Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng sử dụng đất cấp phối làm đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 5
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan sử dụng đất cấp phối xây dựng về đường giao thông tại tỉnh Lâm Đồng; cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng việc sử dụng vật liệu đất cấp phối gia cố làm đường giao thông; giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối xây dựng đường tại Lâm Đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng sử dụng đất cấp phối làm đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BÙI HỒNG LĨNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP PHỐI LÀM ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BÙI HỒNG LĨNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP PHỐI LÀM ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 60580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG TƯ HÀ NỘI, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Chữ ký Bùi Hồng Lĩnh i
- LỜI CÁM ƠN Đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng sử dụng đất cấp phối làm đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là nội dung tác giả chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học chuyên ngành quản lý xây dựng tại trường Đại học Thủy Lợi. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của luận văn đặt ra. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Thủy Lợi, các Thầy, cô Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan công tác, các sở ban ngành và đặc biệt là Trung Tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Đức Trọng đã giúp đỡ, động viên khích lệ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình cũng như năng lực của bản thân, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii CHƯƠNG 1TỔNG QUAN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP PHỐI XÂY DỰNG VỀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG ......................................................................6 1.1 Tổng quan về sử dụng đất cấp phôi xây dựng đường giao thông tại Lâm Đồng ......6 1.2 Giới thiệu chung Quản lý chất lượng về sử dụng đất cấp phối xây dựng đường giao thông ở Việt Nam nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng .............................................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐẤT CẤP PHỐI GIA CỐ LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG ...20 2.1 Cơ sở lý thuyết sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường giao thông .......................20 2.2 Phân loại đất nền đường và đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật ...........................................25 2.2.1 Bản chất, tính chất vật lý của đất và nguyên tắc phân loại đất nền đường .........25 2.2.2 Phân loại đất hạt thô ............................................................................................29 2.3 Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu đất cấp phối gia cố và chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu dùng làm đường giao thông ...................................................................................39 2.4 Phân tích, lựa chọn chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của đất cấp phối gia cố làm đường giao thông để đưa ra định hướng quản lý chất lượng ...................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT CẤP PHỐI XÂY DỰNG ĐƯỜNG TẠI LÂM ĐỒNG ........................................................56 3.1 Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên tỉnh Lâm Đồng .........................................56 3.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................56 3.1.2 Mạng lưới giao thông đường bộ: .........................................................................57 3.1.2.1 Đường cao tốc: ..................................................................................58 3.1.2.2 Đường quốc lộ: .................................................................................58 3.1.2.3 Đường tỉnh: .......................................................................................60 3.2 Tình hình xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................63 3.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng thi công đường tỉnh Lâm Đồng ..................70 3.4Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường 78 iii
- 3.4.1 Những kết quả đạt được trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông .....................78 3.4.2 Các tình huống thường gặp ảnh hưởng tới chất lượng thi công đường ô tô cao tốc hiện nay 81 3.4.2.1 Công tác thi công nền đắp .................................................................81 3.4.2.2 Công tác thi công lớp móng cấp phối đá dăm ...................................82 3.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường .................................................................................................83 3.4.4 Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường 85 3.4.4.1 Yêu cầu vật liệu ................................................................................90 3.4.4.2 Trình tự thi công ...............................................................................95 3.4.5 Giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường ......105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................120 KẾT LUẬN ...............................................................................................................121 KIẾN NGHỊ...............................................................................................................122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..................................................................123 iv
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1Thi công nâng cấp nâng cao chất lượng công trình giao thông để đảm bảo phương tiện lưu thông trên đường .................................................................................8 Hình 2.1 Mặt cắt ngang điển hình đường ô tô cấp IV miền núi ...................................22 Hình 2.2 Mặt cắt điển hình đường ô tô cấp IV miền núi ..............................................22 Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc hạt keo ...................................................................................26 Hình 2.4 Biểu đồ thành phần hạt .................................................................................33 Hình 2.5 Đường cong đầm nén tiêu chuẩn...................................................................35 Hình 2.6 Sơ đồ tính kết cấu áo đường (đường GTNT) ................................................43 Hình 2.7 Sơ đồ tính kết cấu áo đường cấp IV (đường cấp IV) .....................................44 Hình 2.8 Sơ đồ tính kết cấu áo đường (đường cấp III) .................................................46 Hình 3.1 Bản đồ địa chính tỉnh Lâm Đồng ..................................................................56 Hình 3.2 Tuyến đường cao tốc Liên Khương – Prenn .................................................58 Hình 3.3 Tuyến đường tỉnh lộ ĐT.723 đi Khánh Hòa .................................................62 Hình 3.4 Quốc lộ 20 qua địa bàn Đà Lạt được đầu tư nâng cấp giúp giao thông ........65 Hình 3.5 So sánh kết cấu áo đường (đường số 1-cấp IV) ............................................75 Hình 3.6 So sánh kết cấu áo đường (đường sô 2-cấp III) .............................................75 Hình 3.7 Quy trình Quản lý chất lượng .....................................................................112 v
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Phân loại đất hạt thô .....................................................................................29 Bảng 2.2 Phân loại nhanh đất hạt thô...........................................................................31 Bảng 2.3 Bảng kết quả phân tích thành phần hạt .........................................................32 Bảng 2.4 Chỉ tiêu cơ lý của đất cấp phối (giá trị trung bình) .......................................34 Bảng 2.5 Phân loại tiêu chuẩn CBR cho nền móng đường ..........................................36 Bảng 2.6 Đặc trưng tính toán của vật liệu gia cố .........................................................36 Bảng 2.7 Chỉ tiêu đàn hồi và biến dạng của vật liệu gia cố..........................................37 Bảng 2.8 Cường độ và độ bền chống nhiễm lạnh nước ...............................................38 Bảng 2.9 Sử dụng phân loại vật liệu gia cố trong kết cấu áo đường ............................38 Bảng 2.10 Phân loại mặt đường theo nhóm tải trọng vận chuyển ................................38 Bảng 2.11 Bán kính cong tối thiểu đường tạm thi công đối với ô tô dùng cho vận chuyển đất....................................................................................................................50 Bảng 2.12 Bán kính đường và yêu cầu về mức độ mở rộng mặt đường ......................50 Bảng 2.13 Bán kính đường vòng và độ dốc giới hạn ...................................................51 Bảng 3.1 So sánh mật độ mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng .................58 Bảng 3.2 Hiện trạng Quốc lộ 20 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................59 Bảng 3.3 Hiện trạng Quốc lộ 27 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................59 Bảng 3.4 Hiện trạng Quốc lộ 28 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................59 Bảng 3.5 Hiện trạng Quốc lộ 55 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................60 Bảng 3.6 Hiện trạng đường tỉnh ĐT.721 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .........................60 Bảng 3.7 Hiện trạng đường tỉnh ĐT.722 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .........................60 Bảng 3.8 Hiện trạng đường tỉnh ĐT.723 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .........................61 Bảng 3.9 Hiện trạng đường tỉnh ĐT.725 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .........................62 Bảng 3.10 Bảng so sánh hiệu quả kinh tế của hai phương pháp ..................................76 Bảng 3.11 Chỉ tiêu cơ lý của đất gia cố .......................................................................89 Bảng 3.12 Phân loại vôi theo 2 chỉ tiêu cơ bản là hàm lượng CaO+MgO ...................93 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATB Gia cố nhựa ATGT An toàn giao thông BTCT Bê tông cốt thép BTXM Bê tông xi măng CNH Công nghiệp hóa CPĐDGCXM Cấp phối đá dăm gia cố xi măng CTB Gia cố xi măng GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải HĐH Hiện đại hóa KHCN Khoa học công nghệ KT -XH Kinh tế - xã hội QĐ - BGTVT Quyết định - Bộ giao thông vận tải QL Quốc lộ QLCLXD Quản lý chất lượng xây dựng QLDA Quản lý dự án TP Thành phố TVGS Tư vấn giám sát UBND Ủy ban nhân dân XM Xi măng vii
- MỞ ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững; hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Tuy nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển, do điều kiện và bối cảnh khác nhau vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng dần thay đổi và xuất hiện những yếu tố mới. Giai đoạn tới nông nghiệp, nông thôn trong sẽ được mở rộng và nâng cao hơn so với trước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp các dịch vụ cơ bản, giúp duy trì lạm phát ở mức thấp cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống tối thiểu cho người lao động, kiểm soát môi trường và sinh thái. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đổi cần 1
- thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn đã ghi nhận sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều Nghị quyết của Đảng và các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và Chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện vấn đề này, cụ thể như: Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí mà đòi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao thông nông thôn tuy đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Sau hơn 20 năm đầu tư xây dựng và phát triển trong hoàn cảnh hoà bình, Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước. Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp 2
- trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện. Trong xây dựng đường hiện đại, việc đánh giá nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương và khả năng sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ đó đến mức nào đã trở thành thước đo kinh tế trong xây dựng đường và biến nó thành sức mạnh nội lực của địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Lâm Đồng là tỉnh có sẵn nguồn vật liệu đất cấp phối. Tìm ra giải pháp kỹ thuật và phương để quản lý chất lượng cho phép sử dụng nguồn vật liệu này làm móng đường thay móng vật liệu đá đang trở thành chiến lược lâu dài cho phát triển giao thông trong tỉnh. Gia cố đất cấp phối sẽ tạo ra nguồn vật liệu liền khối, có khả năng chịu lực, chống xói mòn, ổn định tốt trong nước, cho phép ứng dụng rộng rãi trong giao thông và thủy lợi. Hiện nay, khó khăn về công nghệ đã từng bước được khắc phục. Trộn trực tiếp tại hiện trường, trộn bằng trạm trộn cố định hay trộn bằng máy chuyên dùng đã mở ra cơ hội cần thiết cho đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng sử dụng đất cấp phối làm đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện. 2. Mục đích của Đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và công nghệ gia cố cấp phối đất sử dụng làm móng, mặt đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là đất cấp phối sỏi đồi gặp phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và công tác quản lý chất lượng của ban quản lý dự án về gia cố cấp phối sỏi đồi với xi măng. Phạm vi nghiên cứu là sử dụng đất cấp phối sỏi đồi gia cố xi măng sử dụng làm móng mặt đường ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Cách tiếp cận: 3
- - Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu liên quan đến đề tài luận văn. - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống. - Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới mô hình hóa, các phương pháp nghiên cứu tiên tiến trên thế giới và trong nước về sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ tại chỗ để sử dụng làm móng mặt đường tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dựa trên lý thuyết kết hợp thí nghiệm thực nghiệm trong phòng và phân tích lựa chọn. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết giúp học viên hiểu sâu hơn về vật liệu gia cố, cơ chế hình thành cường độ, ưu nhược điểm và lợi thế sử dụng vật liệu này trong thiết kế mặt đường mềm. Thí nghiệm thực nghiệm trong phòng giúp học viên hiểu rõ hơn. Một số phương pháp cụ thể được áp dụng: Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có. Nghiên cứu lý thuyết kết hợp thí nghiệm thực nghiệm trong phòng và phân tích lựa chọn. Phương pháp mô hình hóa. Phân tích, thống kê 5. Cấu trúc của luận văn Chương 1.Tổng quan sử dụng đất cấp phối xây dựng về đường giao thông tại tỉnh Lâm Đồng 1.1. Tổng quan về sử dụng đất cấp phối xây dựng đường giao thông tại Lâm Đồng 1.2. Giới thiệu chung về Quản lý chất lượng về sử dụng đất cấp phôi xây dựng đường giao thông ở Việt Nam nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng 4
- Kết luận chương 1 Chương 2. Cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng việc sử dụng vật liệu đất cấp phối gia cố làm đường giao thông 2.1. Cơ sở lý thuyết sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường giao thông 2.2. Phân loại đất nền đường và đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật 2.3. Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu đất cấp phối gia cố và chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu dùng làm đường giao thông 2.4. Phân tích, lựa chọn chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của đất cấp phối gia cố làm đường giao thông để đưa ra định hướng quản lý chất lượng Kết luận chương 2 Chương 3. Giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối xây dựng đường tại Lâm Đồng 3.1. Giới thiệu tỉnh chung về điều kiện tự nhiên Lâm Đồng 3.2 Tình hình xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 3.3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng thi công đường tỉnh Lâm Đồng 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng việc sử dụng đất cấp phối gia cố làm đường thi công Kết luận chương 3 Kết luận và kiến nghị về các nghiên cứu tiếp theo Danh sách tài liệu tham khảo 5
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP PHỐI XÂY DỰNG VỀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 1.1 Tổng quan về sử dụng đất cấp phôi xây dựng đường giao thông tại Lâm Đồng Công nghệ xây dựng móng đường ô tô ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dùng những vật liệu rời rạc truyền thống như đá dăm, cấp phối đá dăm, cấp phối tự nhiên… Khi sử dụng vật liệu rời rạc, để đạt được cường độ cần thiết thì kết cấu áo đường thường rất dày, khối lượng vật liệu cho công trình lớn, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Đối với những khu vực thường xuyên ngập nước, móng đường bằng vật liệu rời rạc nhanh chóng bị hư hỏng. Một trong các giải pháp nâng cao cường độ, độ ổn định và tuổi thọ của công trình đường ô tô là sử dụng vật liệu gia cố chất liên kết vô cơ. Những đoạn nền đường đắp thông thường không xử lý đất yếu, sử dụng loại kết cấu (tính đáy móng mặt đường lên mặt xe chạy) gồm: Lớp cấp phối đá dăm loại 2 dày 30cm, lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 30cm; lớp đá cấp phối gia cố xi măng (CTB) 15cm; lớp bê tông nhựa hạt trung (AC19) dày 8cm, lớp bê tông nhựa hạt mịn (AC12,5) dày 5cm; lớp chống trượt dày 3cm. Những đoạn nền đường còn lại sử dụng loại kết cấu (tính đáy móng mặt đường lên mặt xe chạy) gồm: Lớp cấp phối đá dăm loại 2 dày 35cm, lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 30cm; lớp đá cấp phối gia cố nhựa (ATB) 10cm; lớp bê tông nhựa hạt trung (AC19) dày 7cm, lớp bê tông nhựa hạt mịn (AC12,5) dày 5cm; lớp chống trượt dày 3cm. Thực tế cho thấy, việc sử dụng lớp kết cấu móng đá gia cố xi măng đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực sử dụng. Tuy nhiên, với việc sử dụng kết cấu móng đá gia cố xi măng (CTB) đã tiết giảm kinh phí đầu tư so với sử dụng lớp kết cấu móng đá gia cố nhựa (ATB) nhưng vẫn đảm bảo tăng cường khả năng chịu lực của nền đường so với các tuyến đường hiện nay. Về tính chất cơ-lý và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lớp CTB, trong quá trình thi công, theo khuyến cáo của quy trình thi công và nghiệm thu tại Tiêu chuẩn TCVN 8858:2011 và Quyết định 858/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, để hạn chế bản 6
- thân lớp cấp phối gia cố xi măng (CTB) bị nứt do co ngót và co nhiệt trong thời kỳ đầu dẫn đến nứt phản ảnh (nứt lan truyền) lên mặt đường bê tông nhựa, Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Nhà thầu đã đặc biệt quan tâm đến quy trình quản lý chất lượng thi công của lớp vật liệu này. Nhiều biện pháp giảm thiểu nứt đã được áp dụng trong và sau quá trình thi công lớp CTB: điều chỉnh loại xi măng từ PCB40 xuống PCB30; giảm hàm lượng xi măng từ 5% xuống đến 4%; tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về khống chế độ ẩm, bảo dưỡng nghiêm ngặt lớp CTB sau thi công, lựa chọn thời điểm thi công hợp lý trong ngày, khống chế thời gian thi công, giảm thiểu và hạn chế tối đa mối nối dọc trong quá trình thi công, kiểm soát chặt chẽ việc thi công tại các mối nối thi công… Chủ đầu tư đã quan tâm sâu sát, mời nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá hỗ trợ trong quá trình thi công lớp CTB. Tuy nhiên, trong quá trình thi công hiện tượng nứt do co ngót và co nhiệt vẫn diễn ra trên bề mặt của lớp CTB. Việc tận dụng nguồn vật liệu lớn cấp phối thiên nhiên của địa phương sẽ giúp giải quyết nguồn vật liệu sử dụng cho dự án trong thời gian dài, tận dụng tối đa nguồn vật liệu cấp phối thiên nhiên sẵn có tại dự án và giảm chi phí đầu tư. Vì vậy cần phải có nghiên cứu, đánh giá về chất lượng cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng để tìm ra hàm lượng xi măng gia cố hợp lý đạt được các yêu cầu về cường độ cũng như chất lượng, để có thể đáp ứng được vật liệu làm móng đường. Vật liệu gia cố xi măng yêu cầu phải mất thời gian bảo dưỡng và thi công bị khống chế thời gian. Sau hơn 20 năm đầu tư xây dựng và phát triển trong hoàn cảnh hoà bình, Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước. Hiện nay, có nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xuống cấp gây khó khăn cho các phương tiện giao thông như tuyến QL 27, QL 55, đặc biệt là các 7
- công trình giao thông nông thôn. Bên cạnh việc thẩm định các thiết kế, thi công thì công tác bảo trì sau khai thác là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng các công trình giao thông. Hình 1.1Thi công nâng cấp nâng cao chất lượng công trình giao thông để đảm bảo phương tiện lưu thông trên đường Hệ thống các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay có tổng chiều dài khoảng 7.398 km, bao gồm 19,2 km đường cao tốc, 436,5 km quốc lộ, 394,7 km tỉnh lộ và 6.546 km đường giao thông nông thôn. Riêng đối với các tuyến quốc lộ là tuyến QL 27 và QL 55 được Bộ Giao thông vận tải ủy thác cho địa phương quản lý. Hiện nay các tuyến QL 27 và QL 55 đang xuống cấp, nhiều đoạn tuyến bị hư hỏng do quá trình khai thác, sử dụng đã khá lâu và lưu lượng giao thông ngày càng tăng cao. Mặc dù 2 dự án nâng cấp QL 27, QL 55 đã được phê duyệt dự án đầu tư từ năm 2010 nhưng phải tạm đình hoãn đầu tư. Hằng năm, Sở GTVT vẫn thực hiện duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ 2 tuyến quốc lộ này bằng nguồn vốn bảo trì đường bộ, tuy nhiên do đây là các trục đường đối ngoại kết nối Lâm Đồng - Đắk Lắk và Lâm Đồng - Bình Thuận với tải trọng khai thác và lưu lượng giao thông lớn, bên cạnh đó với nguồn vốn bố trí hàng năm còn hạn chế nên việc duy tu, sửa chữa chỉ đại tu được một số đoạn, còn lại trên tuyến chủ yếu đảm bảo giao thông. 8
- Hệ thống tuyến đường giao thông nông thôn, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được quan tâm đầu tư nên bộ mặt GTNT có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều tuyến đường được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và Nhà nước, nhân dân cùng làm, (giai đoạn 2008 - 2017 khoảng 3.432 tỷ đồng); tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư chưa được đồng bộ với hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, các tuyến GTNT được đầu tư với quy mô chủ yếu phục vụ lưu thông và sản xuất, nhưng việc một số tuyến đường có tải trọng khai thác quá lớn đã làm công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng. Trong khi đó, hiện nay, nhu cầu phát triển vận tải ngày càng tăng cao, nguồn vốn đầu tư cho giao thông còn hạn chế nên việc xây dựng mới các công trình còn dàn trải, đầu tư công trình chưa đúng quy mô, chưa đồng bộ; từ đó hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu khai thác, công trình nhanh chóng xuống cấp. Không thể không kể đến yếu tố do nguồn vốn bố trí hàng năm của các địa phương cho công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ rất hạn chế. Đồng thời, do hệ thống giao thông dàn trải trên địa bàn tỉnh nên việc kiểm soát xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường địa phương của các lực lượng chức năng chưa được thực hiện chặt chẽ, liên tục; vì vậy, qua thời gian dài đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông. Hệ thống tuyến đường giao thông nông thôn, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được quan tâm đầu tư nên bộ mặt GTNT có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều tuyến đường được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và Nhà nước, nhân dân cùng làm, (giai đoạn 2008 - 2017 khoảng 3.432 tỷ đồng); tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư của tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư chưa được đồng bộ với hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, các tuyến GTNT được đầu tư với quy mô chủ yếu phục vụ lưu thông và sản xuất, nhưng việc một số tuyến đường có tải trọng khai thác quá lớn đã làm công trình nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng. Trong khi đó, hiện nay, nhu cầu phát triển vận tải ngày càng tăng cao, nguồn vốn đầu tư cho giao thông còn hạn chế nên việc xây dựng mới các công trình còn dàn trải, đầu tư công trình chưa đúng quy mô, chưa đồng bộ; từ đó hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu khai thác, công trình nhanh chóng xuống cấp. Không thể không kể đến yếu tố do nguồn vốn bố trí hàng năm của các địa phương cho công tác duy tu bảo dưỡng và 9
- sửa chữa định kỳ rất hạn chế. Đồng thời, do hệ thống giao thông dàn trải trên địa bàn tỉnh nên việc kiểm soát xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường địa phương của các lực lượng chức năng chưa được thực hiện chặt chẽ, liên tục , vì vậy, qua thời gian dài ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông. Một nguyên nhân nữa là một số chủ đầu tư công trình chưa thực sự quan tâm và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng thi công công trình theo các quy định hiện hành về thi công, nghiệm thu công trình, dẫn đến chất lượng một số công trình chưa đảm bảo so với hồ sơ thiết kế. 1.2 Giới thiệu chung Quản lý chất lượng về sử dụng đất cấp phối xây dựng đường giao thông ở Việt Nam nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng Tại Việt Nam: Trong vài chục năm trở lại đây, ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trong tất cả các lĩnh vực, nổi bật là lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ việc tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nên trong thời gian qua ngành Giao thông vận tải đã triển khai thiết kế, xây dựng hoàn thành nhiều công trình với trình độ công nghệ hiện đại, đạt yêu cầu chất lượng cao như cầu dây văng Rạch Miễu, cầu Hàm Luông BTCTDƯL đúc hẫng cân bằng vượt khẩu độ nhịp 150m, cầu Pá Uôn có trụ cao tới 97,6m, tuyến đường ôtô cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, sân bay Cần Thơ, Phú Quốc, cảng Tiên Sa, Vũng Áng, một số công trình phục vụ giao thông đô thị ở Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh…, đồng thời đang tiếp tục nỗ lực hoàn thành nhiều dự án xây dựng giao thông quan trọng khác như các tuyến đường ôtô cao tốc Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân… Việc hoàn thành nhiều công trình có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạp hoàn toàn do các kỹ sư, công nhân Việt Nam đảm nhiệm đã khẳng định bước tiến bộ vượt bậc cả về “chất” và “lượng” của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, kỹ thuật và công nhân ngành Giao thông 10
- vận tải đạt tầm khu vực và đang từng bước tiếp cận trình độ thế giới. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến đóng góp to lớn của các kỹ sư, cán bộ, công nhân ngành Giao thông vận tải Việt Nam trong các tổ chức liên kết, liên danh với nước ngoài để đã và đang hoàn thành các dự án xây dựng giao thông lớn như cầu Cần Thơ, cầu Thuận Phước, cầu Bãi Cháy, cầu Bính, cảng Cái Mép - Thị Vải, nhà ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất… Công nghệ quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở giai đoạn khai thác cũng được đã tập trung chú trọng. Nhiều công nghệ mới trong tổ chức, quản lý giao thông, điều hành vận tải, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thu phí điện tử, hệ thống giao thông thông minh (ITS) cũng đã và đang được khẩn trương triển khai áp dụng và phát huy hiệu quả tốt, nâng cao mức độ an toàn giao thông, giảm chi phí duy tu, sửa chữa, tăng hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng ở các địa phương, hệ thống giao thông nông thôn cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện với chất lượng và hiệu quả đầu tư ngày càng được nâng cao. Có được những thành tựu rất đáng tự hào nêu trên là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ GTVT cùng với nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân trong và ngoài ngành giao thông vận tải đã khắc phục mọi khó khăn, thực hiện một cách có hiệu quả và chất lượng các giai đoạn tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ, ứng dụng công nghệ, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát quản lý chất lượng và bảo trì khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng tính bền vững và tuổi thọ khai thác của các công trình giao thông trong thời gian qua. Tại Lâm Đồng: Trong năm, Sở đã thẩm định 8 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1.204 tỷ đồng; 14 hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và báo cáo kinh tế kỹ thuật với giá trị dự toán xây dựng khoảng 373,4 tỷ đồng, góp ý chủ trương 13 dự án đầu tư theo đề nghị của Sở Kế hoạch - Đầu tư. Sở GTVT đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng 3 công trình, đồng thời kiểm tra 5 công trình đang trong giai đoạn thi 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 261 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 119 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn