intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiện trạng quần thể loài chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe Nƣớc Trong, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định hiện trạng quần thể Chà vá chân nâu tại khu vực Động Châu - Khe Nước Trong. Xác định các mối đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của loài trong khu vực nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp bảo tồn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Đánh giá hiện trạng quần thể loài chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe Nƣớc Trong, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN ĐẶNG HIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ LOÀI CHÀ VÁ CHÂN NÂU Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) TẠI KHU VỰC ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỘNG CHÂU – KHE NƢỚC TRONG, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, năm 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019 Tác giả Trần Đặng Hiếu
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các tổ chức, cá nhân. Qua đây cho tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân: Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu” thuộc Chƣơng trình KHCN: Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng giai đoạn 2016 – 2020”, mã số: BĐKH.38/16-20 đã hỗ trợ cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo. Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Lê Trọng Trải và bà Phạm Tuấn Anh (Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt) đã tài trợ kinh phí, cung cấp các thiết bị hỗ trợ vô cùng hữu ích phục vụ cho nghiên cứu cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Ngọc Cần đã hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện thu thập số liệu trên thực địa. Xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, Ban quản lý Rừng phòng hộ Động Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đƣợc thực hiện hoạt động nghiên cứu thực địa.
  4. iii Nhân dịp này tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh/em: ThS. Lê Văn Ninh, Lê Công Tình, Hà Văn Nghĩa (Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt), Hà Đình Phƣơng và Võ Văn Hùng (Ban quản lý Rừng phòng hộ Động Châu), đã tham gia và giúp đỡ rất tận tình trong quá trình thu thập số liệu ngoài thực địa. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các anh/em là những ngƣời dân xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong. Cuối cùng, tôi xin đƣợc bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, vợ và gia đình cùng bạn bè đã ủng hộ, ân cần động viên, dành sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019 Tác giả Trần Đặng Hiếu
  5. iv MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.1. Phân loại thú linh trƣởng ở Việt Nam ............................................................. 3 1.1.1. Đặc điểm chung của thú linh trưởng ................................................................ 3 1.1.2. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam ............................................................. 4 1.2. Bảo tồn Linh trƣởng ở Việt Nam ...................................................................... 7 1.3. Một số đặc điểm của loài Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus .......... 10 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG .............................................................. 12 PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 12 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 12 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................................ 13 2.4.2. Phương pháp điều tra tuyến ................................................................................. 14 2.4.3. Phương pháp xác định các mối đe dọa ............................................................. 16 2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ............................................................... 16 2.4.5. Đánh giá các mối đe dọa ....................................................................................... 17 Chƣơng 3:ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................ 19 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 19 3.1.1. Vị trí địa lý. ................................................................................................................ 19 3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .................................................................................. 19
  6. v 3.1.3. Địa hình và địa chất ................................................................................................ 20 3.1.4. Khu hệ thực vật ......................................................................................................... 22 3.1.5. Khu hệ động vật ........................................................................................................ 27 3.2. Thực trạng về dân sinh, kinh tế - xã hội ....................................................... 29 3.2.1. Đặc điểm dân số và dân tộc.................................................................................. 29 3.2.2. Đặc điểm inh tế....................................................................................................... 30 3.2.3. Đặc điểm x hội và cơ sở hạ tầng. ..................................................................... 30 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LU N.............................. 32 4.1. Hiện trạng quần thể loài Chà vá chân nâu tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe nước trong : ......................... 32 4.1.1. Kết quả điều tra hiện trạng quần thể Chà vá chân nâu .............................. 32 4.1.2. Đặc điểm cấu trúc đàn của Chà vá chân nâu tại khu vực nghiên cứu ... 34 4.2. Đặc điểm phân bố loài Chà vá chân nâu tại khu vực nghiên cứu ...... 36 4.2.1. Phân bố của loài Chà vá chân nâu theo khu vực .......................................... 36 4.2.2. Phân bố của loài Chà vá chân nâu theo độ cao. ........................................... 37 4.3. Các mối đe dọa ........................................................................................................ 38 4.3.1. ăn t động vật hoang dã .................................................................................... 38 4.3.2. Phá hủy sinh cảnh .................................................................................................... 39 4.3.3. Đánh giá mức độ đe dọa ........................................................................................ 40 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ..... 42 Chƣơng 5. KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 48 5.1. Kết luận. ..................................................................................................................... 48 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 49 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IUCN Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên KBTTN Khu Bảo tồn thiên nhiên KNT Khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Khe nƣớc Trong LT Lâm trƣờng CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 1.1 Tổng kết về phân loại thú Linh trƣởng ở VN theo thời gian 5 Phân loại thú Linh trƣởng ở Việt Nam theo Christian Roos Bảng 1.2 (2014) 5 Bảng 1.3 Tình trạng bảo tồn các loài thú linh trƣởng ở Việt Nam 7 Thành phần loài động vật có xƣơng sống khu vực Động Châu - Bảng 3.1 Khe Nƣớc Trong 28 Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng đất 30 Số lƣợng đàn Chà vá chân nâu ghi nhận đƣợc trên các tuyến Bảng 4.1 điều tra 32 Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa đến sinh cảnh và Bảng 4.2. quần thể Chà vá chân nâu 41 Bảng 4.3. Các tuyến giám sát đề xuất 43
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ Hình chà vá chân nâu đƣợc chụp vào ngày 26/9/2019 tại Hình 1.1 11 KNT Hình 2.1 Sơ đồ 30 tuyến điều tra đƣợc đề tài thiết kế 14 Hình 4.1 Sự phân bố của đàn Chà vá chân nâu tại khu vực KNT 34 Tần xuất gặp số lƣợng cá thể trong đàn của 68 đàn đƣợc ghi Hình 4.2 35 nhận Tần xuất bắt gặp số lƣợng cá thể trong đàn theo nhóm của 68 Hình 4.3 35 đàn đƣợc ghi nhận Hình 4.4 Phân bố các đàn Chà vá chân nâu theo độ cao 37 Hình 4.5 Xác một loài linh trƣởng bị mắc vào bẫy tại khu vực KNT 39 Hình 4.6 Bản đồ các tuyến đề xuất giám sát Chà vá chân nâu 45
  10. 1 MỞ ĐẦU Việt nam là một quốc gia có mức độ đa dạng các loài thú linh trƣởng rất cao ở Khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định đƣợc 25 loài thú linh trƣởng thuộc 3 họ chính: Họ Culi (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vƣợn (Hylobatidae) tại Việt Nam. (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 2009). Ngoài sự đa dạng về loài, Việt Nam là quốc gia có số lƣợng loài thuộc nhóm đặc hữu cao nhất thế giới, bên cạnh một số quốc gia có mức đặc hữu cao nhƣ Brazil, Indonesia, Madagasca. Tuy nhiên, do áp lực săn và bị mất sinh cảnh sống nên các quần thể động vật hoang dã nói chung và các loài linh trƣởng nói riêng đang bị suy giảm nhanh chóng, đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe Nƣớc Trong ( au đây gọi t t là khu vực Động Châu - Khe Nước Trong) nằm ở huyện Lệ Thủy, phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện t ch khoảng hơn 20.000 ha, bao gồm chủ yếu là rừng nhiệt đới thƣờng xanh còn t nh chất nguyên sinh nằm trong Vùng sinh thái Đất thấp miền Trung rộng lớn (khoảng 500.000 ha) kéo dài dọc biên giới Việt Nam - Lào từ huyện Minh Hóa nối liền với các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang huyện Hƣớng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một vài khu vực dọc biên giới Việt- Lào. Đặc biệt khu vực Động Châu - Khe Nƣớc Trong còn bảo tồn đƣợc một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thƣờng xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp. Kiểu rừng đã trở nên rất hiếm ở Việt Nam do bị tác động mạnh và bị thu hẹp ở các vùng khác. Về động vật bƣớc đầu đã ghi nhận sự tồn tại của nhiều loài động vật quý hiếm nhƣ Bò tót, Sao La, Mang Lớn, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn, Trĩ sao, Hồng hoàng vv Về thực vật có nhiều loài qu hiếm nhƣ: Gụ mật, Gụ
  11. 2 lau, Lim xanh, Vù hƣơng, Re hƣơng, Dạ hƣơng Khu vực Động Châu - Khe Nƣớc Trong đƣợc tổ chức Bảo tồn Chim Thế giới công nhận là một trong 62 vùng chim quan trọng và đặc hữu của Việt Nam (2002). Chà vá chân nâu là loài đặc hữu của Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia, là loài có nghĩa bảo tồn toàn cầu, đƣợc phân hạng ở mức Nguy cấp (EN) trong Danh lục Đỏ các loài bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN 2019 , Phụ lục I của CITES 2015 . Ở phạm vi Quốc gia loài này đƣợc xếp ở mức Nguy cấp EN trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 , và có tên trong nhóm IB của Nghị Định 06/2019/NĐ-CP của Ch nh phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở Việt Nam Chà vá chân nâu phân bố dọc dãy Trƣờng Sơn khu vực giáp biên giới Việt Nam - Lào. Giới hạn phân bố ph a bắc là tỉnh Nghệ n và giới hạn ph a nam là tỉnh Đăk Lăk .Ngoài ra Chà vá chân nâu còn có ở bán đảo Sơn Trà, Đà N ng Van Peenan, 1969 . Nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của Chà vá chân nâu, KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là một trong số ít các khu vực đang bảo tồn đƣợc một diện tích lớn rừng nhiệt đới thƣờng xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp. Đồng thời khu vực này nằm trong vùng sinh thái đất thấp miền Trung rộng lớn đƣợc đánh giá là một trong các trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Từ trƣớc đến nay chƣa có cuộc điều tra chuyên sâu nào về loài Chà vá chân nâu đƣợc thực hiện tại khu vực này. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng quần thể loài chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) tại khu vực đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - Khe Nƣớc Trong, tỉnh Quảng Bình”. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào làm cơ sở dữ liệu khoa học đƣa ra các đề xuất, hƣớng giải quyết nhằm quản lý và bảo tồn quần thể loài Chà vá chân nâu nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung tại khu vực Động Châu - Khe Nƣớc Trong.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại thú linh trƣởng ở Việt Nam 1.1.1. Đặc điểm chung của thú linh trưởng Bộ Linh trƣởng (Primates) hay còn gọi là Bộ Khỉ hầu gồm những loài thú có kiểu đi bằng cả bàn chân, sống chủ yếu trên cây, ăn tạp hay ăn thực vật. Ngoài những đặc điểm chung về cấu tạo của động vật có xƣơng sống, của nhóm thú thì sự thích nghi với đời sống trên cây của thú Linh trƣởng đƣợc đặc trƣng bởi hình dạng và cấu trúc các chi. Xƣơng cẳng tay, xƣơng cánh tay khớp động với xƣơng bả vai và có thể quay quanh trục của nó. Chi có 5 ngón, ngón 1 (ngón cái) nằm đối diện với 4 ngón còn lại. Hệ xƣơng đai ngực luôn có xƣơng đòn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cử động ngang của chi trƣớc một thể loại vận động rất cần thiết cho đời sống leo trèo. Nhờ cấu tạo đặc biệt này nên chi trƣớc giảm đáng kể vai trò nâng đỡ cơ thể trong vận chuyển và khả năng cầm nắm tốt hơn gọi là tay. Thân chuyển dần tƣ thế nằm ngang của nhóm thú thành chiều thẳng đứng, đồng thời sự thay đổi đó cũng đã làm thay đổi vị trí của nhiều nội quan và não. Hộp sọ tăng theo chiều cao và giảm nhiều chiều dài. Đáy hộp sọ nằm vuông góc với cột sống. Hai hố mắt gần nhau, mắt hƣớng về trƣớc tạo nên kiểu nhìn lƣỡng hình. Thể tích hộp sọ tƣơng đối lớn so với cơ thể và phát triển đồng thời với sự tăng thể tích não bộ. Tăng thể tích não bộ là đặc điểm rất tiến hoá tiến bộ của thú Linh trƣởng. Trong não, áo não mới phát triển mạnh cả về thể tích và khối lƣợng. Thùy khứu giác giảm nhiều. Cùng với sự phát triển áo não mới là sự phát triển số lƣợng khe rãnh trên bán cầu não. Não trƣớc có hai bán cấu với k ch thƣớc lớn và trùm lên nhiều phần não khác. Liên quan đến sự phát triển áo não mới là sự
  13. 4 phát triển các phản xạ thần kinh có điều kiện và các đặc điểm tâm sinh lý (Phạm Nhật, 2002). 1.1.2. Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam Cho đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế nghiên cứu về khu hệ thú Linh trƣởng ở Việt Nam và đƣa ra nhiều quan điểm phân loại thú Linh trƣởng khác nhau, các quan điểm này thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các tác giả (bảng 1.1). Chẳng hạn, Phạm Nhật (2002) cho rằng thú Linh trƣởng Việt Nam bao gồm 25 loài và phân loài thuộc 3 họ; trong khi đó Groves 2004 chỉ ra rằng Việt Nam có 24 loài và phân loài. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 2009 cũng đã liệt kê 25 loài thú linh trƣởng thuộc 3 họ khác nhau đƣợc ghi nhận ở Việt Nam Năm 2010 Van Ngoc Thinh et al, căn cứ vào dữ liệu phân tích về gen, âm học và hình thái đã mô tả loài vƣợn mới ở dãy Trƣờng Sơn. Tên Vƣợn má hung trung bộ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, Roos, 2010). Trong khi đó hệ thống phân loại thú linh trƣởng của Blair et al (2011), thì khu hệ linh trƣởng của Việt Nam gồm 26 loài và phân loài thuộc 3 họ. Hai loài mới so với danh lục của Groves (2004) là Khỉ đuôi dài côn đảo (Caenolestes condorensis Albuja and Patterson, 1996) và Vƣợn má hung Trung Bộ (Nomascus annamensis, Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, roos, 2010). Nadler (2012) đã liệt kê hệ thống phân loại linh trƣởng ở Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ. Theo Christian Roos et al, 2013 thì khu hệ linh trƣởng Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ. Mới đây nhất là theo phân loại linh trƣởng Châu Á của Roos et al (2014) thì khu hệ thú linh trƣởng Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ. So với hệ thống phân loại của Marye. Blair và cộng sự (2011) thì hệ thống
  14. 5 phân loại này không có Khỉ đuôi dài côn đảo (Caenolestes condorensis Albuja and Patterson, 1996). Tuy có sự khác nhau về số lƣợng loài, nhìn chung các tác giả đều thống nhất rằng khu hệ thú Linh trƣởng ở Việt Nam có 3 họ ch nh: Họ Cu li (Loridae), họ Khỉ Cercopithecidae và họ Vƣợn Hylobatidae). Bảng 1.1. Tổng kết về phân loại thú Linh trƣởng ở VN theo thời gian Năm Họ Số loài và phân loài Nguồn thông tin 2002 3 25 Phạm Nhật (2002) 2004 3 24 Roos (2004) 2004 3 24 Groves (2004) 2011 3 26 Blair et al (2011) 2013 3 25 Roos et al (2013) 2014 3 25 Roos et al (2014) Trong luận văn này, việc sử dụng hệ thống phân loại thú Linh trƣởng sẽ theo hệ thống phân loại của Roos và cộng sự 2014 vì đây là hệ thống phân loại mới nhất, phản ánh đầy đủ phân loại học của thú Linh trƣởng Việt Nam và đƣợc các nhà khoa học đang sử dụng rộng rãi. Theo hệ thống phân loại này, khu hệ thú Linh trƣởng Việt Nam đƣợc trình bày ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Phân loại thú Linh trƣởng ở Việt Nam theo Christian Roos (2014) Tên Việt Nam Tên khoa học I Họ Cu li Loridae 1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) 2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) II Họ khỉ Cercopithecidae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides (I. Geoffroy, 1831)
  15. 6 Tên Việt Nam Tên khoa học 4 Khỉ mốc Macaca assamensis (M'Clelland, 1840) 5 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis (Raffles, 1821) 6 Khỉ vàng Macaca mulatta (Zimmermann, 1780) 7 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina (Blyth, 1863) Giống Pygathrix 8 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea (Nadler, 1997) 9 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) 10 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes (Milne-Edwards, 1871) Giống Trachypithecus 11 Voọc xám Trachypithecus crepusculus (Elliot, 1909) 12 Vọoc mông trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) 13 Vọoc đen má trắng Trachypithecus francoisi (De Pousargues, 1898) 14 Vọoc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis (Dao, 1970) 15 Vọoc đầu trắng Trachypithecus poliocephalus (Trouesart, 1911) 16 Voọc đen tuyền Trachypithecus ebenus (BrandonJones, 1995) 17 Voọc bạc nam bộ Trachypithecus germaini (Milne-Edwards, 1876) 18 Voọc bạc trung bộ Trachypithecus margarita (Elliot, 1909) Giống Rhinopithecus 19 Vọoc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) III Họ Vƣợn Hylobatidae 20 Vƣợn đen tuyền tây bắc Nomascus concolor (Harlan, 1826) 21 Vƣợn đen cao vít Nomascus nasutus (Thomas, 1892) 22 Vƣợn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) Vƣợn đen má vàng hay má 23 Nomascus gabriellae (Thomas, 1909) hung) 24 Vƣợn siki Nomascus siki (Delacour, 1951) Nomascus annamensis (Van Ngoc Thinh, 25 Vƣợn má hung trung bộ Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, roos, 2010) (Nguồn: Christian Roos, 2014)
  16. 7 1.2.Bảo tồn Linh trƣởng ở Việt Nam Việt Nam là một nƣớc t nh đa dạng sinh học cao đặc biệt là thú Linh trƣởng. Tuy nhiên, hầu hết hiện nay các loài ở thú linh trƣởng Việt Nam đều đang bị đe dọa đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng (bảng 1.3). Bảng 1.3. Tình trạng bảo tồn các loài thú linh trƣởng ở Việt Nam TT Bộ - Họ - Loài Tình trạng bảo tồn SĐVN IUCN NĐ CITES Tên Việt Nam Tên khoa học 2007 2019 64 2016 I Họ Cu li Lorisidae 1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) VU VU X I 2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus (Bonhote, 1907) VU VU X I II Họ khỉ Cercopithecidae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides (I.Geoffroy, 1831) VU VU II 4 Khỉ mốc Macaca assamensis (M'Clelland, 1840) VU NT II 5 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis (Raffles, 1821) LR LC II 6 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina (Blyth, 1863) VU VU II 7 Khỉ vàng Macaca mulatta (Zimmermann, 1780) LR LC II Giống Pygathrix Pygathrix cinerea 8 Chà vá chân xám CR CR X II (Nadler, 1997) 9 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) EN EN X I I Pygathrix nigripes 10 Chà vá chân đen EN EN X (Milne-Edwards, 1871) Giống Trachypithecus 11 Voọc xám Trachypithecus crepusculus (Elliot, 1909) VU EN X II 12 Vọoc mông trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) CR CR X II
  17. 8 TT Bộ - Họ - Loài Tình trạng bảo tồn Trachypithecus francoisi (De 13 Vọoc đen má trắng EN EN X II Pousargues, 1898) Trachypithecus hatinhensis (DaoVan Tien, 14 Vọoc hà tĩnh EN EN X II 1970) Trachypithecus poliocephalus (Trouesart, 15 Vọoc đầu trắng CR CR X II 1911) Trachypithecus ebenus (BrandonJones, 16 Voọc đen tuyền II 1995) Trachypithecus germaini (Milne-Edwards, 17 Voọc bạc nam bộ VU EN X II 1876) 18 Voọc bạc trung bộ Trachypithecus margarita (Elliot, 1909) VU EN X II Giống Rhinopithecus 19 Vọoc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) CR CR X I III Họ vƣợn Hylobatidae Vƣợn đen tuyền tây 20 Nomascus concolor (Harlan, 1826) EN CR X I bắc 21 Vƣợn đen cao vít Nomascus nasutus (Thomas, 1892) CR X I 22 Vƣợn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) EN CR X I 23 Vƣợn đen má vàng Nomascus gabriellae (Thomas, 1909) EN EN X I 24 Vƣợn siki Nomascus siki (Delacour, 1951) EN EN I Nomascus annamensis (Van Ngoc Thinh, Vƣợn má hung 25 Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, roos, I trung bộ 2010) Ghi chú: NĐ160: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 của Chính phủ về Tiêu ch xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ và Nghị định số 64/2019/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu ch xác định loài và chế độ
  18. 9 quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; IUCN: Danh lục Đỏ thế giới (IUCN) năm 2019; CITES: Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp năm 2016 + CR: Rất nguy cấp + EN: Nguy cấp + VU: Sẽ nguy cấp + LR/NT: Ít nguy cấp/ săp bị đe dọa + LC: Ít quan tâm + X: Loài nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ trong Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. + I, II: Phụ lục I, phụ lục II của công ƣớc CITES. Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng tất cả thú linh trƣởng Việt Nam đều là những loài nguy cấp, quý hiếm đƣợc ƣu tiên cho bảo tồn (ngoại trừ Vƣợn má hung trung bộ (N. annamensis) mới đƣợc mô tả vào năm 2010, nên mới chỉ đƣợc CITES đánh giá và liệt kê vào nhóm I - các loài bị đe doạ tuyệt chủng và có thể bị ảnh hƣởng do thƣơng mại) cụ thể: Có 22 loài chiếm 88% tổng số loài linh trƣởng Việt Nam đƣợc liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam trong đó: 4 loài ở mức rất nguy cấp (CR); 8 loài ở mức nguy cấp (EN); 8 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và có 2 loài ít nguy cấp (LR). Trong Danh lục Đỏ thế giới có 23 loài (chiếm 92% trong đó: 7 loài ở mức rất nguy cấp (CR); 9 loài ở mức nguy cấp (EN); 4 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU); 1 loài sắp bị đe dọa (NT) và có 2 loài ít quan tâm (LC). Trong khi đó có tới 17 loài chiếm 68% tổng số loài linh trƣởng ở Việt Nam đƣợc liệt kê vào Nghị định số 160/2013/NĐ-CP Về tiêu ch xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ. Ngoài
  19. 10 ra, tất cả 25 loài (chiếm 100% đều nằm trong công ƣớc CITES trong đó có 11 loài đƣợc liệt kê vào phụ lục I và 14 loài đƣợc liệt kê vào phụ lục II. 1.3. Một số đặc điểm của loài Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus - Tên tiếng Anh Red-shanked Douc Langur, Red-shanked Douc - Tên khoa học Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771) - Đặc điểm nhận dạng Cá thể đực trƣởng thành có k ch thƣớc lớn hơn nhiều so với cá thể cái trƣởng thành. Chiều dài từ mông đến đỉnh đầu của 1 con đực trƣởng thành khoảng 55-63cm, trung bình là 59.6cm, con cái trƣởng thành là 50-57cm. Chiều dài đuôi của chúng xấp xỉ bằng chiều dài thân và đuôi con cái cũng ngắn hơn đuôi con đực. Về cân nặng, con đực trƣởng thành cân nặng dao động từ 5.8 – 11kg, trong khi đó con cái chỉ cân nặng khoảng 6.4 – 8kg. Các số liệu về chiều dài, cân nặng đều đƣợc đo trên các cá thể trong điều kiện nuôi nhốt tại trung tâm cứu hộ linh trƣởng. Cả hai con đực và cái trƣởng thành đều có màu sắc giống nhau. Chà vá chân nâu thƣờng đƣợc mệnh danh là “Nữ Hoàng Linh Trƣởng” với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ gồm Vàng, Nâu hoặc nâu đỏ, Cam, Xám, Đen, và Trắng. Đỉnh đầu gần trán có vạt lông màu đen, từ vai đến 2 cánh tay, bàn tay, bàn chân màu đen, mặt có màu vàng sáng, ngực và 2 bên bẹn có viền màu cam, còn lại toàn thân và cánh tay có màu xám, riêng 2 cẳng chân có màu nâu đỏ. Đặc biệt, ở phía mông có mảng trắng hình tam giác kéo dài đến mút đuôi. Giữa con đực và con cái có thể phân biệt dựa vào túm lông trắng kéo dài ra ở 2 góc nhọn của tam giác ở con đực trƣởng thành, con cái thì không có 2 túm lông dài này. Trên khuôn mặt của con trƣởng thành cái và đực đều có bộ râu
  20. 11 trắng dài quanh mặt. (Theo GreenViet – Trung tâm bảo tồn DD H Nước Việt Xanh). Hình 1.1: Hình chà vá chân nâu đƣợc chụp vào ngày 26/9/2019 tại KNT - Phân bố: + Trong nƣớc: Thanh Hóa, Nghệ n, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà N ng, Quảng Nam, Đắk Lắk. + Thế giới: Lào và một phần nhỏ ở Đông Bắc Campuchia. - Giá trị: Chà vá chân nâu có nghĩa khoa học rất lớn, số lƣợng ít, phân bố hẹp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2