![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận văn "Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam" được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp này có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỲNH MAI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỲNH MAI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung bài luận văn “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam” là công trình được nghiên cứu và hoàn thành từ quan điểm của cá nhân tác giả. Các số liệu và kết quả trong luận văn này được sử dụng một cách trung thực. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. HCM, ngày …. tháng …. năm 2024 Nguyễn Quỳnh Mai
- ii LỜI CÁM ƠN Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo một môi trường học tập tốt nhất, đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tác giả cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Đoàn Thanh Hà đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn nghiên cứu này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và anh/chị/em đồng nghiệp luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt khoá học. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế trong khi đó vấn đề thực tiễn rất rộng lớn cho nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những đóng góp, ý kiến quý báu nhất của Quý thầy cô và bạn bè để tác giả hoàn thiện hơn luận văn nghiên cứu. TP. HCM, ngày …. tháng …. năm 2024 Nguyễn Quỳnh Mai
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. 2. Nội dung: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó. Đề tài thực hiện với mục tiêu tìm ra các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, qua đó nhằm đề xuất cho các doanh nghiệp trong ngành này lựa chọn được nguồn tài trợ phù hợp nhất. Kế thừa từ những nghiên cứu trước có liên quan đến các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, tác giả tìm ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp của 24 doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết tại Việt Nam từ năm 2012 – 2023 trên các báo cáo tài chính hợp nhất. Để xử lý số liệu, tác giả sử dụng phần mềm thống kê STATA 14.0. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và ước lượng bình phương nhỏ nhất thông qua mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM. Biến phụ thuộc là Hệ số nợ tổng thể (LEV) và 9 biến độc lập là Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Cấu trúc TSCĐ hữu hình (TANG), Khả năng sinh lời (ROE), Tăng trưởng doanh nghiệp (GROWTH), Tính thanh khoản (LIQ), Thuế suất thuế TNDN (TAX), Tăng trưởng kinh tế (GDP), Tỷ lệ lạm phát (CPI), Đại dịch Covid 19 (COVID). Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, cấu trúc TSCĐ hữu hình, thuế suất TNDN, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng tích cực đến LEV. Biến tăng trưởng doanh nghiệp có tác động tiêu cực, còn tính thanh khoản không có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý đối với quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản cố định hữu hình và khả năng sinh lời nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành thủy sản đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn vay. 3. Từ khóa: Cấu trúc vốn, nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, doanh nghiệp ngành thủy sản.
- iv ABSTRACT 1. Title: Factors affecting the capital structure of seafood enterprises listed on the Vietnam stock exchange. 2. Abstract: The capital structure plays an important role in the business’s promotion and development. The project was carried out with the goal of finding factors affecting the capital structure of seafood enterprises listed on the Vietnam stock exchange, thereby proposing recommendations for enterprises in this industry to choose the most suitable source of funding for businesses. On the basis of inheriting the previous research results on factors affecting the capital structure, the author found a research model suitable for the research object. The study uses secondary data of 24 listed seafood enterprises in Vietnam from 2012 - 2023 on the consolidated financial statements. To process data, the author uses statistical software STATA 14.0. The author uses quantitative research methods and least squares estimation through multivariate regression models Pooled OLS, FEM, REM. The dependent variable is Debt coefficient (LEV) and the 9 independent variables are business size (SIZE), tangible fixed assets (TANG), profitability ratio (ROE), growth rate (GROWTH), liquidity (LIQ), corporate income tax (TAX), economic growth (GDP), inflation rate (CPI), COVID-19 (COVID). Research results show that business size, profitability ratio, tangible fixed assets, corporate income tax, economic growth, inflation rate and COVID-19 have a positive influence on LEV. Meanwhile, the growth rate of enterprise has a negative impact and the liquidity variable has no statistical significance. Based on the research results, the author has proposed a number of implications for business size, tangible fixed asset structure and profitability to help businesses in the seafood industry evaluate the reasonableness in the use of loan capital. 3. Keywords: Capital structure, capital structure factors, seafood enterprises.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CTV Cấu trúc vốn HĐKD Hoạt động kinh doanh HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Mô hình hồi quy bình phương nhỏ OLS Ordinary Least Squares nhất FEM Fixed Effects Model Mô hình hồi quy tác động cố định REM Random effects model Mô hình tác động ngẫu nhiên GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Feasible Generalized Least Bình phương tối thiểu tổng quát khả FGLS Squares thi Weighted average cost of WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân capital
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .............................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..............................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 5 1.7 Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 10 2.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp............................................... 10 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp ....................................... 10 2.1.2 Vai trò của cấu trúc vốn ........................................................................ 11 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp .......................... 12 2.2 Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn .................................................... 14 2.2.1 Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống ............................................. 14 2.2.2 Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại ............................................................... 15 2.2.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ........................................................... 17 2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng ................................................................... 18 2.3 Lý thuyết về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ................................... 21 2.3.1 Quy mô của doanh nghiệp .................................................................... 22 2.3.2 Lợi nhuận doanh nghiệp ....................................................................... 22 2.3.3 Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp ......................................... 23 2.3.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp .................................................. 23
- viii 2.3.5 Tinh thanh khoản của doanh nghiệp ..................................................... 23 2.3.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................. 24 2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................... 24 2.4.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 24 2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 26 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 34 3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 34 3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 34 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 38 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 41 3.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................ 41 3.2.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu ................................ 42 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 47 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích tương quan của các biến số độc lập ................................................................................................................... 47 4.1.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ........................ 47 4.1.2 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu..... 49 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................................................ 49 4.2.1 Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy ........................................ 49 4.2.2 Kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................ 51 4.2.3 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình FEM ........................ 52 4.3 Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu ................ 54 4.3.1 Kiểm định giả thuyết thống kê.............................................................. 54 4.3.2 Thảo thuận kết quả nghiên cứu ............................................................. 55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................. 60 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 60 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................ 60 5.2.1 Đối với quy mô doanh nghiệp .............................................................. 60 5.2.2 Đối với cấu trúc tài sản cố định hữu hình ............................................. 61
- ix 5.2.3 Đối với khả năng sinh lời...................................................................... 62 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 63 5.3.1 Hạn chế nghiên cứu .............................................................................. 63 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................xi PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THU THẬP ....................................................................... xv PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN .................................................................xxxi
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố từ các lý thuyết có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ............................................................................................................ 21 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................ 28 Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố đề xuất vào mô hình nghiên cứu .......................... 36 Bảng 3.2: Phương pháp đo lường biến trong mô hình nghiên cứu .......................... 37 Bảng 4.1: Thống kê mô tả ........................................................................................ 47 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM ...................... 50 Bảng 4.3: Kiểm đinh lựa chọn mô hình ................................................................... 51 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM............ 52 Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS ........................... 53 Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp ...................................................................................... 54
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Cấu trúc vốn (CTV) là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh. Một cấu trúc vốn được xem là hợp lý khi có sự cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, giúp tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Vốn vay là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy tài chính, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều vốn vay, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro thanh toán. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu cũng thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vĩ mô nền kinh tế, lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động, tình hình hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CTV hay nói cách khác là nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý? Trên thực tế, CTV sẽ thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng thường tập trung vào các đặc điểm như sau: Tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo và hành vi quản trị của nhà quản trị. Thay vì tìm xem tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tối ưu, các nhà nghiên cứu về tài chính học thường quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay, hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với CTV, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tựu và cố gắng nỗ lực của ngành thủy sản tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những ảnh
- 2 hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế, đại dịch Covid-19, những biến động về lãi suất và lạm phát cũng như các chính sách quản lý của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thủy sản. Những vấn đề này khiến các doanh nghiệp ngành thủy sản tại Việt Nam ngày càng quan tâm đến bài toán quả trị tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là thiết lập một cơ cấu vốn phù hợp cho doanh nghiệp. CTV phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận, hạn chế rủi ro tài chính. Việc nghiên cứu về CTV, đặc biệt là các nhân tố tác động đến CTV của doanh nghiệp ngành thủy sản là rất cần thiết và có tính ứng dụng cao. Hiện nay tại Việt Nam, tổng vốn của các doanh nghiệp thủy sản không ngừng tăng trong 5 năm qua (2019 - 2023). Cụ thể, tổng tài sản năm 2023 tăng 81,23% so với năm 2019. Việc chủ động gia tăng quy mô tài sản trong bối cảnh khó khăn về thị trường là việc làm có tầm nhìn xa cho chiến lược phát triển dài hạn. Điều này cho thấy, quyết tâm mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành Thủy sản. Quy mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2019 - 2023 tập trung vào tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2019 – 2023 và có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng tài sản ngắn hạn năm 2023 tăng 68,63% so với 2019. Như vậy, việc gia tăng tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Điều này có nghĩa là phần lớn vốn vay là phục vụ cho việc hình thành các tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho, khoản phải thu, tiền đáp ứng nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp khi tăng doanh thu. Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng ngắn hạn, với mỗi năm từ 5 – 8%. Khi cơ cấu nợ càng tăng cao thì các doanh nghiệp ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với việc gia tăng chi phí lãi giảm đi lợi nhuận, nhưng lại được mặt lợi là lá chắn thuế TNDN. Vì vậy, vai trò của đòn bẩy tài chính luôn có tính hai mặt trong các doanh nghiệp và cần được làm rõ. Các công trình nghiên cứu hiện nay trong nước và nước ngoài điển hình như Frank và cộng sự (2009); Dincergok và cộng sự (2011); Wahab và cộng sự (2014); Đặng Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2014), Võ Minh Long (2017), Trần Việt Dũng và cộng sự (2021) đã vận dụng những nhân tố điển hình trong các lý thuyết trật tự phân
- 3 hạng, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết M&M đó là quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, TSCĐ hữu hình, lợi nhuận hay thuế TNDN để phân tích về tác động của chúng đến CTV. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường ngoài các nhân tố nội tại thì còn các nhân tố thuộc vĩ mô nền kinh tế. Do đó, GDP hay lạm phát hoặc gần đây nhất là đại dịch Covid 19 có tác động đến việc sử dụng nợ hay tiếp cận được nợ của các doanh nghiệp cũng cần được phân tích. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn và các khoảng trống nghiên cứu đó tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam” nhằm đề xuất cho các doanh nghiệp trong ngành này có được nguồn vốn hay CTV hiệu quả. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Luận văn được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp này có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ ba, đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam để có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam?
- 4 Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào? Thứ ba, các hàm ý nào được đề xuất cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam để có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn thu thập 24 doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam gồm sàn HOSE, HNX, UPCOM. Số lượng doanh nghiệp này chiếm trên 80% thị phần của ngành do đó đủ tính đại diện cho toàn ngành thủy sản Việt Nam. Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thiết kế dạng bảng và thu thập từ năm 2012 – 2023. Đây là giai đoạn mà ngành thủy sản có nhiều biến động và trong đó có đại dịch Covid 19 xuất hiện trong hai năm 2020 – 2021. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp chính đó là định tính và định lượng. Trong đó nghiên cứu định tính nhằm giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất đó là xác định các nhân tố tác động đến CTV của doanh nghiệp, thông qua việc tổng hợp khung lý thuyết nền tảng, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết được hai mục tiêu đó là đo lường sự tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam và từ đó đề xuất các hàm ý chính sách. Với phương pháp nghiên cứu định lượng thì cần thiết nhất là thu thập dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp
- 5 ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2023 và thiết kế dạng bảng. Từ dữ liệu đó tiến hành xử lý thông qua phần mềm thống kê STATA 14.0 để cho ra các kết quả. Sau đó, luận văn sẽ thống kê mô tả đặc điểm của các biến số, thực hiện hồi quy với các mô hình như Pooled OLS, FEM, REM. Dựa trên các mô hình hồi quy sẽ thực hiện hàng loạt các kiểm định như Hausman, F – test để lựa chọn mô hình phù hợp, từ đó kiểm định sự xuất hiện các khuyết tật và khắc phục chúng với phương pháp FGLS để có được kết quả hồi quy cuối cùng. Với kết quả đó tạo cơ sở để kết luận các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất các hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.6 Đóng góp của đề tài Luận văn này xác định các khoảng trống nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, giai đoạn 2012 – 2023 để phân tích. Từ dữ liệu thu thập và xử lý thống kê, luận văn đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố cũng như mức độ tác động của chúng đến CTV của doanh nghiệp ngành thủy sản. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu này luận văn đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp nhằm có những cải thiện hay sử dụng CTV hiệu quả hơn trong tương lai, khi đối sánh với các nhân tố tác động đến nó. 1.7 Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.6 Đóng góp của đề tài 1.7 Kết cấu của luận văn Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu 2.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.1.2 Vai trò của cấu trúc vốn 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.2 Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn 2.2.1 Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống 2.2.2 Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại 2.2.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn 2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng 2.3 Lý thuyết về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn 2.3.1 Quy mô của doanh nghiệp 2.3.2 Lợi nhuận doanh nghiệp 2.3.3 Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp 2.3.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 2.3.5 Tinh thanh khoản của doanh nghiệp 2.3.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 2.4.1 Các nghiên cứu trong nước
- 7 2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 3.2.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích tương quan của các biến số độc lập 4.1.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 4.1.2 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 4.2.1 Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy 4.2.2 Kiểm định lựa chọn mô hình 4.2.3 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình FEM 4.3 Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu 4.3.1 Kiểm định giả thuyết thống kê 4.3.2 Thảo thuận kết quả nghiên cứu
- 8 Chương 5: Kết luận và hàm ý 5.1 Kết luận 5.2 Hàm ý chính sách 5.2.1 Đối với quy mô doanh nghiệp 5.2.2 Đối với cấu trúc tài sản cố định hữu hình 5.2.3 Đối với khả năng sinh lời 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế nghiên cứu 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
51 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)