intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ VÂN TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RƯỢU TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Thái Nguyên, 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ VÂN TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RƯỢU TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Thái Nguyên, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý - Luật kinh tế đã trang bị cho em những kiến thức quan trọng trong thời gian học tập và hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình em viết luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Phương Thảo đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp cơ quan tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cùng bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RƯỢU. ................................................................................................................................... 5 1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu ......................................................................................................................................... 5 1.1.1 Một số vấn đề về mặt hàng rượu được phân phối trên thị trường .......................5 1.1.2 Lý luận về kiểm tra, kiểm soát của Sở Công Thương đối với mặt hàng rượu ....7 1.1.3 Nội dung kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương đối với mặt hàng rượu ......16 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương đối với mặt hàng rượu .............................................................................................................24 1.2 Kinh nghiệm của một số Sở Công thương trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng rượu; bài học kinh nghiệm cho Sở Công thương tỉnh Bắc Giang ................ 29 1.2.1 Kinh nghiệm của một số Sở Công thương trong kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng rượu ....................................................................................................................29 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Sở Công thương tỉnh Bắc Giang .............................34 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 36
  6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................36 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin .......................................................................37 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................................38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ............................................................................................................ 41 3.1 Khái quát về tỉnh Bắc Giang và Sở Công Thương Bắc Giang .............................41 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................41 3.1.2. Điều kiện xã hội ................................................................................................ 42 3.1.3 Giới thiệu Sở Công thương tỉnh Bắc Giang.......................................................43 3.2 Thực trạng kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016–2018 ............................................ 72 3.2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016–2018...................................................................................................................72 3.2.2 Thực trạng quy trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016– 2018 ...............................74 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang ...................................... 86 3.3.1. Cơ chế chính sách, tài chính .............................................................................86 3.3.2. Các yếu tố về tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý ......................................................................................................87 3.3.3. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thủ công ...88 3.3.4. Phân tích ma trận SWOT về công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD rượu tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang ......................................................89 3.4. Đánh giá kiểm tra, kiểm soát của Sở Quản lý thị truờng tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu giai đoạn 2016– 2018 ............................................................................... 91 3.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm tra, kiểm soát của Sở Quản lý thị tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu ......................................................................................91 3.4.2 Điểm mạnh trong kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang
  7. v đối với mặt hàng rượu .................................................................................................92 3.4.3. Hạn chế trong kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu .................................................................................................93 3.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu ...........................................................94 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RƯỢU .................................................................................................................... 99 4.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu đến 2025. ........................................................... 99 4.1.1 Mục tiêu kiểm tra, kiểm soát của của Sở Công thương Bắc Giang đối với mặt hàng rượu đến 2025 .................................................................................99 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát của của Sở Công thương Bắc Giang đối với mặt hàng rượu đến 2025 .............................................................100 4.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương Bắc Giang đối với mặt hàng rượu ....................................................................................................... 100 4.2.1 Về bộ máy kiểm tra, kiểm soát ........................................................................100 4.2.2 Về nội dung kiểm tra, kiểm soát ......................................................................102 4.2.3 Quy trình kiểm tra, kiểm soát ..........................................................................103 4.2.4. Hình thức và công cụ kiểm tra, kiểm soát ......................................................104 4.2.5. Các giải pháp khác ..........................................................................................106 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................ 107 4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ...........................................................................107 4.3.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Giang ........................................................107 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 111
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ của Sở Công thương giai đoạn 2016-2018 .................62 Bảng 3.2. Số lượng các cơ sở bán buôn, bán lẻ rượu có đăng ký giấy phép ..............73 Bảng 3.3. Kết quả xử lý VPHC phân theo hành vi vi phạm 2016-2018 ....................80 Bảng 3.4: Hình thức kiểm tra, kiểm soát phân chia theo tần suất của hoạt động .......82 Bảng 3.5: Các nguồn thông tin phục vụ kiểm tra, kiểm soát mặt hàng rượu giai đoạn 2016-2018 ...................................................................................................................83 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra thực tế đối với mặt hàng rượu giai đoạn 2016-2018 ......91
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm tra, kiểm soát của Sở Công thương ...................................17 Sơ đồ 3.1. Quy trình kiểm tra xử phạt VPHC của Sở Công thương ...........................75 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ xử lý kết quả kiểm tra .......................................................................76 Sơ đồ 3.3. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - rủi ro về công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD rượu tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang .....................90
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài Có thể nói từ lâu rượu là thứ đồ uống chủ đạo của người Việt, chiếm tỷ lệ cao trong các đồ uống hàng ngày ở nước ta, tình trạng bị ngộ độc thực phẩm do uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng gia tăng, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, gây lo ngại cho toàn xã hội. Theo kết quả đánh giá sơ bộ tính đến 1/4/2019, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân (với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). . Với cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi bình quân của người dân là 30,8 tuổi, mặt khác nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% năm 2019, cộng thêm phong tục tập quán uống bia rượu nên thị trường tiêu thụ rượu tại Việt Nam ngày càng phát triển. Tại diễn đàn "Chủ động chống rượu giả và bảo vệ người tiêu dùng" diễn ra tại Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, hiện nay quy mô sản xuất rượu ở Việt Nam khoảng 400 triệu lít, trong đó rượu dân tự nấu là 300 triệu lít. Năm 2015, lượng rượu làm giả, làm nhái và không chịu sự quản lý của Nhà nước ước tính có thể chiếm tới 50% so với rượu thật (Linh Nhi, Thu Hiền Doãn, Báo diễn đàn doanh nghiệp ra ngày 25/12/2015). Thị trường rượu ngày càng tăng lên, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều, nhà nước áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng số tiền thuế nộp ngân sách nhà nước không tỷ lệ thuận với sự gia tăng phát triển của thị trường rượu, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng trong nước. Nhiều vụ ngộ độc tập thể do dùng phải rượu không rõ nguồn gốc kém chất lượng đã gióng lên lời cảnh tỉnh về tình trạng mất ATVSTP. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây tỷ lệ rượu người dân tự nấu, các cơ sở bán buôn, bán lẻ ngày càng nhiều. Mặt khác, là một tỉnh nằm trên tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn nên việc kiểm tra, kiểm soát rượu nhập lậu từ nước ngoài rất khó khăn.
  11. 2 Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng rượu, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD) rượu có hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang lại chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình. Có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tác giả nguyên nhân sâu xa nhất là do cơ cấu nhân sự, đội ngũ công chức không đồng đều giữa chất và lượng. Bên cạnh đó vẫn còn có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu; Công tác dự báo, thu thập thông tin còn rất nhiều hạn chế, việc áp dụng, sử dụng công nghệ thông tin còn yếu; Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp còn lỏng lẻo… Thông qua việc nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát chủa Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đối với các sản phẩm rượu nhằm đưa thị trường này phát triển đúng hướng sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang" làm luận văn Thạc sỹ của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu và quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. - Đánh giá thực trạng kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang.
  12. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi thời gian: + Đối với số liệu, tài liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ 2016 - 2018. + Đối với các số liệu sơ cấp được tác giả thu thập từ tháng 1/2018 - tháng 10/2018. - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, đặc biệt là về kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu theo cách tiếp cận hệ thống kiểm tra, kiểm soát của sở Công thương gồm: Bộ máy kiểm soát, nội dung kiểm soát, quy trình kiểm soát, hình thức và công cụ kiểm soát. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực trạng hoạt động đang diễn ra trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện những mặt hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên nghiên cứu khoa học, học viên cao học. Việc nghiên cứu vấn đề này làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. - Về thực tiễn: Những giải pháp đề xuất có căn cứ khoa học sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang về hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu.
  13. 4 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn dự kiến có kết cấu với 4 chương chính, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích thực trạng kiểm tra, kiểm soát của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đối với mặt hàng rượu giai đoạn 2016 - 2018 Chương 4: Một số giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu tại Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang
  14. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH RƯỢU. 1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu 1.1.1 Một số vấn đề về mặt hàng rượu được phân phối trên thị trường 1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm sản phẩm rượu được phân phối trên thị trường Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol). (Nguồn: Nghị định số 105/2016/NĐ- CP, Điều 3). Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích. (Nguồn: Nghị định số 105/2016/NĐ-CP, Điều 3). 1.1.1.2 Điều kiện đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu * Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, điều kiện để sản xuất rượu công nghiệp bao gồm: - Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật; có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất; - Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định; - Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu; - Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. * Điều kiện phân phối rượu - Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật; có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên; - Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài; - Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu;
  15. 6 - Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định. Nội dung này được quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. * Điều kiện bán buôn rượu Căn cứ Điều 12 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, để bán buôn rượu DN cần đáp ứng các điều kiện: - Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật; có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên; - Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác; - Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu; - Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định. Ngoài ra pháp luật cũng quy định các điều kiện bán lẻ rượu, điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại; Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại Điều 9, Điều 10, Điều 13, Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Đặc biệt, kể từ ngày 01/01/2020, Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, các cơ sở kinh doanh rượu, bia phải có trách nhiệm như sau: - Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học. - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
  16. 7 - Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. - Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. - Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia. - Kể từ ngày Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, từ ngày 01/01/2020, các cơ sở kinh doanh rượu, bia tuyệt đối không được bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu người mua xuất trình chứng minh nhân dân để kiểm tra độ tuổi. Các cơ sở kinh doanh rượu, bia cũng không được mở mới điểm bán rượu, bia trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. 1.1.2 Lý luận về kiểm tra, kiểm soát của Sở Công Thương đối với mặt hàng rượu 1.1.2.1 Một số khái niệm Khái niệm về kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của từng cơ quan Nhà nước, tổ chức chính tri - xã hội, tổ chức kinh tế… nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chính mình. Qua kiểm tra nhằm đánh giá đúng mực việc làm của mình, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp, phương hướng hoạt động tiếp theo một cách hợp lý hơn Khái niệm về kiểm soát: Theo quan điểm của GS.,TS Nguyễn Quang Quynh (1998), kiểm soát được hiểu là tổng thể các phương sách để nắm lấy và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý [39]. Theo đó, kiểm soát được hiểu là cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua các biện pháp hoặc chính sách; đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc ảnh hưởng hoặc chi phối đáng kể dựa trên quyền lợi và lợi ích; nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua nội quy, quy chế. Phân biệt kiểm tra và soát soát: Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Đây là hoạt động của các chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có
  17. 8 thể trực thuộc hoặc không trực thuộc). ... Kiểm soát được hiểu là xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn những điều trái với quy định. * Khái niệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh rượu Hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng rượu được giao cho nhiều cơ quan chức năng khác nhau gồm: Công an, Hải quan, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở ATVSTP, thực hiện kiểm tra, kiểm soát sản phẩm rượu trên thị trường cả nước. Kiểm tra, kiểm soát là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá và chấn chỉnh sự thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch (Giáo trình quản lý học, năm 2017). Kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo kế hoạch thực hiện như dự định; Nâng cao chất lượng hoạt động; theo dõi ứng phó nhanh với biến động môi trường; giám sát sự tiến bộ của nhân viên, giúp người lao động có được sự kính trọng và thừa nhận. Kiểm tra, kiểm soát đối với nền kinh tế quốc dân của nhà nước gồm: các hoạt động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những sai sót, khó khăn vướng mắc; các cơ hội cũng như cơ hội nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động đúng định hướng kế hoạch, có hiệu quả để phát triển kinh tế. (Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, 2005). Thông qua nắm bắt thông tin, các nguồn tin từ cơ sở, kiểm tra trực tiếp các đối tượng kinh doanh; Bằng các biện pháp tuyên truyền pháp luật, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh rượu để có biện pháp ngăn chặn, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Kiểm tra, kiểm soát của Sở Công Thương nhằm mục đích chấp hành nghiêm pháp luật về công nghiệp và thương mại kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt động kinh doanh. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các CSSXKD và người tiêu dùng, bình ổn thị trường, mở rộng giao thương hàng hóa… Mục tiêu cần đạt được của Sở Công Thương trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường rượu: - Chấp hành, đảm bảo sự tuân thủ về luật thương mại, công nghiệp trong sản xuất kinh doanh rượu. - Phát hiện và nắm bắt thông tin để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh rượu trên thị trường. - Đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững, bình ổn thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  18. 9 1.1.2.2 .Vai trò, sự cần thiết của kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xẩy ra liên tiếp, đặc biệt là ngộ độc rượu gây thiệt hại nhiều đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của nhà nước đặc biệt quan trọng. Trước hết nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu có định hướng để sản xuất rượu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thông qua các văn bản chính sách, nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, nhà nước sẽ trực tiếp quản lý vấn đề VSATTP đối với mặt hàng rượu, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát kết quả thực hiện đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các cấp để quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Mặt khác, Quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm rượu đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm rượu ra đời và phát triển cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội, công tác quản lý sản phẩm rượu nói riêng và VSATTP nói chung có vai trò quan trọng, tác động nhiều mặt và sâu sắc đến hầu khắp các lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển sôi động như hiện nay thì vai trò quản lý của nhà nước ngày càng trở lên quan trọng.
  19. 10 Nhờ có vai trò quản lý của nhà nước đối với sản phẩm rượu đã tạo niềm tin đối với người tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm rượu đặc biệt là rượu ngoại. Định hướng cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu đúng t h e o chủ trương chính sách đã đề ra. Hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. 1.1.2.2 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh rượu bia và vai trò của Sở công thương * Hệ thống kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh rượu bia Theo Nghị định số: 24/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau: Trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. 2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. 4. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công quản lý. 5. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia. 2. Xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và các hoạt động về phòng, chống tác hại của rượu, bia. 3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đầu mối
  20. 11 xây dựng nội dung của các tài liệu mẫu, tài liệu chuẩn về phòng, chống tác hại của rượu, bia phục vụ công tác thông tin, giáo dục, truyền thông; xây dựng đề án tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai trong toàn quốc; tổ chức cung cấp thông tin khoa học, khuyến cáo người dân và cộng đồng về tác hại của rượu, bia, các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia, các đối tượng, bệnh, tình trạng sức khỏe không được uống rượu, bia, các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia. 4. Hướng dẫn chuyên môn về các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng, phòng, chống nghiện, tái nghiện và c hăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia. 5. Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 5 năm một lần bao gồm tỷ lệ uống, tỷ lệ uống ở mức nguy hại, tỷ lệ yếu tố nguy cơ, rối loạn có liên quan đến sử dụng rượu, bia trong số người có uống rượu, bia và các chỉ số cần thiết khác làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. 6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả của công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mức giới hạn an toàn thực phẩm của rượu, bia và tổ chức việc thực hiện. 2. Quản lý điều kiện kinh doanh rượu, bia; an toàn thực phẩm; khuyến mại, tài trợ; ghi nhãn sản phẩm; địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia nhập lậu, giả, không bảo đảm chất lượng, không an toàn; việc mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ bảo đảm tuân thủ khoảng cách theo quy định tại khoản 7 Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2