intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả để phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đơn vị trong giai đoạn 2020-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THIỀU THỊ NGỌC HÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – Năm 2020
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THIỀU THỊ NGỌC HÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: NGUYỄN HỒNG THU BÌNH DƯƠNG – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Dương” là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hồng Thu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Bình Dương, ngày 28 tháng 11 năm 2020 Người thực hiện Thiều Thị Ngọc Hân i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn trong thời gian cho phép. Tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Hồng Thu đã luôn khuyến khích và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban giám đốc và các CBNV của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh tỉnh Bình Dương đã cung cấp thông tin, số liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Và xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn tốt nhất song cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến của quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn. Bình Dương, ngày 28 tháng 11 năm 2020 Người thực hiện Thiều Thị Ngọc Hân ii
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 4.2.1. Phạm vi không gian ................................................................................ 4 4.2.2. Phạm vi thời gian ................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 5 5.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 5 5.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 6 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước và nước ngoài ........................................................................................................ 8 6.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................................ 8 6.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ........................................... 10 7. Xác định khoảng trống nghiên cứu.......................................................... 14 8. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................... 15 8.1. Về mặt lý luận ......................................................................................... 15 8.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................... 15 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 16 iii
  6. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 17 1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 17 1.1.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................. 17 1.1.2 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp .......................................................... 18 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tín dụng doanh nghiệp .................................... 19 1.1.4 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp .......... 20 1.1.4.1 Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất ........................................... 20 1.1.4.2 Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ........................................................................... 21 1.1.4.3 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp ........................................................................................................... 22 1.1.4.4 Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra cho các doanh nghiệp ......................................................................... 22 1.1.4.5 Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro ................... 23 1.1.4.6 Góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp ........................................................................................... 23 1.1.5 Phân loại hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ........................................................................................................... 24 1.1.5.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng ............................................................ 24 1.1.5.2 Căn cứ theo phương thức cho vay .................................................... 24 1.2 Phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại .. 26 1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 26 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.............................................................................. 28 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ........................................................ 31 1.3.1 Năng lực của doanh nghiệp vay vốn ................................................... 31 iv
  7. 1.3.2 Quy trình tín dụng của ngân hàng ....................................................... 32 1.3.3 Chính sách tín dụng của ngân hàng ..................................................... 33 1.3.4 Trình độ của cán bộ tín dụng ............................................................... 34 1.3.5 Công nghệ ngân hàng .......................................................................... 34 1.3.6 Chất lượng thông tin của doanh nghiệp .............................................. 35 1.4 Xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................ 36 1.4.1 Đặt giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 36 1.4.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................ 37 1.4.3 Xây dựng thang đo khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ......... 40 1.4.4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ..... 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017- 2019 ................................................................................................................ 45 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tỉnh Bình Dương ................................................................................ 45 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 45 2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ........................................................................................................... 45 2.1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương .................................................................................. 46 2.1.1.3 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương ................................................................... 47 2.1.2 Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tỉnh Bình Dương ...................... 52 2.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn .............................................. 52 2.1.2.2 Môi trường kinh doanh ngân hàng trên địa bàn ............................... 54 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Bình Dương ................................................................................ 55 v
  8. 2.2.1 Tổng quan thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................... 55 2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn ................................................................... 55 2.2.1.2 Hoạt động tín dụng ............................................................................ 57 2.2.1.3 Hoạt động dịch vụ khác..................................................................... 60 2.2.1.4 Doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh .............................................. 61 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................... 63 2.3 Đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2019 ............................................................... 68 2.3.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương ........................................... 68 2.3.1.1 Yếu tố năng lực của doanh nghiệp vay vốn ...................................... 68 2.3.1.2 Yếu tố chính sách tín dụng của ngân hàng ....................................... 69 2.3.1.3 Yếu tố quy trình tín dụng của ngân hàng .......................................... 71 2.3.1.4 Yếu tố trình độ của cán bộ tín dụng .................................................. 71 2.3.1.5 Yếu tố công nghệ ngân hàng ............................................................. 72 2.3.1.6 Yếu tố chất lượng thông tin của doanh nghiệp ................................. 74 2.3.2 Những thành tựu đạt được.................................................................... 74 2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................. 75 2.3.3.1 Những tồn tại ..................................................................................... 75 2.3.3.2 Nguyên nhân...................................................................................... 76 2.4 Mô tả dữ liệu khảo sát đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh 76 2.5 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 79 2.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............... 79 2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................... 84 2.5.3 Kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .. 89 2.5.4 Phân tích hồi quy ................................................................................. 91 2.5.4.1 Phương pháp phân tích hồi quy ....................................................... 91 2.5.4.2 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................ 92 vi
  9. 2.5.4.3 Thảo luận kết quả phân tích hồi quy ................................................ 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................. 95 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020-2022. ........................... 96 3.1. Định hướng phát triển ............................................................................. 96 3.1.1. Định hướng phát triển chung của Agribank ......................................... 96 3.1.2. Định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương ...... 97 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương .................................................................................. 98 3.2.1. Nhóm giải pháp cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương ............... 98 3.2.1.1. Cải thiện chính sách tín dụng cho doanh nghiệp ............................. 98 3.2.1.2. Thay đổi quy trình tín dụng cho doanh nghiệp ................................ 99 3.2.1.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng............................. 100 3.2.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng .............................. 101 3.2.1.5 Hoàn thiện hệ thống công nghệ hỗ trợ hoạt động tín dụng doanh nghiệp ......................................................................................................... 103 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ....................................................................... 104 3.2.2.1. Từ phía các doanh nghiệp vay vốn ................................................. 104 3.2.2.2. Từ phía Agribank trụ sở chính ........................................................ 105 3.2.2.3. Từ phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam ......................................... 107 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 109 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. i PHỤ LỤC .......................................................................................................... i vii
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Bình Dương” được thực hiện với mục đích nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở lý thuyết có liên quan, mô hình nghiên cứu được hình thành dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đây về phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này đã kế thừa các nghiên cứu đi trước trong việc xác định các yếu tố về năng lực của doanh nghiệp vay vốn, quy trình tín dụng của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, trình độ của cán bộ tín dụng, công nghệ ngân hàng và chất lượng nguồn thông tin của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích dữ liệu khảo sát từ 204 khách hàng doanh nghiệp hiện đang có dư nợ tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, với biến phụ thuộc là phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Kết quả nghiên cứu cũng bao gồm các kết luận, hàm ý quản trị để Agribank Bình Dương có thể gia tăng dư nợ tín dụng doanh nghiệp một cách bền vững về cả lượng và chất trong thời gian tới. viii
  11. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1: Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu 38 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2017-2019 55 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng theo loại tiền tệ 2017- 57 2019 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng theo kỳ hạn 2017-2019 59 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Bình Dương 61 2017-2019 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng theo loại khách hàng tại Agribank 63 Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động tại 65 Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn và cho vay doanh nghiệp tại Agribank 66 Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn KHDN tại Agribank Chi nhánh 66 tỉnh Bình Dương giai doạn 2017-2019 Bảng 2.9: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng doanh 67 nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.10: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 77 Bảng 2.11: Thời gian giao dịch với ngân hàng của doanh nghiệp 77 Bảng 2.12: Kênh tìm hiểu thông tin về Agribank Chi nhánh tỉnh Bình 78 Dương Bảng 2.13: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Năng lực của 79 doanh nghiệp Bảng 2.14: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Quy trình tín 80 dụng của ngân hàng ix
  12. Bảng 2.15: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Chính sách tín 80 dụng của ngân hàng lần 1 Bảng 2.16: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Chính sách tín 81 dụng của ngân hàng lần 2 Bảng 2.17: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Trình độ của 82 cán bộ tín dụng Bảng 2.18: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Công nghệ 82 ngân hàng Bảng 2.19: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Chất lượng 83 thông tin của doanh nghiệp Bảng 2.20: Kết quả phân tích Cronbach's Alpha Thang đo Phát triển hoạt 83 động tín dụng doanh nghiệp Bảng 2.21: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s các biến độc lập 86 Bảng 2.22: Ma trận nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrixa) các 87 biến độc lập Bảng 2.23: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc 88 Bảng 2.24: Bảng giải thích tổng biến (Total Variance Explained) biến 89 phụ thuộc Bảng 2.25: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến 90 Bảng 2.26: Kết quả R-Square của mô hın ̀ h hồi quy tương quan 92 Bảng 2.27: Kết quả phân tích các trọng số hồi quy 92 Bảng 2.28: Kết quả sau khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 93 x
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Hình 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín 40 dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Biểu đồ 2.1: Trình độ nhân sự tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương 51 Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2017-2019 56 Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng giai đoạn 2017-2019 58 Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng tại ngân hàng theo kỳ hạn giai đoạn 60 2017-2019 Biểu đồ 2.5: Biến động dư nợ theo loại khách hàng tại Agribank tỉnh Bình 64 Dương 2017-2019 xi
  14. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng DN Doanh nghiệp KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh xii
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp đã có nhiều bước phát triển đột phá, góp phần nâng cao khả năng sản xuất, phát huy được nội lực của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Chính vì vậy, phát triển doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ trong bối cảnh nước ta đang tăng cường hội nhập quốc tế. Điều này được thể hiện qua Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 cùng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, tạo cho các doanh nghiệp tại Việt Nam một môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ và khá tương đồng các nước trong khu vực ASEAN. Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 cũng được Chính phủ liên tiếp ban hành nhằm mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia, cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó chú trọng việc cải cách thủ tục thuế và thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp. Trong năm 2019, hoạt động của các doanh nghiệp trong nước liên tục phát triển khả năng cạnh tranh không ngừng được nâng cao là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh công bố tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2019 là 177,560 doanh nghiệp (tăng 7,4% so với năm 2018). Nhiều chỉ số kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 cũng tăng mạnh; trong đó chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc, xếp hạng 45/126, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 2 trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp; chỉ số phát triển bền vững tăng 11 bậc, xếp hạng 57/156 quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ đó cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực, là một trong những điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa phần có quy mô nhỏ và vừa, năng suất và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế vẫn còn thấp. Bên cạnh 1
  16. đó, trình độ quản trị, hiệu quả kinh doanh, năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ cũng như sự liên kết và tham gia chuỗi giá trị của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Do đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, nhất là qua kênh chính thống từ các ngân hàng thương mại. Tại Bình Dương, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn năm 2019 là 42,695 doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Agribank Bình Dương hiện là 1,935 đơn vị, với dư nợ đạt 6,968 tỷ đồng. Trên địa bàn vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có dự án khả thi hoặc đã ký được các hợp đồng thương mại có giá trị tốt, cần vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng, do không đủ điều kiện tín chấp và tài sản thế chấp, hoặc phải chịu lãi suất cao... Điều này cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương hiện tại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trước xu hướng phát triển và hội nhập của nền kinh tế, rất cần thiết phải tăng cường hoạt động tín dụng cho đối . tượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm phát huy hết tiềm năng và nguồn lực của ngân hàng một cách hiệu quả theo đúng định hướng kinh doanh. . Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương”. Thông qua nghiên cứu, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương, hỗ trợ đơn vị hoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2020-2022, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập vào kinh tế quốc tế. 2
  17. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2017-2019. Từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả để phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đơn vị trong giai đoạn 2020-2022. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019. Tập trung phân tích những hạn chế và tìm ra nguyên nhân. - Tham khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Đồng thời thông qua kiểm định xác định được sự phù hợp của mô hình đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng hoạt động tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019 như thế nào? Những hạn chế nào 3
  18. mà quá trình triển khai hoạt động tín dụng doanh nghiệp mà Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương đang gặp phải? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương? Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đối với phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đơn vị? - Những giải pháp nào cần thiết để phát triển hoạt động tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2022? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương và khảo sát các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại đây. 4.2.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu và phân tích số liệu về hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Bình Dương trong giai đoạn từ 2017-2019. Từ đó tạo cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đơn vị trong giai đoạn 2020-2022. Khảo sát các khách hàng doanh nghiệp đang có dư nợ tại Chi nhánh ngân hàng từ 17/08 đến 20/09 năm 2020. 4
  19. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1 Thiết kế nghiên cứu Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi - Giai đoạn 1: xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lí thuyết và các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước. - Giai đoạn 2: sử dụng phương pháp chuyên gia. Lấy ý kiến của trưởng phòng và 5 nhân viên ở phòng khách hàng doanh nghiệp Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương về sự phù hợp của thang đo và sự rõ ràng của các câu hỏi khảo sát. - Giai đoạn 3: hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 1). Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát - Kích thước mẫu dự tính là n=200. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Với số lượng câu hỏi khảo sát của nghiên cứu là 23 câu hỏi, kích thước mẫu tối thiểu là 23*5 = 115. Vậy số lượng mẫu dự định dùng trong khảo sát là n=200 đã đảm bảo được tính đại diện của mẫu cho việc khảo sát. - Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời, từ 1 là “rất không đồng ý” đến 5 là “rất đồng ý”. Bước 3: Gửi phiếu khảo sát cho khách hàng Gửi phiếu khảo sát cho các khách hàng đến giao dịch tại phòng khách hàng doanh nghiệp của Agribank chi nhánh tỉnh Bình Dương. Sau một tuần, nếu không 5
  20. nhận được phản hồi từ phía khách hàng thì gọi điện thoại lại nhờ khách hàng trả lời. Đối với các khách hàng doanh nghiệp ở các khu vực khác Thủ Dầu Một thì gửi kèm một bao thư có dán sẵn tem để khách hàng gửi lại kết quả qua đường bưu điện. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 17/08/2020 đến hết ngày 20/09/2020. 5.2 Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2019, bao gồm: +Số lượng khách hàng doanh nghiệp, tổng dư nợ của đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Phân tích dữ liệu về dư nợ theo kỳ hạn, loại tiền tệ, ngành nghề kinh doanh để đánh giá thực tế hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2017 – 2019. +Doanh thu từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp, bao gồm: lãi vay, bán bảo an tín dụng, các loại phí nhắc nợ vay, phí trả sớm… Phân tích dữ liệu tỉ lệ doanh thu và lợi nhuận hoạt động tín dụng doanh nghiệp trên tổng doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng doanh nghiệp. +Các số liệu về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý bằng các phương pháp: So sánh tương đối, tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng qua từng thời kỳ… - Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn các khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được chạy mô hình hồi quy, để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Agribank tỉnh Bình Dương; từ đó đề ra các giải pháp có hiệu quả nhằm phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại đơn vị trong thời gian tới. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2