intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam" nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó gợi ý một số giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG NHI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẰNG NHI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG ĐÌNH TÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Hằng Nhi, là học viên cao học, chuyên ngành Tài chính ngân hàng lớp CH23C1, Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Số liệu và kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố cho bất kỳ tổ chức hay đơn vị nào và cũng chƣa đƣợc sử dụng cho bất kỳ hình thức bằng cấp nào. Các thông tin, dữ liệu thứ cấp mà tôi sử dụng trong nghiên cứu này hoàn toàn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./. Học viên Nguyễn Thị Hằng Nhi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ gia đình, quý Thầy Cô và các bạn bè. Vì vậy, tôi xin phép đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: - TS. Đ ng Đình Tân, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tìm kiếm tài liệu, thực hiện đề cƣơng đến khi hoàn tất luận văn. - Quý Thầy Cô giáo đã truyền đạt cho tôi vô vàng kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong thời gian theo học tại trƣờng. - Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. - Các bạn bè, anh chị đồng nghiệp và gia đình đã nhiệt tình hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ giai đoạn thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn!
  5. iii TÓM TẮT Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nội dung: Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc nâng cao lợi nhuận đang là bài toán đ t ra cho mỗi ngân hàng thƣơng mại. Do đó tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình GLS với biến phụ thuộc là ROE, biến độc lập gồm các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô. Với số lƣợng mẫu nghiên cứu gồm 18 NHTM, tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đ t ra Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ cho vay, Tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ lạm phát ảnh hƣởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động; các yếu tố Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có ảnh hƣởng nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động; ngoài ra, Tỷ lệ thanh khoản không ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở kết quả đạt đƣợc, tác giả đề xuất một số hàm ý quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Từ khóa: Quản lý tín dụng, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thƣơng mại, Việt Nam
  6. iv ABSTRACT Title: FACTORS AFFECTING THE PERFORMANCE OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM Abstract: In the context of market economy and fierce competition, improving profits is a problem for every commercial bank. Therefore, the author conducts a study on factors affecting on the performance of commercial banks in Vietnam. The study used the GLS with the dependent variable ROE, the independent variable including the factors of internal bank and macro economy. With the number of research samples including 18 commercial banks, the author conducted descriptive statistical analysis, correlation analysis and regression analysis to answer the research questions. The results show that Lending rate, Size, GDP, Inflation rate have a positive influence on bank performance; The Non-performing loans ratio and the Capital Adequacy ratio have negative influence on the performance; In addition, the Liquidity Ratio does not affect the bank performance. Based on these results, I proposes some management implications to improve the quality of credit management, thereby improving the profits of Vietnamese commercial banks. Keywords: Credit management, performance, commercial banking, Vietnam
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 3 FEM Fixed Effects Model 4 REM Random Effects Model 5 OLS Original Least Square 6 GLS Generalized Least Squares 7 LR Lending ratio (Tỷ lệ cho vay) Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an toàn vốn tối 8 CAR thiểu) 9 GDP Gross Domestic Product 10 INF Inflation Rate 11 NPL Non-performing loans ratio
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ...............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT ............................................................................v MỤC LỤC ..................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix DANH MỤC H NH ....................................................................................................x CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................1 1.1. Đ t vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4 1.6.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................5 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5 K T LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUY T VÀ T NG QUAN CÁC NGHI N CỨU TRƢỚC .......................................................................................................................8 2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ..................................................................................8 2.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .....................................................8 2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .................................8 2.1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ......9
  9. vii 2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ............................10 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ........................................................................12 2.2.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..........................................................................12 2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................16 2.2.3. Nhận xét các nghiên cứu trƣớc .......................................................................18 K T LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................20 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ......................................................21 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................21 3.2. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................22 3.3. Mô tả các biến nghiên cứu .................................................................................22 3.3.1. Biến phụ thuộc ................................................................................................23 3.3.2. Biến độc lập.....................................................................................................23 3.4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................28 3.5. Thu thập dữ liệu .................................................................................................30 3.6. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng .....................................................................................30 K T LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................37 CHƢƠNG 4. K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38 4.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua ..............................................................................................................38 4.2. Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ................39 4.3 Tình hình hoạt động tại các ngân hàng ...............................................................40 4.4. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................40 4.4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình ...........................................42 4.4.2. Ma trận tƣơng quan đơn tuyến tính giữa các c p biến Pearson ......................44 4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình.........................................................45 4.4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình ...........................................................................46 4.4.5. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi .....................................................48 4.4.6. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ...............................................................49 4.4.7. Phân tích kết quả hồi quy ................................................................................50
  10. viii 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................53 K T LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................57 CHƢƠNG 5. K T LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ.................................................58 5.1. Kết luận ..............................................................................................................58 5.2. Một số hàm ý quản lý .........................................................................................59 5.2.1. Về phía các Ngân hàng thƣơng mại ................................................................59 5.2.2. Về phía các cơ quan quản lý ...........................................................................61 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................63 K T LUẬN CHƢƠNG 5..........................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................i PHỤ LỤC ...................................................................................................................vi
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các biến trong mô hình........................................................................ 26 Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu tác động của các biến độc lập ........................................ 29 Bảng 4.1. Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ...................................... 43 Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan tuyến tính đơn giữa các c p biến ........................ 45 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phƣơng sai .... 46 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định F-test...................................................................... 47 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian test ........................ 47 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman ............................................................... 48 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Modified Wald ...................................................... 49 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wooldridge ........................................................... 49 Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 50 Bảng 4.10. Bảng so sánh kết quả đạt đƣợc với kỳ vọng ban đầu ........................ 53
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 21 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 22
  13. 1 CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề NHTM là một loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là một lĩnh vực “đ c biệt” vì liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi m t trong đời sống kinh tế xã hội. Do đó, sự phát triển của NHTM đóng góp một vai trò vô cùng to lớn với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998 xuất phát từ Châu Á sau đó lan rộng ra các nƣớc; cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 với sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers và các ngân hàng, các tập đoàn tài chính lớn ở Mỹ và khắp nơi trên Thế giới đã cho thấy tầm ảnh hƣởng quan trọng của hệ thống ngân hàng mà đ c biệt là hệ thống NHTM đối với nền kinh tế quốc gia. Những cuộc khủng hoảng này đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu và cho thấy tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTM Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan với bất kỳ một quốc gia nào. Trong tiến trình hội nhập, ngoài những thuận lợi và cơ hội do hội nhập mang lại, các Doanh nghiệp trong nƣớc nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng còn phải đối diện với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, các NHTM không những phải cạnh trạnh với các ngân hàng trong nƣớc mà còn phải chịu sức ép từ các ngân hàng nƣớc ngoài với sự phát triển lâu đời cùng với sự tiến bộ vƣợt bậc về công nghệ… Đồng thời các ngân hàng cũng đang trong quá trình tăng vốn để đáp ứng các yêu cầu của Basel II nhằm đảm bảo tỷ lệ thanh khoản và an toàn vốn cùng với xu hƣớng tái cấu trúc, sáp nhập các ngân hàng. Chính điều này đã gây khó khăn cho các ngân hàng và khái niệm về hiệu quả hoạt động ngân hàng đang ngày càng đƣợc các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hơn.
  14. 2 Ảnh hƣởng của hậu COVID-19 ngày càng phức tạp đang khiến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội trong nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và hoạt động của ngân hàng cũng không ngoại lệ. Hiện nay, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng gia tăng, các ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất khi hoạt động cho vay bị ảnh hƣởng nghiêm trọng trong bối cảnh ngành ngân hàng đã gồng mình lên để tái cơ cấu, đầu tƣ công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cắt giảm chi phí để hỗ trợ nền kinh tế. Điều này đang làm cho các ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng đang g p nhiều khó khăn trong việc ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và xu thế hội nhập kinh tế cạnh tranh. Thời gian qua đã có nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dƣới nhiều góc độ khác nhau. Việc tìm hiểu cụ thể về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng nhƣ phân tích tổng thể về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là điều cần thiết. Tuy nhiên, với nhiều phƣơng pháp khác nhau, đa phần các nghiên cứu trƣớc chủ yếu tìm hiểu về sự khác biệt giữa lợi nhuận thu đƣợc và chi phí nợ phải trả. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn đƣợc coi là hàm số của cả yếu tố vi mô và vĩ mô. Các biến số vi mô gồm các tài khoản trong báo cáo tài chính của ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô không liên quan đến quy trình nội bộ ngân hàng nhƣng cũng ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Kết quả của những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi, đ c biệt là tại Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, cũng nhƣ với mong muốn tìm hiểu liệu quản lý tín dụng có mối quan hệ nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, cũng nhƣ quản lý tín dụng đƣợc đo lƣờng bởi những biến số nào và những biến số đó có tác động đến kết quả hoạt động của NHTM ra sao, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam”. M c dù đã có những nghiên cứu trƣớc nhƣng do vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng và các yếu tố liên quan nên đề tài này vẫn cần thiết đƣợc thực
  15. 3 hiện nhằm góp phần thu thập những hiểu biết sâu hơn về vai trò của công tác quản lý tín dụng và các yếu tố liên quan ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Từ đó gợi ý một số giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát đã nêu, luận văn đƣợc chi tiết hóa thành các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. - Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu chi tiết mà nghiên cứu đ t ra ở trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: - Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam là gì? - Các yếu tố đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam? - Các giải pháp nào nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từ góc độ quản lý tín dụng và chính sách tín dụng trong thời gian tới?
  16. 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đại diện là ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2019. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam giai đoạn 10 năm từ năm 2010 – 2019. Đây là giai đoạn mà báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc niêm yết tƣơng đối đầy đủ và đáng tin cậy. Đề tài không sử dụng dữ liệu năm 2020 do từ năm 2020 đến nay, hoạt động các ngân hàng ít nhiều cũng chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh, chính sự biến động này có thể sẽ là yếu tố gây nhiễu, làm ảnh hƣởng đến kết quả của mô hình. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng của 18 NHTM Việt Nam. Dữ liệu chính của bài nghiên cứu đƣợc lấy và tính toán từ các số liệu trên Báo cáo tài chính của các NHTM, ngoài ra, chỉ số lạm phát và GDP đƣợc thu nhập từ World Bank. Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12, đồng thời áp dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng GLS để thực hiện kiểm định các mô hình trong bài nghiên cứu nhằm xác định tác động của quản lý tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam – Giai đoạn 2010-2019. Các biến đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ đƣợc mô tả rõ hơn trong chƣơng 3. 1.6. Ý nghĩa của đề tài 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn đã đóng góp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng
  17. 5 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh của các NHTM tại Việt Nam, luận văn đã xác định đƣợc các thành phần liên quan đến quản lý tín dụng và các yếu tố vĩ mô có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý một số đề xuất và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý tín dụng, chính sách tín dụng nhằm qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia thành 5 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1: Phần mở đầu Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu Tác giả trình bày các lý thuyết nền và các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Từ đó hình thành giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả trình bày các bƣớc nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, các kỹ thuật phân tích định lƣợng bao gồm thống kê mô tả, lựa chọn mô hình phù hợp, kiểm định các khuyết tật của mô hình và phân tích kết quả hồi quy. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản lý
  18. 6 Từ kết quả nghiên cứu tìm đƣợc, tác giả đƣa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng.
  19. 7 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi ngân hàng vì có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải đối m t với nhiều rủi ro. Trong chƣơng 1 này, tác giả đã trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, ý nghĩa cũng nhƣ kết cấu của đề tài nhằm giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu. Ở phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
  20. 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHI N CỨU TRƢỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 2.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến số đầu ra thu đƣợc so với các biến số đầu vào đã đƣợc sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Biến số đầu vào có thể là vốn, nhân lực, kỹ thuật công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Biến số đầu ra là các kết quả kinh tế nhƣ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Theo McMahon (1995) cho rằng hiệu quả hoạt động nhƣ là một chỉ số đƣợc tính toán dựa trên các số liệu kế toán. Nó đánh giá hiệu quả quá trình tạo ra các giá trị tối đa cho các cổ đông. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả hoạt động có thể hiểu ở hai khía cạnh nhƣ sau: Thứ nhất là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lợi ho c giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác, thứ hai là xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng. Hiện nay, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xem xét ở những khía cạnh khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của luận văn này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đƣợc tác giả xem xét dƣới khía cạnh lợi nhuận và khả năng sinh lời đƣợc tạo ra bởi các ngân hàng này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2