intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

56
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty mỹ phẩm LANA. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM  VÕ THỊ THU HƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MỸ PHẨM LANA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. HCM, tháng 10 năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM  VÕ THỊ THU HƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MỸ PHẨM LANA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP. HCM, tháng 10 năm 2014
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Phú Tụ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 11 năm 2014. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 TS. Lưu Thanh Tâm Chủ tịch 2 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 1 3 TS. Nguyễn Văn Khoảng Phản biện 2 4 TS. Trương Quang Dũng Ủy viên 5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TS. LƯU THANH TÂM
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 24 tháng 09 năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Võ Thị Thu Hương Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 15/06/1964 Nơi sinh: Đồng Tháp Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSSV: 1341820028 I-Tên đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. II-Nhiệm vụ và nội dung: 1. Lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. 2. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA. 3. Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì, củng cố, và xây dựng năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA. III. Ngày giao nhiệm vụ: 10/04/2014 IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/09/2014 V. Cán bộ hướng dẫn: Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Phú Tụ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) VÕ THỊ THU HƯƠNG
  6. ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học của Trường Đại học công nghệ TP. HCM đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong toàn khóa học. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cám ơn Thầy PGS. TS Nguyễn Phú Tụ – Người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công ty mỹ phẩm LANA, cùng các Quý chuyên gia thuộc Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế, chuyên gia của Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương đã trả lời phỏng vấn, và các đồng nghiệp đã cung cấp thông tin, giúp tôi thu thập số liệu khảo sát, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân yêu và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi về mặt tinh thần trong suốt khóa học và trong thời gian thực hiện Luận văn. Trong quá trình thực hiện Luận văn, mặc dù tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Thầy hướng dẫn, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong, nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô. Tôi xin chân thành cám ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2014 Người thực hiện Luận văn VÕ THỊ THU HƯƠNG
  7. iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước và nước ngoài. Với xu thế hội nhập và phát triển, công ty mỹ phẩm LANA đang đối đầu với những nguy cơ, thách thức và những khó khăn mới trong môi trường cạnh tranh đầy biến động. Để có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh thành công, thì công ty mỹ phẩm LANA phải có được các năng lực cạnh tranh cho riêng mình. Do đó, việc tìm ra và xây dựng các năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA là hết sức cần thiết và cấp bách. Để thực hiện được điều này, luận văn sẽ nghiên cứu vận dụng các cơ sở lý thuyết bao gồm: các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, mô hình 5 tác lực cạnh tranh của GS. Michael Porter, và các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của James Craig và Robert Grant. Để phân tích và xác định các năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA, tác giả tiến hành phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường tác nghiệp, và phân tích nguồn lực của công ty mỹ phẩm LANA. Tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA so với các đối thủ cạnh tranh, thông qua việc đánh giá định tính bằng phương pháp chuyên gia và đánh giá định lượng bằng phương pháp khảo sát khách hàng về các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cho công ty. Từ dữ liệu khảo sát chuyên gia và khảo sát khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu. Từ kết quả nghiên cứu và đánh giá trên, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA. Kết quả nghiên cứu của luận văn mang ý nghĩa thực tiễn, giúp công ty cải tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, và là định hướng để công ty thực hiện các nghiên cứu rộng hơn và xây dựng chiến lược cạnh tranh của mình ngày một vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  8. iv ABSTRACT The research project "Improving the competitive ability of LANA Cosmetics Company in the context of international economic integration" is done in an environment of fierce competition between companies producing cosmetics in the domestic and abroad. In the trend of integration and development, LANA Cosmetics Company is confronting with the risks, challenges and new difficulties in the fluctuating competitive environment. To survive, grow up and compete successfully, LANA Cosmetics Company must have the competitive abilites of its own. Therefore, finding and building competitive abilities for LANA Cosmetics Company is necessary and urgent. To accomplish this, the research thesis will apply the theoretical foundations including the determinants of competitive ability, the model of 5 competitive factors by Professor Michael Porter, and the determinants of the competitive advantage by James Craig and Robert Grant. To analyze and determine the competitive abilities of LANA Cosmetics Company, the author carried out the analysis of macro environment, operation environment , and resources of LANA Cosmetics Company. The author assesses competitive ability for LANA Cosmetics Company compared to other competitors through qualitative evaluation by expert methods and quantitative evaluation by means of customer surveys on factors determining competitive ability for the company. From the data of expert and customer surveys, the author used descriptive statistical methods and SPSS 20.0 software for data processing. From the above results of research and evaluation, the author proposes solutions to maintain, fortify and build the competitive ability for LANA Cosmetics Company. The results of the thesis research are practical and they can help the company improve their production and business activities, enhance product quality further, and orientate the company to conduct extensive research and build its competitive strategies stronger day by day in both domestic and international market.
  9. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5 LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ..........................5 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .............................................5 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ....................................................................................5 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh .........................................................................................6 1.1.3. Năng lực cạnh tranh ......................................................................................7 1.2. Một số quan điểm về lợi thế cạnh tranh ...........................................................9 1.2.1. Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh.........................................................11 1.2.2. Cách thức để duy trì và xây dựng năng lực cạnh tranh...............................12 1.2.2.1. Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ..............12 1.2.2.2. Xác định các nguồn lực cần xây dựng và duy trì .................................14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh .............................................14 1.3.1. Nguồn lực....................................................................................................14 1.3.2. Tiềm lực ......................................................................................................15 1.3.3. Năng lực cốt lõi (Core Competencies)........................................................16 1.3.4. Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies) .........................................16 1.4. Các công cụ phân tích năng lực cạnh tranh....................................................17 1.4.1. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter .......................................17 1.4.1.1. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành..................18 1.4.1.2. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng .......................................18
  10. vi 1.4.1.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế ..........................................................19 1.4.1.4. Áp lực từ phía khách hàng ...................................................................19 1.4.1.5. Áp lực từ phía nhà cung cấp ................................................................20 1.5. Phương pháp nghiên cứu năng lực cạnh tranh ...............................................20 1.5.1. Phương pháp định tính ................................................................................20 1.5.1.1. Phương pháp chuyên gia ......................................................................20 1.5.1.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................22 1.5.1.3. Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh .............................................23 1.5.1.4. Ma trận SWOT.....................................................................................23 1.5.2. Phương pháp định lượng .............................................................................24 1.6. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty sản xuất hàng mỹ phẩm Việt Nam ..............................................................................24 1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn..................................................................................................................24 1.6.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH SX Mỹ phẩm Lan Hảo .......................................................................................................26 1.6.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Hóa Mỹ phẩm Mỹ Hảo........................................................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................28 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................29 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MỸ PHẨM LANA ...................................................................................................................................29 2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty mỹ phẩm LANA.........................................29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..............................................29 2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý của công ty ............................................30 2.1.3. Thị trường của công ty mỹ phẩm LANA....................................................30 2.1.4. Các mặt hàng hóa mỹ phẩm của công ty ....................................................31 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA.......................33 2.2.1. Thực trạng nguồn lực của công ty mỹ phẩm LANA ..................................33
  11. vii 2.2.1.1. Nguồn nhân lực của công ty ................................................................33 2.2.1.2. Năng lực hoạt động kinh doanh của công ty........................................35 2.2.1.3. Năng lực Uy tín, thương hiệu của công ty ...........................................37 2.2.1.4. Năng lực Marketing và phân phối........................................................37 2.2.1.5. Năng lực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ ....................39 2.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô.........................................................................42 2.2.2.1. Các chính sách cạnh tranh ở Việt Nam ................................................42 2.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế........................................................44 2.2.2.3. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế .............................................45 2.2.3. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành.............................................46 2.2.3.1. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam............................................................46 2.2.3.2. Khái quát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước .........................................................................................................47 2.2.3.3. Thị phần của mỹ phẩm LANA.............................................................49 2.2.3.4. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của mỹ phẩm LANA..........................50 2.2.3.5. Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ...................51 2.2.3.6. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế .......................................................52 2.2.3.7. Áp lực từ phía khách hàng ...................................................................52 2.2.3.8. Áp lực từ phía nhà cung cấp ................................................................53 2.3. Xác định các năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA...................53 2.3.1. Các năng lực về vị thế thị trường của LANA .............................................53 2.3.2. Các năng lực về nguồn lực của LANA .......................................................54 2.3.3. Các năng lực về tiềm lực của LANA ..........................................................54 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA.........................54 2.4.1. Đánh giá định tính.......................................................................................54 2.4.1.1. Ma trận SWOT.....................................................................................54 2.4.1.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty .............................................55 2.4.2 Đánh giá định lượng.....................................................................................58 2.4.2.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................58
  12. viii Hình 2.8: Quy trình nghiên cứu định lượng......................................................59 2.4.2.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của công ty...........................60 2.4.2.3. Triển khai khảo sát trên mẫu chính thức..............................................63 2.4.2.4. Xử lý dữ liệu khảo sát trên mẫu chính thức .........................................63 2.4.3. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................66 2.4.3.1. Thông tin khách hàng trên mẫu khảo sát .............................................66 2.4.3.2. Kết quả đánh giá năng lực uy tín, thương hiệu ....................................67 2.4.3.3. Kết quả đánh giá năng lực phát triển sản phẩm ...................................69 2.4.3.4. Kết quả đánh giá năng lực Marketing ..................................................70 2.4.3.5. Kết quả đánh giá năng lực quản lý chất lượng.....................................72 2.4.3.6. Kết quả đánh giá năng lực phát triển kênh phân phối..........................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................77 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................79 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MỸ PHẨM LANA ...........................................................................................................79 3.1. Tiềm năng phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam ..............................79 3.2. Dự báo sự phát triển của thị trường mỹ phẩm ...............................................80 3.2.1. Xu hướng loại sản phẩm .............................................................................80 3.2.2. Xu hướng thị trường ....................................................................................82 3.2.3. Xu hướng tiêu thụ .......................................................................................82 3.2.4. Các xu hướng khác ......................................................................................83 3.3. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA..84 3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA....................................................................................................................85 3.4.1. Nhóm giải pháp nhằm duy trì năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA....................................................................................................................85 3.4.2. Nhóm giải pháp nhằm củng cố năng lực cạnh tranh cho mỹ phẩm LANA 96 3.4.3. Nhóm giải pháp nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh cho mỹ phẩm LANA .............................................................................................................................101
  13. ix 3.4.4. Tóm tắt các giải pháp ................................................................................107 3.5. Kiến nghị ......................................................................................................108 3.5.1. Đối với Nhà nước......................................................................................108 3.5.2. Đối với Hội hóa mỹ phẩm.........................................................................109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................110 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................113
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations AFTA Khu mậu dịch tự do Asean Asean Free Trade Area ACA Hiệp hội mỹ phẩm Asean Asean Cosmetics Association BYT Bộ Y Tế BGĐ Ban giám đốc CGMP Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm Good Manufacturing Practice Cosmetic CBCNV Cán bộ công nhân viên DNVN Doanh nghiệp Việt Nam GMP Thực hành sản xuất tốt Good Manufacturing Practice GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HVNCLC Hàng Việt Nam chất lượng cao IO Tổ chức công nghiệp Industrial Organization LLSX Lực lượng sản xuất NLCT Năng lực cạnh tranh OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Organization for Economic Co- tế operation and Development QA Quản lý chất lượng Quality Assurance QC Kiểm tra chất lượng Quality Control RBV Dựa trên nguồn lực Resource Based View R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Development SCA Lợi thế cạnh tranh bền vững Sustainable Competitive Advantage TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Technical Barriers to Trade TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization WEF Diễn đàn kinh tế thế giới World Economic Forum
  15. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại các nguồn lực................................................................15 Bảng 1.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty. ....................................22 Bảng 1.3: Khung đánh giá các năng lực cạnh tranh......................................23 Bảng 1.4: Ma trận SWOT. ............................................................................24 Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của công ty năm 2014. .......................................33 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mỹ phẩm LANA từ năm 2012 đến năm 2013. .............................................................................36 Bảng 2.3: Tốc độ phát triển của hệ thống đại lý. ..........................................38 Bảng 2.4: Các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. .........................46 Bảng 2.5: Ma trận SWOT của Công ty mỹ phẩm LANA.............................54 Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty. ....................................56 Bảng 2.7: Thang đo nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. .60 Bảng 2.8: Mô hình tương quan giữa biến – tổng trên mẫu thử nghiệm........62 Bảng 2.9: Mô hình tương quan giữa biến – tổng trên mẫu chính thức. ........65 Bảng 2.10: Cơ cấu theo giới tính của mẫu khảo sát......................................66 Bảng 2.11: Cơ cấu theo độ tuổi của mẫu khảo sát. .......................................66 Bảng 2.12: Các hình thức nhận biết của khách hàng. ...................................67 Bảng 2.13: Giá trị trung bình từng biến của năng lực UTTH.......................67 Bảng 2.14: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố..........68 Bảng 2.15: Phương sai trích nhân tố năng lực UTTH. .................................68 Bảng 2.16: Giá trị trung bình của thang đo năng lực UTTH. .......................69 Bảng 2.17: Giá trị trung bình từng biến của năng lực PTSP. ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.18: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố.. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.19: Phương sai trích nhân tố năng lực PTSP.Error! Bookmark not defined.
  16. xii Bảng 2.20: Giá trị trung bình của thang đo năng lực PTSP.................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.21: Giá trị trung bình từng biến của năng lực MAR. ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.22: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố.. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.23: Phương sai trích nhân tố năng lực MAR.Error! Bookmark not defined. Bảng 2.24: Giá trị trung bình của thang đo năng lực MAR..........................72 Bảng 2.25: Giá trị trung bình từng biến của năng lực QLCL. ......................72 Bảng 2.26: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố..........73 Bảng 2.27: Phương sai trích nhân tố năng lực QLCL.Error! Bookmark not defined. Bảng 2.28: Giá trị trung bình của thang đo năng lực QLCL. .......................73 Bảng 2.29: Giá trị trung bình từng biến của năng lực PTKPP......................74 Bảng 2.30: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett khi phân tích nhân tố..........74 Bảng 2.31: Phương sai trích nhân tố năng lực PTKPP. ................................74 Bảng 2.32: Giá trị trung bình của thang đo năng lực PTKPP............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.33: Thống kê giá trị trung bình của các thang đo. ............................76 Bảng 3.1: Doanh số bán lẻ mỹ phẩm chia theo sản phẩm. ...........................81 Bảng 3.2: Doanh số bán lẻ mỹ phẩm toàn cầu chia theo khu vực. ...............82 Bảng 3.3: Tóm tắt các giải pháp thực hiện. ................................................107
  17. xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. .................................8 Hình 1.2: Mô hình phân tích chiến lược doanh nghiệp dựa trên nguồn lực. ............11 Hình 1.3: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh. .............................11 Hình 1.4: Mô hình Các lợi thế cạnh tranh của Michael Porter. ................................12 Hình 1.5: Mô hình các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh.....................................13 Hình 1.6: Mô hình Các gốc rễ của tính cạnh tranh (Năng lực cốt lõi)......................16 Hình 1.7: Mô hình năm tác lực cạnh tranh................................................................17 Hình 1.8: Phương pháp chuyên gia ...........................................................................21 Hình 2.1: Nhà máy sản xuất mỹ phẩm LANA..........................................................30 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty. ........................................................................30 Hình 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến 2013. ............................36 Hình 2.4: Quy trình sản xuất của công ty. ................................................................41 Hình 2.5: Thị phần của các hãng mỹ phẩm ngoại.....................................................47 Hình 2.6: Thị phần của mỹ phẩm LANA..................................................................49 Hình 2.7: Các năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất mỹ phẩm....................57 Hình 2.8: Quy trình nghiên cứu định lượng..............Error! Bookmark not defined. Hình 2.9: Mức độ quan trọng của các năng lực cạnh tranh. .....................................76 Hình 3.1 : Thị trường mỹ phẩm thế giới từ 2011 đến 2013. .....................................81
  18. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, là thành viên của WTO và đang tham gia mạnh mẽ tiến trình khu vực , tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cùng nhiều hiệp định tự do thương mại khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong nước nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm nói riêng. Cạnh tranh là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi nền kinh tế càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt và quyết liệt. Giữ vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay là một điều rất khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp chủ động , tiếp cận thị trường và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe dọa, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Để thực hiện được điều này doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sách kinh doanh với những chiến lược và biện pháp cụ thể , sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả giú p doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định [1]. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cả những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm của Việt Nam vừa có điều kiện xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng lại bị sức ép cạnh tranh rất lớn trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Hơn nữa ngành mỹ phẩm là ngành làm đẹp, là ngành cực kỳ năng động và thay đổi rất nhanh, vì vậy sẽ mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam, đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Với bối cảnh như trên, thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện tại và trong tương lai đã và sẽ rất sôi động, đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ với các nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước khi đứng trước áp lực cạnh tranh với nhiều loại mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cũng như các loại mỹ phẩm được sản xuất từ nhà sản xuất mỹ phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  19. 2 Trong các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam hiện nay trên thị trường có thể kể đến công ty Mỹ phẩm LANA là thương hiệu được đánh giá cao là thành công trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm trong nước . Nhà máy sản xuất mỹ phẩm LANA là nhà máy sản xuất mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-ASEAN năm 2008. Tuy nhiên, với bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì Công ty mỹ phẩm LANA đã gặp không ít khó khăn để tồn tại và đứng vững trên thị trường mỹ phẩm trong nước và thế giới. Để đạt được điều đó, phần lớn dựa vào những chiến lược phát triển của mỹ phẩm LANA mà Ban Giám đốc và tập thể cán bộ côn g nhân viên đã cùng nhau hợp sức thực hiện. Song công ty vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt cần phải vượt qua. Với những ý nghĩa trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu và thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Mục tiêu chung: - Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty mỹ phẩm LANA.  Mục tiêu cụ thể : - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tra nh, năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tư ợng nghiên cứu: - Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  20. 3  Phạm vi nghiên cứu: - Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp luận - Luận văn đượ c xây dựng trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.  Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. - Nghiên cứu định tính: được tác giả áp dụng bằng phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm và tổng hợp kết quả bằng phương pháp thống kê mô tả. - Nghiên cứu định lượng: tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng phiếu khảo sát để thu thập, quan sát, lắng nghe ý kiến của khách hàng . Sau đó, phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0, hỗ trợ cho việc tính toán, phân tích và làm cơ sở để đề xuất các giải pháp. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề được mọi quốc gia đặt lên h àng đầu, khi nền kinh tế ngày càng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi t iến trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mỹ phẩm LANA trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Với đề tài này , tác giả hy vọng có thể giúp Công ty Mỹ Phẩm LANA một số giải pháp để duy trì, củng cố, xây dựng và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Công ty Mỹ phẩm LANA là mô hình mẫu trong việc xây dựng thành công nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn CGMP, được Bộ Y Tế và các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Đề tài này có thể xem là một dẫn chứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2