Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 19
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về cán cân thương mại và cán cân thương mại song phương. Áp dụng các lý thuyết và phương pháp thống kê, so sánh, phân tích định tính để phân tích, đánh giá được tình hình cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ 2000-2017. Kiến nghị một số giải pháp để cải thiện cán cân thương mại trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại NGUYỄN PHƯƠNG CHI Hà Nội - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên: Nguyễn Phương Chi Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS.Phạm Duy Liên Hà Nội - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn. Các số liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các dữ liệu tôi tập hợp đảm bảo tính khách quan và trung thực. TÁC GIẢ Nguyễn Phương Chi
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người. Vì vậy, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS Phạm Duy Liên – giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, gớp ý để tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập được và khả năng của bản thân, nội dung của bài luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của các thầy cô giáo và các bạn học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Phương Chi
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................ viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ..............................7 1.1. Khái niệm ........................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm cán cân thương mại ..................................................................7 1.1.2. Cán cân thương mại song phương ............................................................8 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại .......................................9 1.2.1. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP) ..............................................10 1.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát ..........................................................................10 1.2.3. Các hiệp ước thương mại quốc tế ............................................................11 1.2.4. Các chính sách của chính phủ .................................................................11 1.3. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế ...................................16 1.3.1. Tác động của cán cân thương mại đến tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế .................................................................................................................16 1.3.2. Tác động của cán cân thương mại đến GDP ..........................................17 1.3.3. Tác động của cán cân thương mại đến cung cầu tiền tệ .........................18 1.4. Các tiêu chí đánh giá cán cân thương mại .................................................19 1.4.1. Tiêu chí về quy mô xuất nhập khẩu: ........................................................19 1.4.2. Tiêu chí về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu ..........................................20 1.4.3. Tiêu chí về phương thức xuất nhập khẩu .................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2017 ..............................................................23 2.1. Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc .........23 2.1.1. Một số chính sách kinh tế đối ngoại chung của Việt Nam với Trung Quốc .................................................................................................................23
- iv 2.1.2. Một số chính sách thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ...............26 2.1.2.1. Chính sách về hàng hóa xuất nhập khẩu ........................................26 2.1.2.2. Về chính sách quản lý thanh toán tiền tệ ........................................26 2.1.2.3. Chính sách thương mại biên giới ....................................................27 2.1.3. Một số chính sách thương mại của Trung Quốc với Việt Nam ...............28 2.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017..............................................................................................................31 2.2.1. Tổng quan chung về quy mô thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000-2017 .......................................31 2.2.1.1. Về quy mô thương mại ....................................................................31 2.2.1.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc .......33 2.2.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc .................................................................................................................38 2.2.2.1. Theo qui mô xuất nhập khẩu ...........................................................38 2.2.2.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu ...............................................40 2.2.2.3. Về phương thức xuất nhập khẩu .....................................................49 2.2.3. Đánh giá tác động của cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc ...52 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC .........................................58 3.1. Bài học về cải thiện cán cân thương mại ở một số nước trên thế giới .....58 3.2. Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới................................................................................................67 3.2.1. Bối cảnh cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới .............................................................................................67 3.2.1.1. Bối cảnh khu vực và quốc tế ...........................................................67 3.2.1.2. Nhân tố Trung Quốc .......................................................................72 3.2.1.3. Bối cảnh kinh tế trong nước............................................................75 3.2.2. Triển vọng cho quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới .............................................................................................77 3.2.2.1. Triển vọng về quy mô xuất nhập khẩu ............................................77
- v 3.2.2.2. Triển vọng về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu .............................78 3.2.2.3. Triển vọng thương mại biên giới Việt Trung ..................................83 3.3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới .............................................................83 3.3.1. Quan điểm chung .....................................................................................83 3.3.2. Nhóm giải phát từ phía Nhà nước ...........................................................84 3.3.2.1. Nhóm giải pháp cải thiện tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa .......84 3.3.2.2. Nhóm giải pháp vĩ mô khác ............................................................87 3.3.3. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp ....................................................91 3.3.3.1. Đẩy mạnh liên kết ...........................................................................91 3.3.3.2. Đẩy mạnh tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Quốc ................92 3.3.3.3. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và bảo vệ bản quyền sản phẩm ....92 KẾT LUẬN ..............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AIIB Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCTM Cán cân thương mại CIF Giá thành, bảo hiểm, cước phí CLMV Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EU Liên minh Châu Âu EVFTA Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam FOB Giao hàng lên tàu FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng thu nhập quốc nội NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2017 ............................32 Bảng 2.2: Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2017 ...................33 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc từ 2000-2017..................................................................................................................39 Bảng 2.4: Thương mại hàng hóa trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2016 ...............................................................................................................47 Bảng 2.5: Thâm hụt thương mại Việt Nam Trung Quốc ..........................................48 theo một số mặt hàng ................................................................................................48 Bảng 2.6: Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc từ 2010 đến 2014 ..........50 Bảng 2.7: Các thị trường nhập khẩu vải chủ yếu của Việt Nam năm 2017 ..............55 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng, tư liệu sản xuất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu giai đoạn từ 2000-2016 ...................41 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016 ..................................................................................42 Biểu đồ 2.3: Mức tăng trưởng của nhóm hàng hóa trung gian, tư liệu sản xuất và hàng hóa cuối cùng từ năm 2000-2016 .....................................................................44 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng mã SITC giai đoạn 2000-2016 ........................................................................................45 Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017 ...38
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Thông qua nghiên cứu lý thuyết và thực trạng cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, về cơ bản luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau: Thứ nhất, cơ bản hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến cán cân thương mại, cán cân thương mại song phương, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí đánh giá cán cân thương mại song phương. Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc thông qua nghiên cứu về quy mô hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, thực trạng cán cân thương mại và đưa ra đánh giá thực trạng cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2000-2017. Thứ ba, thông qua việc phân tích thực trạng cán cân thương mại, nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, các Hiệp định đã ký kết giữa hai nước và các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đang tham gia trong khu vực để đánh giá triển vọng thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai. Thứ tư, xuất phát từ việc phân tích thực trạng cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc và các triển vọng thương mại trong tương lai giữa hai nước, luận văn đề xuất một số giải pháp từ phía Nhà nước và phía doanh nghiệp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ sau khi ra nhập WTO năm 2007, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, trung bình mỗi năm tăng 17% trong giai đoạn 2005 – 2017. Theo thống kê từ Bộ Công Thương, nếu như kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tính đến ngày 1/12/2007 mới dừng ở mức 100 tỷ USD thì sau 10 năm, Việt Nam đã tự hào công bố tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên mốc 425 tỷ USD. Cán cân thương mại Việt Nam sau một thời gian dài nhập siêu đã có hiện tượng xuất siêu trong các năm 2012 đến 2014 và 2016, 2017. Nhập siêu giảm là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Không dừng lại ở đó, Việt Nam liên tục mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đã vượt ngưỡng trên 200 đối tác thương mại khắp toàn cầu, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu. Một trong số những thị trường lớn của Việt Nam, phải kể đến quốc gia láng giềng Trung Quốc. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc khôi phục nhanh và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, quan hệ về cả ngoại giao và kinh tế giữa hai nước phát triển không ngừng và trở thành điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của cả hai nước.Những năm qua, thương mại Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được cải thiện với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng trưởng ngày càng cao. Năm 2001, Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 6 năm sau (năm 2007) Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này. Từ đó đến nay, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn và quan trọng của Việt Nam và hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng dần có được vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, đánh dấu bằng việc năm 2016, Việt Nam đã vượt qua Malaysia để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện, thiết bị điện tử; nhiên liệu khoáng dầu, ngũ cốc, cao su và các sản phẩm từ cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hoa quả, giầy dép, cá và động vật
- 2 giáp xác, nhựa và các sản phẩm từ nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; cà phê, chè và các loại gia vị; một số loại khoáng sản.... Đồng thời nhập về thiết bị điện, điện tử; máy móc; sắt và thép; sợi nhân tạo; nhôm và sản phẩm từ nhôm; xe và phụ tùng; phụ kiện ngành may; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; dệt kim, sợi, bông, hóa chất.... Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn đang trên đà phát triển ổn định, bền vững và thu được những kết quả khả quan, phát huy được tiềm năng và thế mạnh kinh tế của hai nước. Tuy nhiên không thể phủ nhận một thực tế khách quan là vẫn còn một số tồn tại những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình thương mại giữa hai bên. Do vậy, việc thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi cho cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang là vấn đề được đặt ra hiện nay. Chính bởi vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp” nhằm nghiên cứu thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc và đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện cán cân thương mại song phương giữa hai nước. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Trung Thanh (2011), Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Trung Quốc: Lựa chọn chính sách cho Việt Nam. Trong hội thảo “Tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Trung quốc và các nên kinh tế lớn Đông Á: Tác động khu vực khuyến nghị chính sách” do Viện nghiên cứu Thương mại và Đại học Victoria (Australia) tổ chức. Bài viết đã trình bày những cơ hội và thách thức của Việt Nam do tác động của việc tăng trưởng kinh tế và xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Về mặt tích cức, tác giả bài viết cho rằng Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và có vị trí rất gần với Việt Nam. Qua đó, có thể giảm chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hóa.Thêm vào đó, Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, qua đó Việt Nam có thể thu hút nguồn vốn FDI từ Trung Quốc. Tác giả cũng cho rằng, việc nhập hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam theo một khía cạnh nào đó cũng giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, bình ổn thị trường, đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
- 3 Đánh giá về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Bùi Huy Hoàng (2012) đã có bài viết về “Quy hoạch 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt – Trung và triển vọng hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2012 – 2016. Có thể nói rằng, tác giả có quan điểm khá lạc quan về triển vọng quan hệthương mại của hai nước. Từ các nhân tố truyền thống về khuôn khổ hợp tác của hai nước Việt Nam – Trung Quốc, cơ sở pháp lý, quy mô lớn của thị trường Trung Quốc, các động lực thúc đẩy thương mại hai nước như các kênh hợp tác đa phương, đặc biệt là bản quy hoạch thương mại giai đoạn 2012 – 2016 sẽ có những tác động và hiệu ứng tích cực đối với hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy các nhận định đánh giá thiên về định tính, nhưng về mặt lý thuyết, tác giả cũng cung cấp những đánh giá ban đầu về triển vọng của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2016. Tác giả Phạm Thị Hoàng Anh, Lương Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu về “ Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hóa đồng nhân dân tệ”. Các tác giả phân tích định lượng một số yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc bao gồm: tỷ giá, thu nhập người không cư trú (GDP Trung Quốc), thu nhập người cư trú (GDP Việt Nam), thuế quan và hạn ngạch. Qua đó chỉ ra tác động của tỷ giá có tác động ngược chiều đến cán cân thương mại Việt Trung trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn, tác động này là cùng chiều, tức là khi có sự phá giá đồng tiền xảy ra, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác, sẽ bị chi phối bởi hiệu ứng tuyến J. Ngoài ra, GDP Trung Quốc cũng có tác động cùng chiều đến cán cân thương mại Việt Trung, tức là khi GDP Trung Quốc tăng thì cũng làm tăng giá trị xuất khẩu, tuy nhiên mức tăng là vô cùng nhỏ. Tiếp đó bài viết tập trung phân tích diễn biến và triển vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Từ đó, tác giả phân tích các cơ hội và thách thức cho cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc và đề xuất một số giải pháp để cải thiện cán cân thương mại này. Bài viết của các tác giả Vy Dang Bich Huynh, Phuc Van Nguyen, Le Hoang Thuy To Nguyen, Phong Thanh Nguyen (2017) đăng trên tạp chí kinh tế và tài chính toàn cầu nghiên cứu về việc mở rộng thương mại của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra việc xuất khẩu mạnh hàng hóa Trung Quốc vào Việt
- 4 Nam, phân tích cấu trúc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam trên phương diện thâm dụng công nghệ so với các nước ASEAN khác nhập khẩu từ Trung Quốc. Bài viết chỉ ra việc kể từ năm 2000 đến 2012, Trung Quốc đã thành công trong việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu vào Việt Nam, hàng Việt Nam, đặc biệt là hàng giá rẻ sẽ vấp phải cạnh tranh từ hàng hóa Trung Quốc. So với các nước trong khu vực, mức độ nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là khá lớn, tập trung vào các loại hàng hóa công nghệ cao. Bên cạnh đó, các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore đều thành công trong việc xuất khẩu các hàng hóa mà nước họ có lợi thế so sánh, trong khi đó Việt Nam lại thất bại trong việc xuất khẩu các hàng hóa mà chúng ta có lợi thế so sánh so với Trung Quốc như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… Lý Kế Vân (2013) đã có bài viết “Nghiên cức phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc dựa trên phân tích SWOT”. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, trước tiên bài nghiên cứu trình bày lịch sử phát triển, phương thức thương mại và đặc điểm phát triển trong thương mại biên giới 2 nước Việt Nam – Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc mới thành lập đến nay, và sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tiến hành phân tích cụ thể đối với sự phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cuối cùng, đối mặt với những vần đề tồn tại trong quá trình thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc để đưa ra đối sách cụ thể, để thúc đẩy tốt hơn nữa tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của kinh tế khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Phần lớn các nghiên cứu trên chưa phân tích một cách hệ thống và đầy đủ về cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn từ 2000 đến 2017 và đặc biệt trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế. Phần lớn các công trình chưa trả lời được thỏa đáng câu hỏi tại sao và làm thế nào để cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, luận văn sẽ tập trung hệ thống hóa đầy đủ các lý luận về cán cân thương mại cũng như phân tích về cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 2000 đến 2017 và đưa ra các kiến nghị đề xuất để cải thiện cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc.
- 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về cán cân thương mại và cán cân thương mại song phương - Áp dụng các lý thuyết và phương pháp thống kê, so sánh, phân tích định tính để phân tích, đánh giá được tình hình cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ 2000-2017 - Kiến nghị một số giải pháp để cải thiện cán cân thương mại trong tương lai. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (không tính Hồng Kông và Macao) dưới góc độ thương mại hàng hóa Phạm vi nghiên cứu: cán cân thương mại song phương Việt Nam Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp định tính kết hợp định lượng, chuyên gia, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp số liệu từ các nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Trademap, UNCOMTRADE. 6. Tính mới của luận văn Trong nước đã có một sốbài viết, bài nghiên cứu về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và các giải pháp cải thiện cán cân thương mại song phương giữa hai nước, tuy nhiên các bài viết này chủ yếu đề xuất những giải pháp chung, chưa gắn cụ thể vào định hướng và chiến lược phát triển xuất nhập khẩu đã được Chính phủ phê duyệt. Đóng góp mới luận văn so với các công trình nghiên cứu khác là đã kiến nghị một số giải pháp xuất pháp chặt chẽ từ các chính sách hiện thời của Chính phủ, các quy hoạch và Hiệp định ký kết giữa hai bên cũng như bối cảnh chung của khu vực và quốc tế.
- 6 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cán cân thương mại Chương 2: Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2000-2017 Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai
- 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm cán cân thương mại Cán cân thương mại (CCTM) là một khái niệm trong kinh tế, dùng để phản ánh một khoản mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại biểu thị giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một nước hay một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm hay một số năm). Cán cân thương mại được đo bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu. Nếu không tính đến dịch vụ, thì cán cân thương mại hàng hóa là số liệu đối chiếu giữa giá trị xuất khẩu hàng hóa (thường tính theo giá FOB) và giá trị nhập khẩu hàng hóa (thường tính theo giá CIF) của một nước hay một vùng lãnh thổ với bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Cán cân thương mại là một phần của cán cân thanh toán của một nước, một vùng lãnh thổ hay một nền kinh tế được xem xét một cách độc lập. Nó dùng để theo dõi các hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thương phẩm (hay hữu hình) và được phản ánh chi tiết trong cán cân tài khoản vãng lai. Khi tính đến cả “hàng hóa vô hình” hay dịch vụ (gồm cả thu nhập yếu tố ròng và các khoản chuyển giao) thì tổng lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ được gọi là cân đối tài khoản vãng lai. Trong số các chỉ tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô, tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước (GDP) được tính bằng tổng của chi cho tiêu dùng (C), chi cho đầu tư (I), chi của Chính phủ (G) và tỗng của xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (X) trừ đi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ (M) (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010). Y=C+I+G+(X-M) Như vậy, cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước, có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của một nước. Ở những thời điểm khác nhau, cán cân thương mại có những thay đổi khác nhau dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, cán cân thương mại là một trong các chỉ số mà Chính phủ
- 8 dựa vào đó để tiến hành điều chỉnh các chiến lược kinh tế, mô hình kinh tế, tư duy phát triển, con đường phát triển của đất nước trong cả ngắn hạn và dài hạn. Do cán cân thương mại là kết quả của phép trừ giữa xuất khẩu và nhập khẩu ở mỗi quốc gia nên sẽ xảy ra các trường hợp sau: - Khi không có chênh lệch đáng kể giữa xuất khẩu và nhập khẩu, thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. - Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, tức là giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại có thặng dư hay còn gọi là tình trạng xuất siêu. Thặng dư thương mại sẽ giúp quốc gia đó giàu lên, tích lũy được nhiều của cải hơn. - Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, tức là giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu, thì cán cân thương mại có thâm hụt, hay còn gọi là tình trạng nhập siêu. Khoản thâm hụt này phải được bù đắp bằng một nguồn nào đó để cán cân thanh toán chung trở nên cân bằng, bao gồm cả việc vay nợ trong nước và nước ngoài. Thâm hụt thương mại kéo dài mà không có những chính sách hỗ trợ sẽ dễ đẩy đất nước gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô. Những bất ổn này nhẹ thì gây ra khủng hoảng kinh tế trong ngắn hạn (như thiếu hàng hóa, lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế suy giảm), nặng sẽ góp phần gây ra khủng hoảng trong dài hạn, thậm chí phá sản ở tầm quốc gia khi những khoản nợ quốc gia đến hạn không thanh toán được. Tuy nhiên, trạng thái của nền kinh tế không chỉ được quyết định bởi tình trạng của cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn mà còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác đã nêu trên như chi cho tiêu dùng, chi tiêu đầu tư, chi tiêu của Chính phủ. Ngoài ra, chính cách chính sách mà chính phủ áp dụng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. 1.1.2. Cán cân thương mại song phương Cán cân thương mại song phương (cán cân thương mại giữa hai nước) là một chỉ số biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa hai nước. Một nghiên cứu của Valentino Piana năm 2004phân loại quan hệ kinh tế giữa hai nước thành bốn mức độ sau đây:
- 9 - Phụ thuộc hay lệ thuộc (dependence): là tình trạng nước A cần tới nước B, trong khi nước B không cần tới nước A - Địa vị trội hơn hay chiếm ưu thế hơn (dominance): là tình trạng nước A có thể từ bỏ quan hệ với nước B, trong khi nước B cần tới nước A - Liên kết cân đối hay bình đẳng (symmetric integration): là tình trạng quan hệ cả hai nước đều cần đến nhau - Không có quan hệ (absence): là tình trạng mà hai nước không có hoặc không cần quan hệ với nhau. Theo kết quả phân tích của Valentino Piana vào năm 2004, cấu trúc thương mại của các nước trên thế giới gồm 8% không cần quan hệ, 40% có quan hệ địa vị nổi trội hơn (và tương ứng với nước kia yếu hơn) trong số các nước có quan hệ song phương, 46% có địa vị trội hơn nhưng ở mức độ yếu (và tương ứng yếu hơn) trong số các nước có quan hệ song phương, chỉ có 6% có quan hệ liên kết cân đối (bình đẳng). Địa vị quan hệ phụ thuộc (lệ thuộc) giữa hai nước do cán cân xuất nhập khẩu quy định. Có 4 mức độ trong cán cân thương mại song phương: - Đối với nước A, nước B là thị trường xuất khẩu chính - Đối với nước A, nước B là nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu chính - Đối với nước B, nước A là thị trường xuất khẩu chính - Đối với nước B, nước A là nguồn cung cấp hàng hóa nhập khẩu chính Để có thể đánh giá thực trạng quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia, cần có các tiêu chí, con số định lượng cụ thể về kim ngạch xuất – nhập khẩu và cá cân thương mại song phương. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại Cán cân thương mại là một chỉ tiêu đo lường của nền kinh tế, do vậy, cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và cũng tác động ngược trở lại các yếu tố khác của nền kinh tế. Trên thế giới và trong nước, trong những năm gần đây,
- 10 đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả nhiều nước trên thế giới nghiên cứu về cán cân thương mại. Họ tập trung vào nghiên cứu việc các yếu tố vĩ mô có tác động như thế nào đến cán cân thương mại. Trong đó, các biến số vĩ mô chủ yếu được nghiên cứu là tỷ giá hối đoái thực đa phương, thu nhập quốc dân thực trong nước (GDP), thu nhập quốc dân thực của các đối tác thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn cung tiền và các chính sách của chính phủ. 1.2.1. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP) Thu nhập thực tế của một quốc gia (đã điều chỉnh lạm phát) tăng làmgia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy, khi GDP tăng làm nhập khẩu có xu hướng tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc vào xu hướng nhập khẩu cận biên (MPZ). MPZ phản ánh phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu. 1.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát Lạm phát của một nước cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia. Khi lạm phát một nước tăng cao so với nước đối tác, trước tiên, do giá hàng hóa trong nước tăng lên làm người tiêu dùng trong nước chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài. Điều này làm cho nhập khẩu tăng, kéo theo nhu cầu ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá. Bên cạnh đó, giá cao cũng làm giảm sút nhu cầu hàng hóa nước ngoài đối với hàng trong nước (hay làm giảm xuất khẩu), từ đó cũng làm ngoại tệ tăng giá do nguồn cung ngoại tệ giảm. Hai điều này sẽ làm tăng giá đồng ngoại tệ, hay nói cách khác là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mức chênh lệch lạm phát, từ đó không làm tăng nhu cầu với hàng hóa nhập khẩu và làm cho lạm phát của một nước sẽ ít có tác động lên tình hình của nước khác. Tuy nhiên, nếu ngoại lực này đủ lớn và nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăng cao hơn tốc độ tăng giá hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong nước sẽ có giá rẻ hơn hàng hóa nước ngoài. Khi đó, chúng ta gọi là đồng nội tệ được định giá thấp, cán cân thương mại được cải thiện. Ngược lại, nếu tỷ giá tăng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 173 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn