intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

38
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch" nhằm làm rõ vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa quản lý di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích lịch sử- văn hóa gắn với phát triển du lịch ở huyện Quế Sơn hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn phục vụ phát triển du lịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH LÊ QUANG TIÊN SƠN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA THANH HÓA, 2021
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH LÊ QUANG TIÊN SƠN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Tuyến THANH HÓA, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Văn Tuyến. Tất cả hệ thống lý luận, các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Luận văn không sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào. Tôi xin Hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Lê Quang Tiên Sơn
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .............................. iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Kết quả đạt được ........................................................................................ 9 7. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................ 9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN .............................................. 10 1.1. Cơ sở lý luận quản lý di tích lịch sử - văn hóa ....................................... 10 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: ................................................................... 10 1.1.2. Nội dung quản lý di tích lịch sử - văn hóa .......................................... 15 1.1.3. Quan điểm về quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 21 1.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn .............. 26 1.2.1. Vài nét về huyện Quế Sơn .................................................................. 26 1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn ........... 27 *Tiểu kết chương 1....................................................................................... 31 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..33 2.1. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ...................................................................................................... 33
  5. ii 2.1.1. Tổ chức bộ máy .................................................................................. 33 2.1.2. Thực hiện các văn bản pháp lý về quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ......................................................................................................... 44 2.1.3. Công tác tuyên truyền phổ hiến trong Nhân dân về pháp luật bảo vệ di tích lịch sử -văn hóa ..................................................................................... 48 2.1.4. Công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch .............................................................................. 52 2.1.5. Công tác xã hội hóa trong việc tham gia quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ....................................................................... 55 2.1.6. Quản lý hoạt động dịch vụ tại di tích lịch sử - văn hóa ....................... 57 2.1.7. Quản lý tài chính ................................................................................ 59 2.1.8. Công tác Thanh tra, kiểm tra............................................................... 60 2.2. Đánh giá công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ................................................................................................... 61 2.2.1. Ưu điểm.............................................................................................. 61 2.2.2. Hạn chế .............................................................................................. 63 2.2.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 65 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 67 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM......... 71 3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý di sản văn hóa và di tích lịch sử - văn hóa .................................................................................................. 71 3.2. Dự báo những tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn ............................................................ 75 3.2.1. Những tác động tích cực ..................................................................... 75 3.2.2. Những tác động tiêu cực ..................................................................... 77
  6. iii 3.3. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ở huyện Quế Sơn..................................... 78 3.3.1. Nâng cao công tác chỉ đạo, quản lý..................................................... 78 3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch................................................................. 81 3.3.3. Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ............................................ 83 3.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch .................................................................................................. 85 3.3.5. Phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch 87 3.3.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch ................................ 90 3.3.7. Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm .......... 92 3.4. Một số kiến nghị .................................................................................... 93 3.4.1. Kiến nghị với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam .............. 93 3.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn ................................. 94 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 94 KẾT LUẬN ................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99 PHỤ LỤC ................................................................................................. 104
  7. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DTLS - VH Di tích lịch sử - văn hóa CBQL Cán bộ quản lý CP Chính phủ DSVH Di sản văn hóa KL Kết luận QĐ Quyết định TU Tỉnh ủy UBND Ủy ban nhân dân VH - TT Văn hóa -Thông tin SVHTT&DL Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch BQL Ban Quản lý TQL Tổ Quảng lý UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc XHH Xã hội hóa CLB Câu lạc bộ DSVH Di sản văn hóa
  8. v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý di tích lịch sử -văn hóa tại huyện Quế Sơn, Quảng Nam .......................................................................................... 33 Biểu đồ 2.1. Nguồn xã hội hóa cho công tác bảo tồn, phát huy di tích ở huyện Quế Sơn giai đoạn 2015 - 2020 .................................................................... 56
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Nam là một vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa; có lẽ những cái tên quen thuộc như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn đã làm nên một dấu ấn Quảng Nam. Quế Sơn là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Nam với ưu thế, lợi thế về các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, hội, đoàn thể trên địa bàn huyện Quế Sơn cùng với 13 xã, thị trấn đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cùng với sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân nên công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Trong nghiên cứu lịch sử dân tộc, Di tích lịch sử văn hóa được coi là nguồn tư liệu để con người quan tâm bởi lẽ các di tích chính là những bằng chứng xác thực cụ thể về từng đặc điểm lịch sử, văn hóa của một vùng miền, là nơi lưu truyền những giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời gian và sự tác động của thiên nhiên vào di tích lịch sử văn hóa, làm cho giá trị vốn có của di tích đang dần bị mất đi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa của Nhân dân. Quế Sơn có nhiều điều kiện tự nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trao đổi với các địa phương trong tỉnh như: Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Hiệp Đức, Nông Sơn. Là một địa phương có bề dày truyền thống lịch sử. Theo đó, thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/HU ngày 11/9/2014 của Huyện ủy Quế Sơn về “Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, ngày 25 tháng 10 năm 2016, Huyện
  10. 2 ủy Quế Sơn ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Hiện nay, toàn huyện có 2 di tích cấp Quốc gia, 32 di tích cấp tỉnh, 01 di tích đang được Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ đã gửi Bộ VHTT&DL công nhận di tích cấp Quốc gia. Mặc dù là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhưng đến nay kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn huyện. Xuất phát từ những lí do nêu trên, với nguyện vọng tha thiết của một người con Quế Sơn trong việc chung tay, góp sức phục vụ sự nghiệp bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch” làm Luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý Văn hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình về quản lý di tích lịch sử - văn hóa nói chung Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận quản lý DSVH-VH từ khá sớm, như tác giả Peter Howard trong cuốn “Di sản: Quản lý, diễn giải và bản 4 sắc” đã cho rằng, vào khoảng đầu thế kỷ XIX việc quản lý di sản ban đầu xuất hiện là những người say mê với lòng tin rằng họ bảo tồn những giá trị của di tích. Hiệp hội di sản ở châu Âu ra đời vào thế kỷ XX, việc nghiên cứu di sản đã phát triển về “Quản lý di sản" và phát triển mạnh vào nửa sau thế kỷ XX và được phân ra các lĩnh vực của di sản như: thiên nhiên, cảnh quan, Đài kỷ niệm, khu di tích [7].
  11. 3 Ngày nay, DSVH được các nhà nghiên cứu cho rằng, không chỉ là một giá trị biểu tượng trong cộng đồng, trong xã hội tức là phải đóng góp vào sự phát triển chung, DTLS-VH phải được phục vụ lại cho cộng đồng dân cư. Ashworth G.J - Larkham P.J để triển khai được một ngành công nghiệp cần khai thác các giá trị của di sản. Do vậy trong công tác quản lý cần có những phương án của một ngành công nghiệp đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với các đặc điểm của các di sản đó [7]. Tại “Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới” [35], UNESCO đã đưa ra yêu cầu cho các quốc gia thành viên cần phải xây dựng kế hoạch quản lý ở khu di sản thế giới với những mục đích như: - Để di sản có giá trị nổi bật cần phải nhận diện chính xác, toàn cầu của giá trị sản; - Phải xác định rõ những áp lực từ tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội tới khả năng bảo tồn và phát huy di sản; - Việc quản lý di sản phải có cơ chế, chính sách phù hợp để thực thi; - Có phương án, chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng tới di sản; - Thúc đẩy từ các nguồn lực xã hội trong việc hoạt động bảo tồn DSVH. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm tới các DSVH với nhiều chính sách nhằm bảo vệ, lưu giữ và phát huy các giá trị của chúng. Theo đó, qua nghiên cứu của các tác giả trong nước việc xoay quanh các vấn đề về kinh nghiệm, lý luận, thực tiễn của hoạt động quản lý, bảo tồn và cần phát huy giá trị của DSVH-VH trong hội nhập và phát triển, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp cụ thể. Trong công tác quản lý tập trung vào 3 vấn đề là: công nhận di tích, quản lý cổ vật và phân cấp quản lý di tích. Tác giả nhấn mạnh: để các di tích lịch sử văn hóa bảo vệ và phát huy giá trị cần thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt. Do đó, cần thiết phải thực hiện:
  12. 4 Thứ nhất, các cơ chế, chính sách phải đảm bảo đúng nguyên tắc từ đó mới có tác dụng để thúc đẩy sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng trong cả nước; Thứ hai: cần tập trung triển khai sâu rộng chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; Thứ ba: đưa các hoạt động bảo tồn DTLS - VH trở thành sự nghiệp của toàn dân. Tác giả Đặng Văn Bài có bài viết: “Vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích” đăng trên tạp chí Văn hóa, nghệ thuật số 4 tập trung vào một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan tâm. Các nội dung bao gồm: Công tác Quản lý Nhà nước bằng các văn bản gồm: (Văn bản về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa; Quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; quyết định phân cấp quản lý...); Việc phân cấp quản lý DTLS - VH; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn - bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý là tính chất quyết định để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý [8]. Trần Đức Nguyên đã đưa ra ý kiến đánh giá công tác quản lý di tích tại địa phương. qua Luận án tiến sỹ về “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình CNH-ĐTH”. Tác giả thông qua lý luận về quản lý di tích đã tiến hành khảo sát 2 đối tượng là cán bộ quản lý di tích và người dân về các hoạt động quản lý Nhà nước tại địa phương. Từ thực tế của các di tích trên địa bàn tác giả đã đặt ra câu hỏi về thực trạng quản lý di tích, những thành công và những thất bại, nguyên nhân thất bại đến từ đâu và có những giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. Bài nghiên cứu hơn 200 trang là công trình có ý nghĩa thực tiễn đối với tỉnh Bắc Ninh và là tài liệu tham khảo có giá trị cho những chuyên đề bảo tồn DTLS - VH sau này [43].
  13. 5 Nguyễn Quốc Hùng với bài viết “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta” đã đề cập tới những tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa làm tổn hại tới hệ thống di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu đồng bộ, thiếu ý thức và thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản của một số ngành, địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở vật chất… Tác giả bài viết đã phân tích khá kỹ cả ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay [25]. Các bài viết này có xu hướng đề cập cả những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy và vai trò của DSVH trong bối cảnh phát triển kinh tế, CNH - HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Các công trình về di tích, quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Theo dòng chảy lịch sử của huyện Quế Sơn, sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng đến ngày 08/4/2008 thực hiện Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ về chia tách huyện Quế Sơn thành 02 huyện Quế Sơn và huyện Nông Sơn. Ở đây đã hình thành nhiều loại hình văn hóa phong phú, đặc sắc mà dấu tích còn để lại rõ nét đến ngày nay, những di tích lịch sử - văn hóa đã góp phần vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú của đất nước ta như: Dân ca, bài chòi, Tuồng, lễ hội, ẩm thực… Đã có những công trình về lịch sử văn hóa về vùng đất Quế Sơn như: “Vai trò Lịch sử của làng Hương Quế, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong công cuộc mở cõi” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, “Hòn Tàu đi cùng năm tháng” của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quế Sơn, “Quế Sơn hành trình phát triển”, “Quế Sơn Văn hóa và Tiềm năng” của UBND huyện, “Lịch sử làng Nghi Sơn” của UBND xã Quế Hiệp, Atlat “Quế Sơn, Văn hóa và Du lịch” của
  14. 6 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện … Ngoài ra, Huyện ủy Quế Sơn cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết để bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật, Nghị quyết về phát triển Du lịch trên địa bàn huyện. Từ các công trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, di tích lịch sử - văn hóa là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thể hiện qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trên cả phương diện lý luận cũng như các hoạt động thực tiễn. Các quan điểm về quản lý DSVH - VH đều tập trung đề cập nhiều đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH - VH trong bối cảnh hiện nay. Trong chương trình phát triển du lịch Quảng Nam, ngày 27 tháng 12 năm 2016, Tỉnh ủy Quảng Nam (Khóa XXI) đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2648/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 về điều chỉnh, bổ sung về công tác bảo tồn các di tích trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra UBND tỉnh Quảng Nam ban hành các Quy hoạch, Kế hoạch đề ra các mục tiêu, giải pháp về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. Một số nghiên cứu đã đề cập đến việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, xây dựng dự án quy hoạch những trọng điểm di tích của địa phương, cụ thể như: Địa điểm Chiến thắng Cấm Dơi, Căn cứ đặc Khu ủy Quảng đà... Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý DSVH của các tác giả đi trước còn có một số hạn chế sau: chưa đề cập tới đối tượng quản lý và công cụ quản lý. Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng như là một nhân tố quan trọng cho quản lý DSVH mới đề cập ở mức độ khái quát. Có thể nói, những nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu quan trọng, có nhiều ý nghĩa, giá trị để tác giả Luận văn tham khảo, kế thừa nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
  15. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa quản lý di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích lịch sử- văn hóa gắn với phát triển du lịch ở huyện Quế Sơn hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn phục vụ phát triển du lịch. 3.2. Nhiệm vụ Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, Luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quản lý di tích lịch sử - văn hóa và phát triển du lịch. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch. - Trên cơ sở thực trạng, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, gắn với phát triển du lịch một cách bền vững. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, quan điểm định hướng và giải pháp nhằm vừa bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững, từ việc
  16. 8 khai thác có hiệu quả những giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn. 4.3. Thời gian nghiên cứu Trọng tâm là những số liệu để chứng minh công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa được cập nhật giai đoạn từ năm 2015 đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa các tài liệu thứ cấp: để hoàn thiện Luận văn, chúng tôi đã đọc và kế thừa các công trình sách, kết quả các chương trình, dự án, các tài liệu thống kê và báo cáo tổng kết do Ban Quản lý Di tích - Danh thắng huyện Quế Sơn, UBND huyện Quế Sơn thực hiện. - Phương pháp điền dã: chúng tôi quan sát, tham dự việc tổ chức quản lý và phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn để có được sự đánh giá trực tiếp về công tác tổ chức và hoạt động quản lý di tích. Phỏng vấn một số cán bộ quản lý di tích lịch sử - văn hóa của huyện và một số người dân sống tại vùng di tích, thống kê các ý kiến và thực hiện đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành chụp ảnh để thu thập thêm nguồn tài liệu ở các di tích lịch sử - văn hóa này. - Phương pháp phân tích: Dựa trên những thông tin đã thu thập được qua công tác khảo sát, điều tra, trực tiếp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, phân tích những điểm mạnh, yếu và những khó khăn cũng như hạn chế, thách thức trong công tác quản lý đối với di tích hệ thống di tích lịch sử - văn hóa. Từ đó, đưa ra những hướng khắc phục, phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý. - Phương pháp tổng hợp: Từ những thông tin cũng như tư liệu đã thu thập và nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và đánh giá về thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Quế Sơn, đưa ra những giải pháp có thể khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch tại huyện Quế Sơn.
  17. 9 6. Kết quả đạt được Trình bày hệ thống về di tích lịch sử - văn hóa của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam từ lúc thành lập đến nay. - Là tài liệu để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng ở địa phương cho người đọc và nghiên cứu về sau. - Khai thác các giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển kinh tế nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn. - Bước đầu đánh giá thực trạng bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và gắn với phát triển du lịch tại huyện trong thời gian tới. - Cung cấp thêm những cứ liệu khoa học cho các chương trình, dự án bảo tồn các giá trị di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Quảng Nam nói chung và của huyện Quế Sơn nói riêng. 7. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa và tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn. Chương 2: Thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, gắn với phát triển du lịch. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, gắn với phát triển du lịch.
  18. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN 1.1. Cơ sở lý luận quản lý di tích lịch sử - văn hóa 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: Khái niệm Di tích: Theo "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (xuất bản năm 2006) [66] thì “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm về di tích, theo Từ điển Bách khoa thì: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học... Di tích là di sản văn hóa - lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [37, tr.667]. Theo đó, Di tích là một bộ phận của DSVH, là thành tố quan trọng của môi trường xã hội, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay, Di tích là thông điệp của quá khứ truyền lại cho các thế hệ mai sau, nó có chức năng giáo dục và sống cùng thời gian. Di tích là không gian vật chất như các công trình, địa điểm, các di vật. báu vật thuộc công trình. Trong đó có sự kết hợp giữa các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên có giá trị dấu ấn của hoạt động con người. Di tích không chỉ kết tinh những giá trị lao động của con người trong lịch sử mà còn kết tinh những giá trị điển hình về văn hóa, khoa học trong thời điểm ra đời. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định thuộc về sáng tạo, bảo tồn của con người. Chính vì vậy nên bản thân di tích chứa đựng trong nó những giá trị vật chất cũng như tinh thần của con người.
  19. 11 Theo Luật Di sản Văn hóa, di tích được phân loại như sau: loại hình di tích lịch sử; loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật; loại hình di tích khảo cổ học; loại hình di tích danh lam thắng cảnh. Theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích được chia thành 3 loại: Di tích quốc gia đặc biệt; Di tích quốc gia; Di tích cấp tỉnh. Di tích lịch sử - văn hóa: Theo Luật Di sản Văn hóa sửa đổi “Di tích lịch sử - văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” (Quốc Hội Việt Nam, 2009, [26, 27]). Với khái niệm này, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được xem như một bộ phận của các DTLS - VH. Tuy nhiên, theo Điều 2, Nghị định quy định chi tiết Luật Di sản, các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được tách thành nhóm riêng, độc lập với nhóm DTLS - VH (Chính Phủ, 2010). Như vậy, có thể hiểu DTLS-VH là những công trình, địa điểm có giá trị về lịch sử - văn hóa, khoa học và kiến trúc nghệ thuật. Trong đó, các di tích lịch sử thiên về giá trị lịch sử; các di tích văn hóa thiên về giá trị văn hóa, khoa học và kiến trúc nghệ thuật. - Theo Đại Từ điển tiếng Việt có ghi: “Di sản văn hóa là những giá trị tinh thần của văn hóa vật chất, của thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại” [tr. 1796] Theo Điều 1, Chương 1 trong Luật Di sản Văn hóa ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2009 có quy định rõ: “Di sản Văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [11, Điều 1, Chương 1] Để được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cần phải đảm bảo các tiêu chí được quy định tại điều 28, chương IV, Luật di sản Văn hóa:
  20. 12 1. Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. 2. Công trình xây dựng địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước. 3. Công trình xây dựng địa điềm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến. 4. Quần thể các Công trình kiên trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Theo Luật Di sản Văn hóa, di tích lịch sử - Văn hóa được phân loại theo những đặc điểm như sau: 1. Các loại hình di tích: Loại hình di tích lịch sử, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, loại hình di tích khảo cổ học, loại hình di tích danh lam thắng cảnh. 2. Phân loại xếp hạng di tích: Di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tinh. 3. Dựa vào hình thức quản lý, di tích được chia thành 3 loại: Di tích do Nhà nước trực tiếp quản lý, di tích do cộng đồng dân cư (dưới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý, di tích do cá nhân, cộng đồng quản lý. 4. Theo điều kiện khai thác của di tích thì di tích được phân thành 2 loại: Di tích có khả năng khai thác, di tích chưa có khả năng khai thác. Di tích kiến trúc nghệ thuật: là những công trình kiến trúc có giá trị điển hình về kiến trúc nghệ thuật, được xây dựng phục vụ nhu cầu cấu trúc hoặc là nơi tổ chức các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự… Khái niệm Quản lý: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý khi là động từ mang ý nghĩa: “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; “Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2