nhƣ ngày nay, chính vì vậy đó cũng là những bài học, động lực để Việt Nam học tập và áp dụng Quản trị tinh gọn. 4
  17. Quản trị tinh gọn có thể đƣợc hiểu đơn giản là phƣơng pháp quản lý, kiểm soát nhằm loại bỏ các tối đa lãng phí trong quá trình sản xuất thông qua việc áp dụng các công cụ nhƣ: 5S, Kaizen, Quản lý trực quan … Dƣới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu học viên đã tìm hiểu: Nguyễn Đăng Minh “Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường tới thành công” , 2015. Phần đầu cuốn sách này tác giả đã đƣa ra khái niệm hoàn toàn mới đó là “Tâm thế”, đây chính là điểm mấu chốt tại sao các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù đã áp dụng QTTG nhƣng chƣa thành công hoặc mới chỉ mang tính hình thức. Theo tác giả “Tâm thế” chính là chìa khóa quan trọng trong QTTG để có thể thành công đƣợc với các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyễn Đăng Minh, Ứng dụng thực tiễn của “Bảo trì sản xuất tổng thể TPM tại các nhà máy sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản”, (“Total Productive Maintenance: an Application for Japanese Automobile Plant”), 2011. Trong bài báo này tác giả đã chỉ ra rằng chỉ có thực hiện và duy trì năng suất tổng thể (TPM) một cách hiệu quả phải đƣợc thực hiện từ các cấp lãnh đạo đến từng nhân viên, đồng thời tác giả cũng giới thiệu những công cụ khác nhƣ 5S, 6 sigma và hiệu quả của những phƣơng pháp trên. Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh và nhóm nghiên cứu Quản trị tinh gọn tại hội thảo “Quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp Việt Nam – các mô hình áp dụng thực tiễn”. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học... đã đƣa ra nhiều ý kiến thiết thực nhằm góp phần xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp tinh gọn phù hợp với môi trƣờng của Việt Nam. Theo đó, các đại biểu cho rằng cần tạo điều kiện để ngƣời lao động kiến tạo quy trình làm việc theo tƣ duy của quản trị tinh gọn, lãnh đạo và ngƣời lao động cùng nhau tham gia cải tiến, nâng cao năng lực, cắt bỏ tối đa lãng phí 5
  18. đồng thời cần xây dựng quá trình làm việc bằng “Tâm thế” và tƣ duy phƣơng pháp làm việc của quản trị tinh gọn. Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh trong hội thảo ngày 29/4/2014 Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN phối hợp với Viện Kinh tế và Quản lý - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Áp dụng Quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp". Buổi hội thảo là tập hợp các nhà nghiên cứu, các nhà thực tiễn cùng nghiên cứu đƣa Quản trị tinh gọn vào doanh nghiệp Việt sao cho ngƣời Việt có thể sử dụng đƣợc lâu dài và biến Quản trị tinh gọn thành lợi thế kinh doanh, hình thành những nhà quản trị kinh doanh theo trƣờng phái tinh gọn. Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui “Đóng góp của quản lý chất lượng và sản xuất đúng lúc vào hiệu quả sản xuất”, (Contribution of quality management and just-in-time production practices to manufacturing performance), 2010. Nhóm tác giả đã chỉ ra trong nghiên cứu này những đóng góp của quản lý chất lƣợng và sản xuất đúng lúc tới hiệu suất và tính linh hoạt của các xƣởng sản xuất thông qua khảo sát 163 xƣởng sản xuất tại 5 quốc gia. Dựa vào phân tích số liệu thấy rằng các xƣởng có kết quả sản xuất cao đều là các xƣởng tập trung sử dụng hai công cụ quản lí chất lƣợng (QM) và Just In Time (JIT). Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu bật đƣợc lợi ích khi vận dụng cả hai công cụ hơn là áp dụng một công cụ riêng lẻ. Chu Thị Thủy, Vƣơng Thị Huệ, 2015 “Áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” Báo Khoa học & Thƣơng mại, số 80 - tháng 04/2015, trang 64-71. Trong bài báo nhóm tác giả đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành quản trị tinh gọn phong cách Nhật Bản, đồng thời nhóm tác giả cũng giới thiệu một số trƣờng hợp áp dụng quản trị tinh gọn thành công trong những lĩnh vực nhƣ sản xuất ô tô, y tế… theo mô 6
  19. hình quản trị tinh gọn của Nhật bản, chỉ ra thực trạng, cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình quản trị tinh gọn của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Phan Chí Anh, 2015. Quản trị sản xuất tinh gọn – Một số kinh nghiệm thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong cuốn sách tác giả đã hƣớng dẫn áp dụng những công cụ trong quản trị tinh gọn vào thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, cho phép các nhà sản xuất đồng thời tạo ra các lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng, chi phí, thời gian… Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ và Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc Chính sách Công nghiệp, 2016. “Sổ tay hướng dẫn áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing trong sản xuất cơ khí”. Cuốn sổ tay đã đƣa ra các yêu cầu, công cụ của quản lý sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing, các hƣớng dẫn, gợi ý áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo đƣợc làm rõ trong cuốn sổ tay. Cuốn sổ tay này đã hƣớng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo xây dựng và áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing vào thực tế sản xuất, qua đó đẩy mạnh việc cắt giảm lãng phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hiroshi Katayama, David Bennett “SXTG trong thế giới cạnh tranh thay đổi: Viễn cảnh Nhật Bản”, (Lean production in a changing competitive world: a Japanese perspective), 1996. Đội ngũ tác giả đã chỉ ra những khái niệm cơ bản của SXTG và xu hƣớng của Nhật Bản, phân tích đƣợc vì sao trong giai đoạn khủng hoảng những yếu tố môi trƣờng bao gồm cả bên trong và bên ngoài Nhật Bản lại không hề ảnh hƣởng đến khả tồn tại và phát triển của SXTG tại đây. Đội ngũ tác giả đã thực tế khảo sát 4 trƣờng hợp cụ thể để tìm ra các vấn đề trong việc áp dụng SXTG tại Nhật Bản đồng thời đội ngũ tác giả cũng giới thiệu một số khái niệm mới phù hợp hơn với thực trạng. 7
  20. Robert Maurer, “Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời – Triết lý Kaizen”, 2006. Tác giả đã chỉ ra tiềm năng phát triển của Kaizen, chính nhờ Kaizen mà ngƣời Nhật với những bƣớc đi nhỏ và vững chắc đã giành đƣợc nhiều thành tựu vĩ đại và bền vững. Các công ty, doanh nghiệp kể cả từ khi mới thành lập hay đang trên đà phát triển hƣớng đến thành công bền vững đều có thể áp dụng đƣợc Kaizen. Jens J. Dahlgaard, Su Mi Dahlgaard-Park, "Sản xuất tinh gọn, 6 sigma, quản lý chất lượng toàn diện và văn hóa DN", (Lean production, six sigma quality, TQM and company culture), 2006. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra triết lý SXTG và 6 sigma cơ bản là giống nhau, cả hai có chung nguồn gốc là quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) của Nhật Bản. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra SXTG và 6 sigma sẽ là những công cụ mới thay thế cho TQM của Nhật Bản. Tác giả cũng đƣa ra lời khuyên đôi khi không nên tập trung quá nhiều vào những công cụ đào tạo con ngƣời mà bỏ qua ý thức, hiểu biết của họ. Yang Pingyu, Yuyu. 2010 “Những rào cản trong việc áp dụng sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số giải pháp: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Wenzhou” (The barriers to SMEs’ implementation of lean production and countermeasures- Based on SME in Wenzhou). Thông qua việc khảo sát đánh giá các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Wenzhou (thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), đội ngũ tác giả đã chỉ ra những khó khăn mà các doanh nghiệp tại đây gặp phải khi họ áp dụng SXTG, thông qua đó đội ngũ tác giả đã đề xuất một số giải pháp với bốn trọng tâm chính: Sự quan tâm của đội ngũ lãnh đạo trong công ty, kỹ năng giao tiếp, hệ thống tổ chức đào tạo và hệ thống đánh giá năng suất. Tại Việt Nam với số đông là quy mô kinh doanh hộ gia đình hoặc các tổ chức sản xuất làng nghề truyền thống, qua tìm hiểu tác giả thấy việc áp dụng 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2