Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương
lượt xem 8
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương" được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định vay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Từ đó đề xuất những hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ TRÚC LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ TRÚC LINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TUẤN VINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phan Thị Trúc Linh, học viên cao học khoá 23, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Tuấn Vinh. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong các nghiên cứu trước đây. Học viên Phan Thị Trúc Linh
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Tuấn Vinh về sự hướng dẫn tận tình, có những gợi ý quan trọng về nội dung và phương pháp trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức rất bổ ích trong quá trình học tập, những kiến thức này rất cần thiết cho công việc cũng như trong cuộc sống của tác giả. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên cao học khóa 23 – Khoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và bạn bè đã có những kiến ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.
- iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bình Dương. 2. Tóm tắt Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu xác định “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh tại ngân hàng VietinBank – Bình Dương” thông qua 200 khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện. Kết quả phân tích hồi quy đa tham số cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại NHCS gồm 07 thành phần theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) LS > (2) TT > (3) NV > (4) GT > (5) CS . Kết quả thực nghiệm cho thấy yếu tố “lãi suất, phí cạnh tranh” có tác động động lớn nhất đếnquyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Dựa trên các nhân tố này, tác giả đưa ra các khuyến nghị để ngân VietinBank – Chi nhánh Bình Dương có thể thu hút thêm các khách hàng tiềm năng. 3. Từ khoá Khách hàng doanh nghiệp; Quyết định vay vốn; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương
- iv ABSTRACT 1. Title The factors affecting the decision-making of customers in choosing bank loans at the Viet Nam Bank for Industry and Trade (VietinBank) Binh Duong branch. 2. Abstract "Research was conducted with the objective of identifying the "factors affecting loan decisions of customers of Vietinbank - Binh Duong branch through 200 surveys using the probability sampling method. The reliability assessment was done through the Cronbach's Alpha coefficient and EFA factor analysis was performed. The results of multiple regression analysis showed that the factors affecting loan decisions at Vietinbank include 07 components in decreasing order of impact: (1) LS > (2) TT > (3) NV > (4) GT > (5) CS > (6) DT. The results show that the factor "interest rate, competitive fee" has the greatest impact on the loan selection decision of business customers. Based on these factors, the author provides recommendations for Vietinbank - Binh Duong branch to attract more potential customers." 3. Keywords Corporate customer; decision-making; Vietinbank Branch Bình Dương.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt 1 KH Khách hàng 2 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 QHKH Quan hệ khách hàng 4 TCTD Tổ chức tín dụng 5 TMCP Thương mại cổ phần Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương 6 VietinBank Việt Nam Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương 7 VietinBank Bình Dương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii ABSTRACT ......................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ....................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. x DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 6 2.1 Tổng quan về cho vay và cho vay khách hàng doanh nghiệp ............................ 6 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 6 2.1.2. Một số nguyên tắc cho vay của ngân hành thương mại ................................. 6 2.1.3. Vai trò của cho vay ....................................................................................... 8 2.1.4. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng của thương mại ...... 9 2.1.4.1 Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp ............................................. 9 2.1.4.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ...................... 9
- vii 2.1.4.3. Vai trò của cho vay khách hàng doanh nghiệp ......................................... 10 2.1.4.4. Phân loại cho vay doanh nghiệp ............................................................... 12 2.2. Các lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng ............................................................................................................................. 17 2.2.1. Lý thuyết về phương thức lựa chọn và quyết định....................................... 17 2.2.1.1. Quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp ................................... 17 2.2.1.2. Quyết định tiêu dùng................................................................................ 18 2.2.2. Mô hình lý thuyết hành vi khách hàng ........................................................ 18 2.2.2.1. Thuyết hành vi dự định ............................................................................ 18 2.2.2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý ............................................................................ 19 2.2.2.3. Mô hình xu hướng tiêu dùng .................................................................... 20 2.3. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 21 2.3.1. Các công trình nước ngoài .......................................................................... 21 2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 21 2.3.3 Tổng kết các nghiên cứu trước đây .............................................................. 23 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng doanh nghiệp ........................................................................................................ 31 2.4.1. Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh .................................................................. 31 2.4.2. Chính sách cho vay phù hợp ....................................................................... 33 2.4.3 Thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng ....................................................... 34 2.4.4. Thuận tiện trong giao dịch .......................................................................... 35 2.4.5. Danh tiếng của ngân hàng ........................................................................... 36 2.4.6. Sự giới thiệu của bên thứ ba........................................................................ 37 2.5. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................... 38 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 40 3.1. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 40 3.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 41 3.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 44 3.3.1. Thiết kế mẫu khảo sát ................................................................................. 47
- viii 3.3.1.1. Xây dựng mẫu khảo sát sơ bộ .................................................................. 47 3.3.1.2. Kỹ thuật thảo luận chuyên gia .................................................................. 50 3.3.1.3. Kết quả thảo luận chuyên gia ................................................................... 52 3.3.1.4. Thang đo chính thức của đề tài ................................................................ 53 3.3.1.5. Thiết kế bảng khảo sát ............................................................................. 55 3.3.2. Tiến hành khảo sát ...................................................................................... 56 3.3.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu .......................................................................... 56 3.3.2.2. Đối tượng và hình thức khảo sát .............................................................. 57 3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu ................................................................ 57 3.3.4. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................ 58 3.3.5. Phân tích tương quan .................................................................................. 58 3.3.6. Lựa chọn mô hình hồi quy để ước lượng tham số ....................................... 58 3.3.7. Kiểm định khuyết tật của mô hình hồi quy.................................................. 59 3.3.8. Khắc phục khuyết tật của mô hình hồi quy ................................................. 59 3.3.9. Phân tích kết quả và thảo luận..................................................................... 60 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 60 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 61 4.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 61 4.2. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ......................................... 63 4.2.1. Hệ số tin cậy của Nhân tố Lãi suất, phí cho vay .......................................... 63 4.2.2. Hệ số tin cậy của Nhân tố Chính sách cho vay ............................................ 64 4.2.3. Hệ số tin cậy của Nhân tố Đội ngũ nhân viên.............................................. 65 4.2.4. Hệ số tin cậy của Nhân tố Sự thuận tiện ...................................................... 66 4.2.5. Hệ số tin cậy của Nhân tố Danh tiếng của ngân hàng .................................. 66 4.2.6. Hệ số tin cậy của Nhân tố Sự giới thiệu bên thứ ba ..................................... 67 4.2.7. Hệ số tin cậy của Nhân tố Quyết định lựa chọn........................................... 68 4.3. Kết quả khám phá nhân tố EFA ..................................................................... 69 4.3.1. Khám phá nhân tố cho biến độc lập ............................................................ 69 4.3.2. Khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc ........................................................ 71 4.4 Phân tích tương quan ...................................................................................... 72
- ix 4.5. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 73 4.6. Kiểm định các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình tuyến tính ............... 74 4.6.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 74 4.6.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .................................................... 75 4.7. Phân tích kết quả và thảo luận........................................................................ 76 4.7.1. So sánh mức độ tác động giữa các biến độc lập .......................................... 76 4.7.2 Thảo luận kết quả hồi quy ............................................................................ 77 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 83 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................... 84 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 84 5.2 Hàm ý cho các nhà quản trị............................................................................. 85 5.2.1. Lãi suất, phí cạnh tranh ............................................................................... 85 5.2.2. Sự thuận tiện ............................................................................................... 86 5.2.3. Sự giới thiệu của bên thứ ba........................................................................ 86 5.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ....................................... 87 5.2.5 Chính sách cho vay phù hợp ........................................................................ 88 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................. 89 5.3.1. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 89 5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................ 89 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... i PHỤ LỤC .............................................................................................................. v
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình ................................................... 43 Bảng 3.2: Bảng thang đo sơ bộ ............................................................................. 47 Bảng 3.3: Bảng cơ cấu chuyên gia phỏng vấn....................................................... 50 Bảng 3.4: Kết quả thảo luận với chuyên gia .......................................................... 52 Bảng 3.5: Thang đo chính thức ............................................................................. 53 Bảng 3.6: Bảng thang đo Likert ............................................................................ 56 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong thang đo mô hình ................................. 61 Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu khách hàng doanh nghiệp .............................................. 62 Bảng 4.3:Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Lãi suất, phí cho vay ...................... 63 Bảng 4.4:Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Chính sách cho vay Lần 1 .............. 64 Bảng 4.5: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Chính sách cho vay Lần 2 ............. 64 Bảng 4.6: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Đội ngũ nhân viên ......................... 65 Bảng 4.7: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Sự thuận tiện ................................. 66 Bảng 4.8: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Danh tiếng của ngân hàng ............. 66 Bảng 4.9: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Sự giới thiệu bên thứ ba ................ 67 Bảng 4.10: Hệ số tin cậy các thang đo Nhân tố Quyết định lựa chọn .................... 68 Bảng 4.11: Bộ thang đo sau khi kiểm định hệ số tin cậy ....................................... 69 Bảng 4.12: Giá trị KMO và kiểm định Bartlett’s Test ........................................... 69 Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố .......................................................................... 70 Bảng 4.14: Giá trị KMO và kiểm định Bartlett’s Test biến phụ thuộc ................... 71 Bảng 4.15: Ma trận tương quan các biến............................................................... 73 Bảng 4.16: Tóm tắt mô hình hồi quy .................................................................... 73 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................ 74 Bảng 4.18: Kết quả hồi quy mô hình .................................................................... 74 Bảng 4.19: Mức độ tác động của các biến độc lập ................................................ 77 Bảng 4.20: Kết quả đánh giá của khách hàng đối với nhân tố Lãi suất, phí cho vay cạnh tranh ............................................................................................................. 78 Bảng 4.21: Kết quả đánh giá của khách hàng đối với nhân tố Sự thuận tiện.......... 79 Bảng 4.22: Kết quả đánh giá của khách hàng đối với nhân tố Đội ngũ nhân viên . 80
- xi Bảng 4.23: Kết quả đánh giá của khách hàng đối với nhân tố Sự giới thiệu của bên thứ ba ................................................................................................................... 81 Bảng 4.24: Kết quả đánh giá của khách hàng đối với nhân tố Chính sách cho vay 82
- xii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Thuyết hành vi dự định .............................................................................. 19 Hình 2.2: Mô hình xu hướng tiêu dùng ...................................................................... 20 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 42 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 45 Hình 4.1: Đồ thị History của phần dư đã chuẩn hoá ................................................... 75 Hình 4.2: Đồ thị Plot của phần dư đã chuẩn hoá ........................................................ 76 Hình 4.3: Đồ thị phân tán phần dư ............................................................................. 76
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do nghiên cứu Giữ vai trò trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại góp phần vô cùng quan trọng trong các hoạt động tài chính của nền kinh tế. Trong khu vực ngân hàng, hoạt động tín dụng giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đặc biệt là cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp. Việc cho vay cho khách hàng doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế. Nó cung cấp nguồn vốn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo việc làm và góp phần tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng đều cố gắng cung cấp các sản phẩm vay vốn tốt nhất với lãi suất ưu đãi, điều kiện vay linh hoạt và hỗ trợ tài chính cho khách hàng doanh nghiệp của họ. Do vậy, việc giữ chân được các khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới đang ngày càng thách thức hơn đối với các các NHTM hiện nay. Cùng bối cảnh trên, theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Bình Dương năm 2022, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển mạnh mẽ cả quy mô, mạng lưới hoạt động, các dịch vụ ngân hàng cung ứng ngày càng đa dạng và hiện đại với mạng lưới TCTD, công ty tài chính và tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn là 79 đơn vị, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng đang ngày càng khốc liệt hơn, nhất là lĩnh vực cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tình hình này đã ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Bình Dương. Lượng khách hàng mới tăng trưởng chậm so với thời điểm 2018 (trước khi xảy ra đại dịch Covid-19). Nhận thức được áp lực từ thị trường ngân hàng và nền kinh tế, Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương đã tìm nhiều giải pháp để cải thiện song chưa đem lại kết quả cao, một phần nguyên nhân do chỉ dựa trên đánh giá phân tích chủ quan từ chi nhánh mà chưa tìm hiểu thực tế khách hàng cũng như sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học để đánh giá.
- 2 Bên cạnh đó, Vietinbank Bình Dương có trụ sở tại khu vực trung tâm thành phố Bình Dương là nơi tập trung của nhiều doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, trong đó có những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài với nhu cầu vay vốn lưu động thường xuyên như một chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này là khách hàng tiềm năng mà nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có vốn cổ phần nhà nước như Vietcombank, BIDV hay Agribank muốn tiếp cận và cung cấp dịch vụ, do vậy để thu hút được các doanh nghiệp này quyết định vay vốn tại Vietinbank Bình Dương trước sự cạnh tranh của những ngân hàng lớn khác trong khu vực thì chi nhánh cần phải tìm hiểu được đặc điểm của khách hàng và những nhân tố tác động đến khách hàng doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp. Từ những thực tế trên, là nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương tác giả mong muốn góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh tại chi nhánh hiện nay dựa trên những kiến thức đã học từ cao học ngành tài chính ngân hàng, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn nhằm xác định và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định vay vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Từ đó đề xuất những hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, luận văn xây dựng các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định có nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương.
- 3 Thứ hai, đo lường mức độ tác động của nhân tố đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương. Thứ ba, Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự lựa chọn của KHDN để vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Tương ứng với các mục tiêu nghiên cứu đã xác định, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu gồm: Câu hỏi 1: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của nfhân tố đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương như thế nào? Câu hỏi 3: Sau khi nghiên cứu, những hàm ý quản trị nào được đưa ra nhằm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng doanh nghiệp quyết định vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Chi nhánh Bình Dương. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Các khách hàng doanh nghiệp hiện đang vay vốn tại VietinBank – Chi nhánh Bình Dương. Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát của luận văn từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 01 năm 2023. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hai giai đoạn nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, phương pháp này được kế thừa từ các nghiên cứu là : File and Prince
- 4 (1991); Nielsen et al (1995); Schlesinger và cộng sự (1987); Edris and Almahmeed (1997); Ernst&Young (2013); Kennington et al (1996) ; Đỗ Văn Lộc, Lê Vũ Hà, Huỳnh Mẫn Kỳ (2022); Anderson và cộng sự (1976); Rehman và Ahmed (2008) và Rao (2010): Giai đoạn nghiên cứu định tính: Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, luận văn tiến hành tìm hiểu, tổng hợp cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ. Từ bảng thang đo sơ bộ, tác giả thực hiện phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên trong ngân hàng cùng với một số khách hàng là những người đang vay vốn tại VietinBank nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo để phù hợp với các đối tượng khảo sát hơn. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả hình thành được thang đo chính thức và bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành nghiên cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được bắt đầu bằng việc khảo sát khách hàng để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Sau khi làm sạch và mã hoá dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Với SPSS 22.0, tác giả đánh giá mức độ tin cậy của thang đo nghiên cứu, phân tích khám phá nhân tố EFA để xác định các biến phụ thuộc và biến độc lập cho mô hình nghiên cứu. Từ các nhân tố được lựa chọn, luận văn phân tích hồi quy mô hình để xác định mức độ tác động của các biến độc lập đến phụ thuộc làquyết định vay vốn của khách hàng. 1.6. Ý nghĩa của luận văn Về mặt lý luận, đề tài có sự hệ thống hóa khung lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước về xu hướng lựa chọn ngân hàng để vay vốn, từ đó phát triển thành hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, qua việc đo lường tác động của từng yếu tố để tìm ra nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHDN, tác giả đưa ra một số hàm ý giải pháp nhằm mục đích là vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa duy trì được khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng trưởng dư nợ và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời điểm hiện
- 5 nay. Bên cạnh đó, đề tài có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài danh sách các từ viết tắt, bảng, sơ đồ, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các phần chính sau đây: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu - trình bày các nội dung sau: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và pham vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - trình bày cơ sở lý thuyết liên quan, tổng quan về các nghiên cứu trước từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu - trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định các thang đo, các phương pháp phân tích nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu - trình bày thống kê mô tả về mẫu khảo sát, kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả có được và kết luận các giải thuyết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Chương 5 sẽ tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, đưa ra hàm ý quản trị, đồng thời trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Tóm tắt chương 1 Chương 1 luận văn đã trình bày tổng quan về luận văn bao gồm: lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu luận văn, phương nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, ngoài ra luận văn còn trình bày ý nghĩa của đề tài và kết cấu toàn bài của luận văn.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 trình bày những lý thuyết tổng quan về sản phẩm cho vay, cho vay khách hàng doanh nghiệp đồng thời khảo lược các công trình nghiên cứu trước đây để đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu dựa trên khái niệm, học thuyết và các nghiên cứu trước đây về cho vay của các ngân hàng. 2.1 Tổng quan về cho vay và cho vay khách hàng doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), vay vốn ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Theo Trầm Thị Xuân Hương (2012), ngân hàng cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng cho mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và lãi. Theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010, vay vốn ngân hàng được định nghĩa như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.” Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu cho vay là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng khi thực hiện tín dụng ngân hàng. Đây là nghiệp vụ chủ yếu khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và cũng là nghiệp vụ mang về thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với ngân hàng. 2.1.2. Một số nguyên tắc cho vay của ngân hành thương mại Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), Nguyên tắc cho vay góp phần rất quan trọng vào việc hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn