Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm mục tiêu xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam để có giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG bbb LUẬN VĂN THẠC SỸ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng PHAN THU HIỀN
- Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG bbb LUẬN VĂN THẠC SỸ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 8340201 PHAN THU HIỀN
- Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ HÀ NỘI – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của Luận văn. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn Phan Thu Hiền
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình chỉ bảo, định hướng, hướng dẫn tôi trong thời gian qua, nhờ vậy tôi mới có thể hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt hai năm học cao học tại trường để tôi hoàn thành bài luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho tôi học và hoàn thành chương trình cao học. Phan Thu Hiền
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8 6. Kết cấu của đề tài................................................................................................... 9 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................. 9 1.1. Tổng quan về việc đầu tư của các doanh nghiệp............................................. 9 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp...............12 1.2.1. Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.......................................................... 12 1.2.2. Thị trường và sự cạnh tranh......................................................................................... 13 1.2.3. Chi phí tài chính............................................................................................................ 13 1.2.4. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ......................................................................... 14 1.2.5. Mức độ rủi ro của dự án đầu tư.................................................................................... 15 1.2.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp........................................................................... 15 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM .................................................................................................. 16 2.1. Tổng quan về các công ty niêm yết trong ngành Cao su niêm yết ở Việt Nam 16 2.1.1. Đặc điểm của ngành Cao su......................................................................................... 16 2.1.2. Khái quát về các công ty niêm yết trong ngành Cao su ở Việt Nam ............................. 18 2.2. Thực trạng về việc đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam .................................................................................................................... 22 2.2.1. Khái quát về đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam ............22 2.2.2. Thực trạng hiệu quả của các dự án.............................................................................. 23 2.3. Đánh giá thực trạng về quyết định đầu tư và thực trạng đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam ............................................................ 24
- 2.4. Nghiên cứu các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam .................................................. 27 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................... 27 2.4.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu............................................................ 27 2.4.1.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 27 2.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 33 2.4.2. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................... 33 2.4.2.1. Thống kê mô tả biến............................................................................................. 33 2.4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập................................................. 34 2.4.2.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình.................................................................. 35 2.4.2.4. Kết quả hồi quy..................................................................................................... 36 2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam ................................................................ 40 2.5.1. Ảnh hưởng của Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước ................................ 40 2.5.2. Ảnh hưởng của Chi phí tài chính.................................................................................. 41 Bảng 2.10. Chi phí tài chính của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam qua các năm 20132017 .................................................................... 41 Nguồn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ............................................................ 44 2.5.3. Ảnh hưởng của Mức độ rủi ro của dự án đầu tư........................................................... 45 2.5.4. Ảnh hưởng của khả năng tài chính của doanh nghiệp.................................................. 47 Bảng 2.11. Các chỉ số tài chính của 3 doanh nghiệp cao su vốn hóa lớn nhất trên thị trường năm 20132017 ........................................................................... 47 Nguồn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ............................................................ 49 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM ....................................................................................................................... 63 3.1. Triển vọng phát triển, thuận lợi và thách thức đối với các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam................................................................................ 63
- 3.2. Một số giải pháp giúp tăng hiệu quả đầu tư của các công ty......................... 68 3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước.......................................................... 74 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
- DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................9 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM..................................................................................................16 Bảng 2.10. Chi phí tài chính của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam qua các năm 20132017....................................................................41 Nguồn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước............................................................44 Bảng 2.11. Các chỉ số tài chính của 3 doanh nghiệp cao su vốn hóa lớn nhất trên thị trường năm 20132017 ...........................................................................47 Nguồn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước............................................................49 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM....................................................................................................................... 63 KẾT LUẬN............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................78
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BRC Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành BRR Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa CDR Công ty Cổ phần Xây dựng Cao Su Đồng Nai CF Dòng tiền CSM Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam CTCP Công ty Cổ phần DN Doanh nghiệp DPR Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú DRC Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng DRI Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk GDP Tổng sản phẩm nội địa HRC Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình HRG Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội INF Lạm phát INV Sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư IRC Công ty TNHH MTV Cao su Công nghiệp MH3 Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao su Bình Long NPV Giá trị hiện tại thuần PHR Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa RBC Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su RCD Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Cao su REVG Tăng trưởng doanh thu RISK Rủi ro kinh doanh RTB Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên SIZE Quy mô của công ty SRC Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng SXKD Sản xuất kinh doanh TANGB Tỷ lệ tài sản cố định
- TDTA Đòn bẩy tài chính TNC Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất Tobin q Tổng giá trị thị trường của công ty TP Thành phố TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh TTCKVN Thị trường Chứng khoán Việt Nam VHG Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam VRG Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BRC Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành BRR Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa CDR Công ty Cổ phần Xây dựng Cao Su Đồng Nai CF Dòng tiền CSM Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam CTCP Công ty Cổ phần DN Doanh nghiệp DPR Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú DRC Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng DRI Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk GDP Tổng sản phẩm nội địa HRC Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình HRG Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội INF Lạm phát INV Sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư IRC Công ty TNHH MTV Cao su Công nghiệp MH3 Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao su Bình Long NPV Giá trị hiện tại thuần PHR Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa RBC Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su RCD Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Cao su REVG Tăng trưởng doanh thu RISK Rủi ro kinh doanh RTB Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên SIZE Quy mô của công ty SRC Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng SXKD Sản xuất kinh doanh TANGB Tỷ lệ tài sản cố định
- TDTA Đòn bẩy tài chính TNC Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất Tobin q Tổng giá trị thị trường của công ty TP Thành phố TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh TTCKVN Thị trường Chứng khoán Việt Nam VHG Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam VRG Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam”, tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giai đoạn 2015 2017. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài công ty đến quyết định đầu tư; đồng thời xây dựng các giả thuyết và mô hình hồi quy để phân tích định lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong công ty. Biến nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước về quyết định đầu tư, trong đó có mô hình q c ủa Tobin và các nghiên cứu của Erickson & Whited (2000), Gomes (2001), Saquido (2003), Ninh LK và cộng sự (2007), Carpenter và Guariglia (2008), Bokpin và Onumah (2009), Li và cộng sự (2010), Ruiz Porras và Lopez Mateo (2011) và Nair (2011). Biến phụ thuộc là biến đại diện cho sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư của công ty và biến độc lập là các yếu t ố có tác động đến quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Dòng tiền (Cash Flow), đòn bầy tài chính (TDTA), tăng trưởng doanh thu (REVG), Tobin q, quy mô (SIZE), t ỷ lệ tải sản cố định (TANGB), rủi ro kinh doanh (RISK) và hai biến vĩ mô là GDP và lạm phát (INF). Mô hình hồi quy đã chứng minh được quyết định đầu tư bị ảnh hưởng tích cực bởi các biến như dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy, tỷ lệ tài sản cố định, GDP. Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố có tác động tiêu cực đến đầu tư như quy mô công ty, Tobin q và rủi ro kinh doanh . Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, luận văn đã đề xuất các giải pháp đối với các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Năm 2017, ngành cao su Việt Nam với 3 nhóm sản phẩm chính gồm: nguyên liệu cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su, toàn ngành đã đóng góp khoảng 4.5 tỷ USD vào giá trị xuất khẩu của cả nước, đạt khoảng 2.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên hiện vẫn tồn tại nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại nhập khẩu để chế biến sâu. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017) cho thấy, hàng năm Việt Nam sản xuất ra cả triệu tấn mủ cao su nh ưng l ượng hàng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến cao su phổ biến chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như chế biến thành săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun... Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được loại cao su tổng hợp nào, mà toàn bộ phải nhập khẩu. Còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi hỏi đầu tư công nghệ hiện đại nên ít doanh nghiệp đủ tiềm lực để sản xuất. Ngoài việc ngành công nghiệp chế biến cao su Việt Nam tăng trưởng chậm, điều đáng lo ngại hơn là phần lớn chỉ số tăng trưởng lại rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn. Điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng SXKD sản phẩm cao su công nghiệp chuyên sâu còn hạn chế, các doanh nghiệp chế biến cao su Việt Nam chu yêu la doanh nghi ̉ ́ ̀ ệp vưa va nho ch ̀ ̀ ̉ ưa mạnh dạn đầu tư vôn phát tri ́ ển doanh nghiệp. Quy mô vốn thấp sẽ hạn chế việc đổi mới
- 2 công nghệ, tận dụng cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngay cang gay g ̀ ̀ ắt và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhăm tim ra nh ̀ ̀ ưng gi ̃ ải pháp khả thi, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vôn đê m ́ ̉ ở rông ̣ quy mô, phát triển SXKD, tăng lợi nhuân, góp ph ̣ ần khai thác tiềm năng, phát triển của ngành... cân phai nghiên c ̀ ̉ ưu, đanh gia đây đu các y ́ ́ ́ ̀ ̉ ếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu trên nên việc nghiên cứu: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM” là rất thực tế nhằm trước hết là giúp các doanh nghiệp phát triển SXKD và sau đó là hướng đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư ngày càng nhanh hơn và nhiều hơn vào ngành cao su ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Với lĩnh vực tài chính doanh nghiệp các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp thường được chú ý và quan tâm sâu sắc. Do đó đây là chủ đề đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra phân tích: Modigliani và Miller (1958) đã kết luận rằng quyết định tài trợ và quyết định đầu tư thực của công ty được thực hiện độc lập với nhau. Hơn nữa, lý thuyết này nói rằng đầu tư của một công ty chỉ nên dựa trên những yếu tố sẽ làm tăng khả năng sinh lời, dòng tiền hay giá trị của một công ty và không có mối quan hệ nào giữa thị trường tài chính và quyết định đầu tư thực của công ty. Tuy nhiên, nhận định này sẽ chỉ có giá trị nếu các giả định về thị trường hoàn hảo là cơ sở để cho nhận định này được đáp ứng. Lý thuyết về tài chính công ty đã cho thấy sự không hoàn hảo của thị trường như hệ thống tài chính kém phát triển có thể hạn chế khả năng để tài trợ cho các khoản đầu tư và do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của công ty. Lý thuyết chỉ ra rằng sự phát triển của thị trường tài chính và các công cụ tài chính sẽ làm giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin và từ đó làm ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm và tác động đến
- 3 quyết định đầu tư của công ty, vấn đề này được nghiên cứu mở rộng với mô hình tân cổ điển (neoclassical model) của đầu tư với các tác giả đại diện như Jorgenson ( 1963), Hall và Jorgenson ( 1967). Theo lý thuyết Tohin Jame (1969) và sau đó được mở rộng thành một mô hình được đề xuất bởi Hayashi (1982), nhu cầu đầu tư có thể dự đoán bằng tỷ lệ của giá trị thị trường của vốn cổ phần của một công ty với chi phí thay thế (replacement cost) với giả định thị trường là hoàn hảo (không có bất cân xứng thông tin, không có chi phí giao dịch, không có rủi ro và không có thuế) và giá trị thị trường cùng có thể giải thích cơ hội đầu tư trong tương lai của công ty. Tuy nhiên, Akerlof (1970) đã chỉ ra rằng lập luận này chỉ có thể đúng trong một thế giới của thị trường vốn hoàn hảo. Nó không thể giải thích quyết định đầu tư ở cấp vi mô nếu có thông tin bất đối xứng trên thị trường. Cụ thể, thị trường không hoàn hảo tồn tại trong nước đang phát triển, các doanh nghiệp thì có nhiều hơn những thông tin về lợi nhuận và rủi ro của dự án đầu tư so với các nhà tài trợ/ cho vay. Bên cạnh đó, lý thuyết tài chính doanh nghiệp cũng cho thấy rằng sự không hoàn hảo của thị trường có thể làm hạn chế khả năng tài trợ đầu tư của các công ty và do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Hơn nữa MM còn chỉ ra thị trường đã thất bại như thế nào khi người mua ít thông tin hơn người bán đã dẫn đến một lựa chọn sai lầm, một rủi ro đạo đức hoặc cả hai và ngoài ra còn có những hệ quả khác của thông tin bất đối xứng. Nếu có lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức thì xác suất vỡ nợ do đầu tư sẽ tăng lên. Ngoài ra, Fazzari và các đồng sự (1988) đã nghiên cứu ảnh hưởng của khó khăn tài chính vào sự nhạy cảm của đầu tư đến dòng tiền. Sau khi kiểm soát cơ hội đầu tư với biến Tobin q, họ sử dụng tỷ lệ chia cổ tức đề phân biệt các công ty đang đối mặt với khó khăn tài chính với những công ty còn lại. Họ nhận thấy rằng dòng tiền có thể ảnh hưởng đến đầu tư vì sự không hoàn hảo của thị trường vốn, thông tin bất đối xứng và các vấn đề về lựa chọn sai lầm (lemon problem). Ngoài ra, hiệu quả đầu tư vào dòng tiền được coi là một vấn đề chính sách của việc giảm phúc lợi, sự thất bại của thị trường vốn hoặc sử dụng vốn
- 4 không hiệu quả,... tương tự như những vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, họ cũng quan sát thấy rằng nguồn vốn nội bộ thì rẻ hơn so với tài chính được tài trợ từ bên ngoài. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Myers và Majluf (1984) nhưng Kaplan và Zingales (1997) lại không đồng thuận, họ điều tra ra rằng thói quen sử dụng sự nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền giống như một hạn chế trong việc quản lý tài chính. Sau đó họ cho rằng quyết định đầu tư của công ty có bị tác động bởi những khó khăn tài chính của công ty nhưng lại nhạy cảm hơn với những dòng tiền đang sẵn có. Nghiên cứu gần đây của Cleary và cộng sự (2007) có ghi nhận rằng chi phí đầu tư thể hiện một hình chữ U trong mối liên hệ với sự sẵn có của nguồn vốn nội bộ. Trong bài nghiên cứu của Rajakumar (2005) với bối cảnh các công ty Ấn Độ, tác giả đã kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa tài trợ doanh nghiệp và hành vi đầu tư cho giai đoạn 19881989. Để thấy được mức ý nghĩa của việc tài trợ với hành vi đầu tư, các công ty được tách biệt theo chế độ tài chính của họ như căn cứ theo vốn chủ sở hữu và nợ vay. Tác giả nhận thấy ở mức độ tổng thể thì những công ty có vay nợ nhiều thì đầu tư nhiều hơn và họ cũng nhận thấy là vay nợ thì tốt hơn so với vốn cổ phần. Carpenter và Guariglia (2008) cũng phân tích các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư với những phát hiện đem lại nhiều hỗ trợ cho các nghiên cứu sau. Cụ thể là họ đã ước tính đầu tư bằng phép hồi quy phân biệt khả năng thích ứng của công ty khi phải đối mặt với các hạn chế tài chính cho các doanh nghiệp của Anh trong giai đoạn 19832000. Họ quan sát thấy rằng dòng tiền không thể giải thích tính chất nhạy cảm của các quyết định đầu tư cho các công ty lớn, tuy nhiên sức mạnh giải thích của nó vẫn là như nhau cho các công ty nhỏ. Điều này cho rằng mức ý nghĩa của biến dòng tiền trong phương trình đầu tư có thể là do bất đối xứng thông tin trên thị trường vốn. Ngoài ra, Gomes (2001) cho thấy sự hiện diện hay vắng mặt của những rào cản tài chính là không đủ để các tác động của dòng tiền là có ý nghĩa và cũng không cần thiết phải đo lường cho những ảnh hưởng đó của dòng tiền. Kết quả
- 5 này đã ủng hộ mạnh mẽ cho những tranh cãi về sự nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền có thể là do có sai sót tồn tại khi đo lường q. Những nghiên cứu thực nghiệm gây tranh cãi có liên quan đến những gì có thể xảy ra mối quan hệ giữa cơ hội đầu tư, dòng tiền và quyết định đầu tư của công ty. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sẽ không giải quyết những tranh luận này vì nó sẽ được giới hạn ở những kết luận đầu tiên trong nghiên cứu của Fazzari và các đồng sự (1988). Việc công nhận một mối quan hệ như vậy sẽ loại bỏ lý thuyết tân cổ điển và có thể không nhưng lại gợi ý đến sự tồn tại của một thị trường vốn không hoàn hảo (Saquido, 2003). Thêm vào đó, có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm theo sau đó như Hall và các cộng sự (1998) sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp VAR để ước tính các yếu tố quyết định đến việc đầu tư của các công ty thuộc ngành khoa học của Mỹ, Pháp và Nhật Bản trong giai đoạn 19791989. Họ phát hiện ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư, lợi nhuận, doanh số bán hàng và dòng tiền và mặt khác cũng tồn tại những khác biệt giữa các quốc gia. Hubbard (1998) đã phân tích các yếu tố khác nhau (ví dụ đầu tư hàng tồn kho, nghiên cứu và phát triển R&D, lao động, sự thành lập và tồn tại của doanh nghiệp, giá cả và quản lý rủi ro của công ty) là những yếu tố quyết định đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định đầu tư thông qua việc sử dụng dữ liệu các công ty của Mỹ. Kết quả là Hubbard đã ủng hộ mạnh mẽ rằng có tồn tại một mối quan hệ có ý nghĩa giữa đầu tư và những thay đổi trong giá trị tài sản của công ty. Ngoài ra còn có thêm hai chi phí phát sinh là chi phí đại diện và chi phí giao dịch có thể giải thích sự biến động của đầu tư. Thứ nhất, thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976) có thể trả lời cho các vấn đề là tại sao một công ty đang đối mặt với chi phí lãi suất cao nhưng lại không cố gắng đó có được tiền từ các nguồn khác (ví dụ như vay nợ hoặc phát hành cổ phần thông qua thị trường chứng khoán), vấn đề là chi phí đại diện sẽ phát sinh khi có sự xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý, các chủ nợ và các cổ đông vì theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Thứ hai, chi phí của một giao dịch từ việc phát hành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 18 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 20 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 28 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 17 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn