intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu tiền thuê đất trong điều kiện thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; đánh giá thực trạng công tác quản lý của Cục thuế tỉnh Phú Thọ đối với thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHU THỊ THANH NHÀN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH CHU THỊ THANH NHÀN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤT TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG HỢP THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả Chu Thị Thanh Nhàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, em đã nỗ lực, cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường để hoàn thành luận văn với tên đề tài: “Tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ”. Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã truyền đạt những tri thức bổ ích, tạo điều kiện giúp đỡ trong thời gian em học tập tại trường. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, giúp em hoàn thành luận văn đúng thời hạn quy định của nhà trường. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang Hợp, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018 Tác giả Chu Thị Thanh Nhàn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝTHU TIỀN THUÊ ĐẤT ........................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về thuê đất và quản lý thu tiền thuê đất ............................... 5 1.1.1. Khái quát chung về thu tiền thuê đất ...................................................... 5 1.1.2. Quản lý thu tiền thuê đất ....................................................................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu tiền thuê đất .............................. 27 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu tiền thuê đất tại một số Cục thuế tỉnh .......... 27 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Cục thuế tỉnh Phú Thọ ................................. 31 Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 32 2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 34 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 34
  6. iv 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thu tiền thuê đất................................. 35 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý thu tiền thuê đất ............... 36 Chương 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤTTẠI CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ ..................................................................... 37 3.1. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ........................................... 37 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 37 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế của tỉnh Phú Thọ ........................ 38 3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ............................ 41 3.1.4. Đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ......................... 43 3.2. Thực trạng công tác quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ................................................................................ 44 3.2.1. Công tác chỉ đạo thực hiện .................................................................... 44 3.2.2. Kế hoạch quản lý thu tiền thuê đất ........................................................ 46 3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý thu tiền thuê đất .......................................... 48 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu tiền thuê đất .......................... 58 3.2.5. Kết quả điều tra doanh nghiệp thuê đất về công tác quản lý thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 60 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 64 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017 ........................................................ 66 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 66 3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 70 Chương 4.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU TIỀNTHUÊ ĐẤT CỦA CỤC THUẾ TỈNH PHÚ THỌ .................. 75 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu về công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ............................................... 75 4.1.1. Quan điểm về công tác quản lý thu tiền thuê đất đến năm 2020 .......... 75 4.1.2. Định hướng về công tác quản lý thu tiền thuê đất đến năm 2020 ........ 75 4.1.3. Mục tiêu về công tác quản lý thu tiền thuê đất đến năm 2020 ............. 75
  7. v 4.2. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 76 4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế .............................................. 76 4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp nộp tiền thuê đất .................................................................................. 77 4.2.3. Tăng cường công tác quản lý thu nợ tiền thuê đất và cưỡng chế nợ tiền thuê đất ..................................................................................................... 80 4.2.4. Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức ..... 82 4.2.5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các đơn vị thuê đất ........ 84 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 85 4.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế ............................................................... 85 4.3.2. Kiến nghị với UBND và các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91
  8. vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CQT Cơ quan thuế 3 DN Doanh nghiệp 4 ĐTNT Đối tượng nộp thuế 5 KK&KTT Kê khai và kế toán thuế 6 MST Mã số thuế 7 NNT Người nộp thuế 8 NSNN Ngân sách nhà nước 9 QLT Quản lý thuế 10 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 11 TNCN Thu nhập cá nhân 12 UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình lao động tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ .......................... 43 Bảng 3.2: Kết quả xây dựng dự toán thu tiền thuê đất trên địa bàntỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017..................................................... 47 Bảng 3.3: Tỷ lệ (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất trongtrường hợp thuê trả tiền hàng năm không thông qua đấu giá ................. 49 Bảng 3.4: Mẫu sổ quản lý thu tiền thuê đấtđang được áp dụngtại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 57 Bảng 3.5: Kết quả thanh, kiểm tra thu tiền thuê đất củaCục Thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017..................................................... 58 Bảng 3.6: Đánh giá của doanh nghiệp về giá thuê đất,diện tích thuê và tính tiền thuê đất ......................................................................... 61 Bảng 3.7: Đánh giá của doanh nghiệp về đội ngũ cán bộhỗ trợ doanh nghiệp nộp tiền thuê đất .............................................................. 62 Bảng 3.8: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệpnộp chậm tiền thuê đất ........................................................................................ 63 Bảng 3.9: Kết quả thực hiện thu tiền thuê đất so với dự toáncủa Cục Thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 .................................... 67 Bảng 3.10: Kết quả thực hiện thu tiền thuê đất củaCục Thuế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 ............................................................ 69 Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả nộp tiền thuê đất không đúng thời hạntrong giai đoạn 2015-2017 .................................................... 73
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kết quả thực hiện thu tiền thuê đất so với dự toántrên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017............................. 68 Hình 3.1. Trụ sở làm việc của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ .......................... 37 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ hiện nay .................................................................................. 42 Sơ đồ 4.1: Đề xuất tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ................... 76
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi đất nước. Ở nước ta, đất đai được xác định là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, là địa bàn phân bổ khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là thành quả cách mạng của cả dân tộc. Do đó, quản lý Nhà nước đối với đất đai là một vấn đề luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chính sách và pháp luật để quản lý đất đai nhằm phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt, từ khi chúng ta tiến hành đổi mới tới nay, các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc qua các thời kỳ đều đưa ra các chủ trương, chính sách về quản lý Nhà nước đối với đất đai, trong đó có quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất. Trong đó việc mở rộng quan hệ dân sự, gắn quan hệ đất đai với nền kinh tế thị trường, nâng cao vị thế của quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất bằng các biện pháp kinh tế là một bước đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ vai trò của đất đai đối với sự sống, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước về nắm chắc, quản chặt tới từng thửa đất. Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về đất đai. Ngoài ra trong điều kiện hiện nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường trong đó có sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản thì đất đai và nhà ở là nhu cầu vật chất thiết yếu của con người, tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt động này được thực hiện thông
  12. 2 qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Trong thời gian qua, công tác quản lý và thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, tình hình quản lý đất đai, quản lý nguồn thu từ đất nhất là thu tiền thuê đất còn nhiều hạn chế; việc phối hợp giữa các ngành, các cấp còn có những mặt bất cập, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chưa kiên quyết đã dẫn đến nhiều vướng mắc, tồn tại trong việc quản lý thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh. Tình trạng người sử dụng đất được nhà nước ban hành Quyết định giao đất nhưng tiến độ giải quyết các thủ tục đền bù kéo dài dẫn đến chậm bàn giao đất ảnh hưởng đến công tác quản lý thu tiền thuê đất. Một số đơn vị mặc dù đã được giao đất và đã sử dụng vào mục đích kinh doanh trong đơn vị nhưng không làm các thủ tục để kê khai xác định đơn giá tiền thuê đất để cơ quan thuế tiến hành lập bộ, quản lý đôn đốc nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước vào ngân sách nhà nước. Để quản lý tốt các khoản thu từ đất nhất là thu từ tiền thuê đất vấn đề đặt ra là phải rà soát đưa toàn bộ diện tích đất đã được UBND tỉnh có Quyết định giao cho người sử dụng đất để quản lý thu tiền thuê đất nhằm quản lý tốt nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai, tăng thu cho ngân sách nhà nước góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giao.Từ thực tế trên, tác giảlựa chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý thu tiền thuê đất tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ”làm luận văn tốt nghiệp của mình.
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu tiền thuê đất trong điều kiện thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý của Cục thuế tỉnh Phú Thọ đối với thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục thuế tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục thuế tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu tiền thuê đấtđối với các tổ chức thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Cục thuế tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiêncứu - Phạm vi về không gian:đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian:các số liệu thứ cấp sử dụng phân tích trong đề tài được lấy trong giai đoạn 2015-2017, số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra, phỏng vấn năm 2018. - Phạm vi về nội dung:công tác quản lý thu tiền thuê đất đối với người thuê đất bao gồm có doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân. Trong đó, có 82,7% đối tượng thuê đất là doanh nghiệp. Để hoạt động nghiên cứu được chuyên sâu, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  14. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài này có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất hàng năm. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văntập trung đi sâu, tìm hiểu, đánh giá với mong muốn đóng góp những điểm mới trên 2 phương diện đó là: - Về lý luận: đề tài khái quát, củng cố lý luận cơ bản về bản chất công tác quản lý thu tiền thuê đất, góp phần nhận thức đầy đủ hơn các nội dung khoa học và lý luận công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh. - Về thực tiễn: nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng công tác quản lý thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ. Luận văn là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho Cục Thuế tỉnh Phú Thọ trong việc đề ra các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu tiền thuê đất. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý thu tiền thuê đất của Cục thuế tỉnh Phú Thọ. Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu tiền thuê đất của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ.
  15. 5 Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU TIỀN THUÊ ĐẤT 1.1. Cơ sở lý luận về thuê đất và quản lý thu tiền thuê đất 1.1.1. Khái quát chung về thu tiền thuê đất 1.1.1.1. Khái niệm tiền thuê đất Tiền thuê đất là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được Nhà nước cho thuê đất trong một thời hạn nhất định.Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thu tiền thuê đất gồm có: Nghị định số 46/2014/NĐ ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 1.1.1.2. Đối tượngnộp tiền thuê đất (1). Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. - Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
  16. 6 - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối vượt hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối và tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai. - Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất không thu tiền sử dụng đất nhưng đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 142 Luật Đất đai; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại khi chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất mà phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 142 Luật Đất đai. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Khoản 2 Điều 161 Luật Đất đai. - Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp. - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc. (2). Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau: - Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
  17. 7 - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sông, ngòi, kênh rạch, suối để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 163 Luật Đất đai. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 163 Luật Đất đai. (3). Tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Ban Quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 150 Luật Đất đai; Ban Quản lý khu kinh tế cho thuê đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 151 Luật Đất đai. (4). Tổ chức, cá nhân được Cảng vụ hàng không cho thuê đất để xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay và đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 156 Luật Đất đai. (5). Tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà nước cho thuê mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai. 1.1.1.3. Căn cứxác định tiền thuê đất Tiền thuê đất phải nộp được xác định căn cứ vào diện tích đất được thuê và đơn giá thuê đất, cụ thể như sau: - Về diện tích đất thuê: diện tích đất tính thu tiền thuê đất là diện tích đất theo Quyết định cho thuê đất (hoặc Hợp đồng cho thuê đất) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp diện tích đất thực tế sử dụng khác với diện tích đất ghi trên quyết định cho thuê đất (hoặc Hợp đồng thuê đất) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì tính theo diện tích đất thực tế sử dụng. Trường hợp sử dụng một phần diện tích đất được giao không thu tiền sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì người sử dụng đất phải nộp tiền thuê đất theo diện tích đất thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ.
  18. 8 - Về đơn giá thuê đất: căn cứ đơn giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành, Giám đốc Sở Tài chính quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất; Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất. - Các khoản được giảm trừ: người được nhà nước cho thuê đất thuộc đối tượng được giảm tiền thuê đất và người được Nhà nước cho thuê đất mà ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ thì được trừ vào tiền thuê đất phải nộp; mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp (mức được khấu trừ tuỳ theo từng thời kỳ tương tự như đối với khấu trừ tiền sử dụng đất). 1.1.1.4. Quy trình thuê đất - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện kê khai hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận) khi công nhận quyền sử dụng đất; chuyển hình thức sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất; đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất và chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người sử dụng đất kê khai hồ sơ; tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, thống nhất thông tin của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ thì trả lại ngay trong ngày làm việc và hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ như sau: +Trường hợp áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất thì chuyển quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các giấy tờ có liên quan cho Văn phòng đăng ký đất đai.
  19. 9 + Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp, thu nhập, chiết trừ, thặng dư thì Sở Tài nguyên và Môi trường lập phương án giá đất gửi Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng để thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất cụ thể. - Cơ quan tài chínhbáo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất của địa phương tổ chức thẩm định giá đất theo đề nghị của cơ quan tài nguyên và môi trường và gửi kết quả thẩm định cho cơ quan tài nguyên và môi trường. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định giá, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm hoàn thiện phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định. - Cơ quan thuế tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến. Trường hợp phát hiện hồ sơ có sai sót hoặc thiếu căn cứ để xác định nghĩa vụ tài chính thì cơ quan thuế đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai xác định hoặc bổ sung thông tin. Tiếp nhận thông tin về các khoản người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp do cơ quan tài chính chuyển đến (nếu có). - Sau khi hồ sơ hợp lệ cơ quan thuế xác định và ban hành Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất theo các Mẫu quy định. Mỗi loại thông báo lập thành bốn (04) bản để gửi: 01 bản cho người sử dụng đất, 01 bản cho Văn phòng đăng ký đất đai, 01 bản cho Kho bạc nhà nước, 01 bản lưu tại cơ quan thuế.Thời hạn xác định và ban hành Thông báo như sau: + Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp không có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. + Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác định các khoản mà người sử dụng đất được trừ theo quy định của pháp luật do cơ quan tài chính chuyển đến đối với trường hợp có khoản mà người sử dụng đất được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
  20. 10 + Việc gửi Thông báo đến người sử dụng đất như sau: trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cơ quan thuế phải thực hiện chuyển Thông báo đến người sử dụng đất.Trường hợp chuyển Thông báo bằng đường bưu điện theo địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người sử dụng đất đã ghi trong Phiếu chuyển thông tin thì phải gửi theo hình thức “gửi bảo đảm”.Trường hợp chuyển Thông báo trực tiếp đến người sử dụng đất, việc giao nhận phải ghi vào “Sổ giao nhận Thông báo nghĩa vụ tài chính về đất đai” theo mẫu. - Phối hợp với Kho bạc nhà nước theo dõi, đôn đốc, cập nhật kết quả người sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các tiêu chí: số tiền đã nộp, số tiền còn nợ, số tiền chậm nộp. - Thực hiện xác nhận việc người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất đối với trường hợp đã được quy đổi số tiền đã ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc tiền đã nộp ngân sách nhà nước quy định - Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường và cơ quan tài chính rà soát các trường hợpthuộc đối tượng phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định của pháp luật để xác định và thông báo số tiền thuê đất phải nộp cho người sử dụng đất. - Thực hiện quyết toán số tiền thuê đất mà người sử dụng đất đã tạm nộp và ban hành Thông báo nộp tiền thuê đất theo quy định. 1.1.2. Quản lý thu tiền thuê đất 1.1.2.1. Khái niệm quản lý thu tiền thuê đất - Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2