intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tập trung vào việc xác định các nhân tố tác động tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN Việt Nam, mức độ ảnh hưởng cũng như chiều tác động của từng nhân tố. Từ đó, dựa trên những kết quả phân tích để gợi ý giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm phát triển giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính Ngân hàng CHỬ THỊ PHƯƠNG THẢO HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Chử Thị Phương Thảo Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Ngọc Anh Hà Nội - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Phạm Ngọc Anh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đồng thời, tôi cũng xin cam đoan rằng tất cả những phần thừa kế cũng như các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2023 Người thực hiện luận văn Chử Thị Phương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, trường Đại Học Ngoại thương đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học 28A TCNH, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, trường Đại học Ngoại thương, niên khóa 2021 – 2023. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS Phạm Ngọc Anh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................. 9 1.1 Thẻ tín dụng cá nhân .................................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng cá nhân ................................................................ 9 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng cá nhân ................................ 9 1.1.3 Phân loại thẻ tín dụng cá nhân ................................................................ 10 1.1.4 Lợi ích của thẻ tín dụng cá nhân ............................................................. 12 1.2 Quyết định giao dịch thẻ ............................................................................ 13 1.3 Các lý thuyết nền tảng về hành vi khách hàng.......................................... 15 1.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) .......... 15 1.3.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour – TPB) .... 17 1.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –TAM) 18 1.3.4 Lý thuyết truyền bá đổi mới (Diffusion of Inovation Theory _IDT) ........ 19 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân ......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........... 23 2.1 Thực trạng của thị trường thẻ tín dụng cá nhân tại Việt Nam ................ 23 2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ ......................................................... 23 2.1.2 Mở rộng mạng lưới hệ thống ATM và POS ............................................ 25
  6. iv 2.2 Công nghệ áp dụng cho giao dịch trên thẻ tín dụng cá nhân tại Việt Nam ........................................................................................................................... 26 2.2.1 Khác biệt trong công nghệ thẻ tín dụng giữa thời kỳ trước và hiện tại .... 26 2.2.2 Hạn chế trong sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam ................................... 34 2.3 Cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng cá nhân tại Việt Nam trong tương lai ......................................................................................... 35 2.3.1 Tiềm năng về mặt khách hàng ................................................................ 36 2.3.2 Tiềm năng về mặt công nghệ áp dụng cho thẻ tín dụng........................... 37 2.4 Khó khăn trong phát triển thẻ tín dụng cá nhân tại Việt Nam ................ 38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 40 3.1 Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 40 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 42 3.3 Đo lường biến trong mô hình ..................................................................... 44 3.4 Xây dựng bảng hỏi và khảo sát .................................................................. 46 3.4.1 Xây dựng bảng hỏi ................................................................................. 46 3.4.2 Mẫu khảo sát .......................................................................................... 47 3.5 Phân tích dữ liệu ......................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ.......... 50 4.1 Thống kê mô tả mẫu ................................................................................... 50 4.1.1 Thống kê đặc điểm nhân khẩu học .......................................................... 50 4.1.2 Thống kê tình hình sử dụng thẻ tín dụng................................................. 52 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha ................ 52 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)........................................................... 55 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ........................................................ 59 4.5 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .... 61 4.5.1 Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình ......................... 61 4.5.2 Kiểm định độ tin cậy của mô hình bằng phương pháp Bootstrap ............ 64 4.5.3 Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình lý thuyết ............................ 65 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM .................................. 68
  7. v 5.1 Đề xuất giải pháp phát triển giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Việt Nam ........................................................................................ 68 5.1.1 Phát triển chính sách sản phẩm .............................................................. 68 5.1.2 Nâng cao thái độ tiêu dùng ..................................................................... 69 5.1.3 Tối ưu hóa chi phí sử dụng thẻ ............................................................... 70 5.1.4 Thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt ................................................ 72 5.2 Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu trong tương lai ................ 73 5.2.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 73 5.2.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................. 73 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... x PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT .....................................................................xiii
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ NHTM Ngân hàng thương mại TRA Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TBP Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) TAM Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) IDT Lý thuyết truyền bá đổi mới (Diffusion of Technology) QĐSD Quyết định sử dụng TD Tín dụng KHCN Khách hàng cá nhân TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa các loại hình thẻ TD trong thời kỳ trước và hiện tại ... 26 Bảng 2.2 Sự khác biệt giữa cách thức xác thực giao dịch của thẻ TD trong thời kỳ trước và hiện tại ..................................................................................................... 27 Bảng 2.3 Sự khác biệt trong hệ thống bảo vệ xác minh trực tuyến của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại ..................................................................................................... 28 Bảng 2.4 Sự khác biệt trong cách thức xử lý giao dịch của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại .................................................................................................................. 29 Bảng 2.5 Sự khác biệt trong cách thức quản lý tài khoản của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại .................................................................................................................. 30 Bảng 2.6 Sự khác biệt trong tính chất bảo mật của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại .............................................................................................................................. 31 Bảng 2.7 Sự khác biệt trong các tính năng được kết hợp của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại .................................................................................................................. 32 Bảng 2.8 Sự khác biệt trong công nghệ được tích hợp của thẻ TD thời kỳ trước và hiện tại .................................................................................................................. 33 Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 44 Bảng 3.2 Đo lường các biến trong mô hình............................................................ 45 Bảng 4.1 Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát.................................... 50 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha của các biến độc lập ..................... 54 Bảng 4.3 : Kiểm định KMO and Bartlett's Test...................................................... 56 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 57 Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả phân tích mô hình lý thuyết ........................................ 63 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Bootstrap .................................................................. 64 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................. 65
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý ...................................................... 16 Hình 1.2 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch .................................................... 17 Hình 1.3 Chấp nhận công nghệ .............................................................................. 19 Hình 2.1 Thị phần doanh số sử dụng và thanh toán thẻ TD quốc tế của các ngân hàng cuối quý II/2021 .................................................................................................... 24 Hình 2.2 : Số lượng máy ATM và POS trên toàn quốc .......................................... 25 Hình 3.1 Mô hình TAM kết hợp TPB .................................................................... 40 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định giao dịch thẻ TD cá nhân của khách hàng tại các NHTM Việt Nam.................................................. 42 Hình 4.1 Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 51 Hình 4.2 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................. 60 Hình 4.3 Kết quả phân tích SEM của mô hình lý thuyết ........................................ 62
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh hội nhập khoa học công nghệ như hiện nay, việc phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như gia tăng thị phần trên thị trường của các NHTM Việt Nam vô cùng khốc liệt, không chỉ là cạnh tranh trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế đang thâm nhập không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, các NHTM Việt Nam cần có những chính sách, chiến lược đầu tư cụ thể. Và một trong những kênh đầu tư hiệu quả nhất hiện nay chính là đầu tư vào khoa học công nghệ vào những sản phẩm ngân hàng truyền thống để tiến tới một xã hội không tiền mặt. Đây là chiến lược mà hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang lựa chọn bởi những lợi ích thiết thực mà nó đem lại cả về lợi nhuận, danh tiếng và sự bền vững. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới Quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các NHTM Việt Nam sẽ giúp các NHTM có cái nhìn rõ nét hơn về khả năng triển khai sản phẩm được coi là sản phẩm tài chính công nghệ cao đặc trưng trong hệ thống ngân hàng của mình cũng như hiểu rõ cách thức xây dựng sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ các tác nhân tác động, mức độ và chiều tác động tới Quyết định giao dịch thẻ tín dụng cá nhân tại Việt Nam gồm các yếu tố Chính sách sản phẩm, Thái độ tiêu dùng, Sự tiện lợi, Chi phí sử dụng và Xu hướng không tiền mặt. Nghiên cứu cũng dựa trên những kết quả từ phân tích định lượng cùng với những thực tế được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau về tiềm năng phát triển thẻ tín dụng cá nhân để kiến nghị những giải pháp phù hợp trong phát triển thẻ tín dụng cá nhân tại các NHTM Việt Nam. Với những trình bày trên, nghiên cứu hy vọng đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mà mục tiêu nghiên cứu đề ra cũng như đóng góp một phần vào sự phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn cho các NHTM Việt Nam và các nghiên cứu khoa học về đề tài thẻ tín dụng sau này. Trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp phản hồi từ thầy cô và bạn đọc để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, sự đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, và chất lượng đội ngũ nhân viên. Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó là tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc tiếp cận, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trong đó hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ trọng phát triển thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ, tăng dần số lượng và giá trị thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ, các ngân hàng hiện nay đang rất quan tâm đến việc nâng cao tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ cho khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận kinh doanh, giảm bớt rủi ro từ các hoạt động cho vay thông thường. Thẻ tín dụng (TD) là phương thức thanh toán đang dần trở nên phổ biến cho người tiêu dùng hiện nay. Sử dụng thẻ tín dụng mang lại sự tiện lợi trong thói quen khi mua sắm của người Việt Nam, cung cấp các lợi ích cho các bên tham gia trên thị trường thẻ. Không những vậy, thẻ TD còn trở thành công cụ quản lý chi tiêu cá nhân. Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 6/2022, số lượng thẻ TD nội địa lưu hành đạt hơn 543.000 thẻ, hiện có khoảng 100 triệu thẻ tín dụng các loại được phát hành, lưu hành và được người dân sử dụng để thanh toán cũng như rút tiền mặt tại hơn 20.000 cây ATM trên cả nước. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng vẫn còn rất lớn và là "miếng mồi béo bở" về thị phần trên thị trường tài chính. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần gia tăng thực hiện các chương trình để thu hút khách hàng, cạnh tranh về phí, và các chương trình ưu đãi từ đó gia tăng cạnh tranh đối với phân khúc đầy tiềm năng này. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới quyết định giao dịch thẻ TD của khách hàng, tuy nhiên các nghiên cứu chưa thu được kết quả đồng nhất. Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về nhân quyết định giao dịch thẻ
  13. 2 tín dụng cá nhân tại Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu này còn hạn chế chưa thống nhất về các nhân tố ảnh hưởng. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch thẻ tín dụng có ý nghĩa to lớn giúp các ngân hàng có các chính sách phù hợp và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển của dịch vụ thẻ TD tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu lần này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch bằng thẻ TD, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc sử dụng thẻ TD ngày càng trở nên phổ biến đối với khách hàng trong những năm gần đây. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch (sử dụng) thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân (KHCN). 2.1 Các nghiên cứu quốc tế Mohamed và cộng sự (2016) nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tại Malaysia. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và khảo sát được thực hiện giữa 120 chủ thẻ TD trong đội ngũ nhân viên của bệnh viện tư nhân KLM. Trong năm biến độc lập gồm: sự dễ dàng sở hữu thẻ TD, chính sách của ngân hàng phát hành thẻ, yêu cầu thanh toán tối thiểu ở mức thấp, thái độ đối với thẻ TD và kiến thức liên quan về thẻ TD, kết quả nghiên cứu chỉ ra chỉ có kiến thức liên quan đến TD là có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng tích cực đến các khoản nợ thẻ TD. Kalisa và cộng sự (2016) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng thẻ TD tại các tổ chức tài chính của Rwanda. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả dựa trên phương pháp tiếp cận định tính và định lượng để có được những phân tích tốt hơn về nghiên cứu. Tác giả đã thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp với các công cụ liên quan như bảng câu hỏi và phân tích tài liệu để đưa ra dữ liệu cần thiết với mẫu nghiên cứu gồm 62 khách hàng của Ngân hàng I&M dùng
  14. 3 thẻ TD VISA. Kết quả cho rằng một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng thẻ TD nhưng các yếu tố được phân tích như mức thu nhập, nhận thức về thẻ TD và chi phí thẻ TD tác động trực tiếp đến việc chấp nhận và sử dụng thẻ TD. Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc sử dụng TD để mua hàng hóa trong và ngoài nước. Một nghiên cứu khác của Duyu Zhou (2016) đưa ra kết luận yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng thẻ TD bằng phương pháp định lượng và định tính thông qua nhóm biến kinh tế xã hội và biến thể chế. Nghiên cứu chỉ ra biến kinh tế xã hội là tầng lớp địa vị có tác động tích cực đến tần suất sử dụng thẻ TD trong khi đó trình độ học vấn cao tác động tích cực đến việc thường xuyên sử dụng thẻ TD. Nhóm biến thể chế gồm biến tin tưởng chung có tác động tích cực đến việc sử dụng thẻ tín dung, cụ thể niềm tin vào tổ chức phát hành thẻ có ý nghĩa tác động đối với QĐSD thẻ TD. Nghiên cứu của Yantao Wang (2016) đưa ra kết luận dựa trên đánh giá của người tiêu dùng tại Trung Quốc- quốc gia đông dân nhất thế giới-về QĐSD thẻ TD. Nghiên cứu đo lường QĐSD thẻ TD dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng thông qua ba giai đoạn: hành vi hợp lý, lý thuyết hành vi kế hoạch, và mô hình chấp nhận công nghệ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các chỉ tiêu chủ quan và thái độ hành vi có ảnh hưởng lớn nhất đến QĐSD thẻ TD của khách hàng cá nhân. Paing (2019) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ TD của nhân viên ngân hàng tư nhân tại Myanmar. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích với 400 nhân viên ngân hàng tư nhân được phỏng vấn bằng bảng hỏi. Trong nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Thẻ TD bao gồm kiến thức về Thẻ TD, thái độ đối với việc sử dụng liên quan đến Thẻ TD, khả năng tiếp cận Thẻ TD dễ dàng, các chương trình khuyến mãi tích cực của Ngân hàng và yêu cầu thanh toán tối thiểu thấp đối với việc sử dụng Thẻ TD. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận TD dễ dàng và yêu cầu thanh toán tối thiểu có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến việc sử dụng Thẻ TD của nhân viên ngân hàng tư nhân và kiến thức về Thẻ TD có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến việc sử dụng Thẻ TD. Nghiên cứu này cũng cho thấy thái độ đối với việc sử dụng Thẻ TD và các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng Thẻ TD của nhân viên ngân hàng tư nhân.
  15. 4 Nghiên cứu của Arpita Khare (2011) xem xét đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ TD ở Ấn Độ. Đây được xem là nghiên cứu có tính chiến lược tại quốc gia mà việc dùng thẻ TD vẫn còn bị hạn chế bởi hầu hết người dân Ấn Độ thích thanh toán bằng tiền mặt và cho rằng thẻ TD không phải là phương thức giao dịch bảo mật. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tính tiện lợi góp phần làm tăng việc sử dụng và đưa ra quyết định chấp nhận giao dịch thẻ TD. Nghiên cứu cũng xem xét về độ tuổi cụ thể các khách hàng trẻ tuổi là những khách hàng tiềm năng và đưa ra quyết định giao dịch thẻ nhanh hơn và quyết đoán hơn so với thế hệ trước đó. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận có sự khác biệt về giới tính tồn tại đến việc đưa ra QĐSD thẻ TD, cụ thể đàn ông có khả năng sử dụng thẻ TD nhiều hơn phụ nữ. Điều này được nghiên cứu giải thích bởi phụ nữ thường bị xem nhẹ và phải phụ thuộc về tài chính vào người chồng trong xã hội Ấn Độ. 2.2 Các nghiên cứu trong nước Trịnh Hoàng Nam và cộng sự (2017) nghiên cứu về các yếu tố quyết định ý định sử dụng thẻ TD của người tiêu dùng. Dữ liệu được thu thập từ 485 khách hàng của ngân hàng thông qua khảo sát trực tuyến trên toàn quốc. Phân tích nhân tố khám phá và khẳng định đã được thực hiện để xác thực cấu trúc nhân tố của các mục đo lường trong khi mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để xác nhận mô hình đề xuất và kiểm tra các giả thuyết. Kết quả của mô hình cho thấy rủi ro nhận thức, tính hữu ích nhận thức, ảnh hưởng xã hội và tính dễ sử dụng nhận thức là những yếu tố quyết định quan trọng đến ý định sử dụng thẻ TD của người tiêu dùng. Trong số đó, chỉ có rủi ro nhận thức không khuyến khích mục đích sử dụng thẻ TD, được tổng hợp từ rủi ro tâm lý, tài chính, hiệu suất, quyền riêng tư, thời gian, xã hội và bảo mật. Nguyễn Huỳnh Quang (2018) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ TD của KHCN tại các NHTMCP Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trên 400 khách hàng theo cách lấy mẫu thuận tiện với bảng câu hỏi khảo sát, sau đó được phân tích qua các công cụ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 biến độc lập bao gồm: hình ảnh thương hiệu, an toàn bảo mật, chất lượng dịch vụ, chi phí sử dụng và tham khảo người khác đều có ảnh hưởng cùng chiều đến QĐSD thẻ TD.
  16. 5 Đặng Lâm Quỳnh Như (2018) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến QĐSD thẻ TD của khách hàng tại Vietinbank – Chi nhánh 9. Tác giả đã thực hiện khảo sát trực tiếp 235 khách hàng đã có thẻ TD của Vietin bank Chi nhánh 9 phát hành thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu sau đó được xử lý bằng SPSS với các bước: đánh giá độ tin cậy qua Croback’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định các giả thuyết và mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định T-test và phân tích ANNOVA. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố bao gồm: chính sách ngân hàng, thái độ tiêu dùng, sự tiện lợi, chi phí sử dụng và xu hướng tiêu dùng không tiền mặt có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử thẻ TD của KH. Nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất là xu hướng tiêu dùng không tiền mặt. Nguyễn Thị Ngọc Hiền và cộng sự (2022) nghiên cứu những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến QĐSD thẻ TD của khách hàng tại PVcomBank Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Thông qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 124 khách hàng của PVcomBank Ninh Kiều bằng cách sử dụng bảng câu hỏi, dữ liệu thu thập đã được đánh giá về độ tin cậy thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, và cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng QĐSD thẻ TD tại PVcomBank Ninh Kiều phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, bao gồm: Thái độ với hành vi sử dụng thẻ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức về kiểm soát hành vi sử dụng thẻ, Khả năng đáp ứng hệ thống của Ngân hàng, Chính sách Marketing. Kết quả phân tích hồi quy đa biến còn chỉ ra rằng tất cả sáu yếu tố trên đều có mức độ ảnh hưởng đáng kể đến QĐSD thẻ TD tại ngân hàng trên. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về quyết định giao dịch/sử dụng thẻ tín dụng, các nghiên cứu đều có giá trị cả về mặt học thuật và thực tiễn, chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như là các yếu tố kinh tế - xã hội, thu nhập, kiến thức tài chính, chiến lược tiếp thị,... Hiểu biết về những yếu tố này có thể giúp các tổ chức tài chính trong việc điều chỉnh sản phẩm, cải cách và đổi mới tiếp thị để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu hiện nay được tiếp cận theo một hướng khác nhau
  17. 6 và cho các kết quả có nhiều điểm chưa đồng nhất do mỗi nghiên cứu được thực hiện vào một giai đoạn tại một quốc gia/nhóm khách hàng nhất định. Vì vậy, các kết quả trước có giá trị tham khảo để phát triển chính sách cho một số ngân hàng nhất định tại quốc gia nhất định được khảo sát trong nghiên cứu, không mang tính chất phổ biến cho đại bộ phận ngân hàng, đặc biệt tại Việt Nam bởi đặc điểm chính sách, dịch vụ của mỗi ngân hàng là khác nhau tại từng không gian và thời gian. Do đó, việc có thêm các nghiên cứu tại thời điểm hiện tại và tại những không gian địa lý khác nhau là vô cùng cần thiết nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về các thành phần ảnh hưởng tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các nhân tố tác động tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN Việt Nam, mức độ ảnh hưởng cũng như chiều tác động của từng nhân tố. Từ đó, dựa trên những kết quả phân tích để gợi ý giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm phát triển giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch thẻ TD của KHCN tại các ngân hàng thương mại hiện nay. - Mô hình hóa và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đó tới quyết định giao dịch thẻ TD của KHCN tại các ngân hàng thương mại hiện nay. - Đề xuất giải pháp phát triển giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của KHCN. Thời gian nghiên cứu từ 15/6/2023 đến 30/7/2023. Phạm vi nghiên cứu là các NHTM Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu
  18. 7 Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính Trong giai đoạn nghiên cứu đầu tiên, tác giả tập trung vào việc tìm kiếm các bài nghiên cứu có cùng đề tài đã được công bố, các bài báo, tạp chí, giáo trình chuyên ngành hay các chính sách, văn bản pháp luật và các thống kê công khai có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Từ đó, tác giả tổng hợp, tóm tắt và lựa chọn những thông tin hữu ích cho nghiên cứu để làm cơ sở dẫn chứng và xây dựng mô hình. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng gồm các bước: - Xây dựng thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh sử dụng thẻ TD dựa trên các tổng quan nghiên cứu trước đó và thảo luận lấy ý kiến của những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ thẻ TD của ngân hàng. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để củng cố cơ sở lý thuyết. - Thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện điều tra, thu thập thông tin ngẫu nhiên thông qua một bảng câu hỏi cố định, được soạn sẵn. Việc lấy mẫu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi câu hỏi dạng online. Số liệu thu được từ bảng hỏi sẽ là nguồn dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng phần mềm SPSS. - Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu, truyền thông và các nghiên cứu trước đây. - Sau khi thu thập, thống kê, và nghiên cứu, tác giả sử dụng các công cụ thống kê mô tả, phân tích Cronbach Alpha, phân tích EFA và phương pháp hồi quy nhằm phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch thẻ TD của KHCN tại các NHTM Việt Nam hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được bố cục thành 5 chương.
  19. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp phát triển giao dịch bằng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Việt Nam.
  20. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH GIAO DỊCH BẰNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Thẻ tín dụng cá nhân 1.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng cá nhân Trên thế giới hình thành nhiều khái niệm căn bản về thẻ TD. Trong cuốn “Economics: Principles in action” (O’Sullivian, 2003) có định nghĩa về thẻ TD như sau: “Thẻ TD là một thẻ thanh toán được phát hành cho người dùng (chủ thẻ) để cho phép chủ thẻ chi trả cho người bán các hàng hóa và dịch vụ dựa trên khoản nợ tích lũy của chủ thẻ (nghĩa là chủ thẻ cam kết thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ số tiền giao dịch cộng thêm các khoản thuế phí khác). Tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN có định nghĩa: “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.” Như vậy, thẻ TD là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đó chủ thẻ được cấp một hạn mức tuần hoàn cho phép họ chi tiêu trước, trả tiền sau với hạn mức được ngân hàng phát hành quy định. Khi chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ được miễn lãi với số dư nợ cuối kỳ. Tuy nhiên, nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc chỉ thanh toán một phần số tiền đã chi tiêu thì sẽ phải chi trả phí chậm thanh toán cho ngân hàng. Hạn mức TD của chủ thẻ chỉ được khôi phục khi toàn bộ số tiền phát sinh được thanh toán hết cho ngân hàng. Đây là đặc điểm “ tuần hoàn” của thẻ TD. 1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng cá nhân Năm 1949, ông Frank McNamara sau một lần dùng bữa tại nhà hàng nhưng gặp vấn đề về việc thanh toán, đã cùng với đối tác đã lập ra Công ty Diners Club, phát hành loại thẻ chuyên dùng để thanh toán tại các nhà hàng - tiền thân của thẻ TD hiện nay. Hai năm sau, vào năm 1951, Ngân hàng quốc gia Franklin và New York đã phát hành thẻ TD đầu tiên mang tới đến khách hàng. Với loại hình thức thẻ này khách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2