Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc nhà nước Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 13
download
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của kho bạc Nhà nước; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong kho bạc tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của kho bạc nhà nước huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc nhà nước Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH XUYEN TỈNH VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.01.02 Học viên : Nguyễn Thế Vượng Lớp : MBA.05 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Văn Chiến
- Hà Nội, Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Vĩnh Phúc, tháng 06 năm 2017 Tác Giả Nguyễn Thế Vượng
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý quý báu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Đông Đô, đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn cho tôi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Văn Chiến, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, những ý kiến quý báu định hướng và hoàn thiện trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và cho phép tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp tại các Kho bạc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác Giả xin chân thành cám ơn các cán bộ hướng dẫn khoa học tất cả các cơ quan và đồng nghiệp, gia đình, bạn bè thân thiết, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành luận án này. Vĩnh Phúc, tháng 06 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thế Vượng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTC Bộ tài chính CBCC Cán bộ công chức CC Cơ cấu KBNN Kho bạc Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước SL Số lượng TL Tỷ lệ TP Thành phố
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ 2 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 1 Mở Đầu ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin .......................................... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3 Kết cấu luận văn: ......................................................................................... 4 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước ....................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm cán bộ của kho bạc Nhà nước ........................................ 5 1.1.2. Khái niệm về Công chức kho bạc Nhà nước ................................... 6 1.1.2. Khái niệm, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy kho bạc nhà nước. ......... 9 1.1.2.1. Khái niệm kho bạc nhà nước. ............................................................ 9 1.1.2.2. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước .................... 10 1.1.3. Vai trò đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN ............. 13 1.2. Chất lượng cán bộ, công chức kho bạc Nhà nước ............................ 15 1.2.1. Nhận diện chất lượng cán bộ, công chức. ..................................... 15 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Kho Bạc Nhà nước ..................................................................................................... 17 1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN ................................................................................................... 21
- 1.2.3.1. Công tác quy hoạch CBCCVC .......................................................... 21 1.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC ............................................ 23 1.2.3.3. Công tác quy hoạch tuyển dụng CBCCVC ...................................... 28 1.2.3.4. Công tác sử dụng CBCCVC ............................................................. 30 1.2.3.5.Hoàn thiện văn hóa công sở ............................................................... 30 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức KBNN 31 .... 1.3.1. Chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. ........................ 31 1.3.2. Chuẩn bị nhân sự đối với chức danh cán bộ; tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng công chức .................................................................. 32 1.3.3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ngành Kho bạc Nhà nước ..................................................................................................... 33 1.3.4. Yếu tố cơ sở vật chất của kho bạc Nhà nước. .............................. 34 1.3.5 Yếu tố tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức. ...................... 35 1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước của một số địa phương trong nước. ........................... 35 1.4.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức KBNN ở tỉnh Tiền Giang .......................................................................................... 35 1.4.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng công chức KBNN ở Thừa Thiên Huế ............................................................................................. 37 Chương 2 ................................................................................................... 39 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 39 ..................................................................................................................... 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ..................................................................................... 39 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội của huyện Bĩnh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................................ 39 2.1.1.1 Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế .................................. 39 A. Quy mô kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ khá, cao hơn mức bình quân cả nước .................................................................................. 39 B, Thu nhập bình quân tiếp tục tăng trưởng và luôn nằm trong nhóm các địa phương có GRDP bình quân đầu người cao của cả nước ................................................................................................ 41
- C, Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra ...................................................... 41 2.1.1.2. Đầu tư phát triển ............................................................................... 42 2.1.1.3. Thu Chi ngân sách ............................................................................ 44 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 49 2.1.2.1. Quá Trình hình thành KBNN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 49 .... 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ của KBNN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 52 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 54 2.1.3.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức nhân sự KBNN Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. ............................................................................................ 56 1.Trình độ học vấn của đội ngũ CBCC KBNN ............................ 57 2.Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................ 58 3.Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ................................................. 58 2.1.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................... 59 2.1.4.1. Đối với chức danh Giám đốc KBNN Bình Xuyên. .......................... 59 2.1.4.2. Đối với chức danh Phó Giám đốc ..................................................... 60 2.1.4.3. Chức danh Kế toán trưởng .............................................................. 60 2.1.4.4. Đối với chức danh Phó phòng Kế toán ............................................. 61 2.1.4.5. Đánh giá của khách hàng tới giao dịch tại KBNN đối với cán bộ, công chức của KBNN huyện Bình Xuyên khảo sát ............................ 65 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc .................................. 66 2.2.1.Tiền lương và chế độ phụ cấp ............................................................ 66 2.2.2. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi của CBCC ........................... 67 2.2.3 Đào tạo và nâng cao tay nghề ............................................................... 67 2.2.4. Yếu tố cơ sở vật chất của KBNN ...................................................... 67 CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 69
- GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYÊN ......................... 69 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................... 69 3.1.1. Những ưu điểm của chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 69 3.1.2. Những hạn chế về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc .......................................... 69 3.1.3. Ma trận SWOT phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBCC của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ............ 70 3.2. Một số giải pháp chủ yếu. ................................................................. 65 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ công chức KBNN .................... 65 3.2.2 Đào tạo nâng cao học vấn, chuyên môn của CBCC KBNN .......... 66 3.2.3. Phát huy tính tự giác trong tu dưỡng, học tập, rèn luyện toàn diện của đội ngũ CBCC của KBNN .......................................................... 67 3.2.4 Thực hiện đạo đức công vụ và quy chế ở nơi làm việc ................. 71 3.2.5. Tăng cường chất lượng quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng CBCC 72 .............................................................................................................. 3.2.5.1. Đối với công tác quy hoạch cán bộ ................................................. 72 3.2.5.2. Đối với công tác bổ nhiệm và sử dụng cán bộ ............................... 74 3.2.5.3. Vận dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC của KBNN .................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 81
- DANH MỤC HÌNH Đào tạo, bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là CBCCVC làm việc trong tổ chức. Đào tạo, bồi dưỡng tác động đến con người trong tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ. Với quan niệm như vậy thì đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nhằm tới các mục đích sau: ................................................................................ 24 Hình 1.1: Mô hình về chu kỳ học tập chủ động ................................. 25 Hình 2.1. Kho bạc nhà nước huyện Bình Xuyên ................................. 49
- Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, “nguồn tài nguyên ” vô giá, vô tận của đất nước, phải có cách nghĩ cách nhìn mới về vai trò, động lực và mục tiêu của nguồn nhân lực trong sự nghiệp Công nghiêp hoá hiện đại hoá đất nước, từ đó xây dựng các chiến lược, chương trình kế hoạch phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối đa nhân tố con người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy qua trình đổi mới toàn diện đất nước. Ngày nay chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, thị trường tiêu thụ, thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao góp phần tạo nên sự thịnh vượng, sự giàu có cho một quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, đặt biệt là sự ra đời của Internet đã làm cho các quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng trở nên gần nhau hơn, qua đó sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn và tất nhiên ưu thế cạnh tranh bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn. Mỗi công việc của mỗi ngành nghề khác nhau lại có sự đòi hỏi khác nhau về trình độ, cũng như khả năng lao động của người lao động. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết và hoạt động sáng tạo tạo nên chất lượng lao động. Chất lượng lao động kết hợp với những hình thức sử dụng hợp lý, Linh hoạt lực lượng lao động, với nỗ lực chung của tập thể, với sự quan tâm đến các yếu tố văn minh thẩm mỹ của sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội tạo nên chất lượng đội ngũ lao động, có ý nghĩa to lớn trong nâng cao chất 1
- lượng và hiệu quả công việc. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội hiện đại. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp, cơ quan muốn tồn tại và phát triển thì việc nâng cao chất lượng nguồn lao động và phân công, sử dụng lao động hợp lý, linh hoạt, khoa học là vấn đề quan trọng hàng đầu để thành công. Trong tiến trình đổi mới đất nước, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) được thành lập và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén trong quản lý mọi hoạt động thu chi Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống KBNN không thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ và năng lực để đảm trách công việc được giao. Chính vì vậy, phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các kho bạc trong hệ thống là vấn đề được KBNN quan tâm. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu và chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà nước huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”. Làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại KBNN huyện Bình Xuyên, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Kho bạc Nhà nước; Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong KBNN tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 2
- của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 3. Đối tượ ng và phạm vi nghiên cứu Đối tượ ng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm các nội dung trình độ cán bộ công chức, hiệu quả thực thi công vụ, đạo đức công vụ và một số vấn đề khác của đội ngũ cán bộ, công chức trong KBNN tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó đề xuất một số giải pháp cho giai đoạn 2017 2020. + Phạm vi về thời gian Số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 20142016. Thông tin số liệu sơ cấp khảo sát năm 2015. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4/ 2015 đến tháng 10/2016. + Phạm vi về không gian Đề tài thực hiện nghiên cứu những thông tin số liệu thứ cấp cần thiết của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phươ ng pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu nội dung nghiên cứu, đề tài luận văn sẽ được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Hệ thống hóa, khảo cứu các tài liệu hình thành cơ sở lý luận về chất lượng công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước. Sử dụng các phương pháp điều tra và phân tích thống kê để đánh giá chất lượng công chức, viên chức trong cơ quan của KBNN huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. 3
- Sử dụng các phương pháp điều tra và phân tích xã hội học để nghiên cứu định tính các yêu cầu; cụ thể: Sử dụng các bảng hỏi, nghiên cứu tình huống và tham vấn chuyên gia tại các đơn vị điều tra, tại mỗi đơn vị đề tài chọn mẫu để điều tra, phỏng vấn,… Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia về nội dung nghiên cứu, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình nghiên cứu. 4.2. Nguồn thông tin Nguồn thông tin và số liệu phục vụ cho phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ sở dữ liệu sẵn có, các ấn phẩm được phát hành, công bố chính thức từ các nguồn chính thống (cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương, các tổ chức khoa học có uy tín...). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng thông tin từ phỏng vấn các nhà quản lý trong các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy của KBNN nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu. Kết cấu luận văn: Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kho bạc Nhà nước. Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức kho bạc Nhà nước huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Giải pháp nhắm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức kho bạc Nhà nước Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4
- Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kho bạc Nhà nước. 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nướ c 1.1.1. Khái niệm cán bộ của kho bạc Nhà nướ c a. Khái niệm cán bộ Theo Trần Xuân Cầu (2012), “cán bộ” du nhập vào nước ta có thể vào thời Chiến tranh thế giới thứ hai, do việc thành lập các tổ chức cách mạng bí mật bộ chống Pháp, chống Nhật (khoảng năm 19401941). Những người phụ trách trong lĩnh vực chính trị, quân sự của các tổ chức cách mạng ấy được gọi là “cán bộ”. Như vậy, “cán bộ” lúc đầu được tổ chức bởi các đoàn thể, đảng phái. Họ công tác không có lương mà chỉ hưởng sinh hoạt phí của tổ chức mình mà thôi. Kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945, sau khi giành được chính quyền, các cán bộ cách mạng được bố trí vào đội ngũ quản lý chính quyền. Cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 1, Pháp lệnh về cán bộ và công chức ngày 2621998 không thấy có sự phân biệt giữa hai khái niệm này. Sau này, Luật Cán bộ, công chức (ngày 13112008) có phân biệt giữa cán bộ và công chức theo quy định tại Điều 4 như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trịxã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 1). Riêng về người làm việc ở cấp xã , phường, thị trấn thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân 5
- dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị xã hội. b. Khái niệm về cán bộ kho bạc Nhà nước Cán bộ KBNN Việt Nam là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh quản lý trong Hệ thống KBNN Việt Nam, có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong Hệ thống KBNN được phân công, dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và pháp luật quy định; Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ KBNN Việt Nam là những người giữ chức vụ, chức danh từ Phó Phòng trở lên đối với KBNN cấp huyện và cấp tỉnh. Ở KBNN cấp huyện thì Cán bộ là những người giữ chức vụ chức danh từ Tổ Phó Tổ nghiệp vụ của KBNN cấp Huyện trở lên. 1.1.2. Khái niệm về Công chức kho bạc Nhà nướ c a. Khái niệm về Công chức Thuật ngữ công chức được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, để chỉ ra những người giữ công vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Thuật ngữ công chức là thuật ngữ có tính lịch sử, hình thành trong những điều kiện nhất định, cùng với chế độ công vụ. Công vụ là công việc, hoat đông nhà nước chủ yếu do công chức nhà nước thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước và pháp luật, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, pháp luật và sử dụng quyền lực đó để thực thi các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Ở những quốc gia tồn t ại nhi ều đảng chính trị (có đảng cầm quyền và đảng đối lập) thì công chức đượ c hiểu là những ngườ i giữ công vụ thườ ng xuyên trong các cơ quan nhà nướ c, được xếp vào ngạch, bậc công chức đượ c hưở ng lương từ ngân sách nhà nướ c. Còn ở những nước chỉ có một đảng duy nhất, đảng lãnh đạo nhà nướ c và xã hội thì quan niệm công chức không chỉ gồm những chủ thể nêu trên, mà còn cả những đối tượ ng tươ ng tự, nhưng lại 6
- làm việc tại các tổ chức của đảng, tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy, không thể có một định nghĩa chung duy nhất về công chức cho tất cả các quốc gia. Quan niệm về công chức gắn liền với yếu tố chính trị và đời sống chính trị xã hội có tính quyết định chế độ công vụ và quan niệm công chức. Tại Trung Quốc,theo Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1993), Điều lệ tạm thời về công chức nhà nước của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố ngày 14 tháng 8 năm 1993, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1993, công chức nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo; và phải thông qua một chế độ tuyển dụng hét sức nghiêm ngặt. Công chức không lãnh đạo bao gồm: Cán sự, Chuyên viên, Chuyên viên tổ trưởng, Chuyên viên tổ phó, Trợ lý chuyên viên nghiên cứu, Chuyên viên nghiên cứu, Trợ lý chuyên viên thanh tra. Chức danh lãnh đạo: Thủ Tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Các thành viên Quốc vụ viện, chức Trưởng phó cấp bộ, tỉnh, chức trưởng phó cấp vụ, … Hiện nay, Trung Quốc đã chuyển các công chức sang chế độ hợp đồng lao động và có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính để giảm biên chế Ở Pháp, quan niệm về công chức rất rộng, công chức được phân thành hai loại: Loại thứ nhất là những công chức làm việc thường xuyên trong bộ máy nhà nước, bị chi phối bởi luật công chức; loại thứ hai là những công chức bị chi phối bởi luật lao động, bởi hợp đồng lao động. Ở Nhật Bản, quan niệm công chức bao gồm cả công chức nhà nước trung ương và công chức địa phương, có nghĩa là những người làm việc trong các cơ quan chính quyền và tự quản địa phưong cũng là công chức Ở Việt Nam từ khi có Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 tới nay, quan niệm về công chức nhà nước cũng có những thay đổi nhất định. Trên cơ sở Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Nghị định 95/1998/NĐCP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sủ dụng và quản lý công chức tuy không đưa ra định nghĩa công chức khái quát, nhưng đã liệt kê những đối tượng công chức Nhà nước theo Điều1, Nghị định này thì công chức bao gồm những 7
- người được quy định tại khoản 3, khoản 5 của Điều 1 Pháp lệnh, cụ thể là: Công chức nhà nước trước hết là công dân Việt Nam; Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, và trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước; Được phân loại theo trình độ đào tạo; Được xếp vào ngạch hành chính, ngạch sự nghiệp; Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Dấu hiệu nổi bật nhất của công chức là được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Điều này phản ánh tính thường xuyên liên tục của nền công vụ nhà nước. Theo quy định này thì người được tuyển dụng là người qua các kỳ thi công chức và đã trúng tuyển được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, hết thời gian tập sự nếu thoả mãn các điều kiện trong thời gian tập sự thì được cơ quan, tổ chức nhà nước, người có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức. Luật Cán bộ, công chức ngày 13112008 có khái niệm về công chức theo quy định tại Điều 4 như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trịxã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trịxã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 2). 8
- Riêng về người làm việc ở cấp xã , phường, thị trấn thì công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khoản 3). b. Khái niệm công chức kho bạc nhà nước Công chức KBNN Việt Nam là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và giao đảm trách và thực hiện một công vụ thường xuyên trong KBNN Việt Nam, dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và pháp luật quy định; Được xếp vào ngạch công chức; Được phân loại theo trình độ; Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 1.1.2. Khái niệm, nhiệm v ụ và tổ chức bộ máy kho bạc nhà nướ c. 1.1.2.1. Khái niệm kho bạc nhà nước. Theo Trần Vũ Hải và Hoàng Minh Thái (2013), Kho bạc Nhà nước (State Treasury) đã có từ lâu. Thuật ngữ 'Treasury' theo nguồn gốc La tinh có nghĩa là 'vật quý' hay 'kho báu'. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, những vật quý tìm được ngày một nhiều hơn, dần dần được tập trung vào tay những người có thế lực, hình thành các kho cất giữ châu báu. Khi các bộ tộc xuất hiện, kho báu chính là nơi cất giữ tập trung các tài sản quý của cộng đồng bộ tộc. Cùng với sự ra đời của Nhà nước cổ đại, bộ máy quản lý tài sản của Nhà nước cũng được hình thành, theo đó, xuất hiện các tổ chức chuyên quản lý các loại tài sản quý của Nhà nước và các khoản thu nhập công (tô, thuế). Tổ chức này dần dần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để trở thành Ngân khố quốc gia hay Kho bạc Nhà nước sau này. Dưới chế độ quân chủ, các vua chúa thường chọn những người ruột thịt, thân tín cho làm quan coi giữ các kho châu báu, tiền bạc, vũ khí để củng cố sức mạnh của Nhà nước và quân đội. Trong thế giới tư bản, cùng với sự phát triển 9
- về kinh tế tài chính, bộ máy Kho bạc Nhà nước trở thành một loại công sở đặc biệt, với chức năng chủ yếu là quản lý các khoản thu chi của ngân sách Nhà nước; các loại tài sản quý hiếm; các nguồn dự trữ tài chính tiền tệ của Nhà nước. Ngày nay, mặc dù còn có nhiều khác biệt về lịch sử và kinh tế, song hầu hết các nước đều có cơ quan Kho bạc Nhà nước. Ở các nước phát triển, bộ máy Kho bạc Nhà nước được thành lập khá sớm và hoàn chỉnh như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ năm 17891790; Pháp – năm 1800; Canada – năm 1867. 1.1.2.2. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước a. Nhiệm vụ Theo Quyết định số 235/2003/QĐTTg, của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nước, KBNN có những nhiệm vụ như sau: Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách nhà nước, thực hiện điều tiết thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Thực hiện chi trả và kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán ngân sách nhà nước được duyệt. Kiểm soát và thực hiện việc xuất, nhập các quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thành toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, các nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, Công trái xây dựng tổ quốc...theo quy định của Chính phủ. 10
- Tổ chức kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ. Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch thanh toán giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng. Tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước. Lưu trữ, bảo quản tài sản, tiền và các chứng chỉ có giá của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, các nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước. Khi phát hiện đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nước, Kho bạc Nhà nước được tạm thời đình chỉ việc chi trả, thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Tổ chức quản lý hệ thống thông tin, tin học trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước. Quản lý công chức, viên chức, vốn và tài sản thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước. b. Tổ chức bộ máy. Kho bạc Nhà nước được tổ chức như một Bộ trực thuộc Chính phủ. Mô hình này phổ biến ở Mỹ, Anh, Canada, Úc... Ngoài nhiệm vụ chính là lập cân đối thu chi tiền tệ, phát hành tiền, quản lý nợ quốc gia và các loại tài sản quý hiếm, Kho bạc một số nước còn làm nhiệm vụ quản lý biên chế công chức Nhà nước. Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (hoặc Bộ Kinh tếTài chính) gồm phần lớn các nước ở Tây Âu và Trung Âu, điển hình là Pháp, Ðức, Ý... và các nước ở Ðông Nam á như Indonexia, Malaysia, Thái Lan,Việt Nam...Kho bạc Nhà nước còn có tên gọi khác như Vụ quản lý tài chính công, Vụ Kế toán công, trong đó có các nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công... 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 445 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 374 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 275 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 282 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 285 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 243 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 189 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 248 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 174 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 146 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn