Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
lượt xem 8
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu" được thực hiện với mục tiêu nhằm nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng ACB, từ đó đề xuất hàm ý quản trị đối với ngân hàng trong việc duy trì, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
- BỘjGIÁOjDỤCjVÀ ĐÀO TẠO NGÂNjHÀNGjNHÀ NƯỚCjVIỆT NAM TRƯỜNGjĐẠI HỌCjNGÂN HÀNGjTHÀNH PHỐ HỒjCHÍ MINH PHẠMjNGỌCjXUÂN NGUYÊN CÁCjNHÂN TỐjTÁC ĐỘNGjĐẾN TĂNGjTRƯỞNGjTÍN DỤNG CÁ NHÂNjTẠI NGÂNjHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ÁjCHÂU LUẬNjVĂNjTHẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thànhjphố HồjChíjMinh - Năm 2023 Thànhjphố HồjChíjMinh - Năm 2023
- BỘjGIÁOjDỤCjVÀ ĐÀO TẠO NGÂNjHÀNGjNHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠIjHỌCjNGÂN HÀNGjTHÀNH PHỐ HỒjCHÍ MINH PHẠMjNGỌCjXUÂN NGUYÊN CÁCjNHÂN TỐjTÁC ĐỘNGjĐẾN TĂNGjTRƯỞNGjTÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂNjHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬNjVĂNjTHẠCjSĨ Chuyênjngành: Tàijchínhjngân hàng Mãjngành: 8340201 NGƯỜIjHƯỚNGjDẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH.NguyễnjNgọcjThạch Thànhjphố HồjChíjMinh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Ngọc Xuân Nguyên, học viên lớp cao học CH22B2, trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2020 – 2022. Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài “ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên khoa Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các trích dẫn, tài liệu và dữ liệu tham khảo đều được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo và trong nội dung của bài nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp này là công trình do tôi tạo ra bằng việc ứng dụng kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Tôi cam đoan không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP.Hồ Chí Minh, ngày….. tháng……năm 2023 Tác giả
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, những người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền đạt kiến thức và hướng dẫn cho tôi trong những năm học tập tại trường, và tạo cơ hội cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoành thành nghiên cứu một cách trọn vẹn. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của mình - PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch, một người giảng viên đã tận tâm hướng dẫn và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nếu không có sự hướng dẫn tận tâm của Thầy thì luận văn này chắc chắn không thế hoàn tất trọn vẹn được. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị cùng khóa và những người thân thương bên cạnh tôi, đã giúp đỡ, đóng góp những ý kiến, những nhận xét quý báu cho tôi. Lời cuối cùng, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót không thể nào tránh, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô. Trân trọng cảm ơn!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. 2. Tóm tắt Tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, với doanh nghiệp, cũng như đối với các NHTM. Việc đánh giá mức độ tác động cũng như sự biến động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM là rất cần thiết để xây dựng mức tăng trưởng hợp lý, có tác động hiệu quả đến nền kinh tế cũng như lợi nhuận của các NHTM. Đó là lí do tại sao mục tiêu hướng đến của luận văn là tăng trưởng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ACB – thuộc nhóm các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Từ đó làm cơ sở đề xuất các kiến nghị, các giải pháp nâng cao hiệu quả và tăng tưởng tín dụng trong thời gian tới. Với đề tài này, một số các nghiên cứu tiêu biểu như của Burcu Aydin (2008), dựa trên đó tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ACB bao gồm các yếu tố: Tỷ giá hối đoái, Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, Tăng trưởng tiền gửi, , tỷ lệ nợ phải trả, nợ xấu, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Tốc độtăng trưởng kinh tế, Quy mô của ngân hàng, Tỷ lệ lãi biên của ngân hàng, Tỷ lệ chi phí trên thu nhập. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của ACB, trong đó có 6 yếu tố tác động cùng chiều và 4 yếu tố ngược chiều. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả có cơ sở đưa ra hàm ý góp phần nâng cao và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. 3.Từ khóa: tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng, huy động tiền gửi, khả năng sinh lợi.
- iv ABSTRACT 1.Title Factors affecting the growth of personal credit at Asian Commercial oint Stock Bank 2. Abstract Credit growth plays an important role for the economy, for businesses and also for commercial banks, the assessment of fluctuations as well as the impact of factors on credit growth of central banks is essential to build a reasonable growth rate, it has an effective impact on the economy as well as the profitability of the central banks. Therefore, the research ob ective of the thesis is to analyze credit growth and factors affecting credit growth of ACB – one of the leading commercial banks in Vietnam. Since then, it has proposed recommendations and solutions to improve the efficiency of credit growth in the coming time, from some previous studies of Burcu Aydin (2008) the author has built a model to study the factors affecting credit growth of ACB including the following factors: Deposit Growth, Exchange Rate, Economic growth rate, Difference in deposit and loan interest rates, ratio of liabilities, bad debts, profit-to-equity ratio, Size of bank, ratio of cost to income, ratio of marginal interest of banks. The results of the study have identified the impact of factors on credit growth of ACB, including 6 factors affecting the same direction and 4 factors in the opposite direction. From the results of the study, the author has the basis to give the implications of improving and promoting credit growth at Asia Commercial oint Stock Bank. 3.Keywords Credit growth, credit quality, deposit mobilization, profitability.
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần BCTC Báo cáo tài chính VCSH Vốn chủ sở hữu TNHH Trách nhiệm hữu hạn HQHĐKD Hiệu quả hoạt động kinh doanh
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii 1. Tiêu đề ............................................................................................................... iii 2. Tóm tắt .............................................................................................................. iii 3.Từ khóa: ............................................................................................................. iii ABSTRACT .............................................................................................................iv 1.Title .................................................................................................................... iv 2. Abstract ............................................................................................................. iv 3.Keywords ........................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài .......................................................2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................3 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu .................................................................3 1.5. Đóng góp của đề tài..........................................................................................4 1.6. Bố cục của nghiên cứu với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc như sau .......4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ...... 6 2.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng..............................................................6 2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng.trưởng tín dụng của.Ngân hàng thương mại ..............................................................................................................7 2.2.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng .........................................................................7 2.2.1.1.Tăng trưởng tiền gửi ( DKKH, DCKH ) .....................................................7 2.2.1.2. Khả năng sinh lời ( ROE)...........................................................................8 2.2.1.3 Biên lợi nhuận (NIM)..................................................................................8 2.2.1.4. Nợ xấu (NPL) .............................................................................................8 2.2.1.5. Quy mô ngân hàng (BS).............................................................................9
- vii 2.2.1.6. Tỷ lệ dư nợ nhóm khách hàng cá nhân ......................................................9 2.2.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ...............................................................................9 2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) .............................................................9 2.2.2.2. Lạm phát (INF) ........................................................................................10 2.2.2.3. Tỷ giá hối đoái (ER).................................................................................10 2.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................................10 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................17 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................18 3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..........................................18 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................21 3.3.1. Ưu điểm phương pháp Bayes ......................................................................21 3.3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................................................23 3.3.2. Xử lý số liệu nghiên cứu .............................................................................23 3.3.3. Các kỹ thuật hồi quy mô hình ....................................................................24 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 27 4.1. Thống kê mô tả các dữ liệu của nghiên cứu ..................................................27 4.2. Xây dựng mô phỏng cho các thông tin tiên nghiệm ......................................27 4.3. Phân tích Bayes Factor và Bayes test model thông qua lệnh.........................34 4.3.1. Phân tích Bayes Factor ................................................................................34 4.3.2. Phân tích bayes test model ..........................................................................34 4.4. Kiểm định hội tụ theo phương pháp lấy mẫu MCMC ...................................35 4.5. Kết quả thu được ............................................................................................38 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................41 Tóm tắt chương 4: .................................................................................................44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 45 5.1. Nguyên nhân của hạn chế trong việc tăng trưởng tín dụng tại ACB ............45 5.2. Hàm ý quản trị................................................................................................46 5.2.1. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động ..................................................................46 5.2.2. Nâng cao chất lượng cấp tín dụng...............................................................47 5.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng cả về phạm vi và đối tượng khách hàng .......48
- viii 5.2.4. Theo dõi sát sao chính sách của NHNN để có kế hoạch thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng và mục tiêu chính sách của NHNN ...........................................................................................48 5.3. Khe hỡ nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................49 5.3.1. Khe hỡ nghiên cứu ......................................................................................49 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................49 Tóm tắt chương 5 ..................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC .................................................................................................................. v
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài --------------------------------- 15 Bảng 2: Thang đo các biến --------------------------------------------------------------- 20 Bảng 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ------------------------ 27 Bảng 4: Mô tả biến nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 28 Bảng 5: Mô phỏng thông tin tiên nghiệm ---------------------------------------------- 28 Bảng 6: Kết quả mô phỏng 1 ------------------------------------------------------------- 29 Bảng 7: Kết quả mô phỏng 2 ------------------------------------------------------------- 30 Bảng 8: Kết quả mô phỏng 3 ------------------------------------------------------------- 31 Bảng 9: Kết quả mô phỏng 4 ------------------------------------------------------------- 32 Bảng 10: Kết quả mô phỏng 5 ----------------------------------------------------------- 33 Bảng 11: Kết quả phân tích -------------------------------------------------------------- 34 Bảng 12: Kết quả phân tích -------------------------------------------------------------- 34 Bảng 13: Tổng hợp kết quả hồi quy ----------------------------------------------------- 39
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ACB ....................................................................................................................................4 Hình 2: Quy trình nghiên cứu...................................................................................18 Hình 3: Đồ thị chuẩn đoán hội tụ .............................................................................36
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế với góc nhìn vĩ mô. Theo mô hình tổng cung, tổng cầu tín dụng tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn thông qua 3 kênh: tiêu dùng, đầu tư, xuất - nhập khẩu, tức là sản lượng (Y) tăng, nếu tín dụng bị thu hẹp thì 3 kênh này sẽ giảm giá trị dẫn đến tổng cầu giảm (Y giảm). Tuy nhiên tín dụng lại tác động đến tăng sản lượng (Y) trong ngắn hạn, nếu tăng trưởng tín dụng kéo dài nhiều năm sẽ làm tăng lạm phát, mất cân đối kinh tế vĩ mô dẫn đến tăng trưởng kinh tế không tăng hoặc có thể giảm. Tăng trưởng tín dụng là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ. Tăng tín dụng sẽ có tác động đến cung tiền, qua đó tác động đến lạm phát và tác động đến nhiều mặt của kinh tế xã hội. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, lãi từ tín dụng là nguồn thu chủ yếu của các NHTM. Vì vậy hoạt động tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng là đề tài vẫn luôn được đẩy mạnh sự quan tâm từ NHTM bởi lẽ tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý và chất lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, an toàn cho ngân hàng. Trên thực tế, ACB là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với tổng tài sản xấp xỉ 607,875 tỷ VND (Theo BCTC ACB tại thời điểm 31/12/2022). Ngành kinh doanh chính của ACB bao gồm ngân hàng thương mại, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chứng khoán. ACB đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, trong đó ngân hàng chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực tín dụng, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, cũng như cho vay các ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Về tăng trưởng dư nợ tín dụng, tính đến thời điểm 31/12/2022, dư nợ cho vay nền kinh tế (bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của ACB đã đạt 361,913 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành, cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Trong đó, cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước đạt 360,516 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021 cho thấy sự tăng trưởng tốt trong hoạt động tín dụng ngân hàng và mức độ đóng góp của thu nhập lãi từ hoạt động cho vay mang lại là 29,775 tỷ đồng,
- 2 chiếm tỉ trọng cao hơn 50% trong nguồn thu của ngân hàng. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng của ACB cũng đã được lưu tâm tính đến cuối năm 2022. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ xấu.của ACB vẫn là 2,773 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,78% trên tổng dư nợ, một con số đáng kì vọng so với mục tiêu kế hoạch đặt ra và mức chung của toàn hệ thống NHTM. Như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng đều cho thấy vai trò quan trọng của tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế, với doanh nghiệp và cũng như đối với các NHTM. Việc đánh giá sự biến động cũng như mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM là hết sức cần thiết để xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý, có tác động đến hiệu quả nền kinh tế cũng như lợi nhuận của các NHTM. Các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp tần suất nên thông tin tiên nghiệm là không có sẵn, độ tin cậy chưa cao, trong khi phương pháp Bayes với việc kiểm định lại mô hình hội tụ sẽ mang lại kết quả chính xác hơn, có giá trị tham khảo cho các nhà quản trị trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng TMCP. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề lần này theo phướng pháp Bayes khi tôi đang công tác tại ACB sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài: “ Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại ACB” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng ACB, từ đó đề xuất hàm ý quản trị đối với ngân hàng trong việc duy trì, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Trên cơ sở 3 mục tiêu này, tác giải đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu tương ứng như sau: 1) Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu? 2) Mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các yếu tố tăng trưởng tín dụng cá nhân? 3) Hàm ý quản trị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu trong công tác duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, an toàn và phát triển bền vững?
- 3 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân của ACB Dữ liệu nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2022 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp sau: • Phương pháp phân tích: Luận văn sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của ACB đặc biệt là hoạt động tín dụng. • Phương pháp vận dụng mô hình: mô hình hồi quy tuyến tính Bayes sẽ được sử dụng để phân tích tác động của các yếu tố tài chính đến tăng trưởng tín dụng cá nhân của ACB. Phương pháp MCMC để mô phỏng các mô hình Bayes thường đòi hỏi thuật toán lấy mẫu hiệu quả và kiểm định sự hội tụ của chuỗi MCMC đến phân phối hậu nghiệm dừng. Phân tích tần suất hoàn toàn dựa trên dữ liệu và phụ thuộc tuyệt đối vào việc dữ liệu được yêu cầu bởi mô hình đáp ứng có hay không. Mặt khác, phân tích Bayes cung cấp phương pháp ước lượng vững hơn bằng cách sử dụng không chỉ dữ liệu có sẵn mà còn thông tin hoặc kiến thức hiện có của nhà nghiên cứu về các tham số mô hình. Trong thống kê tần suất, các công cụ ước lượng được sử dụng để tính gần đúng các giá trị thực của các tham số chưa biết, trong khi thống kê Bayes cung cấp toàn bộ phân phối của các tham số. Suy diễn Bayes dựa trên sự phân phối hậu nghiệm của các tham số và cung cấp bản tóm tắt về phân phối này bao gồm bình quân hậu nghiệm (posterior mean) và các sai số chuẩn MCMC (MCSE) cũng như khoảng tin cậy hậu nghiệm (credible interval). Mặc dù phân phối hậu nghiệm chính xác chỉ được biết trong một số trường hợp, nhìn chung, phân phối có thể được ước lượng thông qua việc lấy mẫu chuỗi Markov Chain Monte Carlo (MCMC) mà không cần đến mẫu lớn. Mô hình nghiên cứu như sau:
- 4 Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ACB Tỷ lệ tiền gửi khách hàng Chênh lệch lãi suất huy động Lợi nhuận trên và cho vay VCSH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG Quy mô ngân Tỷ lệ Nợ xấu hàng Khả năng sinh lờI Nguồn: Burcu Aydin (2008) 1.5. Đóng góp của đề tài Về thực tiễn, đề tài này có ý nghĩa đóng góp cho ACB có cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, từ đó có những giải pháp cụ thể để xây dựng được hạn mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và chất lượng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Nhận diện và đánh giá các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng cá nhân bằng phương pháp Bayes tin cậy hơn các phương pháp tần suất truyền thống do kết hợp dữ liệu và thông tin tiên nghiệm. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm tin cậy hơn để làm cơ sở vững chắc cho hàm ý chính sách. 1.6. Bố cục của nghiên cứu với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc như sau Ngoại trừ các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương này bao gồm các nội dung chính như lý do nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, pham vị và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
- 5 Chương này sẽ tổng hợp những lý thuyết cơ bản về hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng TMCP và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng như lý thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Song song đó, chương 2 cũng sẽ khái quát các công trình nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước về tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, từ đó so sánh những điểm khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và xây dưng mô hình Từ những đúc kết của những nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp các lý thuyết nền tản đã nghiên cứu ở chương 2, chương 3 sẽ xây dựng và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu nào là phù hợp, mô tả mẫu nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết và từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu bằng việc thực hiện phần mềm thống kê Stata 15 từ đó chiết xuất ra các kết quả thống kê được như: mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích hệ số tương quan của các biến mô hình nghiên cứu. Thực hiện hồi quy cho các mô phỏng,tiến hành phân tích nhân tố Bayes (Bayes Factor), kiểm định Bayes hậu nghiệm và kiểm định sự hội tụ của MCMC của các ước tính tham số thông qua chẩn đoán trực quan bằng đồ thị. Chương 5: Hạn chế trong nghiên cứu và hàm ý quản trị Bám sát vào kết quả của mô hình nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng cũng như tham khảo kết luận của những nghiên cứu trước cùng quan điểm của tác giả từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng Theo Đặng Minh Châu (2016), thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La tinh là Credo: đó là lòng tin tưởng, sự tín nhiệm một người về một vấn đề nào đó, thuật ngữ tín dụng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa (nói khác đi là gắn với hoạt động kinh tế của một quốc gia) và trên mỗi góc độ sẽ có nhận định cụ thể: • Nếu xét trên góc độ chuyển dịch quỹ: là sự chuyển dịch quỹ từ quỹ tiết kiệm sang thiếu hụt nguồn tiết kiệm • Nếu xét trên góc độ sử dụng vốn: Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định • Nếu xét trên quan hệ tài chính: Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.Mmột phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể còn có thể hiểu tín dụng theo nghĩa đó và một trong số đó, một bên là bên cho vay sẽ chuyển giao một lượng giá trị (nhường quyền sử dụng một lượng tiền hay tài sản) cho bên vay (cá nhân, tổ chức) sử dụng với những ràng buộc nhất định như: thời hạn hoàn trả (cả gốc lẫn lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi nợ trong trường hợp vi phạm thỏa thuận. Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa các NHTM với các công ty, doanh nghiệp và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với những khách hàng nói trên .Trong mối quan hệ trên, ngân hàng là trung gian trong việc kết nối từ nguồn thừa tiền đến thiếu tiền, với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, ngân hàng huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu
- 7 cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường. Khi quy mô tài sản tăng, thì tín dụng cũng tăng theo tương ứng. Vì tín dụng là bộ phận sinh lời chủ yếu, nên hầu hết các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch tăng trưởng tỷ lệ này. Một số chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng theo sách- giáo trình tín dụng ngân hàng – GS.Nguyễn Văn Tiến (2013), bao gồm: • Tốc độ tăng dư nợ tín dụng: phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM. Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước, NHTM đã giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng =(Dư nợ tín dụng kỳ này–Dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Dư nợ tín dụng kỳ trước • Cơ cấu tín dụng: Các ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp đối với từng ngành nghề để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tối đa mà vẫn đạt mức an toàn. Tỷ lệ cơ cấu tín dụng = (Dư nợ tín dụng theo đối tượng/kì hạn/ngành nghề)/Tổng dư nợ tín dụng Tăng trưởng huy động vốn và đạt mục tiêu hoàn thành dư nợ cần được kiểm soát vào những thời điểm cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế và chính sách Nhà nước. Việc tăng trưởng nóng sẽ dẫn đến các rủi ro tiềm tàng cho ngân hàng. Đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng TMCP vẫn đang trong giai đoạn chạy đua, mở rộng quy mô, phát triển khách hàng thông qua hình thức đẩy mạnh cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. ACB thuộc nhóm top các ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây theo thống kê từ NHNN. 2.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tăng.trưởng tín dụng của.Ngân hàng thương mại 2.2.1. Các yếu tố nội tại ngân hàng 2.2.1.1.Tăng trưởng tiền gửi ( DKKH, DCKH ) Theo Nguyễn Văn Tiến ( 2013), tiền gửi hay còn gọi là vốn huy động là nguồn tiền mà các NHTM huy động được từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Như
- 8 đã biết, bản chất của ngân hàng thương mại là huy động vốn để cho vay. Vì vậy, vốn huy động là nguồn chính để ngân hàng sử dụng cung cấp tín dụng cho các khách hàng. Sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào là còn tùy thuộc vào từng ngân hàng nhưng với đặc thù là của các NHTM. VN là cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của NHTM thì việc tiền gửi tăng đồng nghĩa với việc vốn cho hoạt động cấp tín dụng sẽ dồi dào hơn. Vì vậy, tăng trưởng tiền gửi thường kéo theo tăng trưởng tín dụng. 2.2.1.2. Khả năng sinh lời ( ROE) Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), ROE là chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng, ROE được tính theo công thức: ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. ROE tăng cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng, điều.này có nghĩa ngân hàng có khoản thu nhập để đầu tư kinh doanh hoặc phân chia cổ tức. 2.2.1.3 Biên lợi nhuận (NIM) Với hoạt động đi vay để cho vay, thì có thể thấy chênh lệch giữa lãi suất đi huy động và lãi suất cho vay chính là thu nhập mà ngân hàng đạt được. Nếu biên độ càng lớn thì lợi nhuận nhận được từ hoạt động cấp tín dụng càng lớn và ngược lại. Thu nhập đối với việc cho vay càng tốt, xu hướng của Ngân hàng sẽ càng đẩy mạnh hoạt động này. Vì vậy, chênh lệch lãi suất có tác động thuận chiều với tăng trưởng tín dụng. 2.2.1.4. Nợ xấu (NPL) Theo Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, nợ xấu (NPL ) tức là nợ thuộc các nhóm 3,4,5 tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc lãi hoặc nguồn vốn của ngân hàng không thu được, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Các khoản trích lập rủi ro dự phòng của ngân hàng cũng tăng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu cao còn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng do không thu hồi được vốn và lãi. Tất cả những tác động này đều làm ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng do nợ xấu tác động xấu đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong đó có nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng đồng thời làm mất uy tín của ngân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 51 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 35 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng mô hình Z-Score và H-Score trong dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
127 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính lưu thông tiền tệ và Tín dụng: Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ y tế
22 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn