intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

59
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, thực tiễn xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc và phân tích đánh giá thực trạng môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của Công ty cổ phần may Sơn Hà đề xuất chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty cổ phần may Sơn Hà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN HOÀNG HIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN HOÀNG HIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỌ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu từ những tài liệu tham khảo, thực tế tại Công ty cổ phần may Sơn Hà. Tôi xin cam đoan với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà” là không sao chép từ luận văn, luận án của ai khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…. NGƢỜI CAM ĐOAN
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập theo chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ của các Giáo sư, Tiến sỹ, thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt khóa học. Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS . Nguyễn Mạnh Hùng. Thầ y đã luôn tâ ̣n tình hướng dẫn , đinh ̣ hướng và gó p ý giúp đỡ tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luâ ̣n văn này . Đến nay tôi đã hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà”. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn đồng khóa tại lớp QLKT3 – K24, Khoa Kinh tế chính trị Đại học kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội; đồng nghiệp tại Công ty cổ phần may Sơn Hà đã giúp đỡ, hỗ trợ giúp tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY MẶC ...................................................... 4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu. .................................................................. 4 1.1.1 Các bài báo, tạp chí .................................................................................. 4 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh có liên quan. ........................................................................................................... 7 1.2 Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc.................................................................................................. 8 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 8 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa cơ bản của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc. ..................................................................................... 11 1.2.3. Nội dung chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc.12 Xây dựng và lựa chọn chiến lược ................................................................... 15 1.2.4. Chủ thể quy trình các bước công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh trong ngành may mặc. ..................................................................................... 21 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh ..... 23
  6. 1.3 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần may Sơn Hà. ................................ 29 1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến ......................................................................................... 29 1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may mặc đầu tư thương mại Thành Công ............................................................... 30 1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần may Sơn Hà ................. 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC SỬ DỤNG........ 32 2.1. Địa điểm, đối tượng và quy trình nghiên cứu .......................................... 32 2.1.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 32 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.2.1 Phương pháp thu thập tình hình số liệu ................................................. 33 2.2.2. Phương pháp xử lý tình hình số liệu. .................................................... 34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ ........................................................ 37 3.1. Phân tích về thị trường may mặc( môi trường bên ngoài) ....................... 37 3.1.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................. 37 3.1.2. Môi trường vi mô .................................................................................. 42 3.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.................................................. 48 3.2. Phân tích tổng quan Công ty cổ phần may Sơn Hà. ................................ 49 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty............................................ 49 3.2.2 Ngành nghề kinh doanh, mục tiêu và phạm vi hoạt động...................... 50 3.2.3 Cơ cấu tổ chức. ....................................................................................... 51 3.2.4 Các loại sản phẩm sản xuất chủ yếu. ..................................................... 56 3.2.5. Phân tích môi trường bên trong ............................................................ 57 3.2.6 Hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm. ..... 71
  7. 3.2.7 Ma trận đánh giá môi trường bên trong ................................................. 73 3.3 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường và hình thành ma trận SWOT. . 74 CHƢƠNG 4: CHIẾN LƢỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ ................................................................................... 80 4.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà. ..................... 80 4.1.1. Xác định sứ mệnh, mục tiêu của Công ty ............................................. 80 4.1.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh giai đoạn 2018-2028. ........................ 83 4.2.Các giải pháp thực hiện chiến lược ........................................................... 85 4.2.1 Xây dựng chính sách giá. ....................................................................... 85 4.2.2.Chính sách giao tiếp khuyếch trương..................................................... 89 4.2.3.Nâng cao hiệu quả công tác bán hàng. ................................................... 91 4.2.4 Thâm nhập thị trường quốc tế. ............................................................... 96 4.2.5 Phát triển sản phẩm và đa dạng hoá ....................................................... 97 4.2.6 Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển: .......................................... 99 4.2.7.Tăng cường quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn .................................. 100 4.2.8 Phát triển nguồn nhân lực .................................................................... 102 4.2.9.Tạo động lực cho người lao động ........................................................ 102 4.3. Điều kiện để thực hiện chiến lược ......................................................... 103 4.4. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 107 4.4.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước, bộ ngành, địa phương. ............... 107 4.4.2. Với Tập đoàn dệt may Việt Nam. ...................................................... 107 4.4.3. Với Thị xã Sơn Tây. ............................................................................ 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CLKD Chiến lược kinh doanh 3 SXKD Sản xuất kinh doanh 4 CT Công ty 5 XHCN Xã hội chủ nghĩa 6 DN Doanh nghiệp i
  9. DANH MỤC BẢNG TT BẢNG NỘI DUNG TRANG 1 Bảng 1.1 Ma trận SWOT 18 2 Bảng 1.2 Bảng phân tích tóm tắt mô hình PEST++ 26 3 Bảng 3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 48 4 Chỉ tiêu tổng sản lượng sản xuất đạt được trong năm Bảng 3.2 57 2015 – 2016 5 Bảng 3.3 Cơ cấu lao động của công ty 58 6 Bảng 3.4 Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị doanh thu 58 7 Bảng 3.5 Tỉ suất lợi nhuận trên một lao động 60 8 Bảng 3.6 Tình hình sử dụng tài sản của Công ty 61 9 Bảng 3.7 Bảng tỉ suất doanh thu trên vốn của Công ty 62 10 Bảng 3.8 Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Công ty 63 11 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty 64 12 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Bảng 3.10 66 ba năm gần đây 13 Bảng tổng hợp TSCĐ của công ty Cổ phần may Sơn Bảng 3.11 69 Hà năm 2016 13 Tình hình máy móc thiết bị về mặt hiện vật của Công ty Bảng 3.12 70 năm 2016 Bảng 3.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 73 Bảng 3.14 Ma trận SWOT của Công ty cổ phần may Sơn Hà 74 14 Bảng 4.1 Chủng loại sản phẩm của công ty 98 ii
  10. DANH MỤC HÌNH TT HÌNH NỘI DUNG TRANG 1 Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 23 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may 2 Hình 2.1 33 Sơn Hà Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may 3 Himh3.2 52 Sơn Hà iii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG 1 Sơ đồ 1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 24 (Mô hình PEST) 2 Sơ đồ 1.3 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của 27 Michael Porter iv
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại các hội thảo về Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gần đây, nhiều chuyên gia khẳng định: ngành may mặc Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế, có tiềm năng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại (FTA) nói chung và từ Hiệp định CPTPP nói riêng. Đây là lý do mà may mặc là ngành ưu tiên hàng đầu trong đàm phán CPTPP. Đối với ngành may mặc, đây cũng là những thách thức vô cùng to lớn, do hầu hết các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng cho sự đàm phán và ký kết hiệp định CPTPP. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, vấn đề cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra giải pháp hợp lý và kịp thời. Công ty cổ phần may Sơn Hà là một trong những doanh nghiệp trong ngành May mặc. Công ty đã gặp không ít khó khăn trước sự cạnh tranh của các đối thủ nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Do đó chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần may Sơn Hà giai đoạn 2018 – 2028 hết sức quan trọng và thật sự cần thiết. Việc ký kết hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp Việt Nam có cả cơ hội và thách thức đan xen, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng. Với sân chơi CPTPP, các trò chơi đòi hỏi trí tuệ hơn, tầm nhìn dài hạn hơn. Ngành may mặc Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng nhanh của nhu cầu thị trường, tuy nhiên cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gia tăng. Phần thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp biết xây dựng mục tiêu, tận dụng thời cơ và thế mạnh để khắc phục điểm yếu và vượt qua thử thách. Nói cách khác, để tồn tại và phát 1
  13. triển trong cơ chế thị trường cần phải có chiến lược hợp lý. Đây cũng là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Công ty cổ phần may Sơn Hà là một trong những đơn vị sản xuất trong ngành may mặc cũng đứng trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao về tìm kiếm con đường, cách thức thích ứng với cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . Đòi hỏi Công ty phải có chiến lược kinh doanh để định hướng phát triển Công ty phát huy được tiềm năng thế mạnh, định hướng rõ thị trường mục tiêu, thị trường chức năng. Hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, xây dựng hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số đo lường đánh giá, các mục tiêu rõ ràng và sát với thực tế. Vì vậy để tiếp tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng đang diễn ra trong môi trường kinh doanh đòi hỏi công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà " có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Từ những thuận lợi và thách thức làm thế nào để Công ty cổ phần may Sơn Hà có chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời gian tới? 1.3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, thực tiễn xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc và phân tích đánh giá thực trạng môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của Công ty cổ phần may Sơn Hà đề xuất chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty cổ phần may Sơn Hà. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp trong ngành may mặc tại Việt Nam. - Tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh ở một số doanh nghiệp may mặc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty. 2
  14. - Đánh giá thực trạng môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và tình hình sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà giai đoạn 2018 - 2028. - Đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà giai đoạn 2018 - 2028 đáp ứng yêu cầu hội nhập mà vẫn phát huy được các lợi thế sẵn có. - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà giai đoạn 2018 - 2028. 1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài đi sâu môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh khoa học phù hợp với Công ty. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Việc phân tích môi trường kinh doanh (môi trường bên trong, môi trường bên ngoài), phân tích thực trạng của Công ty cổ phần may Sơn Hà được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016. - Chiến lược kinh doanh của Công ty được xây dựng đến năm 2028 với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành may mặc. 1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn được thiết kế theo bố cục gồm: 04 chương chính, kết luận, tài liệu tham khảo, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Chương 3: Thực trạng môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà. Chương 4: Chiến lược kinh doanh và các giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà . 3
  15. CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH MAY MẶC 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể một cách bền vững. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với các phần nguồn lực huy động, sử dụng cho các lợi ích đó. Đối với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc định hướng chiến lược và điều chỉnh chỉnh chiến lược kịp thời, có cơ sở thường đem lại những lợi ích to lớn. Thực hiện nghiên cứu về Xây dựng Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Sơn Hà, tác giả đã tìm hiểu các tài liệu viết về chiến lược kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các bài báo, tạp chí và các tài liệu liên quan đến ngành may mặc, các đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ liên quan đến xây dựng chiến lược kinh doanh. 1.1.1 Các bài báo, tạp chí 1) Bài báo “May mặc Việt Nam ngày càng chịu sức ép cạnh tranh với Trung Quốc, Myanmar” (11/2017) của tác giả Chung Thủy trên VOV đã nêu rõ cạnh tranh trên thị trường may mặc trên thế giới ngày càng khốc liệt. Bên cạnh những lợi thế, tiềm năng của ngành may mặc, các chuyên gia trong ngành thừa nhận, do phương thức sản xuất chủ yếu là gia công cho các đơn hàng nước ngoài nên tỷ lệ giá trị gia tăng không cao. Điểm yếu nhất hiện nay là chưa phát triển được chuỗi cung ứng may mặc khiến giá trị gia tăng toàn 4
  16. ngành thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia... Các nước này không chỉ đột phá về thị phần xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước, các chính sách về bảo hiểm, đất đai, thuế... đều thấp hơn so với Việt Nam. Đây thực sự là một bài toán khó cho các doanh nghiệp may mặc trong nước đối với công tác tiêu thụ sản phẩm chiếm lĩnh thị trường. 2) Bài báo “May mặc Việt Nam - thách thức và cơ hội” (7/2016) của tác giả Nguyễn Minh trên Người lao động đã chỉ ra hiện tại ngành may mặc Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt ở tất cả lĩnh vực: giá, năng suất lao động, rào cản kỹ thuật với một số nước, thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn... Trong khi đó, cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước lại có những điều chỉnh chưa bắt kịp với tình hình chung của ngành. Bên cạnh đó khó khăn lớn của doanh nghiệp may mặc hiện nay là đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực và quản trị. Bài báo cũng đã đề cập đến các vướng mắc mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc gặp phải đó là cần có đội ngũ chuyên gia trong vấn đề quản trị doanh nghiệp và nguồn nhân lực chất lượng cao. 3) Bài báo " Công nghiệp 4.0 tác động gì đến ngành may mặc Việt Nam" (11/2017) của tác giả Nguyễn Quỳnh trên VOV. Theo bài báo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn. Cuộc cách mạng này sẽ góp phần nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa. Tuy nhiên, công nghiệp 4.0 dự báo cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành sản xuất. Đó là nguy cơ mất việc làm cao đối với một số ngành thâm 5
  17. dụng lao động, may mặc. Theo một báo cáo mới đây của ILO, máy móc công nghệ của công nghiệp 4.0 có thể thay thế 85% lao động may mặc của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách phát triển ngành may mặc trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đối với ngành may mặc, một ngành có tính thời trang cao, có nhiều công đoạn sản xuất, công nghiệp 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động tay chân của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn may. Tuy nhiên, công nghiệp 4.0 vẫn làm gia tăng nguy cơ mất việc làm đối với lao động may mặc, đặc biệt là lao động có trình độ thấp và ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc, song mức độ tác động ở mỗi công đoạn sản xuất may mặc cũng khác nhau. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng, tìm hiểu kỹ về công nghiệp 4.0, sự tác động của nó đến ngành may mặc bằng cái nhìn thực tế, khách quan phù hợp với đặc điểm của một ngành sản xuất hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp với giá cả hợp lý. Doanh nghiệp may mặc cần xác định các công việc trong dây chuyền sản xuất, có thể tự động hóa theo phương châm vừa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động vừa quan tâm sử dụng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực (con người, vốn, công nghệ) để có thể từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn. Đồng thời, liên kết với đối tác, khách hàng để nắm bắt xu hướng, nhu cầu đối với các loại sản phẩm, có nguy cơ di chuyển sản xuất về lại thị trường đang tiêu thụ. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu, tham khảo các bản tin định kỳ hàng tháng của Hiệp hội may mặc Việt Nam, Tạp chí may mặc, Tạp chí có liên quan đến ngành may mặc, ... 6
  18. 1.1.2. Các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh có liên quan. - Luận văn thạc sĩ (2015), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Hải Anh” của tác giả Nguyễn Thị Huyền. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Hải Anh và nghiên cứu sang các công ty cạnh tranh trong kinh doanh đất và than làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát và sành sứ từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2020. - Luận văn thạc sĩ (2009), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần 32 đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Văn Bình. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và xây dựng được một chiến lược kinh doanh đến năm 2020 cho Công ty cổ phần 32 - một công ty sản xuất các mặt hàng da - giầy, dép, hàng may mặc và kinh doanh nguyên vật liệu may mặc, da giày cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Luận văn thạc sĩ (2011), “Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các giải pháp thực hiện” của tác giả Nguyễn Nguyễn Thị Minh Hương. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho chiến lược kinh doanh đến năm 2020 của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. - Luận văn thạc sĩ (2015), “Xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 của Công ty TNHH NATSTEEL VINA” của tác giả Ngô Đình Khôi. Đề tài đã phân tích thực trạng, đưa ra một số chiến lược và đề xuất lựa chọn giải pháp chiến lược tối ưu để áp dụng cho Công ty TNHH NATSTEEL VINA. - Luận văn thạc sỹ (2014), “Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần may mặc đầu thương mại Thành Công giai đoạn 2013 - 2020" của tác giả Châu Minh Tuấn. Nghiên cứu đã đánh giá khá toàn diện về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may mặc đầu thương mại Thành Công, 7
  19. tìm ra những lợi thế, những yếu kém, những cơ hội và đe dọa từ đó xây dựng chiến lược công ty đến năm 2020. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo, tạp chí, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về chủ đề xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các công trình này bước đầu hệ thống hóa và giải quyết được một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến chủ đề như đã đưa ra được các khái niệm, các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng...Tuy nhiên dưới góc độ là một doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc và đặc biệt là đối với Công ty cổ phần may Sơn Hà với những thế mạnh về nguồn nhân lực, quy trình sản xuất, thị trường truyền thống thì vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu, đề cập đến chiến lược kinh doanh. Do vậy luận văn có tính mới và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn, đặc biệt là đối với Công ty cổ phần may Sơn Hà. 1.2 Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành may mặc 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản Chiến lược kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra nhiều định nghĩa khác về thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” như: Theo Alfed Chandler: “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp đồng thời phải lựa chọn cách thức và tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo M.Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế canh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo General Ailleret: “Chiến lược là những con đường, những phương tiện vận dụng để đạt được mục tiêu đã được xác định thông qua những chính sách”. 8
  20. Theo William J´.Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. Ngoài ra chiến lược kinh doanh còn được định nghĩa theo 6 yếu tố dưới đây: - Thị trường sản phẩm: Cơ hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm của nó, thị trường mà nó phục vụ, các nhà cạnh tranh mà nó có thể đương đầu hay né tránh và mức độ hội nhập của nó. - Mức độ đầu tư: Có thể chọn lựa những khả năng sau: đầu tư mở rộng hoặc đầu tư thâm nhập thị trường , đầu tư để duy trì vị thế hiện tại, giảm thiểu đầu tư để rút lui, hoặc thanh lý để giải thể doanh nghiệp. - Chiến lược chức năng: Cách thức cạnh tranh có thể dồn vào một hay nhiều chức năng sau đây: Chiến lược sản phẩm, chiến lược vị thế, Chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược sản xuất, chiến lược công nghệ thông tin, chiến lược phân khúc, chiến lược toàn cầu. - Tài sản chiến lược và năng lực chiến lược: Năng lực chiến lược là những khía cạnh vượt trội của doanh nghiệp. Tài sản chiến lược là sức mạnh tài nguyên của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Khi ra chiến lược cần chú ý đến phí tổn cũng như sự có thể tạo lập, duy trì tài sản và năng lực làm cơ sở cho lợi thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp. - Sự phân bổ tài nguyên: Tài nguyên tài chính và các tài nguyên phi tài chính như nhà xưởng, thiết bị, con người tất cả đều phải được phân bổ. Quyết định phân bổ là yếu tố then chốt đối với chiến lược. - Tác dụng hiệp đồng giữa các doanh nghiệp: chỉ những doanh nghiệp đạt được tác dụng hiệp đồng mới có lợi thế vượt trội so với những doanh nghiệp bỏ qua hoặc không khai thác được tác dụng hiệp đồng này. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0