intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua nghiên cứu các học thuyết, các khái niệm liên quan đến lòng trung thành và việc tạo động lực làm việc cho các nhân viên, kết hợp với nghiên cứu định tính luận văn đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động đang làm việc tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- * ---------------- TRẦN KHANG LINH NÂNG CAO SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- * ---------------- TRẦN KHANG LINH NÂNG CAO SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  3. i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Quang (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày…tháng…năm 2013. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành
  4. ii TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2013 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Khang Linh Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/1972 Nơi sinh: Gia Lai Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820143 I-Tên đề tài: NÂNG CAO SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN II- Nhiệm vụ và nội dung 1) Hệ thống cơ sở lý luận về sự gắn bó của người lao động trong tổ chức, đặc biệt là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động. 2) Phân tích thực trạng sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân thông qua việc khảo sát, phân tích sự hài lòng của người lao động. 3) Đề xuất các chính sách/giải pháp để nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân. III-Ngày giao nhiệm vụ:18/06/2013 IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/12/2013 V-Cán bộ hướng dẫn: TS.Nguyễn Hải Quang CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Học viên thực hiện Luận văn TRẦN KHANG LINH
  6. iv LỜI CÁM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Phòng Quản lý khoa học – Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm thực tiễn quý báu, qua đó sẽ giúp cho em nhiều hơn trong thực tiễn công việc. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Hải Quang – Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp tục nhận được những thông tin góp ý của Quý Thầy, Cô, bạn học, đồng nghiệp và bạn đọc. Trân trọng! Trần Khang Linh
  7. v TÓM TẮT 1. GIỚI THIỆU Nghiên cứu về lòng trung thành hay gắn bó của người lao động trong tổ chức cho đến nay không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây thường là nghiên cứu về lý thuyết hoặc xem xét trong một hoặc một nhóm tổ chức cụ thể trong những điều kiện cụ thể. Sau khi tham khảo các đề tài đã nghiên c ứu trước đó, tác giả thấy rằng chưa có nghiên cứu định lượng về lòng trung thành hay gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân” làm đề tài thạc sĩ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công ty dầu thực vật Cái lân và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân. 2. NỘI DUNG Đề tài nghiên cứu “Nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân” được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tình trạng chảy máu chất xám cũng như sự chuyển dịch lao động trở nên phổ biến. Luận văn bao gồm ba vấn đề cốt lõi sau đây: Thứ nhất, thông qua nghiên cứu các học thuyết, các khái niệm liên quan đến lòng trung thành và việc tạo động lực làm việc cho các nhân viên, kết hợp với nghiên cứu định tính luận văn đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động đang làm việc tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân. Thứ hai, luận văn sơ lược về Công ty dầu thực vật Cái lân, đồng thời tiến hành nghiên cứu bằng cách khảo sát trên 280 mẫu tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân. Từ đó phân tích để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và sự gắn bó của người lao động đang làm việc tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân.
  8. vi Thứ ba, từ thực trạng, luận văn nghiên cứu các định hướng có liên quan đến người lao động của Công ty dầu thực vật Cái Lân, đồng thời đo lường đánh giá của người lao động về các yếu tố này để đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1) Xác định 6 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động: 1) Sự phù hợp của công việc; 2) Điều kiện và môi trường làm việc; 3) Tiền lương và thu nhập; 4) Khen thưởng - động viên; 5) Thông tin và hướng dẫn; 6) Đào tạo và phát triển người lao động. 2) Xác định sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân chịu tác động nhiều nhất là yếu tố “Điều kiện và môi trường làm việc”; tiếp đến là “Thu nhập”, “Sự phù hợp của công việc”, “Thông tin và hướng dẫn”, “Khen thưởng - động viên” và cuối cùng là “Đào tạo và phát triển người lao động”. 3) Đề ra 6 nhóm giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động cho Công ty dầu thực vật Cái Lân, bao gồm: 1) Nâng cao điều kiện và môi trường làm việc trong Công ty; 2) Nâng cao và hoàn thiện chính sách về tiền lương và thu nhập phù hợp với các đối tượng lao động; 3) Sắp xếp công việc phù hợp với mục tiêu và trình độ của nhân viên; 4) Tăng cường các hình thức khen thưởng, động viên phù hợp cho người lao động; 5) Tăng cường việc thông tin và hướng dẫn cho người lao động; 6) Đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách liên quan đến đào tạo và phát triển cho người lao động. 4.KẾT LUẬN Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn có của người lao động đang làm việc tại Công ty dầu thực vật Cái Lân là cần thiết. Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã h ệ thống cơ sở lý luận về sự gắn bó, phân tích sự gắn bó của người lao động và đề xuất các giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động làm việc tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân.
  9. vii ABSTRACT 1. INTRODUCTION Nowadays, researches on loyalty or attachment of employees in the organization are not a new one. However, previous researches are usually theoretical study or consider for a specific or a group of organizations in specific conditions. After viewing to the earlier topics that relate to loyalty or attachment of employees, there is no quantitative study on loyalty or attachment of employees at Cai lan Oils & Fats Industries Co. Therefore, “Enhancing the attachment of the employees working at Cai Lan Oils & Fats Industries Co.” has been chosen as the topic for this thesis. The research objective of this project is to find out the factors that influence employee engagement in Cai Lan Oils & Fats Industries Co.and make the solution, recommendations to improve employee engagement Cai Lan Oils & Fats Industries Co. 2. CONTENT The research topic “Enhancing the attachment of the employees working at Cai lan Oils & Fats Industries Co.”carried out in the rapid development of the economy and brain drain situation as well as labor mobility became popular. The thesis includes the three major issues as follows: Firstly, through the study of theories, concepts related to loyalty and motivate employees to work in combination with qualitative research dissertation given model factors affecting adherence to employees working at Cai lan Oils & Fats Industries Co. Secondly, the dissertation reviews Cai Lan Oils & Fats Industries Co. and carried out by interviewing directly 280 samples at Cai Lan Oils & Fats Industries Co. Since then analyzed to determine the factors that affect adherence and commitment of
  10. viii the employees working at the carried out by interviewing directly 280 samples at Cai Lan Oils & Fats Industries Co. Thirdly, from the current situation, dissertation research directions related to Cai Lan Oils & Fats Industries Co.'s employees, and measurement of employee evaluation about these factors to advise the solutions and recommendations to improve employee engagement Cai Lan Oils & Fats Industries Co. 3. FINDINGS AND DISCUSSION 1) Identify 6 key groups factors affecting the cohesion of employees: 1) The relevance of works; 2) Condition and working enviroment; 3) Wages and income; 4) Reward - encouragement; 5) Information and guidance; 6) Training and employee development. 2) Determine the commitment of the employees at Cai Lan Oils & Fats Industries Co. most influenced factor "conditions and working environment", followed by "income", "The suitability of work","Information and guidance", "Commendation - encouragement" and finally "Training and employee development". 3) Propose 6 groups solutions to improve adherenced for Cai lan Oils & Fats Industries Co., including: 1) Improving the conditions and working environment in the company; 2) Advanced and Full improve policieson wages and income in accordance with the objects of labor; 3) Arrange the work in accordance with the objectives and qualifications of staff; 4) Strengthening the form of reward and encourage appropriate for employees; 5) Strengthening information for eployee and on the job trainning; 6) Promote the development of policies related to training and development for employees. 4. CONCLUSION It is necessary to investigate the solutions for enhancing the attachment of the employees working at Cai Lan Oils & Fats Industries Co. With a scientific research methodology, the thesis has systemized the rationale for the attachment, analyzed the
  11. ix attachment of the employees and suggested some solutions for enhancing the attachment of the employees working at Cai Lan Oils & Fats Industries Co. MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN iv TÓM TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG xiii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC 6 1.1. Người lao động và sự gắn bó của người lao động ................................................... 6 1.1.1. Người lao động.............................................................................................. 6 1.1.2. Sự gắn bó của người lao động....................................................................... 7 1.1.3. Sự cần thiết nâng cao sự gắn bó của người lao động trong tổ chức ................. 8 1.2. Các lý thuyết liên quan đến sự gắn bó người lao động trong tổ chức.................... 10 1.2.1. Các lý thuyết về cấp bậc nhu cầu ................................................................ 10 1.2.2. Các lý thuyết về động cơ thúc đẩy .............................................................. 19 1.2.3. Một số lý thuyết động viên khác ................................................................. 21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức ............... 24 1.3.1. Sự phù hợp của công việc ........................................................................... 24 1.3.2. Điều kiện và môi trường làm việc............................................................... 25 1.3.3. Thu nhập...................................................................................................... 25 1.3.4. Khen thưởng - động viên ............................................................................ 26 1.3.5. Thông tin và hướng dẫn .............................................................................. 26 1.3.6. Đào tạo và phát triển ................................................................................... 26 1.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động và quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 27 1.4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động ............ 27 1.4.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 29
  12. x 1.5. Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN 32 2.1. Giới thiệu về Công ty Dầu thực vật Cái Lân.......................................................... 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................ 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý ............................................................................ 32 2.1.3. Các nguồn lực chủ yếu ................................................................................. 38 2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh ........................................................................ 40 2.2. Khảo sát sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân .................. 42 2.2.1. Thành phần của thang đo ............................................................................. 42 2.2.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................ 44 2.2.3. Mẫu điều tra ................................................................................................. 46 2.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng và sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân................................................................................ 51 2.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân..................................................................... 51 2.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự gắn bó của người lao động............................................................................................................. 58 2.3.3. Đo lường và phân tích sự khác biệt về sự gắn bó giữa các nhóm người lao động ....................................................................................................... 60 2.4. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ GẮN BÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN 70 3.1. Định hướng phát triển của Công ty dầu thực vật Cái Lân 70 3.2. Giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân ................................................................................................................... 71 3.2.1. Nâng cao điều kiện và môi trường làm việc trong Công ty ......................... 72 3.2.2. Nâng cao và hoàn thiện chính sách về tiền lương và thu nhập phù hợp với các đối tượng lao động.......................................................................... 74
  13. xi 3.2.3. Sắp xếp công việc phù hợp với mục tiêu và trình độ của nhân viên................ 77 3.2.4. Tăng cường việc thông tin và hướng dẫn cho người lao động trong công việc ..................................................................................................... 79 3.2.5. Tăng cường các hình thức khen thưởng, động viên phù hợp cho người lao động ....................................................................................................... 81 3.2.6. Đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách liên quan đến đào tạovà phát triển cho người lao động ............................................................................. 83 3.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 85 3.4. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 86 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT 91 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ 91 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 94
  14. xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CALOFIC: Công ty dầu thực vật Cái lân CNTT: Công nghệ thông tin EFA: Phân tích nhân tố khám phá GĐ: Giám đốc HĐLĐ: Hợp đồng lao động TGĐ: Tổng giám đốc TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP: Thành phố VOCARIMEX: Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
  15. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Biểu hiện tương ứng với cấp độ nhu cầu của người lao động...................... 14 Bảng 1.2: Bảng thuyết hai nhân tố ................................................................................ 18 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty............................................................. 39 Bảng 2.2: Trình độ đào tạo người lao động tại Công ty ............................................... 39 Bảng 2.3: Vốn và nguồn vốn 2010-2012 ...................................................................... 40 Bảng 2.4: Kết quả một số chỉ tiêu hoạt động SXKD .................................................... 41 Bảng 2.5: Diễn đạt và mã hóa các thang đo thành ph ần ............................................... 45 Bảng 2.6: Diễn đạt và mã hoá thang đo sự gắn bó........................................................ 46 Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu theo giới tính ............................................................................ 47 Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi và giới tính ........................................................... 47 Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu theo chức vụ và giới tính .......................................................... 48 Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu theo trình đ ộ và giới tính ........................................................ 48 Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu theo thu nhập và giới tính....................................................... 49 Bảng 2.12: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ................................................ 50 Bảng 2.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố độc lập ............................ 54 Bảng 2.14: Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố phụ thuộc......................................... 55 Bảng 2.15: Ma trận hệ số tương quan các yếu tố và sự gắn bó .................................... 56 Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .............................................................. 59 Bảng 2.17: Đo lường các yếu tố sự gắn bó của người lao động ................................... 60 Bảng 2.18: Kết quả đo lường sự khác biệt về gắn bó giữa nam và nữ ......................... 61 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định sự khác biệt về gắn bó giữa nam và nữ........................ 61 Bảng 2.20: Kết quả đo lường sự khác biệt về gắn bó giữa các độ tuổi......................... 62 Bảng 2.21: Kết quả kiểm định sự khác biệt về gắn bó giữa các độ tuổi ....................... 63 Bảng 2.22: Kết quả đo lường sự khác biệt về gắn bó giữa các trình độ ....................... 64 Bảng 2.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt về gắn bó giữa các trình độ...................... 65 Bảng 2.24: Kết quả đo lường sự khác biệt về gắn bó giữa các trình đ ộ ....................... 66
  16. xiv Bảng 2.25: Kết quả kiểm định sự khác biệt về gắn bó giữa các trình độ...................... 66 Bảng 2.26: Kết quả đo lường sự khác biệt về gắn bó giữa các mức thu nhập.............. 67 Bảng 2.27: Kết quả kiểm định sự khác biệt về gắn bó giữa các mức thu nhập ............ 68 Bảng 3.1: Đo lường các yếu tố về điều kiện và môi trường làm việc........................... 72 Bảng 3.2: Thu nhập của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân.................. 75 Bảng 3.3: Đo lường các yếu tố về thu nhập .................................................................. 75 Bảng 3.4: Đo lường các yếu tố về sự phù hợp của công việc ....................................... 78 Bảng 3.5: Đo lường các yếu tố về thông tin và hướng dẫn........................................... 80 Bảng 3.6: Đo lường các yếu tố về khen thưởng - động viên ........................................ 82 Bảng 3.7: Đo lường các yếu tố về đào tạo và phát triển ............................................... 84
  17. xv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình tác động sự gắn bó của người lao động............................................ 7 Hình 1.2: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow ............................................................... 11 Hình 1.3: Mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler.......................................... 20 Hình 1.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động .............. 28 Hình 1.5: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30 Hình 2.1: Sơ đ ồ cơ cấu tổ chức của Công ty Dầu thực vật Cái Lân ............................. 34 Hình 2.2: Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó ................ 58
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật và toàn cầu hóa kinh tế, yếu tố con người và vấn đề quản lý con người đang ngày càng được quan tâm chú trọng như là yếu tố chính quyết định sự phát triển. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động của tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố con người là không thể thiếu. Chính họ sẽ tạo ra một guồng máy sản xuất trong doanh nghiệp nhằm làm ra của cải vật chất phục vụ xã hội. Trong môi trường kinh doanh hiện nay tính hiệu quả của tài sản con người quyết định năng lực cạnh tranh của các công ty. Tính hiệu quả thể hiện khả năng của nhân viên trong việc sáng tạo, ứng dụng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, khả năng phối hợp công việc hiệu quả và xây dựng mối quan hệ thiện chí với đồng nghiệp. Dĩ nhiên là tài sản vật chất và tài chính cũng rất quan trọng nhưng trong nhiều trường hợp tư duy sáng tạo và trí thông minh của nguồn nhân lực lại chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đem lại lợi thế cạnh tranh lâu dài. Tầm quan trọng của con người trong cuộc cạnh tranh đã gi ải thích lý do các doanh nghiệp cần phải đảm bảo đủ nhân lực về số lượng và chất lượng trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn hoạt động cũng như đ ảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức. Các doanh nghiệp ngày nay luôn tìm cách lôi kéo nhân viên giỏi từ những công ty khác về làm việc cho mình, qua đó buộc các doanh nghiệp phải chú trọng việc thu hút, nâng cao sự gắn bó và giữ chân nhân viên giỏi của doanh nghiệp mình.Vì vậy nâng cao sự gắn bó, giữ chân người lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Để thu hút nâng cao sự gắn bó và giữ chân người lao động giỏi, việc sử dụng nhân lực phải có tính nghệ thuật cao với những chính sách quản trị nhân lực linh hoạt, có tính cạnh tranh thích ứng với từng giai đoạn phát triển của thị trường lao
  19. 2 động địa phương. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các hoạt động về khuyến khích, động viên trọng tâm là thù lao và phúc lợi lao động và các hoạt động về tạo dựng và duy trì phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp…Bởi vì, đôi khi doanh nghiệp trả lương cao cho nhân viên song do họ thấy bị ức chế khi làm việc, hoặc ít thấy cơ hội phát triển, người lao động có thể vẫn bỏ đi làm việc cho một tổ chức khác. Công ty dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC), được thành lập năm 1996 với tổng vốn đầu tư ban đầu là 22 triệu USD, là liên doanh giữa Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ Công Thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore. Vấn đề chảy máu chất xám hoặc thuyên chuyển của người lao động, nhất là đối với những vị trí có tầm quan trọng trong Công ty thường xuyên xảy ra. Vì vậy làm thế nào để giữ chân những người lao động giỏi trong Công ty là vấn đề hết sức khó khăn và đòi hỏi Công ty cần phải đưa một chính sách phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của những người lao động ở những vị trí đó. Do đó tác giả đã ch ọn đề tài ''Nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân'' làm đề tài thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về lòng trung thành hay sự gắn bó của người lao động trong tổ chức cho đến nay không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây thường là nghiên cứu về lý thuyết hoặc xem xét trong một hoặc một nhóm tổ chức cụ thể trong những điều kiện cụ thể. Đối với Công ty Dầu thực vật Cái Lân, sau khi tham khảo các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả thấy rằng chưa có nghiên cứu nào về lòng trung thành hay gắn bó của người lao động tại Công ty. Vì vậy điểm mới của luận văn chính là nghiên cứu để đề ra các giải pháp nâng cao sự gắn bó của người lao động trong một doanh nghiệp cụ thể là Công ty Dầu thực vật Cái Lân.
  20. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra các giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao sự gắn bó của người lao động trong Công ty Dầu thực vật Cái Lân. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: - Cơ sở lý luận về sự gắn bó của người lao động trong tổ chức là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức? - Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân như thế nào? - Sự hài lòng của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân về các yếu tố ảnh hưởng với sự gắn bó của người lao động như thế nào? - Có sự đánh giá khác biệt nào về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân hay không? Nếu có thì sự khác biệt đó như thế nào? - Làm thế nào để tăng sự hài lòng với sự gắn bó của người lao động tại Công ty Dầu thực vật Cái Lân? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về sự gắn bó của người lao động trong tổ chức, đặc biệt là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong tổ chức và xây dựng các mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Thứ hai, phân tích thực trạng sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân thông qua việc điều tra và phân tích ý kiến của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động cũng như phân tích các yếu tố này làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động và đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự gắn bó của người lao động tại Công ty dầu thực vật Cái Lân trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2