intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được thành phần loài sâu và loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Xác định được một số đặc điểm sinh học một số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐINH TRUNG HÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY QUẾ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ HẰNG TS. LÊ VĂN BÌNH Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội động khoa học. n 01 t n 11 n m 201 Tác giả Đinh Trung Hà
  3. ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, gia đình và đồng nghiệp, Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Huyện Trấn Yên, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên; Chi cục bảo vệ thực vật và trồng trọt tỉnh Yên Bái; Nhân dịp này cho tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân: an giám hiệu, ph ng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường và các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo; Cám ơn TS. Hoàng Thị Hằng và TS. Lê Văn ình, giáo viên hướng dẫn khoa học đã định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn; Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên; Chi cục Bảo vệ thực vật và trồng trọt Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện điều tra ngoại nghiệp; Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực, tài chính và điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn c n nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! n 0 t n 11 n m 201 Tác giả Đinh Trung Hà
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên thế giới ............................ 3 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại Quế........................... 3 1.1.2. Nghiên cứu về đặc đ ểm sinh học, sinh thái sâu hại Quế....... 5 1.1.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại Quế ................... 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên thế giới .......................... 10 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại Quế......................... 10 1.2.2. Nghiên cứu về đặc đ ểm sinh học, sinh thái sâu hại Quế..... 11 1.2.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại Quế ................. 13 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................................16 2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 16 2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................ 16 2.1.2. Đặc đ ểm tự nhiên ................................................................ 16 2.1.3. Đặc đ ểm tài nguyên ............................................................. 18 2.2. Đặc đ ểm kinh tế-xã h i ............................................................... 19 2.2.1. Đặc đ ểm phân bố dân cƣ ..................................................... 19 2.2.3. Cơ sở hạ tầng........................................................................ 19 C ƣơn 3.MỤC TIÊU, NỘI DU G VÀ P ƢƠ G P ÁP G IÊ CỨU................... ......................................................................................23 3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 23
  5. iv 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................ 23 3.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................... 23 3.2. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .............................................. 23 3.3. N i dung nghiên cứu .................................................................... 23 3.3.1. Đ ều tra thành phần loài sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái. ............................................................................. 23 3.3.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học và sinh thái của sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái ..................... 23 3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm m t số biện pháp phòng trừ m t số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 24 3.4. P ƣơn p p n ên cứu ............................................................. 24 3.4.1. P ƣơn p p kế thừa ............................................................ 24 3.4.2. P ƣơn p p đ ều tra, thu mẫu v đ n tỷ lệ bị hại và mức đ bị hại của các loài sâu hại trên cây Quế ........................... 24 3.4.3. P ƣơn p p n ên cứu m t số đặc đ ểm sinh học và sinh thái của sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái ................................................................................................... 29 3.4.4. P ƣơn p p n ên cứu thử nghiệm m t số biện pháp phòng trừ m t số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................................................................ 31 Chƣơng 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................36 4.1. Kết quả điều tra thành phần sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên ...................................................................................................... 36 4.1.1. Kết quả đ ều tra thành phần sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên .......................................................................................... 36 4.1.2. Kết quả đ ều tra tỷ lệ bị hại và mức đ sâu hại trên cây Quế tại huyện Trấn Yên .......................................................................... 40
  6. v 4.2. Kêt quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu róm xanh hại Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ..............................42 4.2.1. Kết quả nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh học của loài sâu róm xanh hại Quế............................................................................ 42 4.2.2. Nghiên cứu m t số đặc đ ểm sinh thái của sâu róm xanh của loài sâu róm xanh hại Quế.............................................................. 47 4.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu róm xanh hại Quế tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................52 4.3.1. Kết quả thử nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh ..................... 52 4.3.2. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của chế phẩm sinh học ............... 53 4.3.3. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc hóa học ...................... 57 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ..................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................63
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa SNN-KH Sở Nông nghiệp - Kế Hoạch BC-SNN-KL Báo cáo - Sở Nông nghiệp &PTNT- Kiểm lâm PGS. TS Phó Giáo sư. Tiến sỹ TS Tiến sỹ UBND - NLN Uỷ ban nhân dân - Nông Lâm Nghiệp PTNT Phát triển nông thôn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam P% Tỷ lệ cây sâu bị hại n Số cây bị hại N Tổng số cây điều tra R Chỉ số bị hại bình quân ni Là số cây bị hại với chỉ số bị sâu hại i vi Trị số của cấp bị sâu hại thứ i SD Độ lệch chuẩn E Hiệu quả tính bằng phần trăm Ta Số sâu sống ở công thức xử lý Ca Số sâu sống ở công thức đối chứng IPM Biện pháp phòng trừ tổng hợp CT Công thức
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sâu róm 4 túm lông vàng ................................................................. 38 Hình 4.2: Sâu róm đen 4 túm lông vàng nhạt................................................... 38 Hình 4.3: Sâu róm khoang vàng xám ............................................................... 39 Hình 4.4: Sâu róm vàng vạch đen .................................................................... 39 Hình 4.5: Sâu róm 4 túm lông xám .................................................................. 39 Hình 4.6: Sâu róm xanh .................................................................................... 39 Hình 4.7: Sâu đen vạch vàng ............................................................................ 39 Hình 4.8: Sâu xanh ........................................................................................... 39 Hình 4.9: Sâu đo xám khoang trắng ................................................................. 39 Hình 4.10: Sâu đo nâu xám .............................................................................. 39 Hình 4.11: Sâu kèn bó củi ................................................................................ 40 Hình 4.12: Sâu kèn bó lá .................................................................................. 40 Hình 4.13: Sâu cuốn lá đầu đen ........................................................................ 40 Hình 4.14: Sâu vẽ bùa ...................................................................................... 40 Hình 4.15: Rệp muội nâu ................................................................................. 40 Hình 4.16: Rệp sáp ........................................................................................... 40 Hình 4.17: Trưởng thành đực ........................................................................... 43 Hình 4.18: Trưởng thành cái ............................................................................ 43 Hình 4.19: Trứng .............................................................................................. 43 Hình 4.20: Sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 5 ........................................................... 44 Hình 4.21: Nhộng ............................................................................................. 45 Hình 4.22: V ng đời của loài Sâu róm xanh .................................................... 46 Hình 4.23: Sâu non tránh nắng vào buổi trưa bằng cách bò vào cành và ........ 47 Hình 4.24: Nấm bạch cương............................................................................. 50 Hình 4.25: Ruồi ba vạch ................................................................................... 50 Hình 4.26: Bọ ngựa .......................................................................................... 50 Hình 4.27: Bọ ngựa cánh xanh ......................................................................... 50 Hình 4.28: Nhện linh miêu ............................................................................... 50 Hình 4.29: Biểu đồ mật độ Sâu róm xanh theo các tháng ................................ 52
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thành phần loài sâu hại Quế tại huyện Trấn Yên ........................... 36 Bảng 4.2: Tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại bình quân của sâu hại Quế ........................ 41 Bảng 4.3: Thời gian hoàn thành v ng đời (ngày) của loài sâu róm xanh hại Quế ở trong phòng thí nghiệm ................................................................................. 45 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tuổi cây đến Sâu róm xanh ...................................... 48 Bảng 4.5: Loài thiên địch ký sinh và bắt mồi loài Sâu róm xanh hại Quế........ 49 Bảng 4.6: Kết quả phòng trừ loài Sâu róm xanh ............................................... 53 Bảng 4.7: Kết quả xác định hiệu lực của các chế phẩm sinh học đối với ......... 54 Bảng 4.8: Kết quả phun chế phẩm sinh học phòng trừ ..................................... 56 Bảng 4.9: Kết quả xác định hiệu lực của thuốc hóa học phòng trừ .................. 58 Bảng 4.10: Kết quả xác định hiệu lực của thuốc hóa học phòng trừ ................ 59
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quế (Cinnamomum cassia) là loại đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao được gây trồng chủ yếu tại tỉnh Yên Bái, là một trong những cây chiếm vị trí hàng đầu trong các loại lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu, cho thu nhập tốt và rất ổn định với người dân trồng Quế. Ngoài ra, cây Quế dễ gây trồng, sinh trưởng và phát triển tốt. So với nhiều cây trồng khác, cây Quế đã mang lại cho người dân một nguồn thu lớn và ổn định. Vùng Quế Văn Yên từ vài chục năm nay đã nổi tiếng trên thế giới, tháng 01 năm 2010 Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Quế Văn Yên. Trước đây, cây Quế chỉ bán được vỏ. Hiện nay, thân, cành, lá đều bán được với giá cao. Vỏ Quế loại 1 đang được các cơ sở chế biến thu mua với giá từ 22.000-25.000 đ/kg và các sản phẩm phụ như quế chi, quế vụn cũng bán được 13.000-15.000 đ/kg c n lá quế bán cho các cơ sở chế biến tinh dầu với giá từ 1.500-2.500 đ/kg. Thân quế sau khi bóc vỏ có đường kính từ 15 cm trở lên bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm bao bì với giá từ 1,5-1,8 triệu/m3 (http://sctyenbai.gov.vn) [12]. Với giá trị kinh tế khá cao, nên những năm gần đây việc gây trồng Quế luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân, diện tích rừng trồng Quế luôn tăng lên qua các năm. Theo kết quả kiểm kê rừng, tính đến hết năm 2015 diện tích Quế tại tỉnh là 50.436,9 ha, được trồng chủ yếu tại huyện Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên và một số huyện khác. Theo Quyết định số 1481/QĐ-U ND ký ngày 22 tháng 7 năm 2016 về việc phê duyệt đề án phát triển cây Quế của tỉnh Yên ái giai đoạn 2016 đến 2020, trồng mới 19.500 ha và duy trì ổn định diện tích rừng trồng Quế toàn tỉnh là 76.000 ha. Theo Công văn số 1082/SNN-BVTV ngày 01/12/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái chỉ rõ: sâu hại Quế là loài sâu hại lần đầu tiên
  11. 2 xuất hiện và gây hại mạnh, tổng diện tích cây Quế của tỉnh bị sâu hại lên đến 262 ha, trong đó có 163 ha bị hại nhẹ, 83 ha bị hại trung bình và 16 ha bị hại nặng; Chúng gây hại chủ yếu ở huyện Trấn Yên và Văn Yên. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, loài sâu hại Quế có diễn biến phức tạp, phát triển nhanh trên địa bàn các huyện như Trấn Yên, Văn Yên và đang lây lan ra huyện khác, việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn vì chưa xác định được tên loài, chưa nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển và các biện pháp phòng trừ hợp lý. Để phòng trừ hiệu quả loài sâu hại Quế, trước tiên cần nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên cây Quế tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái” là rất cần thiết và góp phần quan trọng trong quản lý bảo vệ rừng trồng Quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại Quế Tại Ấn Độ Ayyar (1940) [17], Mani (1973) [29], Singh và đồng tác giả (1978) [39], Butani (1983) [19], Anandaraj và đồng tác giả (2001) [15], đã ghi nhận có 5 loài sâu hại lá, 1loài Pauropsylla depressagây u bướu lá,1 loài sâu róm Euproctis fraterna ăn lá, loài sâu Orthaga vitialis ăn lá có thể làm chết chồi cây Quế; cảnh báo xâm nhập của loài Conopomorpha civica và loài Phyllocnistis chrysophthalma đục lá Quế. Ngoài ra, tại Ấn Độ còn xác định có 2 loài sâu hại chính trên cây Quế là loài sâu ăn lá Chilasa clytia và loài sâu đục lá Conopomorpha civica (Devashayam et al., 1997) [22]. Theo tác giả Rajapakse và Kulasekera (1982) [32], xác định thành phần loài sâu hại Quế ở Sri Lanka gồm có sâu ăn lá Attacus atlas và Agroploce aprobola; rệp sáp Ceroplastes rubens, bọ xít chích hút chồi cây Coptosoma pygmaeum, ve sầu sừng Leptocentrus obliquus, bọ cánh cứng Leucopholis pinguis; các loài sâu này gây hại lá Quế làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Một số loài sâu gây hại chính như: loài sâu hại lá Chilasa clytia, loài Graphium sarpedon, loài Orthaga vitialis, loài Dasychira mendosa và loài Acrocercops spp. (Lepidoptera: Gracillariidae), loài rầy Trioza cinnamoni và 1 loài nhện Eriophyes boisi gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của Quế (Rajapakse and Wasantha, 2007) [34]. Tại Indonesia một số loài sâu hại lá Quế như Chilasa clytia, Aerocercops spp., Sorolopba arebimadias và Gryllotalpa spp., làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây (Dao et al., 1999) [25]. Loài sâu Cricula trifenestrata ăn lá hại một số loài cây thuộc họ Lauraceae, cụ thể loài Cinnamomum glanduliferum, C. glaucescens ở Đông Bắc Ấn Độ, loài C. zeylanicum ở Sri Lanka và vùng Đông ắc Á; loài Litsea
  13. 4 cubeba ở Ấn Độ và loài bơ Persea bombycina ở Ấn Độ, Nepal và vùng Đông Nam (Amalendu et al., 2014) [14]. Cũng theo tác giả Orwa và đồng tác giả (2009) [31] cây bơ bị các loài sâu hại chính như: Epimecis detexta, Protopulvinaria pyriformis, Chrysomphalus dictyospermi, Oligonychus yothersi, Acysta perseae, Selenothrips rubrocinctus và loài mọt hại thân cành Ambrosia beetles, Xylosandrus spp., chúng làm ảnh hưởng đến năng suất quả cây bơ. Các nhà khoa học trên thế giới đã ghi nhận được hơn 70 loài sâu, bệnh hại Quế, đặc biệt là ở Ấn độ và Sri Lanka. Tuy nhiên, thông tin về sâu, bệnh hại trên 3 loài Quế là Cinnamomum cassia, C. burmannii và C. tamata vẫn còn hạn chế; nhưng đã xác định được một số loài như: Chilasa clytia, Conopomorpha civica, Orthaga vitalis và Popillia complanata (Anandaraj and Devasahayam, 2004) [16]. Ở Sri Lanka sâu, bệnh hại Quế làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng tinh dầu Quế, nếu rừng Quế bị sâu, bệnh hại năng suất có thể giảm 20%, với các loài sâu bệnh phổ biến là sâu ăn lá, bệnh đốm lá, hoặc muội lá. Do đó trong quá trình trồng Quế cần quan tâm để phòng trừ sâu, bệnh hại rừng Quế (Anandaraj and Devasahayam, 2004) [16]. Ở Sri Lanka có một số loài sâu thuộc bộ cánh cứng gây dịch hại lá và chồi cây Quế gồm có loài Cryptocephalus snillus, loài Cryptocephalus virgula và loài Podagrica badia (Rajapakse and Kulasekera, 1982) [32] và lần đầu tiên phát hiện có loài sâu Synanthedon sp. (Lepidoptera: Sesiidae) hại thân, cành Quế, làm cho các cành chết (Dharmadasa and Jayasinghe, 2000) [24]. Ở Sri Lanka xuất hiện một số loài sâu đục thân, cành hại Quế, cụ thể loài sâu Synanthedon spp. (Lepidoptera: Sesiidae) và loài vòi voi Alcides sp. (Coleoptera: Curculionidae) (Rajapakse and Wasantha, 2007) [34].
  14. 5 Đối với loài Alcides morio hại quả Quế tại Ấn Độ, sâu non của loài này ăn hạt và đào đường hầm bên trong hạt, điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể vì cây Quế được nhân giống thông qua hạt (Rajapakse et al., 2007) [34]. Từ các kết quả nghiên cứu về thành phần loài sâu hại lá, hại thân, hại cành ngọn Quế ở các nước trên thế giới cho thấy các loài sâu hại Quê ở các bộ, các họ khác nhau là khá phong phú, tuy nhiên loài sâu hại chính tập trung chủ yếu thuộc bộ cánh vảy, cánh nửa cứng và cánh cứng. Các kết quả về thành phần loài sâu hại lá này là cơ sở khoa học quan trọng để định hướng cho công tác điều tra nghiên cứu. 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái sâu hại Quế Theo tác giả Singh và đồng tác giả (1978) [39], loài sâu Orthaga vitialis gây hại trên lá và chồi cây Quế tại Ấn Độ, sâu non loài này hoạt động rất mạnh, sống và gây hại ở chồi cây làm chồi biến dạng dẫn đến chồi mọc thành cụm. Trong mỗi cụm chồi có thể có một vài sâu non, chúng sống tập chung và ăn toàn bộ bề mặt lá, thời kỳ sâu non từ 28 đến 30 ngày. Giai đoạn nhộng thường nằm ở trong các cụm chồi, thời gian từ 11 đến 14 ngày. Đối với loài sâu róm Euproctis fraterna ăn lá Quế chỉ ăn phần diệp lục. Sau đó sâu non lớn dần và ăn toàn bộ lá làm rụng lá. Giai đoạn sâu non loài này kéo dài trong 13-29 ngày và thời gian nhộng kéo dài từ 9 đến 20 ngày (Singh et al.,1978). Theo tác giả Dharmadasa và Jayasinghe (2000) [24], loài sâu Synanthedon sp. (Lepidoptera: Sesiidae) hại thân, cành Quế, làm cho các cành chết. Sâu non ở tuổi cuối dài khoảng 2,5cm; đầu màu nâu sẫm và thân màu trắng đậm. Sâu non thường ăn phần gỗ để sống và có xu hướng ăn theo chiều ngang. Trưởng thành có cánh trước hẹp dài và đôi cánh sau rộng hơn. Sau khi giao phối, đẻ trứng vào các vết nứt hoặc vết thương trên vỏ cây và trứng nở trong khoảng từ 1 đến 4 tuần.
  15. 6 Loài sâu Chilasa clytia hại lá Quế, trưởng thành có kích thước lớn; ở Sri Lanka, trưởng thành đực và cái có màu sắc khác nhau. Đẻ trứng đơn lẻ ở cả mặt trên và dưới của lá non. Trứng có hình cầu, màu sáp đến màu cam vàng. Sâu non màu đen hoặc xanh đen, ăn cả lá non và lá bánh tẻ. Trong trường hợp gây hại nặng chúng ăn toàn bộ lá và chỉ còn lại gân lá. Sâu non có 5 tuổi, kéo dài từ 11 đến 17 ngày. Sâu non tuổi lớn có màu vàng nhạt với sọc đen ở hai bên và có chiều dài khoảng 2,5 cm. Nhộng có hình trụ được bọc trong kén trông giống một cành củi gãy. Đối với loài sâu ăn lá Graphium sarpedon cũng là một loài sâu hại Quế phổ biến. Trưởng thành có màu đen với các hoa văn màu xanh đặc trưng. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá, hình tròn và có màu vàng nhạt và trứng kéo dài từ 5 đến 6 ngày. Giai đoạn sâu non có 5 tuổi kéo dài từ 29 đến 31 ngày (Vanderet al., 2004) [43]. Theo tác giả Anandaraj và đồng tác giả (2001) [15], loài Acrocercops sp. (Lepidoptera: Gracillaridae) đục lá Quế. Trưởng thành nhỏ, màu bạc và sau khi giao phối trưởng thành cái thường đẻ một vài trứng trên mặt dưới lá gần gân chính của lá và nở trong khoảng từ 2 đến 6 ngày. Sâu non màu xám nhạt và ăn phần mô diệp lục của lá. Các lá bị sâu đục trở nên nhăn nheo và các khu vực lá bị sâu đục khô lại tạo thành các lỗ lớn trên lá. Các lá này trở nên nhợt nhạt và quăn queo làm chậm sự phát triển. Theo Jayasinghe và đồng tác giả (2006) [26], loài sâu Synanthedon sp. (Lepidoptera: Sessiidae) đục thân, cành cây Quế là loài gây hại nghiêm trọng. V ng đời của chúng chưa được xác định rõ ràng do khó để theo dõi giai đoạn sâu non trong thân cây. Nhưng nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm giai đoạn sâu non kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tháng rồi vào nhộng; Trưởng thành vũ hóa từ 10 đến 12 ngày và sống được khoảng 2 ngày. Sâu non thường đục lỗ vào phần gốc của cành quế và ăn phần gỗ giữa vỏ và lõi; phân của sâu non
  16. 7 là những hạt nhỏ màu nâu thường thấy đùn ra bên ngoài lỗ đục. Khi cây bị hại nặng có thể gãy cành do gốc cành bị mục nát và phần gỗ mục nát này sẽ không thể mọc ra chồi mới. Đối với loài cánh cứng Alcides morio hại quả Quế tại Ấn Độ, sâu non của loài này ăn hạt bên trong quả và đào đường hầm bên trong hạt. Điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể vì Quế được nhân giống từhạt. Sâu non tuổi cuối có đầu màu nâu với thân trắng và đạt chiều dài từ 8 đến10mm. Giai đoạn nhộng thường diễn ra bên trong hạt và kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực, giời gian sống của trưởng thành từ 5 đến 7 ngày (Rajapakse et al., 2007) [34]. Theo Tikader và đồng tác giả (2014) [41], kết quả nghiên cứu về nuôi loài sâu Cricula trifenestrata trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài tự nhiên v ng đời của chúng vào mùa hè từ 45 đến 50 ngày và từ 120 đến125 ngày vào mùa đông. Trưởng thành C. trifenestrata xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11. Trứng được đẻ theo hàng ở mép lá, có màu trắng ngà và dài từ 1,20-1,80mm, rộng từ 1,10-1,90mm, trọng lượng thay đổi từ 0,004 đến 0,005 mg. Con cái đẻ từ 150 đến 250 trứng trong điều kiện phòng thí nghiệm, sâu non nở rồi ăn vỏ trứng. Thời gian phát dục của trứng từ 10 đến 12 ngày vào mùa hè và từ 15 đến 20 ngày vào mùa đông. Giai đoạn sâu non có 5 tuổi, sâu non mới nở có màu vàng đến nâu vàng sau đó chuyển dần sang màu đỏ vàng với phần đầu màu đen nổi bật. Tuổi 2, cơ thể sâu non là các dải màu vàng, đen, xám xen kẽ, lưng có các sợi lông trắng dài lẫn lông đen ngắn mọc thành cụm. Tuổi 3, sâu non ăn nhiều và kích thước tăng nhanh, cơ thể có màu đỏ vàng với đầu màu đỏ sẫm, các sợi lông trắng mọc dày hơn ở lưng và ở bên mỗi đốt thân, chân màu đỏ gạch. Tuổi 4 sâu non có màu đỏ sẫm, đầu và đuôi cũng màu đỏ, các sợi lông trắng cũng mọc dài hơn, các chấm trắng trên cơ thể rõ ràng và dần chuyển màu vàng. Tuổi 5, cơ thể có màu nâu sẫm đến màu cam với dải màu
  17. 8 hồng nhạt và các đốm màu vàng trên bề mặt lưng. Sâu non tuổi cuối thường dài, hình trụ và khỏe mạnh; ngực và bụng có các dải màu đen, vàng và đỏ ở lưng ở mỗi đốt cơ thể. Sâu non tuổi cuối làm kén bằng cánh kéo từ 2 đến 3 lá tươi hoặc khô vào; kén có màu vàng, nhộng có màu hạt dẻ hoặc nâu sẫm. 1.1.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại Quế Richard (1994) [36], đã đưa ra danh sách các loài ký sinh đối với các loài sâu thuộc họ Saturniidae trên thế giới. Các loài Xanthopimpla brullei, X. konowi, Theronia zebra zebra và loài Brachymeria sp. ký sinh lên loài sâu Cricula trifenestrata. Ở Ấn Độ phòng trừ loài Orthaga vitialis hại Quế bằng cách phun hoạt chất Carbaryl (0.1%), hoặc Quinalphos (0.05%) hoặc Endosulphan (0.05%)có thể kiểm soát sâu hại, việc phun thuốc được lặp lại trong khoảng 10-12 ngày hiệu quả đạt cao hơn (Singh et al., 1978) [39]. Theo tác giả Devashayam và Koya (1993) [21], phòng trừ loài sâu Conopomorpha civica hại lá Quế tuổi nhỏ ở Kerala, Ấn Độ bằng cách phun hoạt chất Quinalphos (0,05%) lên sâu non vừa xuất hiện đạt hiệu quả cao. Trong nghiên cứu của Devashayam (2000) [23] đề xuất có thể sử dụng hoạt chất Monocrotophos (0,05%) và Quinalphos (0,05%) để phòng trừ các loài sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại Quế. Kết quả thí nghiệm thả loài ong ký sinh Brachymeria tibialis lên 200 kén sâu Cricula trifenestrata, hiệu quả 50 kén (25%) bị chết do loài ong ký sinh này gây nên. Trưởng thành của loài ký sinh B. tibialis vũ hóa ra khỏi kén của ký chủ và di chuyển sang các nơi khác. Trong mỗi kén có từ 10 đến 15 cá thể ký sinh (Tikader, 2012) [40]. Tại Ấn Độ sử dụng hoạt chất Endosulfan (0,05% và 0,1%) để phòng trừ loài sâu Cricula trifenestrata hại lá Quế ở giai đoạn sâu non đạt hiệu quả cao. Nhưng khi sử dụng hoạt chất Deltamethrin (0,0014% và 0,0028%) và
  18. 9 Azadirachtin (0,0015% và 0,003%) để phòng trừ loài sâu trên cho thấy có hiệu quả thấp hơn (Ahmed et al., 2012) [13]. Phòng trừ sinh học cho các loài nhện Eriophyes boisi và rầy Trioza cinnamoni gây u bướu lá Quế là rất khó khăn vì chúng sống và ăn trong các u của lá. Nhưng nếu cắt tỉa các lá bị nhện và rầy hại thường xuyên có thể kiểm soát nhện Eriophyes và rầy Trioza. Sử dụng hoạt chất monocrotophos, lannat (methomyl) và methamidiphos h a vào nước và phun lên cây trồng, với liều lượng sử dụng 30 ml monocrotophos/25 L trong khoảng thời gian 4 ngày làm giảm lượng u bướu đến mức thấp nhất. Sử dụng hoạt chất Quinalphos (0,05%) hoặc Dimethoate (0,06%) cũng được khuyến cáo sử dụng để kiểm soát nhện làm u bướu lá Quế (Rajapakse et al., 2007) [34]. Phòng trừ loài sâu Synanthedon sp. (Lepidoptera: Sessiidae) đục thân, cành cây Quế như việc sử dụng pheromon của con cái đặt trong bẫy để hấp dẫn trưởng thành đực là có hiệu quả trong việc giảm mật độ quần thể sâu trên cây Quế,phương pháp này được áp dụng hiệu quả trong canh tác thương mại ở miền Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á (Jayasinghe et al., 2006) [26]. Tại Sri Lankaloài sâu đục thân ở hầu hết rừng trồng quế, việc phòng trừ loài này bằng 3 cách (1) Phủ đất lên gốc cành của cây quế, (2) Sử dụng hoạt chất chlorpyrifos và (3) Bẫy pheromongiới tính. Kết quả thử nghiệm cho thấy sản lượng thu hoạch vỏ quế khô khi sử dụng phương pháp phủ đất 2 lần trong 1 năm là 907,6 kg/ha trong khi sử dụng phương pháp lấp đất kèm 2 lần sử dụng hoạt chất chlorpyrifos trong 1 năm là 883,8 kg/ha và sử dụng hoạt chất chlorpyrifos 4 lần trên năm cho sản lượng 797,2 kg/ha và sử dụng tổng hợp cả 3 phương pháp (phủ đất với hoạt chất chlorpyrifos và pheromon) là 738,4 kg/ha. Như vậy phương pháp thân thiện với môi trường nhất để phòng trừ loài sâu đục thân này bằng phương pháp phủ đất lên gốc cành quế 2 lần trên năm (Jayashinghe.,2013) [27].
  19. 10 Nhận xét: Từ các kết quả nghiên cứu ở các nước trên thế giới ở trên cho thấy các thông tin về thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng trừ, các tác giả đã nghiên cứu về các loài sâu hại lá, hại thân cành và ngọn Quế là khá phong phú nhưng chưa hệ thống cụ thể. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo và kế thừa một số kết quả về thành phần loài ở trên để làm cơ sở cho đối tượng nghiên cứu. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài sâu hại Quế Theo tác giả Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường (2004) [10], các loài sâu hại Quế tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An và Hà Tĩnh gồm có 14 loài thuộc 13 họ và 4 bộ (Lepidoptera, Hemiptera, Coleoptera và Isoptera); cụ thể các loài sâu hại Quế gồm có: Sâu róm ăn lá Malacosoma dentata, sâu đục lá Leucoptera susinella, bọ nẹt Parasa lepida, sâu kèn dài Amatissa vanlogeri, bọ xít dài Leptocorisa varicornis, bọ xít nâu sẫm Erthesina fullo. Trần Quang Tấn (2004) [7], đã phát hiện được 19 loài sâu hại Quế, (10 loài sâu hại lá và 9 loài sâu hại thân cành), trong đó có 7 loài sâu hại đều xuất hiện rất phổ biến (>50%) số lần điều tra bắt gặp ở cả 3 tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa và Quảng Nam, đó là: bọ dừa nâu Adoretus sp., sâu kèn Amatissa vaulogeri, sâu róm Creatonotos gangis, sâu róm Creatonotos transiens, sâu ăn lá Cricula trifenestrata, sâu cuốn lá Ancylis sp., sâu đục lá Phyllocnistis sp.. Thành phần loài sâu hại Quế có 14 loài ở 13 họ thuộc 4 bộ trong đó sâu ăn lá có 4 loài chiếm (36%), sâu đục thân, cành ngọn có 3 loài chiếm (21,2%), sâu chích hút ngọn, cành non có 3 loài chiếm (21,2%), sâu đục sùi vỏ có 1 loài chiếm (7,2%), sâu hại rễ có 2 loài chiếm (14,4%).Trong đó các loài sâu gây hại nghiêm trọng là sâu đục thân cành Arbela baibarana, bọ xít nâu sẫm Ertheina fullo, Sâu đục ngọn chồi Zeuzera sp., mối Odontotermes sp. (Hà Công Tuấn et al., 2006) [11].
  20. 11 Theo kết quả điều tra về thành phần sâu hại Quế của tác giả Phạm Thanh Loan và đồng tác giả (2012) [5], xác định được 17 loài sâu hại Quế ở Văn Yên, Yên ái, trong đó loài sâu ăn lá Quế Phalera flavescens, loài sâu đục lá Leucoptera susinella, bọ xít dài Leptocorisa varicornis, sâu cuốn lá Pandemis sp., bọ dừa nâu Adoretus sp., bọ nẹt Parasa lepida, sâu cuốn lá Coleophora sp., sâu xám Agrotis ipsilon là những loài phá hại mạnh. Theo Võ Duy Loan (2014) [6], thành phần sâu bệnh hại Quế tại huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi có: 14 loài sâu hại là sâu đo, sâu róm, sâu ăn lá, sâu đục đọt, bọ xít nâu sẫm, sâu kèn, sâu cuốn lá, bọ vòi voi, sâu phỏng lá, bọ hung, bọ phấn, nhện, rệp sáp, rệp muội, rầy đỏ; 2 loại tuyến trùng là tuyến trùng mụn u và tuyến trùng ngoại kí sinh; 12 loại bệnh. Thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam trong đó có cây Quế, đã giám định được 65 loài sâu và 7 loài sinh vật gây bệnh hại. Các loài sâu gây hại chính là bọ xít lưng gù Dichocysta pictipes, rệp nâu Toxoptera aurantii, sâu hại vỏ Indarbela quadrinotata, sâu đo Biston sp., (Phạm Quang Thu, 2016) [9]. Cây Quế là loài cây gỗ đặc sản có giá trị kinh tế cao và là loài cây được ưu tiên nghiên cứu phát triển để nâng cao sản lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu về sâu hại đối với cây Quế còn ít và tản mạn, nhiều loài sâu vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể vì vậy cần có nghiên cứu sâu hơn về thành phần loài sâu hại. 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái sâu hại Quế Theo tác giả Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường (2004) [10], loài sâu đục thân cành Arbela bailbarama (Lepidoptera: Metarbelidae) gây hại rất phổ biến. Các cành bị sâu đục thường hơi già, có đường kính từ 1,5-3cm, chiều dài vết đục từ 10-15cm, những cành này thường bị chết và thường xuất hiện ở Quế từ 6 tuổi trở lên. Sâu trưởng thành cái dài từ 7-12mm, sải cánh rộng từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2