intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng nhân giống loài Bát giác liên tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Đề xuất được giải pháp bảo tồn loài Bát giác liên tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ THÙY LINH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI BÁT GIÁC LIÊN (Podophyllum tonkinense Gagnep.) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 8850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VƯƠNG DUY HƯNG Hà Nội, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội” là của bản thân tôi. Các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2020 Người cam đoan Đỗ Thùy Linh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Vương Duy Hưng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, phòng Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Vườn quốc gia Ba Vì đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian, cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2020 Tác giả Đỗ Thùy Linh
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc ................................................................. 3 1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học................................................................ 4 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5 1.2.1. Nghiên cứu về cây thuốc ................................................................. 5 1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học................................................................ 9 1.3. Các công trình nghiên cứu về thực vật tại Vườn Quốc gia Ba Vì ........ 12 1.4. Các thông tin về loài Bát giác liên ........................................................ 14 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 21 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 21 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 21 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 21 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
  5. iv 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Bát giác liên ................................................................................................... 22 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên bằng hom củ ............................................................................................. 28 2.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Bát giác liên .... 29 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 31 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới ................................................................... 31 3.1.2. Địa hình, địa thế............................................................................ 32 3.1.3. Địa chất, đất đai............................................................................ 32 3.1.4. Khí hậu thủy văn ........................................................................... 34 3.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ........................................... 35 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................... 41 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ......................................................... 41 3.2.2. Kinh tế - xã hội .............................................................................. 42 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 45 4.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu ................................................................................................................ 45 4.1.1. Hiện trạng phân bố của loài Bát giác liên tại VQG Ba Vì ........... 45 4.1.2. Đặc điểm sinh học ......................................................................... 50 4.1.3. Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi Bát giác liên phân bố ............... 58 4.1.4. Các tác động tiêu cực đến Bát giác liên tại VQG Ba Vì ............... 63 4.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên bằng hom củ .................................................................................................................. 65 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng loại hom củ đến tỷ lệ sống và nảy mầm của chồi củ Bát giác liên................................................................................ 65
  6. v 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của chồi Bát giác liên .................................................................................... 72 4.3. Một số giải pháp bảo tồn loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu .... 79 4.3.1. Bảo tồn tại chỗ .............................................................................. 79 4.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ ....................................................................... 80 4.3.3. Các giải pháp khác ....................................................................... 81 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ .................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CT1 Công thức 1 CT2 Công thức 2 CT3 Công thức 3 ĐDSH Đa dạng sinh học ĐVHD Động vật hoang dã ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn Quốc gia TNC Trước công nguyên
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. So sánh kết quả nghiên cứu thực vật rừng VQG Ba Vì ................. 37 Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì ............................. 39 Bảng 4.1. Tọa độ và độ cao bắt gặp cây Bát giác liên tại VQG Ba Vì ........... 45 Bảng 4.2. Kết quả điều tra Bát giác liên tái sinh ............................................. 54 Bảng 4.3. Bảng theo dõi vật hậu loài Bát giác liên ......................................... 57 Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi Bát giác liên phân bố .............. 58 Bảng 4.5. Tổ thành cây tái sinh nơi Bát giác liên phân bố ............................. 60 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp lớp cây bụi thảm tươi ............................................. 62 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm loại hom củ.............................. 66 Bảng 4.8. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm loại giá thể đến sinh trưởng của chồi.71 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của loại giá thể đến sinh trưởng của chồi Bát giác liên ..... 78
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mẫu chuẩn (Type) loài Podophyllum tonkinense Gagnep. ............. 15 Hình 1.2. Hình vẽ đặc tả và bản đồ phân bố Bát giác liên .............................. 17 Hình 4.1. Sơ đồ hiện trạng phân bố cây Bát giác liên tại VQG Ba Vì ........... 50 Hình 4.2. Hình thái thân Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội ...................... 51 Hình 4.3. Hình thái rễ Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội ......................... 52 Hình 4.4. Hình thái lá Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội.......................... 52 Hình 4.5. Hình thái nụ, hoa Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội ................. 53 Hình 4.6. Bát giác liên ở rừng tự nhiên tại VQG Ba Vì, Hà Nội .................... 60 Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ sống của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau . 67 Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ bật chồi của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau......................................................................................................... 71 Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau......................................................................................................... 70 Hình 4.10. Biểu đồ chiều dài rễ hom của Bát giác liên .................................. 71 Hình 4.11. Thí nghiệm loại củ hom loài Bát giác liên .................................... 71 Hình 4.12. Đo chiều dài rễ giâm hom loài Bát giác liên................................. 72 Hình 4.13. Nhân giống Bát giác liên trên các giá thể khác nhau .................... 77 Hình 4.14. Đo chiều dài chồi .......................................................................... 78
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm từ rừng mang lại. Chúng rất phong phú, đa dạng đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học của rừng, công tác bảo tồn nguồn gen cũng như gắn liền với thu nhập kinh tế của người dân, đặc biệt là người dân bản địa. Xuất phát từ những lợi ích đó, chúng đã và đang bị con người khai thác một cách quá mức cạn kiệt nhưng chưa nhận thức được hành vi của mình đồng thời cũng chưa có kiến thức về các biện pháp gây trồng hay khai thác một cách bền vững có khoa học. Đặc biệt những cây dược liệu quý hiếm có giá trị cao về mặt kinh tế, cũng như y học lại càng bị khai thác một cách triệt để. Bát giác liên (Podophyllum tonkinense) là loài lâm sản ngoài gỗ quý, hiếm, có giá trị dược liệu cao của Việt Nam. Toàn thân lá rễ đều có thể sử dụng làm thuốc (chữa các bệnh ung thư, rắn cắn, ung nhọt, giải độc). Cây có hình dạng lá và hoa đặc biệt có thể trồng làm cảnh. Chính vì vậy trong tự nhiên loài này đang bị người dân khai thác quá mức. Hiện cây đã được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam, 2007 với phân hạng là: Nguy cấp (EN A1a,c,d). Việc nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh thái học của loài để xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển loài là rất cấp thiết hiện nay. Vườn Quốc gia Ba Vì là một trong những rừng đặc dụng quan trọng ở Việt Nam. Có thể nói không một khu vực nào lại có sự ưu đãi của thiên nhiên như Vườn Quốc gia Ba Vì. Ở đây có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây (Trần Minh Tuấn, 2014), cho thấy Vườn Quốc gia Ba Vì có 2.181 loài thuộc 958 chi, 207 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có khoảng 896 loài cây thuốc, nhiều loài quý như: Tắc kè đá (Drynaria bonii), Bảy lá một hoa (Paris chinensis), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Râu hùm hoa tía (Tacca chantrieri), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii),
  11. 2 Biến hóa (Asarum caudigerum), Trầu tiên (Asarum glabrum), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Gù hương (Cinnamomum balansae), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Củ dòm (Stephania dielsiana), Bình vôi (Stephania rotunda), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii).… Qua khảo sát và điều tra sơ bộ, tôi nhận thấy VQG Ba Vì là vùng phân bố tự nhiên của loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense). Tuy nhiên đến nay các nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát triển loài tại đây là hầu như chưa có. Vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc Trên thế giới, từ thời xa xưa con người đã biết khai thác và sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh. Người đã tìm tìm thấy những tài liệu liên quan tới thực vật ở Ai Cập khoảng những năm 3000 - 5000 TCN. Thời kì này y học Ai Cập đã biết nhận diện các loại cây chữa bệnh và loài có hại cho sức khỏe từ đó hình thành những kinh nghiệm đầu tiên về sử dụng thực vật chữa bệnh. Trong y học Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) thống kê có khoảng 2.000 loài cây cỏ có công dụng làm thuốc. Y học Trung Quốc cũng hình thành và phát triển rất sớm với thuyết âm dương ngũ hành. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thần nông bản thảo, Hoàng đế nội kinh. Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay. Y học cổ Hy Lạp có Hyppocrate (460- 370 TCN) được xem là ông tổ của ngành y phương tây hiện nay. Biểu tượng con rắn quấn quanh thân gậy phép của Esculape thời Hy lạp cổ đã trở thành biểu tượng y học của rất nhiều tổ chức trên thế giới hiện nay như Tổ chức Y tế thế giới, Hội y học Hoàng gia, Hội y học Hoa kì… Thầy thuốc người Hy Lạp Pedanius Dioscoride một bác sĩ, nhà dược học, nhà thực vật học. Ông là tác giả của bách khoa toàn thư về y học thảo dược và các chất có liên quan đã thống kê có 600 loài thảo mộc. Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian” (1652) và Complete Herbal (1653) trong đó chứa đựng những kiến thức về thảo dược và dược phẩm.
  13. 4 Một số tác phẩm nghiên cứu thực vật nổi tiếng trên thế giới như: Thực vật chí Honking (1981), Thực vật trí Australia, Thực vật chí Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ, Thực vật chí Malaysia. Trong thời gian gần đây, thực vật là đối tượng đặc biệt được nhiều nhà khoa học quan tâm và cố gắng đánh giá đúng vị trí, vai trò chức năng sử dụng của nó trong nhiều lĩnh vực như thức ăn, thuốc chữa bệnh, trang phục, dụng cụ, các nghi lễ tôn giáo, môi trường…ở từng vùng địa phương khác trên thế giới. Trong đó, cây thuốc được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều nhất. Nhìn chung xã hội phát triển nên kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao. Các giá trị thực tiễn của thực vật được các nhà khoa học quan tâm và đánh giá đúng về các sản phẩm vừa chữa trị tận gốc các căn bệnh mà không để lại tác dụng phụ. Các sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng ra đời đáp ứng được vừa có thể chữa bệnh nhưng lại đảm bảo không gây hại cho cơ thể khi sử dụng lâu dài nên do đó cây dược liệu ngày càng được khai thác mạnh. Đặc biệt khi những cây dược liệu quý mang lại lợi nhuận kinh tế cao lại càng bị khai thác quá mức, đe dọa sinh tồn một số loài. 1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới đã và đang suy giảm một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó thế giới có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự suy giảm đó, cụ thể là có nhiều công ước liên quan đến bảo vệ ĐDSH đã ra đời như Công ước RAMSAR, Iran (1971), Công ước CITES (1972), Công ước Paris (1972), Công ước bảo vệ các loài ĐVHD di cư, Born (1979). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố. Theo Mooney (1992), số loài cây gỗ có D1,3>2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện tích 0,1 ha thì ở vùng Địa Trung Hải (24-136 loài) tương tự như trong rừng khô nhiệt đới và rừng mưa bán thường xanh (41-125 loài). Trong rừng mưa thường xanh nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118-136 loài).Số loài
  14. 5 bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa dạng về loài của rừng mưa nhiệt đới được diễn đạt bằng công thức Shannon-Weaver (1971) như là một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại có thể 6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo lý thuyết ốc đảo của Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lượng loài tương tự bằng căn bậc bốn của diện tích ốc đảo (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10 lần có nghĩa là số loài tăng lên gấp đôi). Ngược lại, diện tích bị thu hẹp lại có nghĩa là một số loài tương ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại (Wilson, 1992). Danh sách các loài sinh vật có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các dạng sử dụng đất khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì lâm nghiệp đứng hàng thứ 2 sau nông nghiệp như là nguyên nhân của việc suy giảm, trong khi cách đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6 (sau nông nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi). Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH.Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các sinh cảnh.Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phâm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật.Có thể phân chia các phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau: - Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) - Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation) - Phục hồi (Rehabilitation) 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về cây thuốc Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao về sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn của nguồn tài nguyên cây thuốc. Nên việc sử dụng thực vật làm dược liệu
  15. 6 rất sớm được đúc kết kinh nghiệm và lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc. Từ thời xa xưa dân tộc ta đã gây dựng được một nền y học cổ truyền để phòng và chữa một số loại bệnh như uống nước vối để giúp tiêu hóa tốt, phòng bệnh, nhai trầu để bảo về răng… Trong thời kỳ độc lập (937-1399), vào thời nhà Lý, ở xã Đại Yên (Hà Nội), đời nhà Trần, Thái Y Viện đã tổ chức đi sưu tầm thuốc ở núi Yên Tử (Đông Triều - Quảng Ninh), Phạm Ngũ Lão xây dựng vườn thuốc Vạn Yên và gây rừng thuốc dược sản ở Phả Lại (huyện Chí Linh) để phục vụ quân đội đánh giặc ngoại xâm. Từ thế kỉ XIV- XVIII xuất hiện những danh y như Tuệ Tĩnh với “Hồng nghĩa giác tư y thư” những phương thuốc trong và ngoài nước. Thời Lý Thái Tổ (1429), Phan Phù Tiên xuất bản cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu”; thế kỷ XVI, Lê Quý Đôn trong bộ “Vân đài loại ngữ” (1417) đã sơ bộ phân loại thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, cây ngũ cốc, cây rau, cây mộc, cây thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau. Sau Lê Quý Đôn, Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn, mô tả rất kĩ cây thuốc trong cuốn “Việt Nam thực vật học”. Lê Hữu Trác tức Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) ông đã viết cuốn “Y tông tâm tĩnh” nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về chẩn đoán và dược học. Sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thực vật của nước ta đã hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu phương Tây, đặc biệt là các nhà khoa học người Pháp trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược. Họ đã để lại một số công trình nghiên cứu lớn như: “Thực vật Nam bộ” (1790) của Loureiro, mô tả gần 700 loài cây, “Thực vật rừng Nam bộ” (1879) của Pierre, mô tả gần 800 loài cây gỗ, hay bộ “Thực vật chí của Lào, Campuchia và Việt Nam” của các tác giả A.Aubreville, J.F.Leroy, P.Muarant (1860). Công trình lớn nhất là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte và một số nhà thực vật học người Pháp biên soạn (từ 1907 đến 1943) gồm 7 tập chính và sau đó lại bổ sung thêm
  16. 7 bằng những tập phụ, trong đó đã phân loại, thống kê, mô tả các loài cây từ Dương xỉ đến thực vật Hạt kín của toàn Đông Dương. Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình khác như: “Danh mục các sản phẩm của Đông Dương” của Crévost, Lemaríe và Pételot. “Các cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” của Pételot, “Các cây thuốc của miền Bắc Việt Nam” của Foucaud…Và trên cơ sở các công trình đã có, năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được miền Bắc có 5.190 loài. Từ những truyền thống tốt đẹp của cha ông, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nhiều nghiên cứu cây thuốc, nhiều tài liệu viết về cây thuốc được các nhà khoa học viết và công bố như: Dược điển Việt Nam tập 2 (1983) của Nxb Y học do nhiều thành viên và các cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây thuốc. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) Cây cỏ Việt Nam xuất bản ở Canada, sau đó được nhà xuất bản Trẻ chỉnh lý, bổ sung và tái bản phát hành ở Việt Nam năm 2000, đây là bộ sách được đánh giá là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam. Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê mô tả và kèm theo hình vẽ của hơn 11.600 loài thực vật Việt Nam. Trần Đình Lý và tập thể (1993) 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Giới thiệu khoảng 1900 loài cây có ích ở Việt Nam thuộc gần 1.000 chi, 230 loài họ. Khái quát về nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam một cách hệ thống và có dẫn liệu về tên khoa học và các tài liệu công bố gần 1.000 chi được trình bày một cách đầy đủ về tài liệu và loài type là chưa hề có ở Việt Nam. Võ Văn Chi và Trần Hợp (1996), với bộ sách "Cây cỏ có ích ở Việt Nam" gồm 4 tập đã giới thiệu 600 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam.
  17. 8 Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. Tổng kết được sấp sỉ 2750 cây thuốc có mặt trên đất nước Việt Nam. Đỗ Tất Lợi (1999) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu trong hơn 20 năm của ông, được xuất bản lần đầu vào năm 1962, tập hợp giới thiệu hơn 750 vị thuốc Việt Nam. Cuốn sách đã được đánh giá cao ở cả trong và ngoài nước, được coi là có ích để bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày. Sách Đỏ Việt Nam (2007) Nxb Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội. Đây là bản sửa đổi và bổ sung của sách đỏ Việt Nam 1996 đưa ra danh lục động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng. Viện Dược liệu (2003) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. Nghiên cứu 1000 loài trong đó, 920 cây và 80 động vật được lựa chọn từ hơn 3000 loài cây thuốc và 400 loài động vật làm thuốc đã biết. Gần đây, tập thể các nhà thực vật học có uy tín của Việt Nam đã tập trung biên soạn cuốn “Danh lục hệ thực vật Việt Nam” (2001 - 2005) gồm 3 tập, đây thực sự là một công trình có giá trị khoa học cao phản ánh trình độ, kinh nghiệm của các nhà khoa học cũng như thể hiện tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt Nam.
  18. 9 Thế nhưng, về lịch sử y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số trong những năm qua, dường như chưa thấy một công trình nghiên cứu nào. Các nhà dân tộc học, lịch sử học trong và ngoài nước thường tập trung nghiên cứu về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của các dân tộc thiểu số mà ít ai quan tâm đến vấn đề y học cổ truyền bản địa của họ, chưa có một quyển sách nào ghi chép lại tên tuổi của những ông lang, bà mế nổi tiếng của các dân tộc thiểu số, cũng như kinh nghiệm chữa bệnh gia truyền của họ - một trong những bản sắc văn hóa, một trong những hoạt động kinh tế góp phần bảo đảm nhu cầu cuộc sống và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. 1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện hữu trên mọi miền của đất nước. ĐDSH không tĩnh tại mà thường xuyên thay đổi, nó tăng lên do sự biến đổi về gen và các quá trình tiến hóa và giảm bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh cảnh, suy giảm quần thể và tuyệt chủng. Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới. Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài, 3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định và 6 trung tâm đa dạng về thực vật do IUCN xác định. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong điểm nóng Inđô-Bơ Ma do tổ chức bảo tồn quốc tế xác định, là một trong những vùng sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất trên trái đất. Độ che phủ của rừng Việt Nam khoảng 37% với tổng diện tích tự nhiên là 12,3 triệu ha. Số loài thực vật ở cạn ở Việt Nam vào khoảng 13.766 loài, chiếm khoảng 6,3% so với toàn cầu. Hiện nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam đã được tiến hành và công bố dưới các hình thức khác nhau, sau đây chúng tôi chỉ điểm qua một vài công trình chủ yếu. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn gen cây
  19. 10 rừng. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) với “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã cung cấp các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và cách nhận biết nhanh các các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Hàng loạt các nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài nguyên sinh vật phục vụ cho việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến hành. Với sự giúp đỡ của các dự án quốc tế do các tổ chức như IUCN, WWF, Bird Life, UNDP. nhiều nghiên cứu chuyên đề về ĐDSH cũng đã được tiến hành ở các Vườn quốc gia. Nhiều luận án tiến sĩ cũng đã được hoàn thành liên quan đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn ĐDSH, Cao Thị Lý (2007) với luận án: “Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH và những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” đã đề cập đến một hệ thống phương pháp tiếp cận kết hợp kỹ thuật với xã hội để nghiên cứu giám sát trong quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng và đã đề xuất hai giải pháp cụ thể phục vụ quản lý tài nguyên rừng nhằm giải quyết hài hoà hai mục tiêu: sinh kế của dân cư vùng đệm và quản lý bền vững tài nguyên bảo tồn. Ngô Tiến Dũng (2007) với luận án “Tính đa dạng thực vật của VQG Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk” đã mô tả sự biến đổi thảm thực vật thông qua điều tra theo tuyến với 5 kiểu thảm, 21 ưu hợp và 4 kiểu trảng và hoàn thiện danh lục thực vật của VQG Yok Đôn với 129 họ, 478 chi, 858 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó tác giả đã bổ sung 21 họ, 188 chi và 292 loài,…. 1.3. Tổng quan nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển về cây thuốc và các loài thực vật Nhân giống cây vú bò bằng phương pháp nuôi cây mô thực vật với nồng độ BAP và NAA khác nhau ảnh hưởng đến khả năng nhân chồi của cây Vú bò. Tỷ lệ sống là 90% và không phụ thuộc vào cây mẹ. Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá rất rõ nét về công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, đã đưa ra một hướng mới cho nhân giống để bảo tồn và
  20. 11 phát triển các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2014). Nhân giống Hồi bằng phương pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IBA (1%), hom lấy từ cây 2 tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao đạt từ 66 - 69%; Phương pháp ghép nêm và ghép áp cho hồi cũng có tỷ lệ sống khá cao, sau 3 tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có thể xuất vườn còn gần 46%. Tỷ lệ sống của cây ghép hầu như không phụ thuộc vào tuổi cây mẹ cho cành ghép mà phục thuộc rất rõ rệt vào từng dòng cây mẹ cho cành ghép. (Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng - 2003). Xử lý bằng IBA (1%) trong thời kỳ đầu hè để giâm hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phương pháp ghép nêm ngọn Quế cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành (70 - 77%) (Phạm Văn Tuấn, 2005). Khi nghiên cứu chọn tạo giống Quế có năng suất tinh dầu cao Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) đã chọn được 122 cây trội theo các chỉ tiêu sinh trưởng, 79 cây theo sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu, 45 cây theo cả sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu ở Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Về nhân giống, đề tài cũng đã chỉ ra được tuổi cây lấy hom, giá thể và loại hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, tốt nhất là lấy hom cành hay hom chồi vượt ở cây dưới 7 năm tuổi, giâm hom trong giá thể cát vào đầu vụ hè là tốt nhất. Đối với ghép, đề tài cũng đưa ra 3 phương pháp nhưng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là ghép nêm ngọn, cành ghép tốt nhất là lấy ở cây dưới 7 năm tuổi và nên ghép vào vụ thu. Các tác giả đã dùng cây ghép để xây dựng vườn giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế đối với loài cây này. Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) đã chỉ ra mật độ trồng rừng ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng của Quế, các tác giả cũng đưa ra mật độ từ 300 cây/ha đến 5000 cây/ha là mật độ thích hợp cho Quế 18 tháng tuổi. Ngoài một số công trình điển hình ở trên, còn rất nhiều công trình của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2