Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ NGUYÊN CHẤT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỬA RỪNG CHO HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BẾ MINH CHÂU Hà Nội, 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các kết luận, kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Học viên Lê Nguyên Chất
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học khóa 24, tại trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bế Minh Châu - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Hạt Kiểm lâm, UBND huyện Hà Trung, Trạm Khí tượng thủy văn khu vực Yên Định, UBND các xã có rừng trên địa bàn huyện Hà Trung..., đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập và xử lý số liệu ngoại nghiệp. Tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học và đồng nghiệp./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Học viên Lê Nguyên Chất
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II MỤC LỤC ....................................................................................................... III DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. VI DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................VII ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 6 1.3. Nghiên cứu về PCCCR tại huyện Hà Trung ........................................ 11 CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 13 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 13 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14 2.4.1. Phương pháp luận ......................................................................... 14 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................. 15 2.4.3. Phương pháp điều tra chuyên ngành ............................................ 16 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .......................................... 17 CHƢƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................. 21 3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 21
- iv 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 21 3.1.2. Địa hình......................................................................................... 21 3.1.3. Khí hậu .......................................................................................... 22 3.1.4. Thủy văn ........................................................................................ 23 3.1.5. Tài nguyên sinh vật ....................................................................... 25 3.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội .................................................... 26 3.2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................. 26 3.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ................................................ 26 3.2.3. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội .................................................... 27 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 29 4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng, tình hình cháy rừng và thực trạng công tác quản lý lửa rừng tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa............................... 29 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ........................................................... 29 4.1.2. Đặc điểm phân bố của các trạng thái rừng chủ yếu ..................... 32 4.1.3. Tình hình cháy rừng và công tác quản lý lửa rừng ...................... 36 4.1.4. Thực trạng công tác quản lý lửa rừng của huyện Hà Trung ........ 41 4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới cháy rừng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................... 50 4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên tới nguy cơ cháy rừng .......... 50 4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng .. 59 4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung ............. 60 4.3.1. Giải pháp Tổ chức - Thể chế, chính sách ..................................... 61 4.3.2. Giải pháp Kỹ thuật ........................................................................ 63 4.3.3. Giải pháp kinh tế - xã hội ............................................................. 69 4.3.4. Đề xuất kế hoạch cho các hoạt động PCCCR huyện Hà Trung ... 69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCĐ Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng Ban QLRPH Ban quản lý rừng phòng hộ huyện CT Cháy tán DT Diện tích DT Cháy dưới tán Do Đường kính gốc D1.3 Đường kính ngang ngực Dt Đường kính tán ĐDTK Độ dày thảm khô CP (%) Độ che phủ (phần trăm) TC (%) Độ tàn che (phần trăm) Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành Hạt KL Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung Mvlc Khối lượng vật liệu cháy UBND Uỷ ban nhân dân T Tốt TK (%) Phần trăm thảm khô TB Trung bình TTCB, TS Thảm tươi cây bụi, cây tái sinh T1, T2... Tháng 1, tháng 2… KCKDC Khoảng cách từ khu dân cư tới rừng OTC Ô tiêu chuẩn Wvlc (%) Độ ẩm vật liệu cháy X Xấu
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật liệu cháy của các trạng thái rừng............................................................................ 19 Bảng 2.2. Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng .... 20 Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng các loài, chi, họ thực vật ................................. 25 Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng các loài, họ, bộ động vật ................................. 26 Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Hà Trung ........................ 29 Bảng 4.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở huyện Hà Trung (2008 - 2018) ..... 38 Bảng 4.3. Thống kê trang thiết bị dụng cụ, phương tiện PCCCR .................. 43 Bảng 4.4. Thống kê các công trình PCCCR ................................................... 45 Bảng 4.5. Thống kê diện tích, độ che phủ các xã ........................................... 46 Bảng 4.6. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Hà Trung (2008 - 2017)... 52 Bảng 4.7. Mật độ và tổ thành ở các trạng thái rừng ........................................ 54 Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng khu vực Hà Trung .................................................................................................. 55 Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng của lớp thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh ở các trạng thái rừng ................................................................................................. 56 Bảng 4.10. Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng ............................... 58 Bảng 4.11. Kết quả tính và phân cấp nguy cơ cháy rừng dựa vào chỉ số Ect ...... 67 Bảng 4.12. Dự kiến kế hoạch hoạt động công tác PCCCR huyện Hà Trung 70
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Hà Trung ............................................31 Hình 4.2a. Trạng thái rừng tự nhiên nghèo khu vực nghiên cứu .......................32 Hình 4.2b. Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại khu vực nghiên cứu..............33 Hình 4.2c. Trạng thái đất trống có cây tại khu vực nghiên cứu .........................33 Hình 4.2d. Trạng thái Thông cấp tuổi V khai thác nhựa ....................................34 Hình 4.2e. Trạng thái Keo lai 4 tuổi ...................................................................35 Hình 4.2f. Thực bì dưới tán trạng thái Thông cấp tuổi V ..................................35 Hình 4.2g. Thực bì dưới tán trạng thái rừng tự nhiên phục hồi .........................36 Hình 4.3. Số vụ và diện tích cháy ở các trạng thái rừng tại huyện Hà Trung (2008 - 2018) .......................................................................................................36 Hình 4.4. Số vụ cháy rừng theo các tháng (2008 - 2018) tại huyện Hà Trung .39 Hình 4.5. Đặc điểm cấu trúc và VLC của các trạng thái rừng chủ yếu .............54 Hình 4.6. Khoảng cách từ khu dân cư tập trung tới rừng ...................................60 Hình 4.7. Bản đồ Quản lý lửa rừng huyện Hà Trung .........................................68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu, hữu hiệu nhất để giảm thiểu và thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, mặc dù diện tích rừng của nước ta có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên những tác động xâm hại vào rừng vẫn rất nghiêm trọng. Một trong những tác động đó là cháy rừng. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 07 năm qua (2010 - 2017) trên cả nước đã xảy ra 2.464 vụ cháy rừng làm thiệt hại 11.601 ha rừng, bình quân mỗi năm rừng bị cháy hơn 1 nghìn ha, có nhiều vụ cháy rừng không những gây thiệt hại về rừng mà còn gây ra chết người. Huyện Hà Trung nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có diện tích rừng là 5.325,01 ha, trong đó có 4.724,31 ha rừng trồng với loài cây chủ yếu là Thông, Keo lai… đây đều là những loài cây khi trồng rừng đều có nguy cơ cháy cao. Chính vì vậy, Hà Trung được đánh giá là một trong những vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù công tác PCCCR đã được lãnh đạo các cấp, các ngành và người dân quan tâm, đặc biệt trong suốt mùa cháy rừng nhưng tình hình cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng trên địa bàn huyện Hà Trung là do đặc điểm rừng và điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự xuất hiện và lan tràn của các đám cháy rừng, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: Ban chỉ đạo PCCCR chưa xác định được nguy cơ từng khu vực trọng điểm của huyện; chưa có các giải pháp quản lý vật liệu cháy hữu hiệu; các giải pháp và phương án PCCCR hàng năm tuy đã được xây dựng nhưng chưa thật hợp lý và việc triển khai, thực hiện chưa đầy đủ, sự phối hợp các lực lượng trong PCCCR ở
- 2 địa phương còn chưa đồng bộ... Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2018, trên toàn huyện đã xảy ra 15 vụ cháy rừng, thiêu hủy gần 50 ha rừng trồng đang trong kỳ sinh trưởng mạnh. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra tại huyện Hà Trung, cần xác định được cấp độ nguy cơ của từng vùng trọng điểm cháy, xây dựng và triển khai phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có cơ sở khoa học và thực tiễn. Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về PCCCR trên thế giới đã được tiến hành từ đầu thế kỷ 20, với năm lĩnh vực chính như sau: Bản chất của cháy rừng; Phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng; Các công trình PCCCR; Phương pháp chữa cháy rừng và phương tiện chữa cháy rừng. a. Nghiên cứu bản chất của cháy rừng Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật liệu hữu cơ do cháy rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời của ba yếu tố: nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy (VLC) [5], [11], [27], [28]. Sự kết hợp của các yếu tố này còn được gọi là “tam giác lửa”. Về bản chất, những biện pháp PCCCR chính là những biện pháp tác động vào ba yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, đặc điểm lâm phần và hoạt động kinh tế - xã hội của con người [11], [17], [19], [30]. Thời tiết quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm của vật liệu cháy, dẫn đến khả năng bén lửa và tốc độ lan tràn của đám cháy; các nhân tố khí tượng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình cháy gồm: mưa, gió, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Đặc điểm của lâm phần có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đặc điểm và tính chất của VLC, từ đó ảnh hưởng tới sự phát sinh và lan tràn của đám cháy rừng. Cấu trúc tầng thứ của rừng hình thành hai loại cháy rừng là cháy tán và cháy mặt đất; VLC càng nhiều, xốp và độ ẩm thấp dẫn đến khả năng bén lửa cao. Nhiệt độ và độ ẩm không khí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ngược tới sự biến đổi của độ ẩm của vật liệu. Hoạt động kinh
- 4 tế - xã hội của con người là nguyên nhân chính gây nên hình thành các vụ cháy rừng từ các hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và ven rừng, trong đó có cả từ những mâu thuẫn trong nhân dân. Cơ bản các biện pháp PCCCR được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của ba nhóm yếu tố trên, trong từng hoàn cảnh của địa phương. b. Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp để dự báo cháy rừng, nhưng có thể phân thành hai loại chính dựa trên hai cơ sở khác nhau là: Dự báo cháy rừng căn cứ vào điều kiện khí tượng và căn cứ vào tình hình VLC kết hợp với điều kiện khí tượng là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí [5], [27], [29]. Các Quốc gia áp dụng vào tình hình thực tế có sự nghiên cứu khác nhau nhất định, chẳng hạn ở Thụy Điển và một số nước ở bán đảo Scandinavia sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ cao nhất trong ngày; Ở Pháp tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm không khí [6], [27]; Trung Quốc bổ sung tốc độ gió, số ngày không mưa và lượng bão hòa; Đức và Mỹ sử dụng thêm độ ẩm không khí; Nga và một số nước khác dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ [11], [27]. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng (NCCR), trong đó gồm cả những yếu tố kinh tế - xã hội [15]. Mặc dù phương pháp dự báo NCCR có những nét giống nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp dự báo NCCR chung cho cả thế giới và ở mỗi quốc gia, không những vậy mà mỗi địa phương cũng có thể sử dụng một số phương pháp dự báo khác nhau. c. Nghiên cứu về công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Những năm đầu thế kỷ XX, ở một số quốc gia Châu Âu đã bước đầu đưa ra những ý kiến xây dựng đai xanh và băng xanh cản lửa, trên đó có trồng các cây lá rộng. Ở Nga đã xây dựng những băng xanh chịu lửa với kết cấu hỗn loài,
- 5 tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng thông, sồi, bạch đàn... Một số nước khác tiến hành nghiên cứu các vấn đề này sớm và có nhiều công trình là Đức và các nước thuộc Liên Xô, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc... [10], [29]. Nhìn chung trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định hiệu quả cao của các công trình PCCCR như: băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng... Tuy nhiên, hiện vẫn chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý kiến các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều kiện địa lý, vật lý từng địa phương. d. Nghiên cứu biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng Các nghiên cứu chủ yếu hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác lửa. Trong đó biện pháp phòng cháy rừng được sử dụng chủ yếu, bao gồm: tổ chức lực lượng PCCCR, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, chuẩn bị lực lượng, phương tiện chữa cháy, dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng với việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám, các biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng chống chịu lửa của cây rừng, làm giảm VLC... Trong công tác chữa cháy rừng, cần thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Đó là lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần tại chỗ. Trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học ở các nước đã đi sâu nghiên cứu và sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong chữa cháy rừng. e. Nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng Việc phân vùng trọng điểm cháy thường căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để phân chia lãnh thổ thành những khu vực có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Cho đến nay có hai phương pháp được áp dụng chủ yếu để phân vùng trọng điểm cháy rừng: Phân vùng theo các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng và phân theo thực trạng cháy rừng [15], [16].
- 6 Theo phương pháp thứ nhất phân theo điều kiện hoàn cảnh sinh thái như khí hậu, địa hình và trạng thái rừng; theo phương pháp thứ hai căn cứ vào thống kê số vụ cháy rừng, diện tích và trạng thái rừng bị thiệt hại ở từng khu vực trong nhiều năm liên tục. Những vùng có nguy cơ cháy cao là nơi có tần suất xuất hiện cháy rừng nhiều và mức độ thiệt hại lớn. Còn những vùng có nguy cơ cháy thấp là những vùng ít xảy ra cháy rừng. 1.2. Ở Việt Nam a. Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng Nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở Việt Nam được bắt đầu vào những năm 80 của thể kỷ XX. Phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp của V. G. Nesterop, có điều chỉnh ngưỡng lượng mưa phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam [5], [6]. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng hợp P với số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5 mm, Phạm Ngọc Hưng đề xuất phương pháp dự báo cháy rừng theo số ngày khô hạn liên tục (H). Ngoài ra, ông còn đề xuất phương pháp mục trắc độ ẩm VLC để việc dự báo tiện lợi hơn [6], [11]. Hiện nay, các địa phương nước ta vẫn chủ yếu áp dụng công thức của V. G. Nesterop để dự báo nguy cơ cháy rừng, nhưng đã dùng ngưỡng mưa để điều chỉnh hệ số k. Miền Bắc dùng ngưỡng mưa để điều chỉnh hệ số k là 6 mm, Trung bộ là 8 mm, Nam bộ và Tây Nguyên là 8 mm [6], [16]. Phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P có ưu điểm là dễ thực hiện, do đã tính tới ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố khí tượng, nên thường được áp dụng cho những vùng rộng lớn. Nhược điểm của phương pháp này là: Nếu lượng mưa < 5 mm nhưng kéo dài làm cho độ ẩm không khí, độ ẩm đất và độ ẩm VLC cao, rất khó có khả năng xảy ra cháy rừng, nhưng chỉ tiêu P vẫn tăng hoặc có mưa > 5 mm nhưng sau đó trời nắng nóng, vật liệu có thể cháy khá dễ dàng nhưng trị số P tính bằng 0. Hai trường hợp dự báo này không đúng với thực tế. Ngoài ra phương pháp này chưa tính đến tốc độ gió và đặc điểm của vật liệu.
- 7 Năm 1991, A. N. Cooper [5], [11] đã đề nghị khi áp dụng chỉ tiêu tổng hợp P để dự báo cháy rừng cho Việt Nam cần đưa hệ số tính đến tốc độ của gió. Khi áp dụng phương pháp này vào một số địa phương cần điều chỉnh đưa ra kết quả dự báo cho phù hợp. Năm 1993, Võ Đình Tiến [6], [11] đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng (NCCR) của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố trung bình của tháng: nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, vận tốc gió, số vụ cháy rừng và lượng người vào rừng. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến NCCR. Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch, mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo NCCR. Khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo NCCR ở Miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001) đã khẳng định phương pháp dự báo theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, thì mức độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ ẩm VLC dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy rừng rất thấp [5], [6]. Năm 2002, trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam nhưng phần mềm này vẫn có một số tồn tại là khi áp dụng vào từng khu vực có nhiều trạng thái rừng khác nhau, có độ chính xác chưa cao [6]. Để khắc phục tình trạng trên tác giả Vương Văn Quỳnh và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu xây dựng phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên [15]. Trên
- 8 cơ sở nghiên cứu này, năm 2008 các tác giả Bế Minh Châu, Vương Văn Quỳnh đã nghiên cứu, hoàn thiện phần mềm dự báo và cảnh báo NCCR cho toàn quốc [6]. Mặc dù nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở Việt Nam đã được quan tâm nhưng nhìn chung đến nay các phương pháp dự báo vẫn còn một số hạn chế. Một số phương pháp chưa tính đến đặc điểm rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và những yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở địa phương. b. Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Trong các quy phạm PCCCR có đề cập đến những tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy, những phương pháp và phương tiện chữa cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước ngoài, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam. Các công trình PCCCR ở nước ta, chủ yếu xây dựng đường băng trắng và đường băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất và cháy lướt trên tán rừng. c. Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để đảm bảo thực thi tốt công tác PCCCR như Luật BV&PTR năm 2004, Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định về PCCCR, Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLR, PTR, BVR&QLLS..., đồng thời khuyến khích các nhà nghiên cứu đưa ra các biện pháp PCCCR đạt hiệu quả cao. Về biện pháp phòng cháy: Các biện pháp tổng hợp như xây dựng tổ chức, kiện toàn lực lượng từ trung ương xuống địa phương; tuyên truyền nhân dân về PCCCR; biện pháp kỹ thuật như xây dựng đường băng trắng, băng xanh, đốt trước vật liệu cháy, xây dựng hồ đập chứa nước, xây dựng chòi canh lửa, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy...
- 9 Đốt trước VLC là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu trong rừng, bằng cách chủ động đốt trước vật liệu trong rừng có NCCR cao vào trước mùa cháy rừng [4], [18]. Hiện nay, biện pháp này đang được áp dụng ở một số địa phương, điển hình là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Một số chủ rừng là Doanh nghiệp Nhà nước đã áp dụng giải pháp này đối với rừng Thông nhựa cấp tuổi III trở lên. Phó Đức Đỉnh (1996) đã thử nghiệm đốt trước VLC dưới rừng Thông non 2 tuổi tại Đà Lạt [18], phương pháp gom vật liệu vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, ngọn lửa khống chế dưới 0,5 m. Phan Thanh Ngọ (1996) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu dưới rừng Thông 8 tuổi ở Đà Lạt [18]. Kết quả nghiên cứu cho rằng, với rừng Thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Năm 1996, Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT đã đưa ra quy định tạm thời về điều kiện đốt trước có điều khiển dưới tán rừng Thông. Nguyễn Đình Thành (2009) đã nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định [18]. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp chủ yếu là xây dựng đường băng cản lửa và đốt trước vật liệu cháy nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng trồng ở địa phương. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh (2010) với đề tài: Nghiên cứu xây dựng các đường băng xanh cản lửa để BVR cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ [10]. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được 14 ha mô hình băng xanh cản lửa với cây Keo lai lai và Cọc rào để bảo vệ cho rừng Thông trồng tại 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật tạo giống cây Keo lai và cây Cọc rào. Một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp xã hội cho PCCCR đã khẳng định tuyên truyền tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy,
- 10 hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các công trình PCCCR, tổ chức lực lượng, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh tác, săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân... là những giải pháp xã hội quan trọng trong PCCCR [15], [16]. Tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu mang tính định lượng về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến cháy rừng. d. Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đề xuất phương pháp lập bản đồ khoanh vùng trọng điểm cháy rừng ở Bình Thuận, với việc sử dụng 4 yếu tố: Cự ly cách khu dân cư, kiểu rừng, tài nguyên rừng và địa hình. Mỗi yếu tố phân làm ba cấp. Trong những chỉ tiêu đề ra có tính đến yếu tố kinh tế - xã hội [5], [15]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ áp dụng cho tỉnh Bình Thuận mà chưa áp dụng được cho toàn quốc. Năm 2005, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu tiến hành phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng Tây Nguyên và U Minh [15]. Nhóm tác giả đã căn cứ vào khí hậu, địa hình và trạng thái rừng để phân vùng trọng điểm cháy rừng. Tuy nhiên, việc phân vùng chưa tính tới ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và chưa được xây dựng rộng rãi cho các địa phương khác. Năm 2011, Nguyễn Tuấn Phương đã đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [13]. Nghiên cứu đã phân nguy cơ cháy rừng làm bốn cấp, xây dựng bản đồ nguy cơ cháy của các trạng thái rừng và đề xuất một số giải pháp PCCCR cho địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chưa đề cập đến trạng thái rừng. Thông là loài cây dễ cháy nhất. Khi cháy rừng có cường độ cháy cao hơn hẳn ở rừng Bạch đàn và trạng thái Ic (đất trống có cây). Việc phân loại xếp Thông, Bạch đàn và Keo lai vào cùng một cấp nguy cơ cháy rất cao là chưa thật hợp lý. Điều này có thể gây khó khăn cho công tác quản lý lửa đối với rừng Thông.
- 11 1.3. Nghiên cứu về PCCCR tại huyện Hà Trung Diện tích tự nhiên huyện Hà Trung 24.381,8 ha, với 6.565,1 ha đất quy hoạch phát triển rừng. Diện tích có rừng là 4.724,31 ha, trong đó có 4.381,63 ha rừng trồng. Hàng năm, UBND các cấp và các đơn vị chủ rừng đã xây dựng các phương án PCCCR và thực hiện một số biện pháp PCCCR như: Kiện toàn lực lượng; Tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân dân về PCCCR; Xây dựng bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng; Tuần tra, bảo vệ rừng… nhưng thực tế, công tác này còn thể hiện những bất cập như sau: - Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về hiệu lực của các công trình PCCCR như băng trắng, băng xanh cản lửa, hồ đập chứa nước, biển báo, chòi canh… để có cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình PCCCR phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Hà Trung; - Chưa đánh giá được tác động tiêu cực của những hoạt động kinh tế, xã hội tới cháy rừng trong khu vực; - Chưa có những nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng để tập trung được lực lượng và phương tiện hợp lý cho công tác PCCCR; - Chưa nghiên cứu một cách đầy đủ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển các đám cháy, những yếu tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển các đám cháy để có căn cứ cho xây dựng những biện pháp và lựa chọn phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy; - Chưa nghiên cứu và thử nghiệm nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng như biện pháp đốt trước, dập lửa thủ công, sử dụng nước, đất, cát, và các chất hoá học khác để có căn cứ cho việc lựa chọn biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thích hợp với địa phương; - Chưa nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội như thể chế và chính sách, hoạt động sản xuất, tác động thị trường, mức sống kinh tế, cấu trúc và quan hệ cộng đồng, nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán,
- 12 tôn giáo, tín ngưỡng... đến NCCR và hiệu quả của công tác PCCCR để làm căn cứ xây dựng những giải pháp kinh tế xã hội phù hợp; - Chưa nghiên cứu đầy đủ đặc điểm sinh thái sau cháy rừng và quy luật diễn thế của các thảm thực vật, chưa thử nghiệm các giải pháp phục hồi rừng để lựa chọn được những giải pháp tốt nhất cho khắc phục hậu quả cháy rừng ở địa phương; - Bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng trước đây được xây dựng khá đơn giản, chủ yếu theo các trạng thái rừng nhưng không được cập nhật thường xuyên nên không còn phù hợp với thực tế. Các hạn chế trên đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác PCCCR tại địa phương chưa thật hiệu quả. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện nhằm giải quyết một số trong những tồn tại trên, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lửa rừng tại địa phương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn