intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Phát triển du lịch bền vững Hạ Long - Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Tuần Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

53
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là khái quát hóa, làm r cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua việc khảo sát và phân tích tình huống tại Tập đoàn Tuần Châu, luận văn xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động phát triển du lịch bền vững nói riêng của doanh nghiệp này và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho Tập đoàn Tuần Châu phát triển du lịch bền vững, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của ngành du lịch Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Phát triển du lịch bền vững Hạ Long - Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Tuần Châu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN XUÂN KÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HẠ LONG: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN TUẦN CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** NGUYỄN XUÂN KÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG HẠ LONG: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN TUẦN CHÂU Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học tập, nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên. i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ quý báu của rất nhiều ngƣời. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong quá trình tôi theo học tại nhà trƣờng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Đình Phi đã rất tận tình quan tâm, hƣớng dẫn và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và những cán bộ Khoa Quản trị và Kinh doanh. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Tuần Châu đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ và động viên tôi trong toàn bộ thời gian khóa học này. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................. v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 11 1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 11 1.1.1. Phát triển bền vững ............................................................................ 11 1.1.2. Du lịch và Doanh nghiệp làm du lịch ................................................ 12 1.1.3. Du lịch bền vững ................................................................................ 13 1.2. Phát triển du lịch bền vững ...................................................................... 14 1.3. Phát triển du lịch bền vững và An ninh phi truyền thống ........................ 17 1.4. Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển du lịch bền vững .............................. 20 1.5. Xu hƣớng phát triển du lịch của thế giới và Việt Nam ............................ 26 1.5.1. Xu hƣớng phát triển du lịch của thế giới ........................................... 26 1.5.2. Phát triển du lịch tại Việt Nam .......................................................... 30 1.6. Khung phân tích phát triển du lịch bền vững của doanh nghiệp ............. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TẬP ĐOÀN TUẦN CHÂU ............................................................................ 36 2.1. Giới thiệu tóm tắt về du lịch Hạ Long - Quảng Ninh và Tập đoàn Tuần Châu ................................................................................................................ 36 2.1.1. Tóm tắt về phát triển du lịch của Hạ Long - Quảng Ninh ................. 36 2.1.2. Tập đoàn Tuần Châu .......................................................................... 51 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2015-2019 .............................................................................. 54 iii
  6. 2.2.1. Các hoạt động đầu tƣ phát triển du lịch ............................................. 54 2.2.2. Mức độ phát triển du lịch bền vững của Tập đoàn Tuần Châu ......... 58 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 64 2.3.1. Kết quả nổi bật ................................................................................... 64 2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân......................................................... 67 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TẬP ĐOÀN TUẦN CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2025 .......................................................................................... 71 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch của Tập đoàn Tuần Châu ......................... 71 3.2. Đề xuất giải pháp cụ thể giúp cho tập đoàn phát triển du lịch bền vững. 72 3.2.1. Giải pháp về quản trị bền vững .......................................................... 72 3.2.2. Giải pháp nâng cao tính bền vững về văn hóa - xã hội...................... 75 3.2.3. Giải pháp nâng cao tính bền vững về môi trƣờng sinh thái ............... 78 3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 82 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa viết tắt 1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2 DN Doanh nghiệp 3 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 4 GNI Thu nhập quốc dân 5 GSTC Tổ chức Du lịch Bền vững Toàn cầu 6 IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 SX-KD Sản xuất kinh doanh 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 UNDP Cơ quan phát triển Liên hợp quốc 11 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc 12 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới 13 WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ phát triển du lịch bền vững của doanh nghiệp............................................................................................. 33 Bảng 1.2. Kết quả phát triển kinh doanh và đóng góp của DN du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng (so sánh kết quả 3-5 năm liên tiếp) ........... 35 Bảng 2.1. Mức độ phát triển du lịch bền vững của Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2015-2019 ........................................................................................ 58 Bảng 2.2. Kết quả phát triển kinh doanh và đóng góp của DN du lịch cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng (so sánh kết quả 3-5 năm liên tiếp) ........... 62 vi
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 9 Hình 1.1. Phƣơng trình cơ bản của Quản trị An ninh phi truyền thống (10) .......... 19 vii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Với sự quan tâm, định hƣớng, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nƣớc, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng, ngành Du lịch Việt Nam đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Năm 2017, Việt Nam đƣợc Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) xếp hạng 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trƣởng khách du lịch hàng đầu thế giới, đồng thời cũng đƣợc bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á. Tại Quảng Ninh, các chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh cũng đã hƣớng đến mục tiêu phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, chất lƣợng, bền vững, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh. Phát triển du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu ngân sách, đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu tại chỗ mà còn góp phần quan trọng tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, tạo sức lan tỏa, động lực và kéo theo nhiều ngành kinh tế khác có liên quan nhƣ giao thông vận tải, thƣơng mại, xây dựng, nông nghiệp… cùng phát triển. Để góp phần giúp phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan trọng. Doanh nghiệp du lịch là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành du lịch. Vì vậy, vai trò của doanh nghiệp trong phát triển các sản phẩm du lịch là rất lớn và nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả và bền vững sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh nói chung. Thực tế hiện tại, các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh cũng đã có 1
  11. những đóng góp đáng ghi nhận nhƣ việc phát triển các sản phẩm du lịch, tour, tuyến mới hấp dẫn du khách, đem đến sự hài lòng và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng du lịch cho du khách đến với Quảng Ninh. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch góp phần quảng bá thông tin điểm đến cho du khách, ảnh hƣởng đến lựa chọn điểm đến của du khách và phối hợp với các dịch vụ khác (nhà hàng, khách sạn…) tạo thành “gói” sản phẩm du lịch. Đồng thời, hoạt động của các doanh nghiệp du lịch không chỉ ảnh hƣởng đến truyền thông, góp phần nâng cao chất lƣợng du lịch mà còn liên quan đến các vấn đề bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng… Thực tế thì mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng, và doanh du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thông qua việc sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Hiện nay đi du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu với mọi ngƣời cùng với sự phát triển của kinh tế. Du khách đi du lịch sẽ đƣợc tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, du khách đƣợc mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa, xã hội cũng nhƣ lịch sử của điểm đến, và doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu đó. Trong thời gian qua, theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, lƣợng khách du lịch đến Vịnh Hạ Long tăng mạnh theo từng năm. Năm 2016, Vịnh Hạ Long đón 3,14 triệu lƣợt khách, tăng 22% so với năm 2015; năm 2017 đón 3,92 triệu lƣợt khách, tăng 24,7%; năm 2018 đón 4,1 triệu lƣợt khách, tăng 10% so với năm 2017. Du lịch phát triển mạnh bên cạnh mặt tích cực cũng tạo ra những áp lực cho công tác bảo tồn di sản, đặc biệt là Vịnh Hạ Long. Quá nhiều du khách tập trung tham quan một số nơi, nhƣ: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Ti - tốp... đã gây vƣợt ngƣỡng chịu tải cho phép của các điểm tham quan, làm ảnh hƣởng đến tài nguyên du lịch. Du khách quá đông dẫn 2
  12. đến tình trạng một số hang động trên Vịnh đang mất dần đi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ; tập tính sinh hoạt của một số loài sinh vật trên Vịnh cũng thay đổi, thậm chí có nguy cơ suy giảm giống loài. Chính vì vậy mà Vịnh Hạ Long, một di sản thế giới, đang phải đối mặt với không ít vấn đề về tăng trƣởng và cả những tác động tiêu cực đến môi trƣờng do lƣợng khách đông cục bộ tại một số tuyến, điểm. Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch bền vững đƣợc coi là nguyên tắc mang tính chiến lƣợc và là chìa khóa để đảm bảo các lợi ích dài hạn nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái và môi trƣờng du lịch. Để thực hiện phát triển du lịch bền vững tại Quảng Ninh, các doanh nghiệp sẽ là những đơn vị trực tiếp góp phần vào việc bảo tồn và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thập niên tới. Thực tế cho thấy tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng đến công tác phát triển du lịch và minh chứng là năm 1998, Tập đoàn Tuần Châu (tiền thân là Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh) đƣợc UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đầu tƣ xây dựng đƣờng ô tô ra đảo Tuần Châu theo Quyết định số: 97/1998/QĐ-UB ngày 17/01/1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh và đƣợc giao 98 ha đất trên đảo để xây dựng phát triển thành khu du lịch và giải trí. Đến nay, Tập đoàn Tuần Châu đã xây dựng và đƣa vào vận hành kinh doanh hàng trăm các hạng mục phục vụ du lịch. Tập đoàn đang tiếp tục đầu tƣ mới các hạng mục vui chơi giải trí khác nhƣ siêu thị, thủy cung, trung tâm thƣơng mại, rạp chiếu phim 4D; Bến du thuyền thứ 2 với quy mô lớn gấp 11 lần bến hiện tại và CLB du thuyền; sân golf 18 lỗ; bệnh viện, trƣờng học, hệ thống khách sạn nghỉ dƣỡng và Villa sang trọng; hệ thống cảng biển neo đậu tàu thuyền kết nối thông thƣơng với các cảng tàu của các nƣớc trong khu vực: Singapore, Hồng Kong, Nhật bản, Trung quốc… và nhiều dự án khác. Sự thành công của các dự án tại Tập đoàn Tuần Châu đã góp phần đƣa tỉ lệ tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, lƣợng du khách đến tham quan và nghỉ dƣỡng mỗi ngày một tăng cao. Tập đoàn đã có doanh thu hàng năm tăng, 3
  13. đóng góp ngân sách hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nƣớc, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phƣơng, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên toàn Công ty cũng nhƣ tang lƣơng bình quân của ngƣời lao động hàng năm. Đồng thời Tập đoàn cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành du lịch Quảng Ninh và ngành du lịch Việt Nam, khởi nguồn cho các khu du lịch khác ra đời, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu ở trên, trong quá trình phát triển các dự án, khu vui chơi và kinh doanh du lịch, Tập đoàn Tuần Châu vẫn có những hạn chế cần tiếp tục cải thiện liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng, bảo tổn di sản, và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh phi truyền thống trong quá trình kinh doanh du lịch. Đứng trƣớc thực trạng đó, để góp phần phát triển bền vững du lịch Hạ Long, học viên chọn đề tài “Phát triển du lịch bền vững tại Hạ Long: Nghiên cứu trƣờng hợp Tập đoàn Tuần Châu” để làm đề tài luận văn thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phát triển du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên hợp quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vững môi trƣờng và hợp tác quốc tế để phát triển. Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề đƣợc thảo luận rất nhiều ở các hội nghị và diễn đàn lớn trên thế giới. Mục đích chính của phát triển du lịch bền vững là thực hiện ba trụ cột của du lịch bền vững: Môi trƣờng, văn hóa - xã hội và kinh tế để phát triển một cách đồng đều và hài hòa. Theo nhiều báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016-2018) thì ngành du lịch Việt Nam đã đem về doanh thu ngoại tệ chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản. 4
  14. Trong khi đó Engelbert Ruoss và Loredana Alfarè (2013) cho rằng du lịch bền vững là động lực phát triển di sản văn hóa và đã thực hiện phân tích mối quan hệ tƣơng tác hai chiều giữa du lịch và di sản văn hóa, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ sự phát triển du lịch đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản văn hóa ở các điểm đến (30). Các tác giả đã mô tả và phân tích các trƣờng hợp thực tế điển hình về sự thành công trong việc duy trì sự cân bằng và khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tƣơng tác du lịch - di sản văn hóa ở hai thành phố di sản nổi tiếng thế giới là Venice (Ý) và Dubrovnik (Croatia), từ đó khuyến nghị các giải pháp chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thác những mặt tích cực của mối quan hệ này để hƣớng đến sự phát triển bền vững của du lịch và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Các tác giả Valeriu (2007) đã nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và phát triển bền vững (31) Nhóm tác giả đã tập trung phân tích những tác động ảnh hƣởng của các loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển của một vùng, miền, khu vực kinh tế, xã hội. Những tác động, ảnh hƣởng đó theo hƣớng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nhiều vào hoạt động tổ chức quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy đƣợc yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động đƣợc sự tham gia tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch hay không. Khi các khía cạnh bền vững đƣợc lồng ghép vào hoạt động kinh doanh du lịch thì sẽ đem lại sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng mang tính bền vững. Tại Việt Nam, phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo các vấn đề xã hội nhƣ giảm bớt tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, giúp khai thác tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo các tài nguyên vẫn phát triển để thế hệ sau, thế hệ tƣơng lai vẫn đƣợc sử dụng tốt. Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu trên ngoài vai trò của các cơ quan quản lý ngành cấp quốc gia, vùng miền, địa phƣơng cần có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và cộng đồng. Nghị 5
  15. quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (1) cũng đã nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó doanh nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ nhận thức về vai trò và trách nhiệm lớn lao của mình trong quá trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã đƣợc công bố tại Việt Nam. Cụ thể, Nguyễn Thị Mỹ Thanh (15) trong đề tài nghiên cứu khoa học về chính sách phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thực hiện khảo sát, phân tích và nhận diện những yếu tố có tác động tiêu cực đến môi trƣờng ở các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn 2 thành phố này. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp chính sách nhằm giúp cho 2 thành phố này thực hiện phát triển du lịch bền vững. Hồ Kỳ Minh (16) đã nghiên cứu phát triển du lịch theo hƣớng bền vững của Đà Nẵng thông qua việc đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng thời gian vừa qua trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tác giả cũng đã phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến Đà Nẵng nhằm đề ra các mục tiêu, định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch của Đà Nẵng theo hƣớng bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng trên địa bàn thành phố. Trong khi đó Nguyễn Đức Tuy (17), trong nghiên cứu của mình về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên đã đề xuất nội hàm phát triển du lịch bền vững, trên 4 trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội và môi trƣờng. Nhận định mức độ phát triển du lịch bền vững của vùng Tây Nguyên và đề xuất các giải pháp cũng nhƣ cơ chế đặc thù nhằm phát triển vùng du lịch Tây Nguyên theo hƣớng bền vững. Thực tế nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã đƣợc đề cập nhiều ở cấp độ vĩ mô và ngành. Tuy nhiên, các nghiên cứu điển hình về phát triển du lịch bền vững tại doanh nghiệp còn chƣa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh. Đây chính là khoảng trống cho tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu phát triển 6
  16. du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu này nhƣ một đóng góp nhỏ vào sự phát triển du lịch bền vững của Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là khái quát hóa, làm r cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua việc khảo sát và phân tích tình huống tại Tập đoàn Tuần Châu, luận văn xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động phát triển du lịch bền vững nói riêng của doanh nghiệp này và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho Tập đoàn Tuần Châu phát triển du lịch bền vững, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của ngành du lịch Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản của phát triển du lịch bền vững ở cấp độ doanh nghiệp cùng quá trình và mức độ phát triển du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu. m vi không gian: Nghiên cứu các hoạt động phát triển du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu trong bối cảnh môi trƣờng bên ngoài của doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh liên tục thay đổi. m vi t i i n: Tác giả thực hiện nghiên cứu hoạt động hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm du lịch và du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2015 - 2019 khi mà nhu cầu đòi hỏi về các sản phẩm du lịch bền vững của doanh nghiệp đã trở lên cấp thiết xuất phát không chỉ từ điều kiện, môi trƣờng kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh, từ yêu cầu của khách hàng có trách nhiệm, mà còn từ chính nhu cầu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Việc khảo sát, phỏng vấn và lấy dữ liệu đƣợc thực hiện từ tháng 6/2019 – 9/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và công cụ xử lý số liệu sau đây: 7
  17. o Nghiên cứu tại bàn: tác giả sử dụng phƣơng pháp này cho việc thu thập tài liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch bền vững, viết chi tiết tổng quan về khung lý thuyết, khung phân tích, tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế. Từ đó, tác giả đƣa ra khung phân tích cụ thể về phát triển du lịch bền vững của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình kinh doanh sản phẩm du lịch bền vững của doanh nghiệp. o Khảo sát thực tế bằng câu hỏi khảo sát: Tác giả đã lựa chọn và thử nghiệm bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu qua ba bƣớc: (1) tổng hợp các tiêu chí phù hợp từ các nghiên cứu trƣớc; (2) điều tra địa bàn nghiên cứu để phát hiện và bổ sung; và (3) tham vấn chuyên gia xác định bộ tiêu chí chính thức phù hợp với doanh nghiệp. Cuối cùng, tác giả quyết định lựa chọn một bộ tiêu chí theo hai Bảng 1.1. và 1.2 mà các doanh nghiệp du lịch có thể vận dụng dễ dàng để đánh giá hàng năm về mức độ phát triển du lịch bền vững của doanh nghiệp để so sánh với chính DN mình trong các kỳ khác nhau và các DN khác có điều kiện tƣơng tự. o Ngoài dữ liệu cứng thu thập từ các báo cáo của địa phƣơng và DN, thì để có dữ liệu mềm (dữ liệu sơ cấp) tác giả cũng phỏng vấn chuyên gia và đã gửi Phiếu khảo sát đến các nhà quản trị và chuyên viên có liên quan tại Tập đoàn Tuần Châu để thu thập thông tin cho đề tài. Số phiếu nhận lại với đầy đủ thông tin đƣợc phục vụ cho phân tích. Mẫu phiếu khảo sát chi tiết đƣợc trình bày trong Phụ lục 1. o Phỏng vấn: Từ tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả đã thiết kế một danh sách các câu hỏi cho việc thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách du lịch đến từ Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, và giám đốc một số doanh nghiệp lữ hành và du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Danh sách câu hỏi phỏng vấn chi tiết đƣợc trình bày trong Phụ lục 2. 8
  18. o Công cụ phục vụ nghiên cứu: Sau khi có kết quả khảo sát và kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả dùng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu phục vụ đề tài luận văn. Tổng quan tài liệu và phát triển lý thuyết Xác định và đề xuất khung phân tích Nghiên cứu định tính Thiết kế khảo sát, phỏng vấn Chọn mẫu, thu thập Nghiên cứu định lƣợng và phân tích dữ liệu Phân tích và bình luận Kết quả và bình luận Gợi ý, khuyến nghị, kết luận Tổng hợp và so sánh Hình 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Theo quy trình này, tác giả đã thực hiện quá trình nghiên cứu theo sáu bƣớc chính bao gồm: tổng quan nghiên cứu; xác định và đề xuất khung phân tích; thiết kế khảo sát; chọn mẫu, thu thập và phân tích số liệu; trình bày kết quả khảo sát và bình luận; và đƣa ra các gợi ý, khuyến nghị, kết luận nghiên cứu. 9
  19. Để thực hiện thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu này, học viên đã thiết kế bộ câu hỏi khảo sát. Bộ câu hỏi khảo sát đƣợc học viên xây dựng dựa trên việc tổng quan tài liệu nghiên cứu và chia thành 2 phần chính. Phần I là các thông tin chung về ngƣời khảo sát, phần II là những thông tin liên quan đến các hoạt động phát triển du lịch bền vững của Tập đoàn Tuần Châu với các nhóm tiêu chí cơ bản đã đƣợc lựa chọn trong chƣơng 1. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, giới thiệu chung và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, trong đó: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2015-2019 Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại Tập đoàn Tuần Châu trong giai đoạn 2020-2025 10
  20. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Phát triển bền vững Năm 1992, Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED) đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil). Tại hội nghị, “Phát triển bền vững” đƣợc định nghĩa một cách chính thức. “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng.” Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều ngƣời còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững nhƣ chính trị, văn hóa, tinh thần. dân tộc… và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho từng quốc gia, từng địa phƣơng cụ thể. Cũng tại hội nghị này, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chƣơng trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Chƣơng trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã trở thành chiến lƣợc phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI, và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, với 8 nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảm bảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các bệnh tật nhƣ HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môi trƣờng; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã đƣợc tập trung thực hiện. Từ năm 2015, Liên hợp quốc đã phát động các quốc gia trên thế giới thực hiện các “Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)” với việc thực hiện 17 mục tiêu cơ bản, bao gồm: xóa nghèo; xóa đói; cuộc sống khỏe mạnh, chất lƣợng giáo dục; bình đẳng giới; nƣớc sạch và vệ sinh; năng lƣợng sạch và bền 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1