intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, phân tích thực trạng quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần làm cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh ngày càng hoàn thiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THỊ NHƯ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410 GVHD : TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
  2. QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI i
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ & tên: NGUYỄN THỊ NHƯ Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 01/4/1984 Nơi sinh: Tây Ninh Quê quán: Thanh Hóa Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Khu phố 4, Thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Điện thoại cơ quan: 02763790161; Điện thoại nhà riêng: 0916416298 Fax: E-mail: nguyenthinhu1984qlda@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Chính Quy Thời gian đào tạo từ 11/2006 đến 10/2008 Nơi học (trường, thành phố): Trường THDL Kinh tế Kỹ thuật Phương Đông Tp.HCM Ngành học: Kế toán doanh nghiệp 2. Đại học: Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo từ 10/2007 đến 10/2011 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Ngành học: Tài chính ngân hàng Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Người hướng dẫn: ii
  4. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Công việc đảm Thời gian Nơi công tác nhiệm Làm việc tại Ban quản lý Dự án Đầu tư và Tháng 04/2007 Xây dựng huyện Châu Thành (Nay Ban quản Kế toán trưởng đến nay lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành) iii
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh không liên đới trách nhiệm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 05 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Như iv
  6. LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được bày tỏ một cách chân thành, trân trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Đình Bình, cảm ơn Thầy đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn những kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ lý luận đến thực tiễn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh đề cương này Xin trân trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô giáo, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn HĐND&UBND huyện Châu Thành, Lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành, Kho bạc Nhà nước Tây Ninh, Sở Tài chính Tây Ninh, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Châu Thành và Kho bạc Nhà nước huyện Châu Thành đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cũng như hỗ trợ về các nghiệp vụ liên quan trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô thông cảm và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày,…tháng 05 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Như v
  7. TÓM TẮT Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cần được áp dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, huyện Châu Thành đã có bước phát triển đáng kể về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhờ vào việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN đạt trình độ khá tốt trong từng giai đoạn từ lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư đến thanh toán, quyết toán, kiểm tra và giám sát đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số bất cập trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Châu Thành, Tây Ninh. Những bất cập này làm giảm hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để khắc phục những bất cập này, luận văn đã phân tích một cách toàn diện các khía cạnh phản ánh thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn của huyện Châu Thành. Luận văn đã rút ra những thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả của quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn của huyện Châu Thành trong thời gian tới, bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN; (2) Nâng cao chất lượng khâu cấp phát và thanh, quyết toán vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; (3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đầu tư và nghiệm thu và bàn giao công trình; (4) Hoàn thiện công tác tổ chức, nhân sự tham gia quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Với những giải pháp trên, hy vọng rằng có thể góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển huyện Châu Thành nói chung và công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện nói riêng vi
  8. ABSTRACT Theoretical basis for managing basic construction investment capital from the State budget needs to be applied in practice in the management of basic construction investment capital from the State budget in the district. In recent years, Chau Thanh district has made significant progress in economy, culture, and society, thanks to the good level of management of investment capital from the State budget in each stage, from planning, allocation of investment capital to payment, settlement, inspection, and supervision of investment. However, there are still some shortcomings in the process of managing investment capital from the State budget for basic construction in Chau Thanh district, Tây Ninh. These shortcomings have reduced the effectiveness of the management of investment capital from the State budget. To address these shortcomings, the thesis comprehensively analyzed various aspects reflecting the actual situation of managing investment capital from the State budget for basic construction in Chau Thanh district. The thesis drew achievements and limitations as well as the causes of these limitations. Based on this, the thesis proposed some basic solutions to enhance the effectiveness of managing investment capital for basic construction in Chau Thanh district in the coming time, including: (1) improving the quality of planning and allocation of investment capital from the State budget for basic construction; (2) enhancing the quality of the issuance and settlement of investment capital during project implementation; (3) strengthening inspection, supervision, and acceptance of investment capital usage and handover of projects; (4) completing the organization and human resources participating in the management of basic construction investment capital from the State budget. vii
  9. With these solutions, it is hoped that they can contribute a small part to the construction and development of Chau Thanh district in general and the management of basic construction investment capital in the district in particular. viii
  10. MỤC LỤC TRANG QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ................................................................................... i LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................v TÓM TẮT ................................................................................................................. vi ABSTRACT ............................................................................................................. vii MỤC LỤC ................................................................................................................. ix DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................xv DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xvi DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... xvii 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu......................................................... 7 5.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 5.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp ....................................................... 7 5.1.2. Phương pháp logic - lịch sử ................................................................... 8 5.1.3. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 8 5.1.4. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................. 9 5.2. Nguồn dữ liệu ............................................................................................ 9 ix
  11. 6. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .........................11 1.1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...................................................................11 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................11 1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ............12 1.1.4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ...........................................................................................................................13 1.1.5. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................13 1.1.6. Vai trò của việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ......15 1.1.7. Nội dung quản lý việc sử dung vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ............................................................................................................16 1.1.7.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ............................................................................................................ 16 1.1.7.2. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ ban từ nguồn ngân sách nhà nước ................................................................................................................................... 19 1.1.7.3. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ........................................................................................ 20 1.1.7.4. Quyết toán, tất toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .................................................................................................................... 21 1.1.7.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .................................................................................... 22 1.1.8. Các tiêu chí đánh giá quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ...........................................................................................24 1.1.8.1. Tiêu chí thanh toán vốn đầu tư .......................................................... 24 x
  12. 1.1.8.2. Tiêu chí về quyết toán vốn đầu tư ..................................................... 25 1.1.8.3. Tiêu chí về hoạt động giám sát thanh tra .......................................... 25 1.1.8.4. Hoạt động đầu tư XDCB đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội ... 26 1.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .....................................................................26 1.1.9.1. Thể chế, cơ chế, chính sách nhà nước về quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ............................................. 26 1.1.9.2. Năng lực của chủ đầu tư và đội ngủ cán bộ quản lý ......................... 27 1.1.9.3. Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành ............................................... 28 1.1.9.4. Ứng dụng công nghệ thông tin .......................................................... 28 1.1.10. Kinh nghiệm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở Việt Nam và tỉnh Tây Ninh ................................................................29 1.1.11. Kinh nghiệm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở tỉnh Đồng Tháp ..................................................................................29 1.1.12. Kinh nghiệm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở tỉnh Đồng Nai .....................................................................................31 1.1.13. Kinh nghiệm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở huyện Tân Châu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ......................................31 1.1.14. Kinh nghiệm quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở huyện Tân Biên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .......................................32 1.1.15. Bài học rút ra đối với công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN đối với huyện Châu Thành ........................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH ................35 2.1.1. Tổng quan huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh .......................................35 xi
  13. 2.1.2. Vị trí địa lý ..............................................................................................35 2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh .................37 2.1.3.1. Về kinh tế .......................................................................................... 37 2.1.3.2. Về xã hội ........................................................................................... 37 2.2 Thực trạng quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020..............38 2.2.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ...................................................................................................................38 2.2.2. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.....41 2.2.3. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ...........................................................................................48 2.2.4. Quyết toán, tất toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ...................................................................................................................54 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ................................................................................60 2.3.1. Thể chế, cơ chế, chính sách nhà nước về quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ................................................65 2.3.2. Năng lực của chủ đầu tư và đội ngủ cán bộ quản lý ...............................66 2.3.3. Cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành .....................................................66 2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................68 2.4.1. Những mặt đạt được ................................................................................69 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ...............................71 2.4.2.1. Những hạn chế .................................................................................. 71 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 76 xii
  14. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH..........................................................77 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB ..........79 3.2.2. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ...........................81 3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB.................................82 3.2.4. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư XDCB .....................................................................................84 3.2.5. Hoàn thiện công tác Kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ................................................85 3.2.6. Giải pháp khác: tổ chức thực hiện nâng cao trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh ..................................85 3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ........................................................86 3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Tây Ninh .............................................................87 3.3.3. Đối với UBND huyện Châu Thành .........................................................88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 90 KẾT LUẬN ...............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93 xiii
  15. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ BOT Build-Operate-Transfer FDI Foreign Direct Investment HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản xiv
  16. DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh ........................................................... 36 xv
  17. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH TRANG Biểu đồ 2.1.Cơ cấu thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 .....................................................................................54 Biểu đồ 2.2. Kết quả phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành giai đoạn 2016-2020 ...................................................................................................................................59 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ các đơn vị gây thất thoát lãng phí đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 .................................................................64 xvi
  18. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016– 2020 ...................................................................................................... 40 Bảng 2.2. Kết quả cấp phát vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 của huyện Châu Thành ........................................................................................................................ 42 Bảng 2.3. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016 - 2020 phân theo nguồn vốn ............................................................................43 Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN chia theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016 – 2020 .............................................................. 45 Bảng 2.5. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 ........................................................................................................ 51 Bảng 2.6. Kết quả thanh toán vốn đầu tư XDCB theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016- 2020 .......................................................................................................................... 52 Bảng 2.7. Kết quả thanh toán vốn đầu tư XDCB của huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020................................................................................................................. 53 Bảng 2.8. Tình hình quyết toán vốn đầu tư tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 ............................................................................ 56 Bảng 2.9. Tình hình quyết toán vốn đầu tư tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 (Theo giá trị)...................................................... 58 Bảng 2.10. Tổng hợp thanh kiểm tra đối với hoạt động quản lý vốn đầu tư tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020 ............................. 62 xvii
  19. 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế, vì có đầu tư thì mới có phát triển. Tuy nhiên, đầu tư XDCB là lĩnh vực tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan có liên quan do quá trình thực hiện đầu tư XDCB, trải qua nhiều giai đoạn từ chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức thi công, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư thanh quyết toán vốn đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Quá trình thực hiện phải sử dụng một lượng vốn lớn, trong một thời gian tương đối dài, do đó đòi hỏi phải có cách quản lý chặt chẽ về các mặt như mặt bằng, kỹ thuật, công nghệ, môi trường, con người … có như vậy các dự án, công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng mới phát huy hết hiệu quả. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước (NSNN) là vốn của NSNN được cân đối trong dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài để cấp phát, thanh toán và cho vay ưu đãi về đầu tư XDCB. Vốn Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển bao gồm: - Vốn trong nước của các cấp NSNN. - Vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý “Nhà nước” lên các đối tượng quản lý “vốn đầu tư, hoạt động sử dụng vốn ” trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Xác định được tầm quan trọng của công tác này, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” (nguồn Tạp chí Cộng Sản ngày 28-02-2012, Tác giả Nguyễn Hồng Sơn- 1
  20. Phó Vụ Trưởng Vụ Kinh Tế, Văn Phòng Trung Ương Đảng) là một trong ba khâu đột phá chiến lược của Đảng. Với chính chính sách đúng đắn của Đảng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước đã ngày càng hoàn thiện, góp phần to lớn vào những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước trong 30 năm đổi mới. Quán triệt quan điểm của Đảng, tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách … góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện vùng biên, các huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Với những những chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả tích cực như tỷ lệ giải ngân cao, đẩy nhanh tiến độ thi công. Cũng như trong cả nước, việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh rất được chú trọng. Huyện Châu Thành đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB như: phân khai vốn đầu tư XDCB đúng trọng tâm, trọng điểm; tiến hành cải cách đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính về cấp phát và quản lý sử dụng; kỷ luật đầu tư công được siết chặt …. Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục đích, sai nguyên tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu..., góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu từ XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Châu Thành thời gian qua vẫn còn một số tồn tại: tình trạng thất thoát, lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN vẫn xảy ra ở một số dự án, nợ đọng XDCB lớn; từ khâu lập quy hoạch, lập dự án, thực hiện dự án, giám sát thi công, nghiệm thu đến thanh, quyết toán vốn đầu tư, dẫn đến tình trạng xây dựng nợ dàn trải, nợ đọng XDCB lớn kéo dài nhiều năm... Vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng vốn đầu tư XDCB 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0