Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y của tỉnh trong những năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THANH VÂN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THANH VÂN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Trịnh Thanh Vân
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao, thầy đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, các ban ngành, đoàn thể ở tỉnh Hưng Yên, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Trịnh Thanh Vân
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH.............................................................................. vii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn ......................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN ............................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 5 1.1.2. Nội dung tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ..... 17 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với ngành thú y...................................................................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28 1.2.1. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở một số quốc gia trên thế giới ................................................... 28 1.2.2. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở Việt Nam ................................................................................. 31 1.2.3. Kinh nghiệm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở địa phương ............................................................................... 35
- iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 40 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 40 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 42 2.2.3. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 42 2.2.4. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 43 2.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo .................................................. 43 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 43 2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hệ thống tổ chức QLNN đối với ngành thú y ở tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 43 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ sở vật chất ........................................................... 44 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y trong các lĩnh vực (số liệu thu thập qua 3 năm từ 2013 đến năm 2015) của các đơn vị chọn làm điểm nghiên cứu ................................. 44 Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN ............................... 46 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 46 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 46 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 46 3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 51 3.2. Thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên ................................................................................................ 59 3.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.................................................. 59 3.2.2. Hệ thống tổ chức ................................................................................... 61 3.2.3. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 76 3.2.4. Năng lực QLNN trong các lĩnh vực chuyên môn ................................. 79 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên ........................................................................... 90
- v 3.3.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước về Thú y ...................................... 90 3.3.2. Đầu tư .................................................................................................... 91 3.3.3. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thú y ............................................ 92 3.3.4. Nhận thức của cộng đồng dân cư, người chăn nuôi, kinh doanh, tiêu dùng về lĩnh vực thú y...................................................................... 93 3.4. Đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên ......................................................................................... 95 3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 95 3.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 95 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 99 Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QLNN ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN................................. 102 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên .................................... 102 4.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 102 4.1.2. Mục tiêu............................................................................................... 102 4.1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................. 103 4.2. Một số giải pháp tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên ............................................................ 105 4.2.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm kỹ thuật, chính sách về thú y .............................................................................. 105 4.2.2. Kiện toàn tổ chức ................................................................................ 107 4.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................. 109 4.2.4. Tăng cường năng lực quản lý trong các lĩnh vực chuyên môn ........... 110 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 113 KẾT LUẬN.................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 117 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 119
- vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm CHLB Đức : Cộng hòa liên bang Đức CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc HTX : Hợp tác xã KSGM : Kiểm soát giết mổ KTVSTY : Kiểm tra vệ sinh thú y LMLM : Lở mồm long móng NN-PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn OIE : Tổ chức Thú y thế giới PTCN : Phát triển chăn nuôi PTNT : Phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật SPS : Hiệp định Kiểm dịch động thực vật SXKD : Sản xuất kinh doanh TĂCN : Thức ăn chăn nuôi TƯ : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân VN : Việt Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO : Y tế Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XK : Xuất khẩu
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2014.... 49 Bảng 3.2: Tình hình lao động tỉnh Hưng Yên năm 2012 - 2014 .................... 52 Bảng 3.3: GDP và cơ cấu GDP tỉnh Hưng Yên (giá hiện hành) .................... 55 Bảng 3.4: Số lượng đầu gia súc gia cầm và sản lượng chăn nuôi tỉnh Hưng Yên năm 2014 ....................................................................... 58 Bảng 3.5: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các phòng chức năng và trạm thú y các huyện, thành phố ....................................... 71 Bảng 3.6: Số lao động làm việc tại Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên ................ 75 Bảng 3.7. Đánh giá trình độ cán bộ hệ thống QLNN ngành Thú y ................ 75 Bảng 3.8: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn ........................ 77 Bảng 3.9: Cung ứng vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh................... 78 Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ Thú y về trang bị vật chất ........................... 79 Bảng 3.11: Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm tỉnh Hưng Yên 2013-2015 .... 81 Bảng 3.12: Kết quả cung ứng thuốc khử trùng tiêu độc...................................... 82 Bảng 3.13: Kết quả công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh của Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên năm 2013-2015 ............................................ 84 Bảng 3.14: Kết quả chẩn đoán xét nghiệm động vật tỉnh Hưng Yên .......... 86 Bảng 3.15: Kết quả công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ ........................... 87 Bảng 3.16: Thanh tra kiểm tra về hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh .............. 88 Bảng 3.17. Đánh giá năng lực QLNN về Thú y ................................................. 89 Bảng 3.18: Kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh ...................................... 91 Bảng 3.19: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cán bộ thú y ............................... 93
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Hệ thống tổ chức QLNN đối với ngành Thú y Việt Nam ............. 33 Sơ đồ 1.2. Hệ thống QLNN đối với ngành Thú y tỉnh Quảng Ninh ............... 36 Sơ đồ 1.3. Hệ thống QLNN đối với ngành Thú y tỉnh Bình Dương .............. 37 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy ngành Thú y tỉnh Hưng Yên ............................... 64 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức Chi cục Chăn nuôi - Thú y ................................... 108 Hình Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên................................................... 46 Hình 3.2: Cơ cấu GDP tỉnh Hưng Yên năm 2012 .......................................... 55 Hình 3.3: Cơ cấu GDP tỉnh Hưng Yên năm 2014 .......................................... 55 Hình 3.4: Trình độ chuyên môn cán bộ ngành Thú y tỉnh Hưng Yên ............ 76 Hình 3.5: Kết quả tiêm phòng so với kế hoạch ............................................... 81 Hình 3.6. Số ổ dịch cúm gia cầm 2013-2015 .................................................. 83
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động Thú y đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế, an ninh, chính trị của mỗi quốc gia. Trong quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt từ năm 1995 khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt đầu hoạt động, thương mại, du lịch thế giới phát triển qua từng năm, dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan nhanh. Trên thế giới đã xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới không những gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi mà còn đe dọa đến sức khỏe con người như bệnh cúm gia cầm, bệnh bò điên,… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Thú y, thức ăn chăn nuôi không được quản lý chặt chẽ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, công tác Thú y ngày càng trở nên quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam, ngành Thú y của Nhà nước độc lập được thành lập ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công và trực thuộc Bộ Canh nông. Trong quá trình đổi mới của đất nước, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, phòng chống sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh động vật góp phần vào bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hiệp định Vệ sinh kiểm dịch động thực vật của WTO, đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý nhà nước (QLNN) đối với ngành Thú y được tổ chức chặt chẽ và đủ năng lực. Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng. Năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y của tỉnh Hưng Yên được kiện toàn khá đầy đủ, đang từng bước góp phần phát triển chăn nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định kinh tế chính trị của tỉnh.
- 2 Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên đã không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức và năng lực hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn của tỉnh nhà. Song bên cạnh đó, năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y cũng còn gặp phải những khó khăn, hạn chế bất cập cần sớm được khắc phục. Sự bất cập thể hiện ở các lĩnh vực như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy phạm kỹ thuật chưa đủ, thiếu đồng bộ; biên chế trong hệ thống QLNN có hạn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra Thú y còn gặp nhiều khó khăn; năng lực, trình độ chuyên môn chưa cao và không đồng đều dẫn tới sự chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc từ cấp tỉnh tới cấp cơ sở không được phối hợp nhịp nhàng, sâu sát, việc nắm bắt thông tin hai chiều nguyện vọng của người dân từ dưới lên và sự chỉ đạo về đối với ngành Thú y từ trên xuống chưa được đầy đủ, rộng khắp, kịp thời dẫn tới tỷ lệ tiêm phòng hàng năm cho đàn gia súc gia cầm còn thấp; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;... Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn nội dung “Tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y của tỉnh trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y.
- 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên thông qua các nội dung về hệ thống văn bản QPPL, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực QLNN trong các lĩnh vực chuyên môn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y của tỉnh Hưng Yên - Đối tượng điều tra là cán bộ Thú y từ cấp tỉnh đến lực lượng Thú y cấp xã, không nghiên cứu cán bộ Thú y thôn vì lực lượng này không tham gia vào hệ thống QLNN; các hộ nông dân, chủ trang trại được cung cấp dịch vụ thú y; các doanh nghiệp, cửa hàng cung ứng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. - Về thời gian: Luận văn sử dụng dữ liệu giai đoạn từ năm 2013 - 2015. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành thú y ở tỉnh Hưng Yên từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; đánh giá thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành thú y ở tỉnh Hưng Yên; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hệ thống QLNN đối với ngành thú y; từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành thú y trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý luận, luận văn là một hệ thống hóa và làm rõ những lý luận về tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y. - Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực của toàn hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên.
- 4 - Luận văn nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y. Chương 3: Thực trạng năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường năng lực hệ thống QLNN đối với ngành Thú y ở tỉnh Hưng Yên.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THÚ Y Ở TỈNH HƯNG YÊN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Hoạt động Thú y a) Khái niệm: Theo Pháp Lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/4/2004: “Hoạt động Thú y là công tác QLNN về Thú y và các hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịnh động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; quản lý thuốc Thú y; hành nghề Thú y”. b) Nguyên tắc hoạt động Thú y: - Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động Thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái. - Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bê ̣nh đô ̣ng vâ ̣t, nguồn lây dịch bệnh đô ̣ng vâ ̣t; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. - Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan QLNN có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bênh ̣ đô ̣ng vâ ̣t kịp thời, hiệu quả.
- 6 - Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật. c) Vai trò của hoạt động Thú y: - Hoạt động thú y cùng với hoạt động chăn nuôi tạo ra sản phẩm động vật. Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm: + Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn. + Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản. + Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn; - Hoạt động Thú y đảm bảo an toàn không có mầm bệnh vi sinh vật và ký sinh trùng, không lưu tồn các chất độc hại như kháng sinh, hormon và các chất độc hại khác. Thời gian qua dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp; đặc biệt các bệnh quan trọng như cúm gia cầm H5N1 (AI), cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn, gần đây là cúm A/H7N9 cũng có nguồn gốc từ gia cầm; bệnh tai xanh (PRRS); bệnh lở mồm long móng (FMD)...; tình hình buôn lậu động vật qua biên giới, số người đi du lịch có thể mang theo dịch bệnh vào VN đang tăng lên; đặc biệt từ các nước trong khu vực có nhiều dịch bệnh nguy hiểm… Nhiều chất cấm, chất kích thích sinh trưởng,
- 7 chất gây ung thư có thể được sử dụng trong chăn nuôi với mục đích lợi nhuận được phát hiện rất nhiều từ một vài nước quanh khu vực. Do vậy phải ngăn chặn có hiệu quả thực phẩm từ các nước vào Việt Nam khi hàng rào thuế quan bị bãi bỏ bởi các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương, đồng thời cũng phải tăng cường khả năng kiểm soát thực phẩm sản xuất trong nước cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hiệp định Kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là hiệp định quy định những biện pháp kiểm dịch mà các nước tham gia buộc phải tuân thủ. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn ban hành cho sản phẩm động vật đều quy định bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa (Codex) của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Y tế Thế giới (WHO). Quy định các nước buôn bán thực phẩm phải tham khảo và áp dụng. Nhiệm vụ thực hiện các quy định trên thuộc ngành Thú y và hệ thống thú y VN cần phải tuân thủ thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng vào hệ thống kinh tế quốc tế. - Đảm bảo an toàn sức khỏe cho đàn gia súc và người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngành Thú y được xem là ngành bảo vệ sức khỏe, không những cho con vật mà còn cho con người. Ngành Thú y giải quyết các vấn đề về thực phẩm từ gốc, trong khi đó ngành Y tế giải quyết vấn đề sau khi tiêu dùng thực phẩm mà phát sinh bệnh như ngộ độc thực phẩm. Từ trang trại đến khi ăn vào là ngành Thú y có trách nhiệm. Ngành Y tế chủ yếu về phòng, chữa bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tôn vinh Thú y cộng đồng là một bộ phận của Y tế cộng đồng. Thú y cộng đồng chăm lo về thể chất và tinh thần cho con người thông qua toàn thể các hoạt động của ngành Thú y... Một số tổ chức quốc tế mà Thú y VN là thành viên như Tổ chức Thú y thế giới (OIE) là tổ chức quốc tế có quyền lực trong việc ban bố danh
- 8 mục các dịch bệnh được phép hay không được phép buôn bán, giết thịt và sử dụng phụ phẩm cho chăn nuôi, quản lý dịch bệnh toàn cầu. - Hoạt động Thú y giữ cho môi trường giảm bớt ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2014 đàn lợn nước ta có khoản 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc, gia cầm đó có quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu tấn, và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm…. 1.1.1.2. Hệ thống Thú y a) Khái niệm: “Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Từ đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa: “Hệ thống Thú y là mối quan hệ các tổ chức Thú y với nhau, là sự kết nối toàn ngành Thú y xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật, thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế”. b) Phân loại: * Phân loại hệ thống Thú y theo hệ thống tổ chức, gồm: - Trung ương. - Địa phương: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- 9 * Phân loại hệ thống Thú y theo chức năng, nhiệm vụ, gồm: - Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật. - Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh Thú y. - Quản lý thuốc Thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong Thú y. - Thanh tra Thú y. c) Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống Thú y: - Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Thú y đồng bộ và phù hợp với luật pháp và quy định quốc tế. - Kiện toàn hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở theo hướng gọn nhẹ, thông suốt, đảm bảo có hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu dự báo, phòng trừ dịch bệnh, an toàn dịch bệnh góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi một cách bền vững. - Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: + Về công tác phòng chống dịch: Từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin, dự báo dịch bệnh, xây dựng bản đồ dịch tễ; tăng cường công tác quản lý, giám sát dịch bệnh, đánh giá rủi ro trên phạm vi cả nước. Xây dựng, thực hiện các chương trình khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây sang người như bệnh cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng, bệnh dại, nhiệt thán, dịch tả lợn, niu cát xơn, bò điên; phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, trước mắt an toàn dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn do OIE công nhận; tăng cường năng lực chuẩn đoán bệnh. + Về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y: Củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu; kiểm dịch vận chuyển trong nước. Xây dựng quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung, hướng dẫn và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư theo
- 10 quy hoạch được duyệt; tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật (thịt, trứng, sữa, mật ong,...); xử lý các trường hợp vi phạm theo luật định. + Về công tác quản lý thuốc thú y và thanh tra thú y: Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; ban hành tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y; thực hiện việc kiểm tra, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y nhập khẩu, sản xuất trong nước, xử lý các trường hợp vi phạm theo luật định. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh thú y của các cơ quan , tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác thú y, xử lý các vi phạm hành chính về công tác thú y, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo về thú y trong tỉnh theo thẩm quyền. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về Thú y a) Khái niệm quản lý nhà nước: Các Mác đã viết: "Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động". Nhấn mạnh nội dung trên ông chỉ rõ: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải cần phải có nhạc trưởng. Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy định, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quy trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước. Theo giáo trình Nhà nước và pháp luật, quản lý hành chính nhà nước của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì: Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn