intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" nhằm mục đích thống kê, đánh giá những giá trị của hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu thực trạng tình hình, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NGUYỄN HỮU THIÊN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NGUYỄN HỮU THIÊN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 8319042 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Bá Tường THANH HÓA, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu được hình thành và phát triển từ những quan điểm của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Bá Tường. Các số liệu sử dụng phân tích, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Thiên
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn Đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 7 6. Đóng góp của Luận văn .............................................................................. 8 7. Bố cục của Luận văn .................................................................................. 8 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG; TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .................................................................. 9 1.1. Một số khái niệm chung, có liên quan đến công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng ...................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ............ 9 1.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử- văn hóa; di tích lịch sử cách mạng......... 10 1.1.3. Khái niệm về công tác quản lý Nhà nước; quản lý Nhà nước về di tích lịch sử cách mạng ......................................................................................... 11 1.2. Một số nội dung cơ bản quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng . 12 1.2.1. Về quản lý nhà nước với di tích lịch sử cách mạng ............................ 12 1.2.2. Công tác xếp hạng di tích và phân cấp quản lý ................................... 12 1.3. Khái lược về quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng tỉnh Quảng Nam.... 15 1.4. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............... 18 1.5. Di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Những giá trị 32 1.5.1.Thể hiện rõ nét những giá trị lịch sử to lớn .......................................... 33
  5. ii 1.5.2. Nhiều giá trị khoa học cho hiện tại và tương lai .................................. 34 1.5.3. Về những giá trị văn hóa .................................................................... 35 1.5.4. Các giá trị đạo đức .............................................................................. 35 1.5.5.Mang giá trị về kinh tế tiềm năng ........................................................ 36 *Tiểu kết chương 1....................................................................................... 37 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM........................... 39 2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng ..40 2.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng ................................. 40 2.1.2. Công tác quản lý Nhà nước ................................................................ 41 2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 54 2.2.1. Một số hạn chế ................................................................................... 54 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng ......................................................................................... 59 *Tiểu kết chương 2....................................................................................... 62 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................ 64 3.1. Những yếu tố tác động........................................................................... 64 3.1.1. Thuận lợi ............................................................................................ 64 3.1.2. Khó khăn ............................................................................................ 65 3.2. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ..................................... 66 3.2.1. Phương hướng .................................................................................... 66 3.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ........................................................... 67 *Tiểu kết chương 3....................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86 PHỤ LỤC ................................................................................................... 91
  6. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DSVH Di sản văn hóa DTLSCM Di tích lịch sử cách mạng LSCM Lịch sử cách mạng UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CP Chính phủ XHH Xã hội hóa
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài Tỉnh Quảng Nam - vùng đất mở, nơi giao thoa giữa các nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á, Châu Á; của 03 miền Nam - Trung - Bắc và hiện tồn là hệ thống di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, di tích hết sức độc đáo, phong phú, đặc trưng; rồi trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc,vùng đất Quảng Nam vừa là hậu phương, căn cứ của cuộc chiến với 9 huyện miền núi, nơi đây đã diễn ra các sự kiện, quá trình sản xuất lương thực, vũ khí, quân trang, quân dụng hết sức phong phú, sôi nổi cung cấp cho tiền tuyến… vừa là tiền tuyến, nơi diễn ra cuộc đối đầu trực tiếp với kẻ thù, nên đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, gắn liền với vùng đất, sự kiện, nhân vật, các trận đánh, địa danh anh hùng. Vì thế, di tích lịch sử cách mạng được xem là tiêu biểu, nổi bật, có số lượng lớn, đa dạng về loại hình trong tổng quan hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được hình thành, sáng tạo, lưu giữ và trao truyền từ đời này sang đời khác. Tính đến tháng 12/2020, Quảng Nam có hơn 1.770 di tích đã được kiểm kê, công bố, bảo vệ, có 1.150 di tích đã được xếp hạng các cấp, Quảng Nam hiện có 357 di tích lịch sử cấp tỉnh (gồm: 315 di tích lịch sử (trong đó có 191 di tích lịch sử cách mạng giai đoạn 1930-1975), 17 di tích kiến trúc; 13 di tích khảo cổ; 07 di tích danh thắng; có 63 di tích cấp quốc gia (trong đó có 20 di tích lịch sử cách mạng và 01 di tích quốc gia đặc biệt1) Di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được hình thành gắn liền với sự ra đời của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các di tích lịch sử cách mạng hàm chứa cả giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; mang dấu ấn 1 Địa điểm Chiến thắng Núi Thành (huyện Núi Thành).
  8. 2 lịch sử, văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện cốt cách, tinh hoa văn hóa, bản lĩnh của dân tộc và in đậm sắc thái văn hóa, khí chất và nhân cách của đất và người Quảng Nam. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng. Di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã và đang là nguồn tài nguyên nhân văn, thực tiễn quan trọng nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, lý tưởng cách mạng, hình thành và phát triển nhân cách con người, góp phần phát triển văn hóa du lịch của đất nước, của tỉnh và của từng huyện, thị xã, thành phố; và là nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đất nước và tỉnh Quảng Nam đã, đang trải qua quá trình công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay đã và đang tác động, ảnh hưởng trực tiếp, thách thức không nhỏ tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng, trong đó có di tích lịch sử cách mạng. Nhiều nơi cấp ủy, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức và hành động chưa theo kịp nhu cầu thực tiễn; do đó, nhiều di tích lịch sử cách mạng xuống cấp chưa được bảo quản, tu bổ, phục hồi kịp thời; một số địa điểm có nguy cơ mất dấu tích chưa được quan tâm khoanh vùng bảo vệ; nhiều địa điểm di tích có ý nghĩa và giá trị về nhiều mặt chưa được kiểm kê kịp thời để lập hồ sơ, nhiều di tích chưa được xếp hạng; công tác tuyên truyền phát huy giá trị của di tích lịch sử cách mạng nhiều nơi chưa có hiệu quả,...Những hạn chế tồn tại được xác định có nhiều nguyên nhân khác
  9. 3 nhau, song một trong những nguyên nhân căn cốt nhất là những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. Chính vì thế, việc nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp bách, cấp thiết trong quá trình phát triển tỉnh Quảng Nam thời kỳ mới Mặt khác, bản thân học viên là một cán bộ, công chức làm công tác Đảng với nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo đưa đường lối văn hóa, văn nghệ, lịch sử của Đảng bộ vào cuộc sống, trong đó có lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, mà di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận quan trọng gắn liền với quá trình Đảng bộ tỉnh ra đời, xác lập vai trò và lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà tiến hành công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng quê hương, đất nước. Vì vậy, tôi tập trung nghiên cứu sâu sắc hơn về hệ thống di tích lịch sử cách mạng; thực trạng công tác quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị của lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh để bản thân có cái nhìn toàn diện, kiến thức thực tiễn phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao. Với những lý do trên tôi xin chọn "Công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam" làm Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Văn hóa. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Di tích lịch sử - văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa; do vậy, đây là nội dung đã được nhiều tác giả chọn làm đối tượng, nội dung nghiên cứu. Cho nên, quá trình nghiên cứu các cơ sở lý luận, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để đối sánh, làm rõ các giả thuyết, giải pháp mang tính luật định, với lẽ dĩ nhiên mang tính kế thừa, bản thân tôi đã tìm hiểu, tham khảo một văn bản của Đảng, Nhà nước, các ấn phẩm, bài viết có nội dung liên quan đến nội dung
  10. 4 công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó, cụ thể như: - Ấn phẩm “Sổ tay công tác bảo tồn di tích” xuất bản năm 1986, Giáo sư Lâm Bình Tường. Tập sách có nội dung chính gồm 6 chương, về cơ bản đã đề cập đến tất cả các khâu mang tính nghiệp vụ của trong hoạt động bảo tồn di tích như: Sưu tầm, khảo sát, phát hiện di tích; kiểm kê, bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử và văn hóa; thiết kế trùng tu di tích và công tác quần chúng liên quan đến các di tích. - Giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa”, xuất bản năm 1993, của hai tác giả Nguyễn Đăng Duy và Trịnh Minh Đức: Về nội dung, công trình này đã nêu lên vấn đề mang tính lý luận, nghiệp vụ của công tác bảo tồn di tích, như: Công tác phân loại, kiểm kê, tổ chức xếp hạng, bảo vệ, tôn tạo và khai thác, phát huy giá trị hiện tồn của di tích. - Cuốn sách "Một số vấn đề về phát triển di sản văn hóa dân tộc" xuất bản năm 1997, của Giáo sư Hoàng Vinh: Tác giả trên cơ sở thống kê, phân loại và phản ánh thực trạng của di sản văn hóa để đề ra các giải pháp để làm cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc phù hợp với những đòi hỏi thực tiễn của đất nước. - Cuốn Giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa”, xuất bản năm 2007 của tác giả Trịnh Thị Minh Đức và Phạm Thu Hương: Nội dung đề cập đến vấn đề lý luận và nghiệp vụ, kỹ năng về hoạt động bảo tồn di tích. - Các luận văn thạc sĩ: Luận văn “Quản lý khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Phan Văn Quang; Luận văn “Quản lý Nhà nước đối với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào” của tác giả Vũ Thị Hồng Luyến; Luận văn “ Quản lý Di tích lịch sử văn hóa trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thục, Luận văn “Quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh
  11. 5 Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết….Nhìn chung, nội dung các luận văn này đã đề đến vấn đề lý luận chung và thực tiễn công tác quản lý nhà nước, quản lý di sản văn hóa nói chung, quản lý di tích nói riêng tại các địa phương; đưa ra thực trạng, tình hình, kết quả đạt được,nhất là những hạn chế phổ biến, cố hữu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; đồng thời, đã đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa, cách mạng. Tuy nhiên, các đề tài này chưa nêu lên một cách toàn diện về những lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di tích trên các lĩnh vực: Kinh tế, dân sinh; chưa đưa ra được các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền và toàn thể người dân; chưa đưa ra các giải pháp công nghệ, giải pháp đặc trưng riêng có của từng loại di tích và từng vùng khí hậu - nơi di tích lịch sử cách mạng đang hiện hữu. Đặc biệt, đối với tỉnh Quảng Nam, hiện nay chưa có một công trình, đề tài, ấn phẩm nào đề cập mang tính toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên toàn tỉnh. Hiện mới chỉ có vài công trình đề cập mang tính đơn lẻ đến từng khâu, từng hoạt động và mang tính cá biệt một di tích nhất định, như : - Cuốn Di tích và danh thắng Quảng Nam, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Nam (2002), Công ty in Đà Nẵng, Đà Nẵng - Cuốn sách Căn cứ Nước Là - khí phách một thời và mãi mãi, UBND huyện Nam Trà My (2010), Cty CP In - PHS và TBTH Quảng Nam, Quảng Nam - Cuốn Sách “Lịch sử đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng
  12. 6 Các công trình này nghiên cứu mang tính đơn lẻ, mới chỉ phản ảnh đến một, hoặc một vài di tích mang đặc trưng riêng. Đa phần tập trung vào các công trình di tích văn hóa và di tích lịch sử thời cận đại từ năm 1930 trở về trước. Hiện chưa có công trình khoa học, đề tài nào nghiên cứu sâu, toàn diện, nghiên cứu riêng về công tác quản lý hệ thống các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Song, những công trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu tham khảo hết sức có ý nghĩa, tác giả sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác giả trên vào công trình nghiên cứu của mình, với mong muốn góp phần xây dựng thống lý thuyết và thực tiễn về công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích thống kê, đánh giá những giá trị của hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu thực trạng tình hình, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, tạo cơ sở giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Quảng Nam và góp phần phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống dân cư vùng kháng chiến trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Tập trung nghiên hệ thống di tích lịch sử cách mạng đã xếp hạng cấp tỉnh (tiêu biểu, đại diện cho các loại hình và địa bàn) để chỉ ra được giá trị nổi bật của hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua (nhất là từ năm 2010 đến năm 2020). Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tiếp theo.
  13. 7 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;Công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh. - Phạm vi thời gian: Hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của đất nước qua các thời kỳ cách mạng, kháng chiến từ năm 1930 đến 1975. Công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Quảng Nam từ năm 1998 đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả Luận văn sẽ sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chủ yếu, gồm: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Về phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở Hiến Pháp, Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Đề án..của Trung ương và các loại văn bản, tài liệu khác nhau về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý di tích lịch sử, di tích lịch sử cách mạng; sách về lịch sử đảng, về các nhân vật lịch sử cách mạng; hồ sơ di tích,…để tập trung phân tích về mặt lý luận, quan điểm, chủ trương. - Về phương pháp rà soát, thống kê, phân loại: Dùng để tập hợp tư liệu, phân tích nghiên cứu, đánh giá. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổng hợp, phân tích, chọn lọc và so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu liên quan. 5.2. Phương pháp điền dã - Khảo sát thực tế về hiện trạng để tìm minh chứng khoa học về mặt định lượng: Số lượng, quy mô, hiện trạng,... - Khảo sát thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng thông qua ghi chép, tìm hiểu các đối tượng liên quan bằng phương pháp nhân học.
  14. 8 - Gặp gỡ, phỏng vấn cư dân nơi có di tích để tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng, giá trị của di tích có thể phát huy. - Sử dụng các phương tiện kỹ thuật: Máy chụp ảnh. 6. Đóng góp của Luận văn 6.1. Đóng góp về lý luận: Luận văn sẽ làm rõ thêm một số quan điểm, lý luận trên cơ sở tổng kết, đúc rút những thực trạng, kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn về khả năng ngân sách, phù hợp tình hình, loại hình di tích, đặc điểm khí hậu, địa bàn mà di tích hiện tồn. 6.2. Đóng góp về thực tiễn: Luận văn cung cấp cho người đọc về thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh với những số liệu thực tiễn ở cả mặt được và chưa được về: Công tác quy hoạch, khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ; công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; công tác lập hồ sơ xếp hạng; công tác tuyên truyền, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Phần Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày 3 phần chính, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý di tích lịch sử cách mạng; tổng quan về di tích lịch sử cách mạng và giá trị của di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  15. 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG; TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Một số khái niệm chung, có liên quan đến công tác quản lý di tích lịch sử cách mạng 1.1.1. Khái niệm về giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đây là những khái niệm mang tính trừu tượng, có thể tìm hiểu qua kết quả ghi nhận, khẳng định của các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: GS Hoàng Phê, GS Phùng Hữu Phú. + Khái niệm về giá trị: "Giá trị là cái làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó" (GS. Hoàng Phê- nhà nghiên cứu Từ điển Việt Nam thì) Hoặc “Giá trị là một khái niệm chỉ ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần mà mỗi cộng đồng người quan tâm dựa trên nhu cầu hay lợi ích nhất định,...là cái cần thiết và có ý nghĩa, có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới" (GS.TS. Phùng Hữu Phú). + Khái niệm bảo tồn: "Bảo tồn là giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi" (GS Hoàng Phê). + Khái niệm phát huy: "Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” (GS Hoàng Phê).. Như vậy, từ các khái niệm Di sản văn hóa, giá trị, bảo tồn và phát huy nêu trên thì, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được hiểu: Là bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa cha ông để lại đến nay một cách cẩn thận, trân trọng, có trách nhiệm và làm lan tỏa những giá trị của chúng trong đời sống của con người. Hai nhiệm vụ bảo tồn và phát huy phải song hành với nhau. Bởi, muốn phát huy thì phải bảo tồn mới có giá trị để phát huy và bảo tồn rồi
  16. 10 thì phải biết phát huy thì di sản ấy mới có giá trị trong cuộc sống, di sản ấy mới là di sản sống. 1.1.2. Khái niệm về di tích lịch sử- văn hóa; di tích lịch sử cách mạng + Khái niệm về di tích lịch sử- văn hóa:"Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" và thuộc loại hình "di sản văn hóa vật thể" và “Di tích lịch sử- văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử (Theo Luật Di sản văn hóa). + Khái niệm về di tích lịch sử cách mạng: Hay còn gọi là "di tích lịch sử cách mạng- kháng chiến" là cụm từ thường được đề cập đến trong hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các công trình Lịch sử Đảng bộ các cấp để chỉ những di tích hiện tồn phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể trong quá trình Đảng ra đời lãnh đạo chính quyền và nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập, tự do cho nhân dân, giải phóng quê hương, đất nước. Minh chứng điển hình cho khái niệm này trong thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là một hệ thống DTLSCM hết sức phong phú, đa dạng như: Di tích lịch sử cách mạng chiến thắng Bồ Bồ, di tích lịch sử Khu căn cứ Hòn Tàu - căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, di tích lịch sử chiến thắng Núi Thành, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh, di tích lịch sử cách mạng căn cứ Khu ủy 5, di tích lịch sử Cây Thông Một..
  17. 11 Như vậy, đối chiếu với tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa và thực tiễn hoạt động,di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có thể được hiểu như sau: Di tích lịch sử cách mạng là những công trình "có niên đại muộn hơn so với di tích văn hóa, tín ngưỡng truyền thống; gắn liền với những địa điểm, sự kiện và nhân vật cụ thể mà trở thành những di tích lưu niệm sự kiện, lưu niệm nhân vật". Có thể thấy rằng, di tích LSCM rất đa dạng về loại hình, từ những công trình có sẵn (nhà dân, đình, chùa, căn phòng,...) đến những địa điểm công cộng, tự nhiên,.. đều được sử dụng tùy theo mục đích; đều được hình thành gắn liền với quá trình Đảng bộ ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền; chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo con đường cách mạng vô sản; và cần phải khẳng định di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành của di tích lịch sử - văn hóa. 1.1.3. Khái niệm về công tác quản lý Nhà nước; quản lý Nhà nước về di tích lịch sử cách mạng + Khái niệm về quản lý Nhà nước: Có thể hiểu nội hàm khái niệm này như sau:Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực của nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước. + Khái niệm quản lý Nhà nước về di tích lịch sử cách mạng “Quản lý di tích lịch sử cách mạng là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ, giữ gìn các giá trị của di tích lịch sử cách mạng cha ông để lại còn đến hiện thời một cách cẩn
  18. 12 thận, trân trọng, có trách nhiệm và làm lan tỏa những giá trị của chúng trong đời sống của con người”. 1.2. Một số nội dung cơ bản quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng Di tích lịch sử cách mạng cũng là loại hình di sản văn hóa vật thể, vì thế sẽ có nhiều nội dung thuộc quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Điều này được cụ thể hóa tại Chương V, Luật Di sản văn hóa, gồm có 15 điều (từ Điều 54 đến Điều 68), tiêu biểu như: 1.2.1. Về quản lý nhà nước với di tích lịch sử cách mạng Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cách mạng cũng là những nhiệm vụ quy định tại Chương V của Luật di sản văn hóa. Bên cạnh đó, do đặc điểm riêng của mình, loại hình di tích lịch sử có có những quy định riêng sao cho phù hợp, như việc DTLSCM thuộc sở hữu của nhân dân và do người dân quản lý (trong vườn của dân, có khi là nhà của dân và do nhân dân vẫn sinh sống trong di tích: Ví dụ như Di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà Ông Ung Tòng, Nhà ông Nguyễn Kế tại Núi Thành, Di tích lịch sử cấp tỉnh nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Quảng Nam tại Hội An..) chiếm số lượng khá lớn bên cạnh những di tích do nhà nước quản lý. Cho nên, quá trình quản lý DTLSCM, nhất là công tác quy hoạch, tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích, nhà nước không thể hoàn toàn dùng quyền lực nhà nước để ứng xử với loại hình di tích do nhân dân quản lý, mà còn là nhận thức, hành động của nhân dân thông qua việc thông tin, tuyên truyền, vận động trách nhiệm công tác bảo quản di tích gắn liền với sinh kế của nhân dân vùng có Di tích. Cần chú trọng chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân để họ có quyền gắn với nghĩa vụ trong công tác bảo vệ các di tích 1.2.2. Công tác xếp hạng di tích và phân cấp quản lý Theo quy định của Luật di sản văn hóa, Di tích được xếp thành 03 hạng là di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Ngoài ra các di
  19. 13 tích tiêu biểu của Việt Nam còn được đề nghị UNESCO xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương; địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương; cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ; Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát
  20. 14 triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Về phân cấp quản lý di tích: Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di tích, căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 ban hành Quy chế về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Quy chế gồm 6 Chương, 28 Điều quy định hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên trong danh mục kiểm kê di tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Quảng Nam; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương, chủ sở hữu di tích và Nhân dân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quy chế áp dụng đối với Sở, Ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quy chế nêu rõ việc xếp hạng, quy hoạch, nghiên cứu, tu bổ và trách nhiệm cụ thể của các cấp trong việc quản lý di tích. Theo đó, các di tích cấp quốc gia do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý; di tích cấp tỉnh do UBND cấp xã trực tiếp quản lý. Ngoài ra, một số di tích như
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2