intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn loài Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được tình hình phân bố tự nhiên của loài Xá xị tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định được một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học loài Xá xị tại khu vực nghiên cứu. Thử nghiệm nhân giống loài Xá xị tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được biện pháp bảo tồn cho loài Xá xị tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu bảo tồn loài Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- HOÀNG MINH DƯƠNG NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. HOÀNG VĂN SÂM Hà Nội, 2020
  2. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và là một phần đề tài cấp Quốc gia do thầy giáo hướng dẫn GS. TS Hoàng Văn Sâm chủ trì. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020 Người cam đoan Hoàng Minh Dương
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp “Nghiên cứu bảo tồn loài Xá Xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” được hoàn thành theo trương trình đào tạo Cao học khóa 26 tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội. Có được luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô trong Khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Hoàng Văn Sâm - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả từ khi hình thành phát triển ý tưởng đến xây dựng đề cương, phương pháp luận, tìm tài liệu và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo, các anh, chị trong Vườn quốc gia Tam Đảo, các công tác viên, các nhà chuyên môn, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và xử lý nội nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do trình độ còn hạn chế về nhiều mặt, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp đó. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020 Học viên Hoàng Minh Dương
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại họ Long não ............................................ 4 1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khảo nghiệm giống các loài cây họ Long não (Lauraceae) ..................................................... 4 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ......................................................... 7 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại họ Long não ............................................ 7 1.2.2. Nghiên cứu về giá trị nguồn gen các loài cây họ Long não ........... 8 1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài cây họ Long não .. 8 1.2.4. Nghiên cứu chọn giống, nhân giống các loài thuộc họ Long não .. 9 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 15 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 16 2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu ......................................... 16 2.4.2. Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa ...................... 16 2.4.3. Thử nghiệm nhân giống loài Xá xị bằng phương pháp giâm hom 20
  5. iv Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22 3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 22 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 22 3.1.2. Địa hình......................................................................................... 23 3.1.3. Địa chất, đất đai............................................................................ 24 3.1.4. Khí hậu, thủy văn .......................................................................... 25 3.1.5. Tài nguyên động - thực vật ........................................................... 27 3.2. Đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội .................................................... 31 3.2.1. Dân số, dân tộc và cơ cấu lao động.............................................. 31 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ................................................ 32 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................. 32 3.3.1. Thuận lợi ....................................................................................... 32 3.3.2. Khó khăn ....................................................................................... 33 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34 4.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 34 4.2. Đặc điểm sinh thái................................................................................ 37 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có Xá xị phân bố ...................... 39 4.2.2. Đặc điểm tái sinh của lâm phần có Xá xị phân bố ....................... 42 4.3. Nhân giống cây Xá xị bằng phương pháp giâm hom .......................... 45 4.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích thích đến khả năng ra rễ 45 4.3.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây hom............................................................................................. 49 4.4. Những khó khăn, thách thức và giải pháp bảo tồn loài Xá xị.............. 53 4.4.1. Những khó khăn, thách thức ......................................................... 53 4.4.2. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài Xá xị ................................ 53 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt DDSH Đa dạng sinh học VQG Vườn quốc gia CNSH Công nghệ sinh học NTS Mật độ cây tái sinh (cây/ha) OTC Ô tiêu chuẩn CTTT Công thức tổ thành D1.3 Đường kính 1,3 (cm) Doo Đường kính cổ rễ (cm) Hvn Chiều cao vút ngọn (m) Dt Đường kính tán (m) LTS Tổng số loài cây tái sinh ghi nhận trong sinh cảnh PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng LCTTT Số cây tham gia công thức tổ thành K Khoảng cách với cây Xá xị
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả điều tra cây Xá Xị ............................................................. 37 Bảng 4.2. Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Xá xị phân bố ........ 39 Bảng 4.3. Tần suất và kích thước các loài cây hay gặp mọc gần nhất với Xá xị 41 Bảng 4.4. Công thức tổ thành cây tái sinh tại lâm phần có Xá xị ................... 42 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ và loại thuốc đến khả năng ra rễ ............. 46 Bảng 4.6. Sinh trưởng cây hom giai đoạn vườn ươm ..................................... 49 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Hình thái thân cây ........................................................................... 34 Hình 4.2. Ảnh cây Xá xị tái sinh từ chồi......................................................... 35 Hình 4.3. Ảnh lá và quả của Xá xị .................................................................. 36 Hình 4.4. Bản đồ phân bố Xá xị tại Vườn quốc gia Tam Đảo ........................ 38 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ ra rễ ở 3 loại thuốc............................................................. 48 Biểu đồ 4.2. Số rễ/hom ở 3 loại thuốc............................................................. 48 Biểu đồ 4.3. Chiều dài rễ TB/hom .................................................................. 48 Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây hom Xá xị .. 50 Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng đường kính Doo cây hom Xá xị giai đoạn vườn ươm 51 Biểu đồ 4.6. Sinh trưởng chiều cao cây hom Xá xị ........................................ 52
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu. Đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài nguyên quý giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai, các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính đa dạng sinh học.
  9. 2 Ngày 06/03/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15/05/1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập VQG Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT.Hiện nay VQG Tam Đảo có diện tích 34.995 ha, nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo và trên địa bàn của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vườn hiện có 26.163 ha rừng - chủ yếu là rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh, độ che phủ chiếm trên 70% tổng diện tích toàn Vườn. Rừng Tam Đảo là kho tài nguyên quí giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quí hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập cho các nhà khoa học và sinh viên trong nước cũng như quốc tế. Tam Đảo có trên 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ với 3 ngành: Thông đất, Thân đốt (cỏ tháp bút), Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Có nhiều loài được thu thập và mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam và có tới 38 loài mang nguồn gen quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) nhóm cực kỳ nguy cấp CR A1a, c, d và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Xá xị ngày càng trở nên quý hiếm là do cây tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Xá xị có giá trị kinh tế rất cao, được xếp vào loại hiếm do gỗ Xá xị có hương thơm, bền, chắc, không mối mọt và giá trị về tinh dầu được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp và mỹ phẫm. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển loài cây này để bảo vệ đa dạng sinh học ghóp phần phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa nguồn lợi kinh tế và giá trị sinh học hệ sinh thái rừng tự nhiên đem lại.
  10. 3 Hiện nay, Nghiên cứu về loài Xá xị trên cả nước nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng còn rất ít. Để hiểu được thực trạng bảo tồn và làm cơ sở để xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài thực vật nguy cấp, quý hiếm này. Cho nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) tại vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu.
  11. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại họ Long não Nghiên cứu phân loại các loài thực vật thuộc chi Long não (Cinnamomum) và họ Long não (Lauraceae) cho đến nay đã có nhiều tác giả. Antoine Laurent de Jussieu là nhà Thực vật học đầu tiên nghiên cứu, phát hiện và đặt tên họ Long não (Lauraceae) từ năm 1789; còn Jacob Christian Schaeffer là người đầu tiên mô tả, đặt tên chi Long não (Cinnamomum) năm 1760. Họ Long não gồm 54 chi, khoảng 3.500 loài phân bố chủ yếu ở nhiệt đới, á nhiệt đới Bắc, Nam bán cầu; tập trung ở Đông Nam Á và nhiệt đới Châu Mỹ. Long não (Cinnamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới 250 loài phân bố từ đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Australia và khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại miền Nam Châu Mỹ chỉ có một số ít loài, nhưng riêng khu vực Malesian đã phát hiện được khoảng 90 loài. Đến nay chỉ có khoảng 150 loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau. Xá xị (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) là một loài thuộc chi Long não (Cinnamomum), họ Long não (Lauraceae), được xếp trong danh lục đỏ của IUCN (1994) ở phân hạng DD (Data Deficient, ver 2.3). Ở Trung Quốc, Xá xị đã được mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái. Các nghiên cứu sâu về loài Xá xị chưa được quan tâm nhiều. 1.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khảo nghiệm giống các loài cây họ Long não (Lauraceae) Bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung và loài cây Xá xị nói riêng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài cây rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác.
  12. 5 Mục đích chính của bảo tồn nguồn gen là giữ được vốn gen lâu dài cho công tác cải thiện giống, nên bảo tồn nguồn gen cho bất cứ một loài thực vật nào trước hết cũng là lưu giữ các đa dạng di truyền vốn có của chúng để làm nền tảng cho công tác chọn giống. Cải thiện giống là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột phá, là cơ sở quan trọng quyết định tới sự thành công của công tác trồng rừng. Công tác chọn giống và cải thiện giống được quan tâm từ rất sớm và đã đạt những thành tựu đáng kể. Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ sinh học, công tác chọn, tạo giống và cải thiện giống cây rừng có nhiều cơ hội bứt phá để chọn, tạo ra những giống mới, có năng suất cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và thực tiễn sản xuất. Một số loài thực vật thuộc các chi Long não (Cinnamomum) và chi Bời lời (Litsea) đã được nghiên cứu nhân giống và gieo trồng ở các mức độ khác nhau. Đối với các loài Bời lời như Litsea cubeba, Litsea umbrosa, Litsea citrata... được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Ngoài ra, loài Màng tang Litsea cubeba đã có nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Hiện nay, cũng chưa có công bố nào về nhân giống bằng hom cho các loài thuộc chi Bời lời. Gieo trồng các loài thuộc chi Bời lời đã được thực hiện ở một số nước. Tuy nhiên, các tài liệu về lĩnh vực này còn rất ít được công bố. Đối với chi Long não (Cinnamomum), đã được thực hiện nghiên cứu nhân giống và gieo trồng cho một số loài. Điển hình như: Long não (Cinnamomum camphora), Re hương (Cinnamomum iners), Cinnamomum kanehirae, Cinnamomum insularimon-tanum. Đối với nhân giống bằng hom, tuỳ từng loài mà tuổi hom, thời gian thu hái, loại chất điều hòa sinh trưởng, loại giá thể, nồng độ hóa chất và thời gian xử lý hóa chất khác nhau. Long não (Cinnamomum camphora): Dùng hom cành tuổi 1 thì tỷ lệ ra rễ cao nhất, và
  13. 6 nếu tuổi hom càng thấp hơn thì tỷ lệ ra rễ cũng thấp hơn. Re hương (Cinnamomum iners) và Cinnamomum zeylanicum Breyn: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hom cành được thực hiện cho kết quả tốt nhất. Đối với Cinnamomum kanehirae: hom cành được thu thập ở cây mẹ 14 tuổi, và xử lý bởi IBA 2.000 - 4.000 ppm thì tỷ lệ ra rễ 20 - 26%. Nhân giống hữu tính bằng hạt đã được thực hiện thành công ở loài Long não (Cinnamomum camphora): hạt Long não được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 200C, có thể giữ được sức nảy mầm từ 1 - 6 tháng. Hạt được đem gieo càng sớm thì càng tốt, và tỷ lệ nảy mầm của hạt càng cao. Nghiên cứu về chọn lọc cây trội: Theo (Pederson et al, 1993), khảo nghiệm chọn lọc nguồn gen tốt có thể được tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ loài có thể được đánh giá sau 1/10 - 1/5 luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau đó. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu biến dị giữa các xuất xứ của những loài có triển vọng, nhằm chọn ra một số ít xuất xứ có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và khu vực không thể nhập hạt để gây trồng. Các chương trình cải thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể trong từng điều kiện sinh thái cụ thể và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cần thiết. Như vậy, có thể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng là giống được cải thiện, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phù hợp. Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nông lâm nghiệp nào thì giống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thì thời gian đi trước trồng rừng ít nhất phải 5 - 10 năm [16.19]. TheoEldridge (1977), Sau khi đã chọn được xuất xứ thích hợp nhất cho mỗi vùng thì bước đi thích hợp nhất là chọn lọc cây trội và gây tạo giống mới. Việc chọn lọc cây trội chủ yếu được tiến hành trong các rừng đồng tuổi nhằm
  14. 7 chọn ra những cá thể đáp ứng yêu cầu cao nhất về sản lượng và chất lượng theo mục tiêu kinh tế. Chọn lọc cây trội là khâu quan trọng nhất và quyết định nhất trong quá trình cải thiện giống cây trồng. Cây trội là nền tảng của một chương trình chọn giống [17]. Theo Dubinin (1971) Nếu trong nông nghiệp người ta ít khi sử dụng trực tiếp cây lai đời thứ nhất (F1) mà phải qua một quá trình chọn lọc để đào thải những cá thể mang gen lặn bất lợi hoặc dùng ưu thế lai đời F 1 bằng cách lợi dụng dòng bất thụ đực để lai giống, thì trong lâm nghiệp lại phải dùng trực tiếp ưu thế lai của đời F1 thông qua nhân giống sinh dưỡng bằng hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh, tiến hành khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra những dòng cây lai tốt nhất, sau đó lại dùng nhân giống hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh để phát triển giống vào sản xuất [17]. Do những khó khăn trên mà hướng chọn giống trong lâm nghiệp chủ yếu là sử dụng những biến dị hoặc những thể đột biến tự nhiên, được chọn lọc tự nhiên giữ lại và đã thích ứng với hoàn cảnh của từng vùng. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, việc khảo nghiệm xuất xứ, một phương pháp vận dụng dãy cùng nguồn trong biến dị di truyền, sử dụng các kết quả của sự phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên trong nhiều thế hệ, kết hợp với việc chọn lọc cây trội, lai giống và nhân giống sinh dưỡng, đã được áp dụng rộng rãi. 1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về phân loại họ Long não Nghiên cứu xác định thành phần loài và phân loại họ Long não (Lauraceae) ở Việt Nam phải kể tới các tác giả Lecomte người Pháp (1907 - 1952), Phạm Hoàng Hộ (1992 - 2000), Nguyễn Kim Đào (2002). Phạm Hoàng Hộ năm 1991 đã mô tả tóm tắt cho 40 loài thuộc chi Long não. Nguyễn Kim Đào là người có nhiều nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae). Trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập II, năm 2003, trang 65 - 112), họ Long não (Lauraceae) được công bố 257 loài thuộc 21 chi. Trong đó
  15. 8 chi Long não (Cinnamomum) có 44 loài. Chi Long não (Cinnamomum) phân biệt với các chi khác trong họ Long não (Lauraceae) ở chỗ lá thường có 3 gân chính và quả có các thùy bao hoa tồn tại và dày lên ở phía dưới. Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là một loài trong số đó. 1.2.2. Nghiên cứu về giá trị nguồn gen các loài cây họ Long não Nghiên cứu về giá trị tài nguyên thực vật thuộc chi Long não (Cinnamomum) phải kể tới tập thể các tác giả thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật. Trong cuốn "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" (Lã Đình Mỡi, 2002) đã công bố thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài cây thuộc chi Long não. Ngoài ra, các tác giả cũng đã mô tả công dụng, đặc tính tinh dầu, tình trạng buôn bán quốc tế, khả năng nhân giống và gây trồng, đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và phát triển của một số loài thuộc chi Long não. Nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu Xá xị đã được thực hiện bởi một số nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và Trường Đại học Dược Hà Nội. Tinh dầu Xá xị có giá trị thương mại rất lớn trên thị trường Quốc tế. 1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái các loài cây họ Long não Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thuộc họ Long não nói chung và chi Long não nói riêng cho tới nay đã có nhiều công trình. Điển hình như “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) làm cơ sở cho công tác bảo tồn tại rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh” (Phùng Văn Phê, năm 2007). Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” (2009 - 2011), Phùng Văn Phê đã bước đầu đánh giá được đặc điểm hình thái, phân bố, sinh học và sinh thái của loài Xá xị ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Cao Bằng một cách chi tiết hơn. Cây trưởng thành Xá xị thường có lá đơn nguyên, mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến lá hình
  16. 9 trứng ngược hay hình trái xoan thuôn; kích thước 5 - 15 x 2,5 - 8 cm. Kích thước lá trung bình 6,4x4,6 cm. Về hình thái, đầu lá có mũi nhọn, ngắn; gốc hình nêm hay nêm rộng; hai mặt nhẵn; gân bên 3 - 8 đôi; ở nách gân có tuyến; cuống lá nhẵn dài từ 1 - 3,5 cm, trung bình là 2,2 cm. Đối với cây non, cây tái sinh thì lá thường có hình trái xoan thuôn, hai đầu nhọn dần. Lá thường lớn hơn lá cây trưởng thành nhiều. Kích thước của lá từ 5 - 14 x 3,8 - 9 cm; trung bình là 9,3x5,7 cm. Hai mặt lá có màu xanh lục, nhẵn. Gân lá nổi rõ ở 2 mặt, thường phẳng theo mặt lá. Cụm hoa dạng chùy hay tán; mọc ở đầu cành hay nách lá; dài từ 6 - 12 cm, mỗi cụm mang khoảng 15 hoa. Hoa lưỡng tính; bao hoa 6 thùy, màu trắng vàng; nhị 9, bao phấn 4 ô, chỉ nhị có lông, 3 nhị vòng trong có 2 tuyến mật; nhị lép 3. Quả hạch, hình cầu, đường kính 0,8 - 1,2 cm; đế hình chén, có khía răng, khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 11. Xá xị là loài cây thường xanh, sinh trưởng liên tục, ra chồi quanh năm. Lá non thường có màu đỏ, nhẵn cả hai mặt. Chồi hoa thường mập, mang nhiều vảy chồi. Chồi hoa thường nhiều, tập trung vào tháng 6. Hoa sinh trưởng chậm, kéo dài tới cả tháng. Ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc Xá xị phân bố rải rác chủ yếu thuộc kiểu rừng thứ sinh nhân tác. Rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ. Số lượng cá thể Xá xị tìm thấy ở đây còn rất ít chừng 10 cây. Đất nơi có Xá xị phân bố có hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giầu, khá giầu đạm tổng số, kali dễ tiêu và tổng số ở mức cao, thành phần cơ giới trung bình. Đất chua, nghèo Canxi và Magie, ít lân. 1.2.4. Nghiên cứu chọn giống, nhân giống các loài thuộc họ Long não a) Về chọn giống Công trình đầu tiên về chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao là công trình của GS. Lê Đình Khả và cộng sự (2003). Nghiên cứu này đã chọn được 19 cây trội ở rừng trồng 9 và 12 tuổi, các cây trội này đều có độ vượt trội về diện tích vỏ từ 72 - 102% so với trị số trung bình của đám rừng. Trong tổng số 19 cây trội, có 5 cây trội đã được phân tích tinh dầu và 4 cây trội có
  17. 10 hàm lượng tinh dầu cao hơn đối chứng (hàm lượng tinh dầu cây trội từ 0,84 - 1,89%, cây đối chứng 0,38%). Công trình thứ 2 về chọn giống Quế theo hướng năng suất tinh dầu cao là của Nguyễn Huy Sơn và Phạm Văn Tuấn (2006). Các tác giả cho rằng, khi chọn giống Quế cần phải kết hợp giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, hiệu suất và chất lượng tinh dầu. Kết quả bước đầu đã chọn được 79 cây trội với các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các cây xung quanh từ 9 - 75,7% về đường kính, từ 5 - 54,9% về chiều cao vút ngọn và từ 5 - 63,9% về chiều cao dưới cành. Các cây trội này đều có hàm lượng tinh dầu trong vỏ từ 2,2 - 5,15% và hàm lượng aldehyd cinamic đạt từ 89,9 - 98,1%. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện Dự án phát triển giống các loài cây đặc sản giai đoạn 2011 - 2015 đã chọn được một số cây trội Quế, trong đó có 35 cây trội ở Yên Bái đã được công nhận để phục vụ sản xuất giống trong giai đoạn trước mắt. Các cây trội này được chọn chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn về hình thái theo hình thức cho điểm, có đánh giá sơ bộ về năng suất vỏ. Kết quả của đề tài nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen giống Quế Thanh Hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam công bố (2016) đã chọn lọc được 47 cây trội có hàm lượng tinh dầu cao hơn quần thể trên 10%. Độ vượt trội về hàm lượng tinh dầu thấp nhất là 11,54% và cao nhất là 210% so với quần thể. Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho thực hiện đề tài cấp bộ “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu”. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng thuộc 3 vùng trồng Quế lớn nhất Việt Nam: Bắc Bộ gồm 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai; Bắc Trung Bộ gồm 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; Nam Trung Bộ gồm 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng
  18. 11 Ngãi. Tuy nhiên, do mới bắt đầu thực hiện nên kết quả hiện tại vẫn chưa được công bố (Phan Văn Thắng, 2017). b) Về nhân giống Các loài trong chi Long não thường được nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom. Hạt các loài cây của chi Long não thường nhỏ, mất sức nảy mầm nhanh, nên chỉ có thể bảo quản ở điều kiện ẩm trong một thời gian ngắn. Đối với cây Long não (Cinnamomum camphora) hiện nay vẫn được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Cũng có thể nhân giống Long não bằng biện pháp giâm hom. Sau khi thu hái, quả Long não chín cần ngâm nước, chà xát, loại bỏ hết thịt quả, rửa sạch, chọn những hạt chắc, mập đem hong khô nhẹ trong bóng mát 1 - 2 ngày rồi bảo quản trong cát, trấu hoặc mùn cưa ẩm (tốt nhất là trong cát ẩm 60 - 70%). Hạt Long não nhỏ, khối lượng của 1.000 hạt khoảng 160 - 180 gam. Hàm lượng nước trong hạt Long não cao, để mất nước thì sức nảy mầm kém, tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp và sức sống kém. Có thể gieo ngay hoặc bảo quản trong thời gian ngắn, nếu để lâu thì hạt sẽ mất khả năng nảy mầm. Ở điều kiện bảo quản thuận lợi, hạt Long não chỉ có thể giữ được sức nảy mầm trong 6 tháng. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 0C để thúc hạt nảy mầm sớm. Sau khi gieo khoảng 3 - 4 tuần thì hạt bắt đầu nảy mầm. Thời kỳ nảy mầm của hạt có thể kéo dài tới 50 - 60 ngày. Tốt nhất là lấy hạt và gieo ngay trong mùa đông hoặc cất trữ để gieo vào đầu mùa xuân. Thử nghiệm nhân giống Long não bằng hom cành cũng đã cho các kết quả khả quan. Các hom giống nếu được chọn lọc kỹ, có xử lý chất kích thích sinh trưởng trước khi giâm thì tỷ lệ hom ra rễ và sống có thể đạt 75 - 90%. Những thử nghiệm so sánh nhân giống bằng biện pháp sinh dưỡng với nhân giống bằng hạt đã cho thấy những quần thể Long não non sinh trưởng cũng không khác nhau nhiều. Đối với loài Quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não đã được nghiên cứu nhân giống rất thành công. Các công trình nghiên cứu về nhân
  19. 12 giống Quế khá sớm và phong phú, gồm cả các nghiên cứu về nhân giống hữu tính và vô tính. Nhân giống Quế bằng hạt khá phổ biến ở nước ta. Hạt Quế có chứa dầu béo, nên mất khả năng nảy mầm nhanh nếu không được bảo quản ở điều kiện thích hợp. Hạt Quế được thu hái vào tháng 1 đến tháng 3, sau đó rửa sạch hạt loại bỏ hạt thối, hạt lép, rồi ngâm trong nước ấm (30 0C) trong thời gian 3 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước và ngâm tiếp vào thuốc tím nồng độ 0,01% trong 15 phút hoặc dung dịch boóc đô nồng độ 1% trong thời gian 3 - 4 phút. Hạt sau khi được xử lý hong cho ráo nước rồi đem gieo. Hạt được gieo đều trên mặt luống với số lượng 3 kg/m2, dùng cát mịn phủ kín hạt, thường xuyên tưới nước và che bóng cho luống hạt. Khi hạt nảy mầm dài 1cm đem cấy vào bầu. Tuy nhiên, do hạt Quế có chứa tinh dầu nên tỷ lệ nảy mầm giảm rất nhanh nếu bảo quản không đúng cách. Nếu bảo quản phương pháp cất trữ truyền thống của nhân dân địa phương (trộn hạt với cát ẩm bảo quản nơi râm mát) thì thời gian bảo quản chỉ đạt 2 - 3 tuần, nhưng nếu bảo quản hạt giống trong điều kiện 50C và độ ẩm hạt lớn hơn 40%, sau 9 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn còn đạt 25% (Nguyễn Huy Sơn và Phạm Văn Tuấn, 2004). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hạt Quế, nhiều tác giả (Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2001, 2014; Vũ Đại Dương, 2002) đã xây dựng hướng dẫn rất cụ thể về kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống. Các tác giả khẳng định môi trường pH đất và phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến tích luỹ dinh dưỡng và sinh trưởng của cây con trong vườn ươm. Đất hơi chua (pH = 6) thích hợp nhất cho cây Quế ở giai đoạn vườn ươm. Phân đạm thích hợp với nền đất chua và liều lượng phân đạm là 0,1% phù hợp với đất có pH từ 5 đến 7, đất chua mạnh bón đạm với nồng độ 0,3% là thích hợp. Đất chua nên bón đạm Urê, đất trung tính bón super lân và clorua kali. Độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cây sống ở giai đoạn này, ở các công thức không che hay che 25% cây chết hoàn toàn, khi nâng độ che lên 75 - 100% tỷ lệ cây sống > 80%. Ở giai đoạn từ 5 - 12 tháng tuổi che 50% cây sinh trưởng tốt hơn so với che
  20. 13 75 - 100%. Các kết quả nghiên cứu nhân giống từ hạt đã được tổng kết thành một số hướng dẫn kỹ thuật và đã áp dụng trong thực tế. Nhân giống Quế bằng giâm hom được thử nghiệm khá sớm ở Việt Nam (Trần Kiến Hanh, 1975). Một số công trình thử nghiệm gần đây có sử dụng chất kích thích ra rễ (2,4D, IAA, IBA) cho thấy với nồng độ thích hợp tỷ lệ ra rễ có thể đạt từ 60 - 80% (Nguyễn Thị The và cs, 1994; Đoàn Thanh Nga, 1996, Lê Thanh Chiến và cs 2000). Các tác giả này cũng cho rằng tỷ lệ ra rễ phụ thuộc vào tuổi cây lấy hom, tuổi cây tốt nhất để lấy hom là từ 1 đến 2 tuổi. Thời vụ giâm hom cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom, theo Nguyễn Thị The (1994) thời gian giâm hom Quế ở Thanh Hóa nên vào vụ Thu (tháng 8), nhưng Lê Thanh Chiến và cộng sự lại cho rằng thời gian tốt nhất cho giâm hom là vào mùa Xuân thay vì mùa Thu. Phạm Văn Tuấn và Nguyễn Huy Sơn (2007) cho rằng có thể tạo hom theo bằng hom cành hay chồi vượt ở cây mẹ 1 - 7 tuổi, hom dài 5 - 7 cm, có 2 lá, mỗi lá cắt để lại 1/2 đến 1/3 phiến lá. Hom được xử lý bằng IBA nồng độ 1%, sau đó giâm trong cát hay bầu đất, thời vụ giâm tháng 4 - 6 hoặc 9 - 10 sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Nghiên cứu giâm hom loài Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.) bước đầu đã thành công và khẳng định Xá xị là loài cây tương đối khó ra rễ (Phùng Văn Phê, 2010). Giá thể cắm hom là điều kiện quyết định đến sự hình thành rễ và chất lượng rễ cây hom. Giá thể hỗn hợp 60% cát vàng và 40% mùn cưa là thích hợp nhất, cho tỷ lệ hình thành rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Khi giâm hom Xá xị, nên cắt hom khỏi cây mẹ vào buổi sáng, rồi tiến hành xử lý bằng chất điều hòa sinh trưởng và giâm hom ngay trong ngày. Các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ cây hom Xá xị. IBA nồng độ 250 ppm là phù hợp nhất khi giâm hom Xá xị, cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và chất lượng rễ tốt nhất. Thời gian xử lý hom có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của cây hom. Nên xử lý cho hom Xá xị trong 30 phút bằng IBA nồng độ 250 ppm. Ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2