intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế địa phương và phát triển du lịch huyện bền vững, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI QUỐC KHƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÙI QUỐC KHƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Thái Bình THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả Bùi Quốc Khương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Lưu Thái Bình vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cung cấp các thông tin để tác giả hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Bùi Quốc Khương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Đóng góp của Luận văn ........................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG ........................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý du lịch tại địa phương ............................. 4 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của quản lý du lịch tại địa phương ................................. 7 1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong quản lý du lịch tại địa phương ........... 8 1.1.4. Nội dung quản lý du lịch tại địa phương ........................................ 9 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại địa phương ...... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý du lịch tại một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Cô Tô ................................................................. 13 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý du lịch .............. 13 1.2.2. Bài học rút ra cho huyện Cô Tô .................................................... 16 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 18 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 18
  6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 18 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ...................................................... 19 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................... 20 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 23 2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của huyện Cô Tô ......... 23 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý du lịch tại huyện Cô Tô .. 23 Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ.......................................................... 25 3.1. Khái quát về huyện Cô Tô ........................................................... 25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 25 3.1.2. Các điều kiện về kinh tế xã hội của huyện Cô Tô ........................ 29 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô Tô 33 3.2. Thực trạng du lịch huyện Cô Tô qua một số năm ........................ 34 3.2.1. Tình hình phát triển du lịch tại huyện Cô Tô ................................ 35 3.2.2. Tình hình phát triển các tuyến điểm du lịch tại huyện Cô Tô ...... 37 3.2.3. Tình hình về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch tại huyện Cô Tô .. 39 3.3. Thực trạng quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô .................... 43 3.2.1. Tình hình công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch ......................... 43 3.3.2. Công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ................................................................................................. 47 3.3.3. Công tác quản lý xúc tiến du lịch.................................................. 50 3.3.4. Công tác quản lý khách du lịch ..................................................... 53 3.3.5. Công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch ................ 55 3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý du lịch tại địa bàn huyện Cô Tô................................................................................................... 57 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 61 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 62
  7. v 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 63 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ......................................................... 65 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô .................................................................................. 65 4.1.1. Quan điểm, định hướng ................................................................. 65 4.1.2. Mục tiêu......................................................................................... 67 4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô .................................................................................................. 68 4.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực .............................................. 68 4.2.2. Giải pháp giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường..................... 71 4.2.3. Giải pháp về truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch .................. 72 4.2.4. Giải pháp về đầu tư ....................................................................... 74 4.2.5. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại huyện ............ 76 4.2.6. Hoàn thiện quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch ................ 77 4.2.7. Tăng cường sự phối hợp các cơ quan chức năng trong quản lý du lịch huyện ...................................................................................... 79 4.2.8. Các giải pháp khác ........................................................................ 82 4.3. Kiến nghị ....................................................................................... 88 4.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ..................................... 88 4.3.2. Đối với Hội Du lịch Cô Tô ........................................................... 88 4.3.3. Đối với Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch .......... 89 KẾT LUẬN ............................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 92 PHỤ LỤC ............................................................................................... 93
  8. vi
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CEC : Dung tích hấp thụ DLBV : Du lịch bền vững KT-XH : Kinh tế - xã hội PCCC : Phòng cháy chữa cháy TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VNPT : Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thang đo Likert .................................................................. 21 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô năm 2017 ................. 28 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các ngành qua các năm ở huyện Cô Tô .... 29 Bảng 3.3: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2015-2017 . 29 Bảng 3.4: Tình hình phát triển du lịch tại huyện Cô Tô từ năm 2015- 2017 ............................................................................................... 36 Bảng 3.5: Xây dựng tuyến điểm du lịch tại huyện Cô Tô................... 38 Bảng 3.6: Thống kê phân bổ cơ sở lưu trú du lịch huyện Cô Tô ........ 39 Bảng 3.7: Thống kê cơ sở ăn uống phân theo địa bàn tại huyện Cô Tô ........................................................................................ 40 Bảng 3.8: Phương tiện giao thông tham gia vào hoạt động du lịch năm 2017....................................................................................................42 Bảng 3.9: Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tại huyện Cô Tô .................................................................................. 46 Bảng 3.10: Số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Cô Tô năm 2017 ................................................................. 48 Bảng 3.11: Thống kê nguồn nhân lực tham gia các lớp nghiệp vụ cho phát triển du lịch huyện Cô Tô..................................................... 49 Bảng 3.12: Đánh giá về công tác tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch huyện Cô Tô.............................................. 50 Bảng 3.13: Ngân sách và phương tiện xúc tiến du lịch của huyện Cô Tô 51 Bảng 3.14: Đánh giá công tác quản lý công tác xúc tiến du lịch huyện Cô Tô ........................................................................................ 52 Bảng 3.15: Đánh giá công tác quản lý khách du lịch tại huyện Cô Tô .... 54 Bảng 3.16: Thống kê đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017 ............................................ 55
  11. ix Bảng 3.17: Đánh giá công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tại huyện Cô Tô............................................................ 56
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Biểu đồ dân số huyện Cô Tô qua các năm 2015-2017 ............... 31 Hình 3.2: Bộ máy quản lý du lịch tại huyện Cô Tô .................................... 47
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định cần đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ (trong đó có dịch vụ du lịch) đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế. Trong giai đoạn 2011-2016, ngành Du lịch đã có bước phát triển đáng kể. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch, luật pháp du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện. Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh: bao gồm những hòn đảo chơi vơi ngoài tuyến khơi xa bờ nhất, huyện trẻ nhất (mới thành lập), diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất, nhưng lại giữ vị trí tiền đồn hết sức quan trọng trước vùng biển đông bắc của Tổ Quốc, có tiềm năng kinh tế đa dạng, từng chịu những biến động quyết liệt nơi đầu sóng ngọn gió và hiện đang phát triển nhanh về kinh tế, xã hội. Toàn huyện gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hòn đảo quây quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đông bắc. Vùng biển phía bắc. Cô Tô giáp vùng biển Vĩnh Thực TP Móng Cái và vùng biển Cái Chiên huỵên Quảng Hà; phía tây giáp vùng biển Vân Hải (Minh Châu - Quan Lạn) huyện Vân Đồn; phía nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng; phía đông giáp hải phận quốc tế và xa hơn là vùng biển đảo Hải Nam, Trung quốc
  14. 2 Trong năm qua, lượng khách quốc tế đến với Cô Tô đạt 2.200 khách, cao hơn năm trước 1.542 khách, tăng 225,4%. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ước đạt khoảng 570 tỷ đồng, tăng 42,5% so với năm 2016. Du lịch đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp và khoảng 2.000 lao động gián tiếp trên địa bàn huyện. Hiện nay công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số hạn chế như công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch chưa thực hiện theo lộ trình; việc tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương còn khá cồng kềnh và nặng nề; quản lý công tác xúc tiến du lịch địa phương; quản lý khách du lịch còn chưa chuyên nghiệp và bài bản; công tác quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch của địa phương chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, để du lịch của huyện được khai thác triệt để, tận dụng được thế mạnh của địa phương nên tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô”, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế địa phương và phát triển du lịch huyện bền vững, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, góp phần tăng ngân sách và phát triển kinh tế địa phương và phát triển du lịch huyện bền vững, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du lịch tại địa phương - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
  15. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Cô Tô. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thông tin, số liệu từ năm 2015 - 2017, số liệu thứ cấp được điều tra năm 2018. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô, kiến nghị giải pháp đến năm 2020. 4. Đóng góp của Luận văn - Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý du lịch huyện trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô. Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị thuộc ngành du lịck và các đơn vị quản lý du lịch cấp huyện để có thêm kinh nghiệm trong quá trình quản lý du lịch cấp huyện. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý du lịch tại địa phương Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý du trên địa bàn huyện Cô Tô Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý du trên địa bàn huyện Cô Tô
  16. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý du lịch tại địa phương 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. 1.1.1.2. Khái niệm du lịch Theo quan điểm của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization-UNWTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm” Theo cuốn địa lí du lịch do PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ cùng nhóm tác giả biên soạn: “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo vệc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.IPirôgionic, 1985).” Theo luật Du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
  17. 5 1.1.1.3. Quản lý du lịch Quản lý du lịch là tất cả các hoạt động của một địa phương để thu hút lượt khách du lịch, ngày ở của khách du lịch, thị trường khách du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp. Quản lý du lịch trong các loại hình kinh doanh du lịch bao gồm: *) Kinh doanh cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch, gồm: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh du lịch, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch, bãi cắm trại du lịch. Kinh doanh cơ sở lưu trú là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời bằng việc phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác trong cơ sở lưu trú đó. Sản phẩm của cơ sở lưu trú phải kể đến đầu tiên là dịch vụ cho thuê phòng ngủ, đây cũng được xem như một chức năng chủ yếu của hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhưng nhu cầu của khách rời khỏi nơi cư trú đầu tiên không phải chỉ có ngủ mà còn có nhiều nhu cầu khác như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin mua hàng… như vậy sản phẩm của cơ sở lưu trú còn bổ sung các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách. Dựa vào tính chất là cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ nhu cầu của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, chúng ta có thể khái quát được sản phẩm của cơ sở lưu trú là toàn bộ dịch vụ phục vụ khách diễn ra trong quá trình từ khi nghe lời yêu cầu đầu tiên của khách đến khi tiễn khách rời khỏi cơ sở lưu trú, do đó, không thể xem sản phẩm của cơ sở lưu trú chỉ là những hàng hóa dịch vụ đơn lẻ mang tính kỹ thuật khô cứng. *) Kinh doanh vận chuyển khách du lịch Tại Điều 57 mục 3 của Luật Du Lịch ban hành ngày 27/06/2005 có quy định: Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch. Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch nhằm mục đích sinh lời thông qua việc sử dụng, cho thuê các phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển. Để
  18. 6 phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…Thực tế cho thấy, ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển. *) Kinh doanh lữ hành Hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung đề cập đến các hoạt động chính như: làm nhiệm vụ giao dịch; ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh lữ hành thường tồn tại hai hoạt động phổ biến sau: Kinh doanh lữ hành: là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Trong đó, Kinh doanh lữ hành bao gồm có kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Lữ hành nội địa là việc xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa. Lữ hành quốc tế là việc xây dựng, chào bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách quốc tế vào nước mình và đưa công dân nước mình đi du lịch nước ngoài, thực hiện chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
  19. 7 *) Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác Ngoài các hoạt động du lịch kinh doanh như đã nêu trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch… Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xu hướng phát triển mạnh. Phần không thể thiếu trong hành trình Du lịch là kinh doanh khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua bán hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao như sân golf và dịch vụ cho thuê dụng cụ đánh golf, dịch vụ thuê các thiết bị lướt ván, lặn biển, các dịch vụ thuê dụng cụ leo núi, các dịch vụ thuê dụng cụ du lịch mạo hiểm, dịch vụ massage… 1.1.2. Đặc điểm của quản lý du lịch tại địa phương Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,…và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch…phát triển du lịch là cơ sở, là công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động…Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải đảm bảo cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật,
  20. 8 đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng các công cụ này để tác động vào lĩnh vực du lịch. Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Bốn là, quản lý nhà nước còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý. Nền kinh tế thị trường với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt là khi vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đây là sự thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, mọi quan hệ hợp tác dù ở bất cứ lĩnh vực nào và với đối tác nào cũng cần có trình tự nhất định và chỉ có thể dựa trên cơ sở chính sách, pháp luật. 1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong quản lý du lịch tại địa phương Nước ta là một nước có nền kinh tế tập trung, mọi hoạt động của nền kinh tế đều chịu sự điều tiết của Nhà nước. Chính vì vậy, không chỉ riêng du lịch hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước mà tất cả các hoạt động khác trong nền kinh tế quốc dân đều rất cần có sự quản lý ấy để nền kinh tế nước nhà đi theo đúng định hướng. Đối với hoạt động du lịch được thể hiện ở các mặt sau: Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho du lịch phát triển, đảm bảo về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho sự phát triển ấy. Nhà nước cũng có các dự án đầu tư xây dựng, củng cố các khu du lịch, có những phương thức quảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2