intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Đình Rực QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Lê Đình Rực QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 88229042 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Văn Tuyến Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Tuyến. Mọi tham khảo được dùng trong Luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Lê Đình Rực
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 6. Những đóng góp của luận văn ............................................................ 10 7. Bố cục luận văn ................................................................................... 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA ....... 12 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa............................ 12 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................... 12 1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa ............... 23 1.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên .... 31 1.2.1. Khái quát về xã Thọ Diên ............................................................. 31 1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên ........ 33 Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 38 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN,HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA......................... 39 2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hóa ................ 39 2.1.1. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ................. 39
  5. iii 2.1.2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Thanh Hóa ...... 40 2.1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân ...................................................................................... 43 2.1.4. Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thọ Xuân ..................................................................... 45 2.1.5. Ủy ban nhân dân xã và Ban quản lý Khu di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên ............................................................................................. 47 2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch ........................................................ 49 2.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa .................................................................................................. 49 2.2.2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy .... 51 2.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch .................................................... 53 2.2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch .................................................... 60 2.2.5. Huy động các nguồn lực nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ............................................................................................. 62 2.2.6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư về di tích lịch sử - văn hóa .................................................................................................... 64 2.3. Đánh giá công tác quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ............................................................................................. 65 2.3.1. Ưu điểm......................................................................................... 65 2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 66 2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................. 67 Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 69
  6. iv Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG, DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ DIÊN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................. 70 3.1. Định hướng công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 70 3.2. Dự báo những tác động ảnh hưởng tới công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................... 76 3.2.1. Những tác động tích cực ............................................................... 76 3.2.2. Những tác động tiêu cực ............................................................... 79 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân trong giai đoạn hiện nay .......................................................................................... 80 3.3.1. Nâng cao công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý................................ 80 3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn trong quản lý di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch .................................................... 82 3.3.3. Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ............................. 83 3.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa ...................................................................................... 84 3.3.5. Phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch ............................................................................................ 85 3.3.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử văn - hóa phục vụ phát triển du lịch ............ 87 3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm .... 89
  7. v 3.4. Một số khuyến nghị.......................................................................... 90 3.4.1. Khuyến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ... 90 3.4.2. Khuyến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................................... 91 Tiểu kết chương 3 ................................................................................... 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CP Chính phủ DSVH Di sản văn hóa DT LS - VH Di tích lịch sử - văn hóa KL Kết luận KT - XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TU Tỉnh ủy UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization. Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc). VH - TT Văn hóa -Thông tin VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách Ban QL khu DT LS-VH xã Thọ Diên .......................... 49
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên ..................... 42 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa xã Thọ Diên ... 48
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có hàng ngàn năm lịch sử gắn với nền văn hóa lâu đời. Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhân dân Việt Nam luôn có ý thức gìn giữ những di sản văn hóa thể hiện hồn cốt, bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa (DSVH) vô giá của dân tộc là việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (nền đại công nghệ 4.0) hiện nay để xây dựng quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế lại càng trở nên quan trọng. Đặc biệt làm tốt công tác quản lý di sản văn hóa gắn với khai thác phát triển du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đặt ra đối với chính quyền, các cơ quan quản lý di sản văn hóa hiện nay ở các địa phương. Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử - văn hóa (LS-VH), bề dày khoa bảng, hiếu học, là vùng quê sinh thành, nuôi dưỡng các vị anh hùng, hào kiệt, hiền tài cho quê hương, đất nước, nổi tiếng là vùng đất sinh thành các bậc đế vương gắn với những bước thăng trầm trong trang sử hào hùng, là nơi có những con người làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa, Thanh Hóa với gần 1535 di tích, tiêu biểu gồm cả DSVH thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt và nhiều di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh. Thanh Hóa không chỉ biết đến các di sản văn hóa nổi tiếng như: Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu di tích lịch sử - văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đền Bà Triệu,... Bên cạnh những di sản vật thể, người dân xứ Thanh còn lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể, thể hiện sự sáng tạo, nét đẹp, sự phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần đó là các loại hình nghệ thuật
  12. 2 diễn xướng dân gian như: Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trò diễn dân gian Xuân Phả, Hò sông Mã, dân ca Đông Anh,… các làng nghề truyền thống: chiếu cói Nga Sơn, làng nghề đúc đồng truyền thống Đông Sơn,… Huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa có đóng góp lớn, là nơi giữ được hệ thống giá trị văn hóa có ý nghĩa tạo nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, huyện Thọ Xuân đều có những nhân vật anh hùng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vị hoàng đế anh minh, tướng tài có công trong công cuộc giải phóng dân tộc để lại niềm tự hào cho thế hệ con cháu, đồng thời trao truyền lại một hệ thống di sản quý báu như: Quần thể di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lê Hoàn, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh... Trong số đó, tiêu biểu là hệ thống di sản văn hóa tại xã Thọ Diên: đền thờ Thức Quốc Công Nguyễn Nhữ Lãm, đền thờ Quốc Mẫu và giá trị văn hóa phi vật thể: làng nghề bánh gai Tứ trụ, tương làng Mía... Trong số các xã ở Thọ Xuân, tiêu biểu ta phải kể đến một xã vùng trung du huyện Thọ Xuân là xã Thọ Diên, tại nơi đây với lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc người dân địa phương còn lưu giữ được hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đặc sắc về cội nguồn lịch sử - đặc trưng văn hóa, ẩm thực xứ Thanh. Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tại xã Thọ Diên hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn xã, chưa chú trọng khai thác phát triển du lịch đối với hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xuất phát từ những lý do nêu trên, với nguyện vọng tha thiết của một người con Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong việc chung tay, góp sức nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị hiệu quả hệ thống DSVH, di tích vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  13. 3 Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hóa nói chung gắn với phát triển du lịch đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan: 2.1. Các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa nói chung ở các địa phương trong nước gắn với phát triển du lịch Trên phương diện nghiên cứu di sản văn hóa, di tích nói chung ở các địa phương trong nước, số lượng công trình nghiên cứu là khá lớn, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Năm 2007 trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành địa lý của tác giả Lê Văn Tuấn nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng và định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị phục vụ và phát triển hoạt động du lịch”. Luận văn đã phân tích tiềm năng các di tích lịch sử - văn hóa, và đưa ra định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên tác giả không chú trọng vai trò quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Trị. - Năm 2008, trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành Địa lý của tác giả Hoàng Trọng Tuân với đề tài: “Định hướng khai thác các di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã xác định một số phương pháp thích hợp trong nghiên cứu, đánh giá về hệ thống di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế, xác định những tồn tại và nguyên nhân trong thực trạng khai thác các di tích lịch sử -văn hóa trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác giá trị du lịch của các di tích lịch sử, tuy
  14. 4 nhiên tác giả chưa đề cập đến vai trò quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh của tác giả Vũ Hà Phương. Luận văn đã giới thiệu khái quát về huyện Mê Linh, di tích lịch sử - văn hóa của huyện, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý di tích, tác giả đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý di tích và đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế và gắn hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch ở huyện Mê Linh trong giai đoạn hiện nay. - Năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa: “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” của Hoàng Thị Thu Thủy đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Mê Linh, từ đó đề xuất giải pháp phát huy giá trị và nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa, đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với giá trị văn hóa tại huyện Mê Linh trong giai đoạn hiện nay. - Năm 2014, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học của tác giả Trương Quốc Huy nghiên cứu đề tài: “Bảo tồn và phát huy DSVH ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”. Tác giả đã nêu vấn đề vai trò của hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH trong xã hội hiện đại; đánh giá những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn huyện Hậu Lộc và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị và định hướng phát triển du lịch trên nền hệ thống DSVH của địa phương. - Năm 2015, học viên Hoàng Công Huy nghiên cứu và viết Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lý lễ hội truyền thống ở Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”. Tác giả đã tập hợp, thống kê các lễ hội truyền thống của huyện Mê Linh trong đó lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng được tìm hiểu và nghiên cứu thông qua các hoạt động của UBND Huyện, BQL di tích đền thờ Hai Bà Trưng trong công tác
  15. 5 tổ chức, quản lý lễ hội và thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với di tích và trong mùa lễ hội tại di tích. - Năm 2017, luận văn thạc sỹ quản lý công của tác giả Vũ Thế Hùng nghiên cứu với đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa và thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 2.2. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên - Nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học phải kể tới công trình Địa chí huyện Thọ Xuân, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2005. Công trình đã nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Thọ Diên, nêu bật một số nhân vật lịch sử và di tích liên quan trên vùng đất Thọ Diên ngày nay vốn thuộc tổng Lôi Dương xưa. Những nhân vật lịch sử được đề cập đến phải kể tới: Phạm Thị Ngọc Trần, Trịnh Thị Ngọc Lung, Nguyễn Nhữ Lãm… Bên cạnh đó tác phẩm cũng phân tích những giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể ở Thọ Diên như đặc sản bánh gai làng Mía (Tứ Trụ), các phiên chợ quê, các phong tục tập quán tiêu biểu. - Năm 2012, tác giả Nguyễn Xuân Kỳ và Nguyễn Đình Quế đã xuất bản cuốn sách: “Lịch sử - Văn hóa địa phương Thọ Xuân, Thanh Hóa”. Đây là tài liệu giúp giáo viên tham khảo, dạy lồng ghép vào chương trình lịch sử địa phương; giúp học sinh học tập, tham khảo để có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, dưới góc độ giáo dục, cuốn sách chỉ mang tính chất tuyên truyền, nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng Thọ Xuân đến học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
  16. 6 - Năm 2015, tác giả Hoàng Hùng, Lê Xuân Kỳ ra cuốn sách “Thọ Xuân - Di tích và Danh thắng”. Đây một ấn phẩm được in màu toàn bộ, nguồn tư liệu đa dạng, nhiều tư liệu lần đầu được công bố. Sách giới thiệu những di tích và danh thắng tiêu biểu của huyện Thọ Xuân với hệ thống hình ảnh phong phú, chất lượng cao, khắc họa đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của Thọ Xuân và góp phần quảng bá hình ảnh Thọ Xuân với du khách gần xa. Đây thực sự là tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân. - Năm 2019, tác giả Lê Đình Tư với bài viết “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử huyện Thọ Xuân” đã chỉ ra được một số hạn chế, khó khăn trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thọ Xuân. Khẳng định các giá trị văn hóa, lịch sử, các di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử là nền tảng, là nguồn động lực cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Thọ Xuân nói riêng trong thời gian tới, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và của cả cộng đồng. - Ngoài công trình nghiên cứu mang tính hệ thống kể trên, các tác phẩm khác thường chỉ lựa chọn giới thiệu về một số di tích, nhân vật lịch sử ở Thọ Diên hoặc làng nghề bánh gai nổi tiếng ở đây. Có thể kể tới các tác phẩm như: Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hóa, Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh (Hoàng Anh Nhân), Nxb VH Dân tộc, 2006… Các website, các bài báo giới thiệu về các khai quốc công thần gắn với vùng đất Tứ Trụ, đặc sản bánh gai Tứ Trụ… nhưng nội dung các bài báo mới dừng lại ở mức độ giới thiệu, chưa có nghiên cứu khoa học sâu sắc. Nhìn chung đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và các công trình về khai thác, phát huy giá trị
  17. 7 di sản văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân nhưng chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý, khai thác hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch. Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần được giải quyết để có thể bổ sung luận cứ khoa học giúp cho địa phương nâng cao hơn nữa việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã Thọ Diên nói riêng và huyện Thọ Xuân nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hữu hiệu hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân phục vụ phát triển du lịch. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được luận văn và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân. Tập hợp một cách đầy đủ có hệ thống toàn bộ tư liệu hiện có về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tại xã Thọ Diên. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa và giới thiệu tổng quan về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch.
  18. 8 - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch (đánh giá và nêu rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.) - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên gắn với phát triển du lịch nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi thời gian: Từ năm 2020 (Năm 2020 khi Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm tại xã Thọ Diên tiến hành trùng tu tôn tạo) đến năm 2022 (Thời điểm UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số: 3276/QĐ - UBND ngày 29/09/2022 phê duyệt đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030) - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và hệ thống văn bản luật của Nhà nước làm cơ sở lý luận để làm cơ sở tiếp cận, phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
  19. 9 - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Tác giả vận dụng phương pháp tiếp cận liên ngành tức là tác giả tiếp cận các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành để giải quyết các nội dung của đề tài, trong đó sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học chủ yếu là quản lý văn hóa, sử học, văn hóa học, xã hội học...Các phương pháp được sử dụng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích tài liệu: Tác giả thực hiện thu thập, tập hợp, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, quy hoạch phát triển du lịch của địa phương đang được lưu giữ tại các thư viện, kho lưu trữ, phòng tư liệu và trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phương pháp khảo sát, điền dã: Tác giả tiến hành công tác điền dã, khảo sát bằng phỏng vấn, điều tra xã hội học về hiệu quả cũng như hạn chế tồn tại của công tác quản lý, khai thác; bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân gắn với phát triển du lịch. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thu thập tư liệu và tổ chức nghiên cứu, đề tài thường xuyên tranh thủ, lĩnh hội ý kiến, quan điểm của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa - du lịch của địa phương để thảo luận, đánh giá các nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tài liệu, điều tra khảo sát, điền dã, phỏng vấn trực tiếp, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tác giả thống kê, phân tích, tổng hợp và nêu lên thực trạng từ đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị
  20. 10 nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. 6. Những đóng góp của luận văn + Về lý luận: - Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn một địa phương; - Cung cấp, bổ sung, hoàn thiện thông tin khoa học về công tác quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch của một địa phương trên cơ sở những đặc thù về tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch và tài nguyên văn hóa. + Cung cấp quan điểm khoa học để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch của một địa phương. - Về thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân trong bối cảnh hiện nay nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; + Là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa-du lịch tại địa phương để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tổ chức khai thác, phát huy giá trị, tiềm năng du lịch của địa phương. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 03 chương như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2