Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 12
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng, kết hợp với những định hướng áp dụng Basel II trong thời gian tới của các Ngân hàng Thương mại, luận văn đề xuất các giải pháp áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHÙNG THỊ THÚY NGA ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHÙNG THỊ THÚY NGA ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM BẢO KHÁNH Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Phùng Thị Thúy Nga
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS.Phạm Bảo Khánh trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Ngân hàng - Tài chính đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Phùng Thị Thúy Nga
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 NHTM Ngân hàng Thương mại 2 NHNN Ngân hàng Nhà nước 3 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần 4 NH Ngân hàng 5 QTRR Quản trị rủi ro 6 RRTD Rủi ro tín dụng 7 PP Phương pháp 8 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 9 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 10 Vietinbank/CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 11 Sacombank/SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn 12 Vpbank/VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 13 Vietcombank/VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương 14 MB/MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội 15 Maritime bank/ MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 16 BIA Phương thức chỉ tiêu cơ bản 17 TSA Phương pháp chuẩn hóa 18 AMA Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao 19 PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 20 CBRC Ủy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc 21 IRB Phương pháp xếp hạng nội bộ 22 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 23 BOJ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản 24 FSA Cơ quan dịch vụ tài chính 25 KSRR Kiểm soát rủi ro i
- MỤC LỤC Commented [u1]: Mục 3.1.1 hơi dài, vì phần này không quan trong lắm LỜI CAM ĐOAN Commented [u2]: Mục 3.2 ngắn, mục này cần sâu hơn. Nên có thêm số liệu chứng minh cho các nhận định LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................ vi LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................. 10 1.1. Tổng quan, tình hình nghiên cứu về áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. ............................................................................ 10 1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại..................................................................................................... 15 1.2.1. Vấn đề của các ngân hàng Thương mại về quản trị rủi ro tín dụng ................ 15 1.2.2. Cơ sở lý luận về áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại. ............................................................................................................. 30 1.2.3. Các quy định của Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại .............................................................................................................................................. 33 1.2.4. Kinh nghiệm về áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại của các nước và bài học rút ra cho Việt Nam. ................................ 39 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 51 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 51 2.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 51 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn ............................ 52 2.2. Thu thập dữ liệu ........................................................................................................ 53 ii
- 2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................................... 54 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......... 55 3.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam từ 2017 đến 2019. .................................................................................................................. 55 3.1.1. Kết quả kinh doanh của NHTM Việt Nam giai đoạn 2017-2018 .................... 55 3.1.2. Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 60 3.2. Thực trạng áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam từ 2017 đến 2019...................................................................... 61 3.2.1. Lộ trình áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam ..... 61 3.2.2. Công tác triển khai áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam ....................... 62 3.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Basel II ...................................................................................................................... 65 3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam.............................................................................................................. 71 3.3.1. Thực trạng ............................................................................................................... 71 3.3.2. Hạn chế ................................................................................................................... 75 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................................... 76 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...79 4.1. Một số giải pháp áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thương mại Việt Nam ............................................................................................ 79 4.1.1. Giải pháp về vấn đề thiếu vốn trong dài hạn ...................................................... 79 4.1.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................................... 80 4.1.3. Giải pháp về cải tiến quy trình tín dụng .............................................................. 80 4.1.4. Giải pháp về xử lý các tồn đọng về tài chính ..................................................... 81 4.1.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin .................................... 81 4.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 84 4.1.7. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tài chính hỗ trợ cho quá trình ứng iii
- dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng .................................. 85 4.2. Một số khuyến nghị .................................................................................................. 86 4.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................... 86 4.2.2. Khuyến nghị đối với các Ngân hàng Thương mại ............................................. 90 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 94 iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Giới hạn các tiêu chí của tổng vốn trong CAR 32 2 Bảng 1.2. Hệ số rủi ro của các tài sản theo Basel I 33 3 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu 34 4 Bảng 3.1. Thị phần cho vay khách hàng 53 5 Bảng 3.2. Thị phần tiền gửi 54 6 Bảng 3.3. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn - CASA 55 7 Bảng 3.4. Dư nợ xấu của các Ngân hàng thương mại năm 2017-2018 55 8 Bảng 3.5. Thống kê các chỉ số hoạt động của NH trong năm 2018 57 9 Bảng 3.6. Các mốc chính trong quy định CAR của NTHM Việt Nam 65 10 Bảng 3.7. Ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai Basel II 71 v
- DANH MỤC CÁC HÌNH TT Hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Mô hình quản trị rủi ro ba lớp phòng vệ 20 2 Hình 1.2. Khung quản lý rủi ro toàn diện 23 3 Hình 1.3. Quy trình tín dụng 25 4 Hình 3.1. Tỷ lệ nợ xấu của NHTM tính đến 31/03/2019 64 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu của hiệp ước Basel II 31 vi
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới, thị trường mở cửa tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho thị trường Việt Nam. Môi trường cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước đang gặp nhiều khó khăn tạo ra tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần có những biện pháp quản lý rủi ro một cách có hiệu quả hơn. Một trong những nội dung hội nhập kinh doanh ngành ngân hàng là việc các ngân hàng tham gia vào các hiệp ước quốc tế nổi bật nhất là cam kết quản trị rủi ro tín dụng. Các chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được hầu hết các quốc gia trên thế giới nghiên cứu, triển khai áp dụng cho hệ thống ngân hàng của mình. Tại Việt Nam, định hướng triển khai Basel II trong hệ thống Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng từ cách đây hơn 10 năm tại đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTG ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất, đem lại những nguồn thu và lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì vậy, rủi ro lớn nhất trong hoạt động của ngân hàng, gây những thiệt hại nghiêm trọng cũng chính là rủi ro tín dụng. Việc thiết lập quản trị rủi ro tín dụng là một trong những việc cấp thiết và cần thực hiện, để đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu của các TCTD thời gian vừa qua, triển khai Basel II cũng đã được xác định như một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao khả năng tài chính, năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát của các ngân hàng, góp phần thực hiện thành công Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” và gần đây là Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”. Nắm bắt được tính cấp thiết của tầm quan trọng 7
- trong việc áp dụng Basel II tại các Ngân hàng thương mại, tác giả lựa chọn đề tại: “ Áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Và luận văn sẽ đi sâu và làm rõ cụ thể Thực trạng áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Cụ thể là trong quản trị rủi ro tín dụng. Commented [u3]: Bổ sung lý do tại sao chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng. Khi đưa luận văn cho các thày cô trong hội động, 2.2. Phạm vi nghiên cứu: em nhớ giải thích ý này. - Không gian: 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MB, VIB, ACB, Sacombank, Maritime Bank và VPBank - Thời gian: Trong giai đoạn 2017-2019 - Nội dung: Luận văn sẽ đi phân tích tình hình áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được chọn thí điểm Basel II. 3. Câu hỏi nghiên cứu 3.1. Thực trạng áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam như thế nào? 3.2. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế khi áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam? 3.3. Giải pháp để áp dụng Basel II trong toàn ngân hàng? Giải pháp và định hướng trong việc áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới? 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng, kết hợp với những định hướng áp dụng Basel II trong thời gian tới của các Ngân hàng Thương mại, luận văn đề xuất các giải pháp áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
- Tìm hiểu, xác định các tiêu chuẩn của Basel II cũng như các điều kiện áp dụng tại các Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong việc áp dụng Basel II của các ngân hàng thương mại. Đưa ra các giải pháp áp dụng Basel II của các Ngân hàng Thương mại trong Quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian sắp tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn bao gồm 4 chương sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Chương 4. Một số giải pháp áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. 9
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan, tình hình nghiên cứu về áp dụng Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu liên quan đến Basel II và việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại, như: Về luận văn Lương Thu Phương (2017) thực hiện nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân- NCB” cho giai đoạn 2013 đến 2015. Tác giả đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại. Cùng với đó, tác giả đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NCB, từ đó đưa ra được những kết quả trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Dựa trên những kết quả đưa ra, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rui ro tín dụng cho NCB trong các năm nghiên cứu. Luận văn đã có cái nhìn tổng thể về quản trị rủi ro tín dụng tuy nhiên chưa đánh giá được các rủi ro khác mà hệ thống ngân hàng có thể đối mặt trong quá trình hoạt động của mình. Tác giả cũng mới chỉ dừng lại phân tích cho đối tượng là ngân hàng NCB. Chu Thị Hương Giang (2009) thực hiện luận văn với đề tài “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, Basel II trong quản trị từng loại rủi ro của ngân hàng. Tác giả thực hiện phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008 và thực trạng áp dụng Basel II của các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình. Luận văn cũng làm rõ được những nguyên nhân lý giải cho việc còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Basel II của các ngân hàng, từ đó đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 10
- Trần Thị San (2010) đã tiến hành nghiên cứu về “Xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” cho luận văn của mình. Tác giả đã chỉ ra những rủi ro mà hệ thống ngân hàng nói chung, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng có thể phải đối mặt. Đồng thời tác giả tiến hành đánh giá những điều kiện thực hiện Basel II tại BIDV cho giai đoạn 2008 và 2009. Dựa trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng quy trịnh quản trị rủi ro tại BIDV cho các năm nghiên cứu. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại phân tích với đối tượng là BIDV cho hai năm nghiên cứu. Trần Thị Quế Chi (2010) với luận văn “Ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Luận văn đã khái quát được tổng thể cơ sở lý luận của Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, phân tích được thực trạng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro theo các góc độ về tín dụng, thị trường và hoạt động trong giai đoạn 2007 đến 2009. Tác giả cũng đồng thời đưa ra được một số các giải pháp để nâng cao chất lượng ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Mặc dù đạt được nhiều thành tích nhưng nghiên cứu chưa chỉ rõ được tổng quan về quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, giai đoạn nghiên cứu còn ngắn. Văn Nguyễn Thu Hằng (2012) thực hiện luận văn với đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam”. Tác giả đã thành công thể hiện được các loại rủi ro bao gồm trong rủi ro tác nghiệp, liên quan đến các vấn đề như mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc; cơ chế, chính sách, quy định; gian lận nội bộ; yếu tố từ bên ngoài; quá trình xử lý công việc; hệ thống công nghệ thông tin; thiệt hại tài sản. Tác giả đồng thời cũng chỉ ra được thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp của BIDV và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp của BIDV. Phạm Minh Phương (2016) với luận văn về “Áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã thực hiện đánh giá thực trạng áp dụng Basel II của BIDV vào quản trị 11
- rủi ro thị trường trong giai đoạn 2014 đến 2016. Tác giả đã dựa trên những đánh giá về thực trạng để đưa ra một số đề xuất, giải pháp giúp khắc phục những khó khăn khi sử dụng những tiêu chuẩn của Basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá cho một ngân hàng là BIDV cho giai đoạn 3 năm (2014-2016) về quản trị rủi ro thị trường mà chưa đánh giá cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam về các loại hình rủi ro còn lại. Các công trình nghiên cứu khoa học ThS. Dương Thanh Hà và TS.Phạm Tiến Thành với nghiên cứu về “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã có một cái nhìn tổng quan về cơ sở lý luận về quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tác giả đồng thời nghiên cứu về Basel trong quản trị rui ro của ngân hàng. Phạm Thị Nguyệt Thanh (2011) tiến hành “Đánh giá việc tuân thủ 17 nguyên tắc Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng niêm yết”. Ban quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp- BIDV (2014) đưa ra “Hiệp ước quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn”. Đề tài đã cung cấp một Basel II mới nhất và hiệu chỉnh khung rủi ro thị trường Basel II. ThS. Nguyễn Ngọc Linh và ThS. Nguyễn Văn Thọ (2015) viết bài “ Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II” trên tạp chí Ngân hàng số 8. Các tác giả đã thành công trong việc phân tích những thách thức các Ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt khi áp dụng Basel II, để từ đó là cơ sở đưa ra những kiến nghị trong việc giúp các ngân hàng khắc phục được những thách thức đó. TS. Đặng Anh Tuấn và đồng nghiệp (2017) qua “báo cáo tổng thuật hội thảo Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện” đã thực hiện nghiên cứu về lộ trình thực hiện Basel ở Việt Nam từ những năm bắt đầu đến năm 2016. Các tác giả đã đưa ra tổng quan về Basel I và II, nhận diện cấu trúc của các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực của Basel II, cũng như bàn về lợi ích cùng ưu thế trong quản trị rủi ro của ngân hàng khi áp dụng Basel II. Các tác giả phân tích thực trạng áp dụng 12
- Basel II trong quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam về yếu tố pháp lý, về trụ cột I với hệ số an toàn của ngân hàng (CAR) và trụ cột II theo các giai đoạn phát triển của Basel tại Việt Nam. Từ đó, một số kết quả đánh giá được các tác giả chỉ ra như: dấu hiệu bất ổn khi CAR của các ngân hàng cao bất thường, dấu hiệu đảo nợ của các ngân hàng thương mại khi tỷ lệ nợ xấu cao, cách tính CAR của Việt Nam và thế giới khác biệt nhau. Các tác giả cũng đã đưa ra được những khuyến nghị và giải pháp đối với Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và với các ngân hàng thương mại. Thiếu Tướng, TS. Lê Công (2017) trong “Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã trình bày tổng quan về Basel II, về việc triển khai Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để chỉ ra được những khó khăn mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu chủ yếu về thực trạng pháp lý, về môi trường và điều kiện các ngân hàng thương mại áp dụng Basel trong quản trị rủi ro. TS. Nguyễn Thị An Bình Và ThS. Phạm Thị Trung Hà (2017) đã thực hiện nghiên cứu về “Basel II và bài toán về quản trị dữ liệu hiệu quả trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Các tác giả nghiên cứu tổng quan Basel II theo khía cạnh các trụ cột của Basel và đưa ra được các loại rủi ro cũng như yêu cầu dữ liệu đi kèm với các trụ cột đó. Qua việc phân tích thực trạng trong tiến trình triển khai Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra được những nguyên nhân, khó khăn và thách thức của các ngân hàng về vẫn đề chất và lượng của dữ liệu quản trị. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại trong việc đánh giá hiệu quả quản trị dữ liệu tại các ngân hàng thương mại trong lộ trình thực hiện Basel II. GS.TS. Nguyễn Văn Nam và các cộng sự (2017) nghiên cứu về “Áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tại Agribank- Những khó khăn và thách thức”. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên đánh giá thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro thị trường, và quản trị hệ thống kiểm tra kiểm soát của Agribank cho giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016. Các tác giả đã chỉ ra được những khó khăn và thách thức của Agribank khi áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro của mình. 13
- Đánh giá chung Các nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề Tất cả đều khái quát được tổng thể cơ sở lý luận của Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, phân tích được thực trạng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng theo các góc độ về tín dụng, thị trường và hoạt động trong các giai đoạn. Những lợi ích cùng ưu thế trong quản trị rủi ro của ngân hàng khi áp dụng Basel II. Đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Một số hạn chế Tuy các nghiên cứu trên đã giải quyết được những vấn đề trên, nhưng các nghiên cứu chỉ dừng lại phân tích với các đối tượng cụ thể, thời gian nghiên cứu ngắn hoặc chưa chỉ rõ được tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, chưa đánh giá cho hệ thống ngân hàng Việt Nam về các loại hình rủi ro. Và cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách đầy đủ. Trên cơ sở các nghiên cứu trên, kết hợp với thực trạng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận văn tổng hợp và phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, mô tả thực trạng quản trị rủi ro nhưng theo một hướng mới – quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tạo cơ sở lý luận về phân tích thực trạng trong chương 3. Số liệu thực trạng chất lượng nhóm nợ cũng như căn cứ số liệu từ các báo cáo tổng kết hàng năm tại các NHTM Việt Nam để làm cơ sở phân tích, đánh giá tổng quát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở các định hướng, chính sách về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và định hướng của NHNN Việt Nam, mô tả thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, từ đó rút ra những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NTHM Việt Nam. 14
- 1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về Basel II trong Quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. 1.2.1. Vấn đề của các ngân hàng Thương mại về quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1.1. Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro được các doanh nghiệp được hiểu là xác định mức độ rủi ro mà mình mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro mà doanh nghiệp đó đang phải gánh chịu. Quản trị rủi ro được hiểu chung là quá trình tiếp cận với rủi ro một cách khoa học và toàn diện; có hệ thống để nhận dạng, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, tác động tiêu cực của rủi ro, đảm bảo rủi ro nằm trong biên độ ngân hàng chấp nhận được; có thể đưa ra các giải pháp để chuyển đổi những rủi ro đó thành những cơ hội tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. a. Một số quy tắc cơ bản của quản trị rủi ro Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro của họ thường được thực hiện dựa trên một số những nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc quản trị rủi ro đó bao gồm: Thứ nhất, nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị khi hướng tới thu nhập phù hợp thu được từ những hoạt động nghiệp vụ của mình thì họ phải chấp nhận những rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Với những nghiệp vụ cụ thể, các nhà quản trị cần phải thực hiện đánh giá mức độ rủi ro ngân hàng mình có thể gặp phải, dựa vào đó tiến hành xây dựng một chiến thuật phòng chống rủi ro. Tuy nhiên, việc xây dựng những chiến thuật phòng chống rủi ro không có nghĩa là ngân hàng sẽ loại bỏ được hoàn toàn những rủi ro của mình trong quá trình hoạt động. Đó là lý do vì sao trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc làm đầu tiên của họ là phải nhận biết những rủi ro cho phép, góp phần điều tiết và giảm thiểu những tác động tiêu cực của những rủi ro đó đối với ngân hàng. Thứ hai, nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này được sử dụng cho những rủi ro cho phép của ngân hàng- những rủi ro không chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh khách quan và chủ quan- có khả năng tự điều tiết trong quá trình quản lý của ngân hàng. Những rủi ro không có khả năng tự điều tiết sẽ được chuyển 15
- sang cho các công ty bảo hiểm bên ngoài. Thứ ba, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Các loại rủi ro khá độc lập với nhau và mức độ thiệt hại của chúng không nhất thiết phải ảnh hưởng đến xác suất xảy ra với những rủi ro khác. Từ đây cho thấy các nhà quản trị rủi ro của ngân hàng cần phải quản lý những rủi ro riêng biệt, không thể gộp các rủi ro khác nhau vào một nhóm để quản trị, cũng như không thể đưa ra một phương pháp điều hành cho nhiều loại rủi ro. Thứ tư, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ thu nhập và mức độ rủi ro cho phép. Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị chỉ chấp nhận những rủi ro có thiệt hại không vượt quá mức thu nhập phù hợp. Nói cách khác, các loại rủi ro có mức độ cao hơn mức độ thu nhập mong đợi sẽ được các nhà quản trị loại bỏ. Thứ năm, nguyên tắc phù hợp giữa khả năng tài chính và mức độ rủi ro cho phép. Thông thường trong quá trình hoạt động, ngân hàng sẽ hy vọng giá trị thiệt hại từ những rủi ro đem tới phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại đó. Một khi rủi ro xảy ra, thu nhập của ngân hàng sẽ bị thiệt hại, làm giảm tiềm năng lợi nhuận cũng như nhịp độ phát triển của ngân hàng đó trong tương lại. Đây là lý do các ngân hàng phải xác định được mức độ thiệt hại rủi ro (bao gồm cả rủi ro không thể tự điều tiết) phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng. Thứ sáu, nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cuối cùng các ngân hàng thực hiện quản lý rủi ro là để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng khi xảy ra. Một trong những nguyên tắc trong quản trị rủi ro của ngân hàng đó là yêu cầu chi phí bỏ ra để điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro phải thấp hơn giá trị thiệt hại tối đa do chúng mang đến. Thứ bảy, nguyên tắc hợp lý về thời gian. Khi thời gian của nghiệp vụ ngân hàng càng lâu sẽ kéo theo biên độ xảy ra rủi ro càng cao, dẫn tới khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của chúng và tính kinh tế của quản lý rủi ro của ngân hàng sẽ càng thấp. Các ngân hàng cần phải xem xét thời gian tồn tại các nghiệp vụ của mình để có thể đảm bảo mức độ thu nhập phụ trội cần thiết. Điều này không chỉ 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn