intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu thực trạng và phân bố của loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu xác định tình trạng, khu vực phân bố của Cá cóc Tam Đảo tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Xác định các mối đe dọa đến loài Cá cóc Tam Đảo tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn Cá cóc Tam Đảo tại Vườn Quốc gia Tam Đảo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu thực trạng và phân bố của loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN XUÂN TÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI CÁ CÓC TAM ĐẢO (PARAMESOTRITON DELOUSTALI BOURRET, 1934) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ NGÀNH: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày….tháng….năm 2020 Người cam đoan (Tác giả ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Xuân Tân
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành tôi xin phép được gửi lời cảm ơn tới: Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn quốc gia Tam Đảo cùng các cán bộ kiểm lâm đã cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát thực địa. Xin cảm ơn PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh đã hướng dẫn khoa học và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn KS. Hà Văn Ngoạn học viên cao học khoá 26 và ThS. Phạm Văn Thông đã hỗ trợ thực địa. Xin cảm ơn tất cả người dân tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo đã hỗ trợ trong quá trình thực địa. Xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn quốc gia Ba Vì và cơ quan đã tạo điều kiện thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu” thuộc Chương trình KHCN: Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, Quản lý Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020”, mã số: BĐKH.38/16-20 đã hỗ trợ cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả anh chị em, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Tân
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 2 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 2 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 3 1.3. Một số nghiên cứu về loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali, Bourret, 1934) (Nguồn: Sách đỏ Việt Nam 2007, trang 260)........................ 6 1.4. Một số nghiên cứu về loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali, Bourret, 1934) .............................................................................................. 10 Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 12 2.1. Điều kiện tư nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo ....................................... 12 2.1.1. Vị trí, danh giới và địa hình Vườn Quốc gia Tam Đảo .................. 12 2.1.2. Tài nguyên rừng và đất rừng .......................................................... 13 2.1.3. Các hệ sinh thái rừng...................................................................... 13 2.1.4. Sự đa dạng về khu hệ thực vật ........................................................ 13 2.1.5. Sự đa dạng về khu hệ động vật ....................................................... 14 2.1.6. Sự phân vùng................................................................................... 15 2.2. Kinh tế - xã hội...................................................................................... 16 2.2.1. Dân số, dân tộc ............................................................................... 16 2.2.2. Tình hình kinh tế và và thu nhập .................................................... 17 2.2.3. Cơ cấu lao động .............................................................................. 18
  5. iv Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 20 3.1.1. Mục tiêu chung................................................................................ 20 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 20 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu .......................................... 21 3.4.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 21 3.4.3. Phương pháp điều tra thực địa ....................................................... 22 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 28 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30 4.1. Mật độ, hiệu suất tìm kiếm Cá cóc tam đảo tại khu vực nghiên cứu.... 30 4.1.1. Mật độ trung bình Cá cóc tam đảo trên tuyến điều tra .................. 30 4.1.2. Mật độ trung bình Cá cóc tam đảo trên toàn suối khu vực nghiên cứu 30 4.1.3. Hiệu suất tìm kiếm Cá cóc tam đảo ở khu vực nghiên cứu ............ 31 4.2. Phân bố Cá cóc tam đảo theo khu vực nghiên cứu và đai độ cao......... 32 4.2.1. Phân bố Cá cóc tam đảo theo các tuyến và khu vực điều tra ........ 32 4.2.2. Phân bố Cá cóc tam đảo theo đai độ cao ....................................... 34 4.3. Ghi nhận Cá cóc tam đảo theo độ sâu bắt gặp so với mặt nước ........... 35 4.4. Các mối đe dọa đến loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo ............................................... 35 4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo ... 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44 PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa Cá cóc Cá cóc tam đảo cs. (tài liệu tiếng Việt) Cộng sự et al. (tài liệu tiếng Anh) ĐDSH Đa dạng sinh học IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới KVNC Khu vực nghiên cứu VQG Vườn Quốc gia UBND Ủy Ban Nhân Dân
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh sách thức ăn của Cá cóc tam đảo ............................................ 8 Bảng 2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất .................................... 13 Bảng 2.2. Tình trạng đói nghèo khu vực......................................................... 18 Bảng 3.1. Danh sách các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu .................... 23
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh Cá cóc tam đảo A) Mặt lưng; B) Mặt bụng ...................... 7 Hình 1.2. Bản đồ phân bố loài Cá cóc tam đảo theo (IUCN 2020) .................. 9 Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu ............................ 24 Hình 3.2. Điều tra thực địa .............................................................................. 25 Hình 3.3. Mặt lưng và mặt bụng Cá cóc Tam Đảo ......................................... 28 Hình 3.4. Đo kích thước của Cá cóc Tam Đảo ............................................... 28 Hình 4.1. Biểu đồ mật độ trung bình Cá cóc tam đảo trên các tuyến điều tra30 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mật độ trung bình trên toàn suối VQG ................ 31 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện hiệu suất tìm kiếm Cá cóc tam đảo...................... 32 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số lượng Cá cóc tam đảo trên các tuyến .............. 33 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện số lượng Cá cóc tam đảo ở các khu vực nghiên cứu .33 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện phân bố theo đai độ cao ....................................... 34 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện vị trí bắt gặp ở độ sâu so với mặt nước ............... 35 Hình 4.8. Hoạt động du lịch gây tác động đến môi trường............................. 36 Hình 4.9. Hoạt động mở đường làm tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia...... 36 Hình 4.10. Ảnh người dân vào khai thác củi và lâm sản ngoài gỗ ................. 37 Hình 4.11. Ảnh buôn bán Cá cóc làm thuốc ................................................... 37 Hình 4.12. Hoạt động dùng kích điện đánh bắt cá của người dân .................. 38
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cá cóc Tam Đảo, tên khoa học là Paramesotriton deloustali, hay còn gọi là Cá cóc bụng hoa, Tắc kè nước, Sa giông bụng hoa, là một loài động vật Lưỡng cư của vùng núi Tam Đảo. Được liệt kê vào danh sách những loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn của Vườn Quốc gia Tam Đảo, hiện nay Cá cóc Tam Đảo số lượng rất ít, chỉ xuất hiện ở các khe suối sâu, nước trong, gần rừng ở các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo như Tam Quan, Đạo Trù, Hồ Sơn, La Băng, Quân Chu... Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập năm 1996 với diện tích là 34.995 ha, nằm trên địa phận của 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Vườn quốc gia Tam Đảo có tính đa dạng sinh học cao với 1436 loài thực vật và 1141 loài động vật. Thêm vào đó Vườn quốc gia Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều cộng đồng dân tộc sống đã tạo cho nơi đây sự phong phú và đa dạng về văn hóa, hệ thống đền chùa, linh thiêng, cổ kính, là khu du lịch sinh thái, tâm linh lí tưởng, nơi phát triển du lịch khá nổi tiếng. Hiện nay, do kinh tế phát triển, môi trường ô nhiễm do sinh hoạt và thiếu ý thức của người dân tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đã tác động nghiêm trọng đến môi trường sống của loài Cá cóc Tam Đảo, suối bị ô nhiễm, mất sinh cảnh sống. Ngoài ra, hoạt động đánh bắt của người dân đã làm suy giảm số lượng của loài một cách đáng kể, có thể gây ra khả năng tuyệt chủng ở một số khu vực (khe suối). Nếu các hoạt động bảo tồn không được tiến hành thì trong khoảng thời gian không xa quần thể của loài sẽ bị suy giảm. Vì vậy, để góp phần làm rõ cho mọi người về tình trạng và phân bố của loài Cá cóc Tam Đảo tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và phân bố của loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali Bourret, 1934) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo’’.
  10. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Công trình nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về Bò sát, ếch nhái do Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Petecbua (Nga), Bảo tàng Hoàng gia Ontario (Canada), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ. Chương trình hợp tác này được tiến hành trong 2 giai đoạn 1993 - 1997 và 1999 - 2000 ở VQG Tam Đảo. Kết quả của các nghiên cứu này đã ghi nhận được 123 loài bò sát thuộc 17 họ, 3 bộ và 56 loài ếch nhái thuộc 8 họ, 3 bộ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy khu hệ Bò sát và ếch nhái của VQG Tam Đảo đa dạng vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả còn ghi nhận được 30 loài quý hiếm và đặc hữu; phát hiện 1 loài ếch nhái mới cho khoa học - Leptplatex sung (năm 1998). Phân bố của các loài Bò sát và ếch nhái theo sinh cảnh cũng đã được đề cập trong nghiên cứu này. Các tác giả đã xác định tác động lớn nhất đến các loại Bò sát và ếch nhái ở VQG Tam Đảo là áp lực do buôn bán và sử dụng quá mức. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và các chuyên gia thuộc Viện Động vật Saint Peterburg (2007), đã tìm thấy loài Cá cóc bụng hoa hay còn gọi là Cá cóc tam đảo ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (BTTN ĐS - KT) tại huyện Hoành Bồ. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với các nhà nghiên cứu Vườn thú Cologne (CHLB Đức, 2007) đã phát hiện loài Cá cóc Việt Nam ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Năm 2013 các nhà nghiên cứu đại học Kyoto (Nhật Bản) và bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã công bố một loài Cá cóc mới trên tạp chí Current Herpetology. Loài mới được mô tả dựa trên kết quả so sánh về mặt hình thái và sinh học phân tử với các loài Cá cóc đã ghi nhận ở Việt Nam và các nước
  11. 3 láng giềng như Trung Quốc, Lào. Mẫu vật của loài mới được nhóm nghiên cứu thu thập ở vùng núi tỉnh Hà Giang và Cao Bằng. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam là một quốc gia có dạng sinh học cao có nhiều loài động, thực vật đặc hữu nói chung, đặc biệt là loài bò sát, lưỡng cư. Chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái, kinh tế mà chúng còn là nguồn dược liệu quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bò sát ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, giai đoạn này chủ yếu là do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành như: Tirant (1885), Boulenger (1903), Smith (1921, 1924, 1932). Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu Bò sát Đông Dương của Bourret từ 1934 - 1944, trong đó có ở nước ta. Công trình nghiên cứu của ông bao gồm: 1934 - 1941: Các thông báo về Bò sát - Lưỡng cư Đông Dương (Phần 1); 1942: Khu hệ Ếch nhái Đông Dương và các loại Rùa Đông Dương. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành từ nhiều khu vực khác nhau trên cả nước từ những thập kỷ trước. Đầu thế kỷ XX (1924 – 1944) ở Đông Dương Bourret một nhà khoa học người Pháp, đã ghi nhận 177 loài và phân loài Thằn lằn, 145 loài và phân loài Rắn, 45 loại và phân loại Rùa và 171 loài và phân loài Ếch nhái. Nhìn chung, trong giai đoạn này các công trình chỉ dừng lại ở mức thu thập tiêu bản, thống kê phân loại, địa bàn nghiên cứu chưa rộng mà chỉ mới tập trung vào những khu vực có điều kiện. (Nguồn: Trích dẫn Báo cáo đề tài KT 02.08. Nguyễn Văn Sảng, Hồ Thu Cúc (1996). Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954 do ảnh hưởng của chiến tranh nên hầu như không có nghiên cứu nào đáng chú ý. Từ năm 1954 đến năm 1975, có một công trình nghiên cứu được thực hiện ở miền Bắc Việt Nam, đã thống kê có tổng số 68 loại Ếch nhái và 159 loài Bò sát (Trần Kiên và cs, 1981). Ở miền Nam, Campden - Main (1970) mô tả 77 loài Rắn trong cuốn sách nhận dạng của mình. Từ năm 1976 đến 1980, trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa
  12. 4 các cơ quan của Việt Nam và Nga, một số nghiên cứu Bò sát đã được thực hiện ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc Việt Nam (1954) các nghiên cứu về thành phần Lưỡng cư, Bò sát mới được tăng cường bởi các tác giả Việt Nam. Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1990 đã có thêm một số công trình: “Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam”, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hổ Thu Cúc (1981) đã thống kê được 159 loại Bò sát, 69 loài Lưỡng cư. Trong những năm 1970, 1971, 1972 đoàn thực tập thiên nhiên khoa Sinh vật trường Đại học Sư phạm II Hà Nội kết hợp với trường cấp II Tam Đảo đã tiến hành nghiên cứu ở khu vực Tam Đảo đã thống kê được 19 loài Rắn, 3 loài Thằn Lằn, 4 loại Rùa và 5 loại Ếch nhái. (Nguồn: Trích dẫn từ báo cáo, Hồ Thu Cúc, Nikolai Ortov, Army Latitro 2000). Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (1985) “Tuyển tập báo cáo kết quả điều tra thống kê động vật Việt Nam, đã thống kê được 350 loài Lưỡng cư, Bò sát, trong đó: Bò sát có 260 loài, Lưỡng cư có 90 loài. Ngoài ra các tác giả còn phân tích sự phân bố các loài ở các sinh cảnh. Đào Văn Tiến (1978) đã tổng hợp và xây dựng khóa định loại cho 87 loài ếch nhái, 77 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu, trong khóa định loại này tác giả đã đề cập đến 2 loài Cá cóc có phân bổ ở Việt Nam. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) thống kê ở Việt Nam có tổng số 340 loài bao gồm 82 loài Ếch nhái và 258 loài bò sát, trong danh lục này đã đề cập đến phân bố, tình trạng của loài Cá cóc tam đảo. Ngoài những công trình nghiên cứu về khu hệ còn những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của Trần Kiên và cộng sự tập trung nhiều vào nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế làm cơ sở xây dựng quy trình nuôi và bảo tồn. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2002: Đây là giai đoạn nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở nước ta được tăng cường. Đặc biệt nhiều nhất là từ năm
  13. 5 1995 trở lại đây có các tác giả: Đinh Thị Phương Anh, Hổ Thu Cúc, Hoảng Nguyễn Bình, Ngô Đắc Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường...đưa ra danh sách thành phần ở một số vùng: VQG Bạch Mã có 52 loài Lưỡng cư, Bò sát thuộc 15 họ, 3 bộ, VQG Ba Vì có 62 loài thuộc 16 họ, 3 bộ, vùng núi Ngọc Linh (Kom Tum) có 53 loài thuộc 30 họ, 4 bộ, khu vực Tây Nam Nghệ An có 56 loài thuộc 17 hộ, 3 bộ, Khu BTTN Xuân Sơn (Phú Thọ) có 46 loài thuộc 15 hộ, 3 bộ, khu vực Hữu Liên (Lạng Sơn) có 48 loài thuộc 15 họ, 4 bộ, khu vực núi Yên Tử (Quảng Ninh) có 55 loại thuộc 18 họ, 4 bộ, VQG Bến En (Thanh Hóa) có 85 loài thuộc 21 họ, 4 bộ, khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh) có 34 loài thuộc 16 họ, 5 bộ, khu BTTN Sơn Trà (Đà Nẵng) có 34 loài thuộc19 họ, 3 bộ, khu vực núi Kon Ka Kinh (Gia Lai) có 51 loài thuộc 15 họ, 4 bộ, khu vực Chí Linh (Hải Dương) có 87 loài thuộc 20 họ, 4 bộ, khu BTTN Pù Mát (Nghệ An) có 7 loài thuộc 21 họ, 4 bộ, VQG U Minh Thượng (Kiên Giang) có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ, khu vực đầm Ao Châu (Hạ Hỏa Phú Thọ) có 54 loài thuộc 20 họ, 4 bộ, khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế) có 76 loài thuộc 20 họ, 4 bộ, khu vực rừng Konplông (Kom Tum) có 46 loài thuộc 16 họ, 3 bộ. Lê Nguyên Ngật (2000), nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái học của Cá cóc bụng hoa trong điều kiện nuôi. Nghiên cứu này cho biết có khả năng nuôi sinh sản thảnh công Cá cóc bụng hoa trong phòng thí nghiệm. Như vậy, có thể tiến hành bảo tồn loài cá cóc bằng cả hai hình thức nguyên vị và chuyển vị. Nguyễn Quảng Trường (2000), đã tiến hành nghiên cứu về phân bổ và đánh giá hiện trạng khai thác loài Cá cóc bụng hoa ở VQG Tam Đảo. Đã khảo sát về phân bố của Cá cóc ở 28 suối của khu vực Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Ninh Lai, Thiện Kế, Hợp Hoả (Tuyên Quang) và Quân Chu (Thái Nguyên). Kết quả nghiên cứu đã phân tích tình hình khai thác, sử dụng loài Cá cóc. Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) đã thống kê 458 loài (162 loài Ếch nhái
  14. 6 và 296 loại Bỏ sát trong danh lục Bò sát - Ếch nhái của Việt Nam Danh lục này đã bổ sung thêm khoảng 200 loài so với các danh lục trước đây ở Việt Nam. Những khám phá mới và ghi nhận bổ sung kết quả của rất nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu trong suốt 25 năm qua (1980 - 2006). Lê Nguyên Ngật (2008) đã có nghiên cứu về phân bố và tình trạng loài Cá cóc tam đảo ở Việt Nam bài báo đã đề cập đến phân bố, tình trạng và giá trị về thẩm mỹ, khoa học, du lịch và thương mại. Danh sách thành phần loài lưỡng cư, bò sát của VQG Xuân Sơn tiếp tục được cập nhật trong công trình của Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trưởng (2009). Theo đó, đã ghi nhận ở VQG Xuân Sơn Lớp Bò sát có 48 loài thuộc 14 họ, 2 bộ và lớp Lưỡng cư có 29 loài thuộc 8 họ, 3 bộ. Một số tài liệu đã đề cập đến phân bố, tình trạng bảo tồn loài Cá cóc tam đảo là loài nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); Nghị định 06/2019/NĐ-CP; Danh lục đỏ thế giới IUCN 2020. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái được đề cập trong các tài liệu như: Giáo trình động vật của trường Đại học Lâm nghiệp của Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy (1998), Luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Tam Đảo (1996). 1.3. Một số nghiên cứu về loài Cá cóc Tam Đảo (Paramesotriton deloustali, Bourret, 1934) (Nguồn: Sách đỏ Việt Nam 2007, trang 260) Đặc điểm nhận biết: Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali) là loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong 8 loài Cá cóc được tìm thấy ở Việt Nam (Nguyễn Quảng Trường và cs, 2009). Cá cóc tam đảo có thân hình thuôn dài, hơi dẹt từ trên xuống, có đuôi dài dẹp bên, mút đuôi tròn; da có nhiêu mụn sù sì tiết chất nhầy; lưng có màu xám đen với hai gờ nổi sần sùi chạy dọc hai bên và một gờ giữa sống lưng; bụng màu đỏ da cam với những đường xám đen nối với nhau như hình mạng lưới. Chiều dài thân tới 92 mm, chiều dài đuôi tới 87mm. Cá thể cái thường lớn hơn con đực. Đặc biệt vào mùa sinh sản ở Cá cóc đực có một dải xanh sáng chạy suốt hai bên mặt đuôi.
  15. 7 Mép đuôi thường đỏ da cam, nhất là phần gần hậu môn. Cá cóc có 4 chi ngắn nhưng khỏe, bò khá nhanh trên mặt đất. Trong nước, Cá cóc bơi chủ yêu bằng những uốn lượn của đuôi, chân áp sát thân mình (Nguyễn Văn Sáng và cs, 2005). A B Hình 1.1. Hình ảnh Cá cóc tam đảo A) Mặt lưng; B) Mặt bụng Sinh sống và tập tính: Cá cóc tam đảo thường sống ở suối có độ cao 200-1000m. Cá cóc là loài ăn tạp, thành phần ăn gồm các loài thảo mộc, côn trùng (ấu trùng và dạng trưởng thành), trứng ếch nhái, nòng nọc, cá con, bùn…Cá cóc đẻ vào cuối mùa Xuân (tháng 1-4). Cá cóc tam đảo thụ tinh trong, không hoàn toàn diễn ra trong môi trường nước. Ngoài tự nhiên, sau khi thụ tinh xong, Cá cóc cái bò lên đẻ trứng ở các đám lá mục, ẩm dưới tảng đá cách suối không xa. Cá cóc cái đẻ nhiều lần trong một vụ, đẻ cả vào ban ngày và ban đêm, đẻ từ 2-36 quả, nhiệt độ thích hợp nở nòng lọc từ 17°C - 27°C. Nòng nọc có màu đen, có mang đỏ màu ngoài màu đỏ hồng ờ hai bên mang tai, bụng sáng và sau hai tháng ngả màu vàng và những họa tiết đen như họa tiết con trường thành. Qua điều tra kết hợp với phỏng vấn cho thấy đã ghi nhận được Cá cóc tam đảo ăn 9 loại thức ăn chính chủ yếu là động vật nhỏ và côn trùng thể hiện qua bảng sau:
  16. 8 Bảng 1.1. Danh sách thức ăn của Cá cóc tam đảo STT Tên phổ thông Bộ phận ăn Nguồn 1 Giun sp Toàn bộ PV 2 Tép Toàn bộ PV 3 Cá bống nhỏ Toàn bộ PV 4 Nòng nọc sp Toàn bộ PV 5 Cá sp Toàn bộ PV 6 Rong rêu Ngọn, thân QS 7 Nhện nước Toàn bộ PV 8 Ấu trùng muỗi Toàn bộ PV 9 Mối đất Toàn bộ PV Ghi chú: PV- Phỏng vấn; QS-Quan sát Tập tính Cá cóc Tập tính di chuyển trên cạn: Di chuyển khá chậm trên cạn, dùng chân di chuyển trên mặt đất, khe đá, rễ cây, đá. Cá cóc có khả năng di chuyển khá tốt vào mùa mưa lên các tảng đá và khe đá ngược dòng nước nên cao. Khi quan sát thấy con mồi chúng từ từ di chuyển đợi đến thời điểm thích hợp chúng đớp lấy con mồi. Khi di chuyển trên mặt đất hoặc đá chúng thường di chuyển 3-5 bước rồi nghỉ, sau đó di chuyển tiếp. Trên cạn chúng di chuyển bằng nửa thân trên và 2 chi trước, 2 chi sau hỗ trợ nâng đỡ cơ thể khi di chuyển, đuôi thì giữ thăng bằng. Tập tính di chuyển dưới nước: Di chuyển dưới nước chúng thường di chuyển nhanh để tìm mồi. Ở dưới nước Cá cóc cũng thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước để hít thở không khí sau đó chúng lại lặn xuống. Mỗi lần ngoi lên lặn xuống chúng thường dùng đuôi để đẩy và làm bánh lái, 4 chi có xu hướng về phía sau khi bơi. Thời gian hoạt động trong ngày: Cá cóc tam đảo hoạt động cả ngày, ban ngày chúng di chuyển nhiều hơn để tìm thức ăn, di chuyển nhiều vào buổi sáng. Buổi chiều và buổi tối thường ít di chuyển và nằm thường nằm một chỗ đề rình mồi nơi có ít nước chảy chậm, tĩnh và khe nước cạn.
  17. 9 Tập tính rình mồi: Cá cóc thường nằm bất động, không di chuyển ẩn trong rêu, trong đá để rình mồi. Khi bắt được con mồi chúng thường ngâm và dùng chi trước để giữ con mồi rồi dần dần nốt con mồi cho đến hết rồi di chuyển vào khe đá hoặc nơi có nhiều rêu để ẩn lấp và tiếp tục săn mồi. Vùng phân bố: Cá cóc tam đảo phân bố tại các suối trên dãy Tam Đảo nằm giữa 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và khu vực Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Theo những thông tin mới nhất hiện đã phát hiện thêm 3 quần thể Cá cóc ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Sín Mần (Hà Giang), Văn Bàn (Lào Cai) (IUCN, 2020) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) (Zhang và cs, 2020). Hình 1.2. Bản đồ phân bố loài Cá cóc tam đảo theo (IUCN 2020) Giá trị: Có trị bảo tồn và khoa học, dược liệu, làm cảnh, thương mại và
  18. 10 biểu tượng. Tình trạng: Sách đỏ Việt Nam (2007), mức độ đe dọa cấp EN: Nghị định 06/2019 NĐ-CP phụ lục IIB. 1.4. Một số nghiên cứu về loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali, Bourret, 1934) Nghiên cứu của Nguyễn Quảng Trường và cs, 2009 về quan hệ di truyền và định loài các loài trong họ Cá cóc ở Viêt Nam, trong đó Cá cóc tam đảo được coi là nhánh phát sinh ngoài thể hiện ở nhánh tiến hóa khác biệt hẳn với nhóm Cá cóc sần Tylototriton, bên cạnh đó nghiên cứu này còn đưa ra nhận định mặc dù quần thể Cá cóc quảng tây Parasmesotriton guangxiensisg ghi nhận ở Cao Bằng có quan hệ di truyền gần gũi và đặc điểm hình thái rất giống với Cá cóc tam đảo Paramesotriton deloustali nhưng tạm thời vẫn chấp nhận đây là hai loài riêng biệt và cần nghiên cứu thêm. Bour và cs (2009) đã tổng hợp được đặc điểm các mẫu vật từ các nghiên cứu của Bourret, 1934, 1937, 1939, 1940 và 1942 về loài Cá cóc tam đảo, cho thấy đặc điểm cấu trúc hộp sọ và đặc điểm hình thái, kích thước của chúng ở con đực và con cái. Báo cáo khảo sát và tập huấn giám sát các loài bò sát và ếch nhái quan trọng của Vườn quốc gia Tam Đảo năm 2004 đã xây dựng được chương trình giám sát Cá cóc tam đảo thông qua các tọa độ khảo sát được, qua đó xây dựng được kế họach quản lý và bảo tồn loài của VQG Tam đảo. Lưu Quang Vinh (2017) đã cập nhật thành phần bò sát và lưỡng cư tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, Lào Cai trong đó có loài Cá cóc tam đảo. Trước đó, năm 2002, Nguyễn Quảng Trường cũng đã tiến hành khảo sát bò sát ếch nhái tại khu vực này thông qua các điểm cắm trại và đã thu thập được các mẫu Cá cóc tam đảo trong đó có các mẫu được giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và mẫu bắt rồi thả lại tự nhiên. Một nghiên cứu của Zhang và cs (2017) đã tiến hành phân tích hệ gen của một loài trong họ Cá cóc được phát hiện ở Vân Nam – Trung Quốc, kết qủa cho thấy rằng
  19. 11 loài mới phát hiện này chính là loài Cá cóc tam đảo. Sau kết qủa của nghiên cứu này thì Cá cóc tam đảo không còn là loài đặc hữu của Việt Nam mà vùng phân bố của chúng đã mở rộng hơn và sang tới phía nam Trung Quốc. Trong nghiên cứu về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong họ Cá cóc thông qua các đặc điểm của hệ gen do Zhang và cs, 2008 cho kết qủa loài Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali) có mối quan hệ gần nhất với loài Cá cóc hồng kông (Paramesotriton hongkongensis). Hiện nay, ở Việt Nam đã ghi nhận được 8 loài Cá cóc là: Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali Bournet, 1934), Cá cóc quảng tây (Paramesotriton guangxiensis Huang, Tang, and Tang, 1983), Cá cóc việt nam (Tylototriton vietnamensis Bohme et all, 2005), Cá cóc ziglơ (Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui, and Nguyen, 2013), Cá cóc lào (Tylototriton notialis Stuart, Phimmachak, Sivongxay, and Robichaud, 2010), Cá cóc gờ sọ mảnh (Tylototriton anguliceps Le, Nguyen, Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Bernardes, and Nguyen, 2015) và 2 loài mới công bố năm 2020 Tylototriton pasmansi Bernardes, Le, Nguyen, Pham, Pham, Nguyen, and Ziegler, 2020 và loài Tylototriton sparreboomi Bernardes, Le, Nguyen, Pham, Pham, Nguyen, and Ziegler, 2020. Như vậy, từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về các loài Cá cóc ở Việt Nam và Cá cóc tam đảo nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thức ăn, di chuyển và sinh thái của loài còn chưa nhiều, tản mạn, chưa tương xứng với giá trị khoa học, bảo tồn.
  20. 12 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tư nhiên Vườn Quốc gia Tam Đảo 2.1.1. Vị trí, danh giới và địa hình Vườn Quốc gia Tam Đảo Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao: Thiên Thị (1.378 m); Thạch Bàn (1.388 m); Phủ Nghĩa (1.375 m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592 m). Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Theo Báo cáo quy hoạch Vườn quốc gia Tam Đảo thông tin về Vườn Quốc gia Tam Đảo cơ bản như sau: Toạ độ đại lý: từ 21°21 - 21°42' vĩ độ Bắc đến 105° 23° - 105"44" kinh độ Đông. Địa giới hành chính thuộc 3 tỉnh: Vĩnh phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách TP Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc. Vườn quốc gia Tam Đảo được quy hoạch ban đầu có diện tích là 36,883 ha từ độ cao 100 m trở lên. Sau khi điều chỉnh ranh giới năm 2002 (Quyết định số 155/2002/QĐ-TTg) thì diện tích hiện nay do VQG Tam Đảo quản lý là 34.995 ha. Địa hình VQG Tam Đảo được chia thành 4 kiểu chính là: 1. Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối: Độ cao dưới 100 m, độ dốc < 7°, phân bố dưới chân núi vả ven sông, suối. 2. Đồi cao trung bình: Độ cao 100 - 400 m, độ dốc từ 10° – 25°; phân bổ xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng. 3 Núi thấp: Độ cao từ 400 - 700 m, độ dốc > 25 °; phân bố giữa 2 kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình. 4. Núi trung bình: Độ cao từ 700 - 1500 m, độ dốc > 25°; phân bố ở phần trên của khối núi; các đỉnh và dông núi đều sắc và nhọn, địa hình rất hiểm trở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2