![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" nhằm xác định các yếu tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH THÀNH ĐẠT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH THÀNH ĐẠT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trịnh Thành Đạt. Là học viên cao học khóa 24 tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tác giả cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được thực hiện bởi chính tác giả cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Đỗ Thị Hà Thương. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và chưa từng công bố trước đây. Các lý thuyết và số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu đều được trích dẫn minh bạch và rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. HCM, ngày 06 tháng 05 năm 2024 Tác giả Trịnh Thành Đạt
- ii LỜI CẢM ƠN "Tác giả xin chân thành bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn đến TS. Đỗ Thị Hà Thương – người hướng dẫn khoa học đã đồng hành cùng tác giả trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. Nhờ sự hướng dẫn tận tâm và tận tình của giảng viên, tác giả vượt qua những trở ngại và đạt được kết quả như ngày hôm nay." Tiếp theo tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh nói chung, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tâm giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học. Qua đó, giúp tác giả tích lũy, củng cố những kiến thức cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan, gia đình vì đã luôn động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn của mình. Trân trọng. TP. HCM, ngày 06 Tháng 05 năm 2024 Tác giả Trịnh Thành Đạt
- iii TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2023. Bài nghiên cứu kiểm định 8 yếu tố bao gồm: Quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CGR); Hiệu quả quản lý chi phí (ME); Tỷ lệ an toàn vốn (CAR); Sở hữu nhà nước (STA); Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDPGR); chỉ số giá tiêu dùng (CPI); Dịch bệnh Covid (COVID). Dữ liệu đo lường được tác giả tiến hành thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 24 ngân hàng thương mại cổ phần được công bố trong 12 năm.”Tiếp theo, phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng trong luận văn bao gồm: phân tích thống kê mô tả, ma trận tương quan, mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quy mô ngân hàng, Tốc độ tăng trưởng tín dụng, Hiệu quả quản lý chi phí, Chỉ số giá tiêu dùng và Dịch bệnh Covid tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2012 – 2023, trong khi đó Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, Sở hữu nhà nước ảnh hưởng ngược chiều. Bên cạnh đó, Tỷ lệ an toàn vốn không ảnh hưởng tới nợ xấu. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách với các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế tỷ lệ này trong thời gian sắp tới. Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần, yếu tố vi mô, yếu tố vĩ mô.
- iv ABSTRACTS The thesis is conducted to determine which elements affecting non-performing debt ratio at Vietnam joint stock commercial banks in the period of 2012 – 2023. The thesis presents 8 determinants including: Bank size (SIZE); Return on equity (ROE); Credit growth rate (CGR); Management efficiency (ME); Capital adequacy ratio (CAR); State ownership (STA); Gross domestic products growth rate (GDPGR); Consumer price index (CPI); Covid-19 pandemic (COVID). To assess the influence of these factors, the research collected data from 24 audited financial statements of joint stock commercial banks in Vietnam over 12-year period. Next, the research conducted descriptive statistical analysis correlation coefficient analysis to examine the correlation and relevance of independent variables measured Ordinary Least Squares regression model (OLS), Fixed Effect Model (FEM), Random Effect Model (REM) and Feasible Generalized Least Squares (FGLS). The results showed that: Bank size, Credit growth rate, Management efficiency, Consumer price index and Covid-19 pandemic exert positive influences on non-performing loans ratio, while Return on equity, Gross domestic products growth rate, State ownership have negative relationships. And Capital adequacy ratio do not affect the non-performing loans ratio of joint stock commercial banks. From the findings, the author proposes certain policy implications for joint stock commercial banks to reduce this ratio in the foreseeable future. Keywords: Non-performing loans, joint stock commercial banks, microeconomic elements, macroeconomic elements.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính HĐQT Hội đồng Quản trị TMCP Thương mại cổ phần TPDN Trái phiếu doanh nghiệp COVID Giai đoạn dịch bệnh Covid-19
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng FEM Fixed Effects Model Mô hình hiệu ứng cố định Feasible Generalized Least Mô hình bình phương tối thiểu FGLS Square tổng quát khả thi Gross Domestics Product Tốc độ tăng trưởng tổng sản GDPGR Growth Rate phẩm quốc nội LGR Loans Growth Rate Tăng trưởng tín dụng ME Management Efficiency Hiệu quả quản lý chi phí Pooled Ordinary Least Pooled OLS Mô hình hồi quy gộp Square REM Random Effects Model Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên ROA Returns on Asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở ROE Returns on Equity hữu SIZE Quy mô ngân hàng STA Sở hữu nhà nước
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..........................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ..........................................................vi MỤC LỤC .............................................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................4 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4 1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................5 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................5 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN .....................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN..............................................................................................................7 2.1. NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................7 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu ................................................................................... 7 2.1.2. Phân loại nợ xấu .......................................................................................... 8 2.2. KHUNG LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ............................................................11 2.2.1. Lý thuyết chu kì kinh tế (Business Cycle Theory) ................................. 11 2.2.2. Quy mô ngân hàng .................................................................................... 12 2.2.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ......... 12
- viii 2.2.4. Lý thuyết về tăng trưởng tín dụng .......................................................... 13 2.2.5. Sự hiệu quả và chất lượng quản trị trong ngân hàng ............................ 16 2.2.6. Lý thuyết về an toàn vốn .......................................................................... 17 2.3. LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..........17 2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 17 2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 20 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 25 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................28 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................28 3.1.1. Khái quát mô hình nghiên cứu ................................................................ 28 3.1.2. Giải thích các biến ..................................................................................... 31 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 35 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................40 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................................41 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................42 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả .......................................................................... 43 3.4.2. Phân tích ma trận tương quan ................................................................. 43 3.4.3. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa Pooled OLS, FEM và REM 43 3.4.4. Thử nghiệm để chọn ra mô hình tối ưu nhất.......................................... 45 3.4.5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 46 3.4.6. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................................... 46 3.4.7. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................................ 47 3.4.8. Mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) .......................... 48 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...........................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................49 4.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TỪ 2012 ĐẾN 2023 ..........................................................................................................................49 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ..................................................................52 4.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN .......................................59 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................60 4.5. KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH HỒI QUY .......................................62
- ix 4.5.1. So sánh mô hình hồi quy giữa Pooled OLS và FEM ............................. 62 4.5.2. So sánh mô hình hồi quy giữa Pooled OLS và REM ............................. 62 4.5.3. So sánh mô hình hồi quy giữa FEM và REM ......................................... 63 4.6. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH ..................................64 4.6.1. Kiểm định đa cộng tuyến VIF .................................................................. 64 4.6.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................... 64 4.6.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................................... 65 4.7. KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG FGLS .....66 4.8. THẢO LUẬN ...................................................................................................67 5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................73 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................................74 5.2.1. Hàm ý quản trị liên quan đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng ........ 75 5.2.2. Giải pháp liên quan đến các yếu tố vĩ mô ............................................... 77 5.3. HẠN CHẾ.........................................................................................................81 5.4. NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI .........................................................81 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .........................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i Phụ lục 01: Danh sách các ngân hàng TMCP trong bài nghiên cứu............... viii Phụ lục 02: Loại hình và số lượng ngân hàng tại Việt Nam tính đến 31/12/2023 ...................................................................................................................................ix Phụ lục 03: Kết quả mô hình hồi quy .....................................................................x
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy định về phân loại nợ ở một số quốc gia trên thế giới ...................9 Bảng 2.2. Quy định về phân loại nợ tại Việt Nam ...............................................10 Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..............................21 Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................28 Bảng 3.2. Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình ............................................35 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................52 Bảng 4.2. Kết quả phân tích ma trận tương quan giữa các biến (Phụ lục 03) .59 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy Pool OLS ....................................................................60 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định giữa Pool OLS và FEM ........................................62 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giữa Pool OLS và REM........................................63 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giữa FEM và REM ...............................................63 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hệ số VIF (Phụ lục 03) ..........................................64 Bảng 4.8. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (Phụ lục 03) ............................65 Bảng 4.9. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Phụ lục 03) ............................65 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng FGLS .....................66 Bảng 4.11. So sánh kết quả với giả thuyết nghiên cứu........................................67
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Sự dịch chuyển đường cung ..................................................................14 Hình 2.2. Sự dịch chuyển đường cầu ....................................................................15 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................30 Hình 3.2. Trình tự nghiên cứu...............................................................................40 Hình 4.1. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2012-2022 ..................................................................................................................................49 Hình 4.2. Biến động trung bình của tỷ lệ nợ xấu (NPL) .....................................53 Hình 4.3. Biến động trung bình của quy mô ngân hàng (SIZE) ........................54 Hình 4.4. Biến động trung bình của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................................................................................................................54 Hình 4.5. Biến động trung bình của tốc độ tăng trưởng tín dụng (LGR) .........55 Hình 4.6. Biến động trung bình của hiệu quả quản lý chi phí (ME) .................56 Hình 4.7. Biến động trung bình của hệ số an toàn vốn (CAR)...........................56 Hình 4.8. Biến động trung bình của tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDPGR)...........................................................................................................57 Hình 4.9. Biến động trung bình của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) .........................58
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Chương 1 với việc trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, sẽ giúp xác định được mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu cụ thể, từ đó xác định các câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra Chương 1 trình bày ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, cuối chương trình bày kết cấu của luận văn. 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo Kwambai và Wandera (2013), hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chức năng của hệ thống này không chỉ giới hạn ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp, mà nó còn có tác động nhất định đến cả nền kinh tế. Một số tác động của hệ thống ngân hàng có thể kể đến như: trung gian tài chính (thặng dư vốn được chuyển thành thâm hụt thông qua việc nhận tiền gửi và cho vay), cung cấp dịch vụ thanh toán, quản lý rủi ro tài chính (bảo hiểm, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hoán đổi,…), chức năng tạo tiền – đây là chức năng trọng yếu của Ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ. Một trong những nhiệm vụ chính, đồng thời cũng là nguồn thu nhập trọng yếu của ngân hàng, là hoạt động cho vay. Tuy nhiên, đi cùng với hoạt động này, tồn tại một loại rủi ro mà không hệ thống ngân hàng, nền kinh tế nào mong muốn, đó là nợ xấu. Do đó, để xác định và kiểm soát rủi ro tín dụng, cũng như đánh giá, xem xét hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất và luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Đối với NHTMCP, nợ xấu có thể làm giảm lợi nhuận từ đó gây tổn hại lợi ích của các cổ đông (Kanagaretnam, Lobo, & Mathieu, 2003; Duong và cộng sự, 2022). Tỷ lệ nợ xấu cao có thể gây bất lợi cho ngân hàng vì nó là nguyên nhân gây sụt giảm lợi nhuận, yêu cầu dự phòng cao và đòi hỏi một sự quan tâm sát sao và thường xuyên.
- 2 Theo thông cáo “Asset Quality of Vietnamese Consumer Finance to Remain Under Pressure”, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2022 chiếm khoảng 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng (Fitch Ratings, 2023). Sau khi Quyết định số 254/QD-TTg được phê duyệt về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 ngày 01/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ, và Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập, con số chính xác về tỷ lệ nợ xấu - Tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam vẫn còn gây tranh cãi, gây hoài nghi về tình hình nợ xấu thực tế tại các định chế tài chính ngân hàng. Ngoài ra, theo báo cáo thường niên 2015 của Kiểm toán Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 là 8,85%, bao gồm dư nợ tại VAMC, nợ hạn chế và nợ chưa chuyển sang nhóm nợ xấu theo quy định (theo kết luận của kiểm toán Ngân hàng Nhà nước). Con số này cao gấp ba lần con số dự kiến mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra hồi đầu năm 2015 – 2,55%. Dựa trên những báo cáo này, nợ xấu thực sự là một vấn đề nhức nhối và cấp bách cần được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn. Bước sang giai đoạn 2016 – 2020, sau Quyết định số 2071/QD-BCT về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Tài chính ngày 16/10/2017 và Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tính đến 31/12/2021, có khoảng 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực. Nợ xấu được xử lý bình quân đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức bình quân giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực là 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng (giai đoạn 2012 - 2017). Tuy nhiên, theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trong 02 năm 2021 và 2022, nền kinh tế bị tác động tiêu cực bởi Covid-19. Quy định cho phép cơ cấu nợ của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 Quy định về việc TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19; Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 Sửa đổi, bổ sung
- 3 Thông tư 01/2020/TT-NHNN; Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 07/09/2021 Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN, khiến những khoản nợ dưới chuẩn được cơ cấu để khách hàng được vay tiếp tăng lên. Theo Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: "Hàng triệu tỷ đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song nợ cơ cấu chỉ rơi vào khoảng 300.000 tỷ đồng. Thực tế, nguy cơ nợ xấu của các ngân hàng cao hơn nhiều so với số liệu trên sổ sách kế toán. Dừng thực hiện Thông tư 14 sẽ giúp các ngân hàng đối mặt rõ hơn với nợ xấu". Các thông tư của NHNN về việc cơ cấu nợ, kéo dài thời gian trả nợ cho các khách hàng thực chất không làm thay đổi bản chất của khoản vay nợ ấy, mà nó chỉ đẩy lùi, trì hoãn thời gian trả nợ. Khi các thông tư hết hiệu lực, hoặc thời hạn trả nợ sau cơ cấu đến, bức tranh nợ xấu sẽ được phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc chỉ rõ tác nhân nợ xấu và lượng hoá tác động của chúng là cực kỳ cần thiết để giúp các ngân hàng tìm ra biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu rủi ro nợ xấu. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Nghiên cứu sẽ giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị hữu ích nhằm giảm thiểu vấn đề nghiêm trọng này. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định các yếu tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu nghiên cứu chung, các mục tiêu cụ thể được trình bày như sau: Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Việt Nam.
- 4 Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ ba, đề xuất hàm ý chính sách giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời được các câu hỏi như sau: Câu hỏi 01: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng TMCP Việt Nam? Câu hỏi 02: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc thù ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 03: Các hàm ý quản trị nhằm hạn chế, giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại được đề xuất là gì và thực hiện ra sao? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm 24 NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2023. Về thời gian: Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều được thực hiện trước năm 2017 nên số liệu trong giai đoạn 2019 – 2023 chưa được cập nhật. Ngoài ra, trong bối cảnh hậu quả của đại dịch Covid-19, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hay căng thẳng địa chính trị, vấn đề nợ xấu cần được quan tâm hơn nữa để giữ thanh khoản của các ngân hàng thương mại ổn định. Về không gian: Nghiên cứu này tập trung vào 24 NHTMCP Việt Nam vì một số lý do (danh sách ngân hàng nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Phụ lục đính kèm). Thứ nhất, để đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của các ngân hàng cũng như tính nhất quán của bộ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu, các
- 5 ngân hàng này cần đáp ứng điều kiện về tính đầy đủ của nguồn dữ liệu báo cáo tài chính trong giai đoạn 2012 - 2023. Thứ hai, chỉ số dư nợ và các chỉ số khác của nhiều ngân hàng thương mại đều thiếu hụt và thiếu hụt trong những năm trước. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng dữ liệu từ 24 ngân hàng để đảm bảo tính nhất quán của mẫu dữ liệu và quy mô dữ liệu ở mức độ tương đối. 1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu chính được sử dụng nhiều nhất trong luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp với dạng bảng (Panel data) cụ thể như sau: • Các dữ liệu được tập hợp từ các BCTC, BCTN từ năm 2012 – 2023, được công bố trên hệ thống Website của 24 NHTMCP Việt Nam. • Các chỉ số vĩ mô trong các báo cáo tình hình kinh tế của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Worldbank và Ourworldindata. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng được xem như phương pháp nghiên cứu chính của khóa luận, theo đó sẽ bao gồm các phân tích chi tiết như sau: Thống kê mô tả tổng quan các biến trong mô hình, thực hiện phân tích ma trận tương quan. Phân tích hồi quy: Tập trung vào ba mô hình chính là mô hình Pooled OLS, mô hình FEM – Fixed Effect Model và mô hình REM – Random Effect Model. Kế tiếp là kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp nhất. Song song với đó, kiểm tra một số vấn đề khiếm khuyết của mô hình như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Cuối cùng, phương pháp ước lượng FGLS được sử dụng nhằm khắc phục các khuyết tật tồn tại trong mô hình. 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về việc xác định, đo lường mức độ tác động của các yếu tố có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý
- 6 quản trị được đề xuất sẽ góp phần hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho các NHTMCP tại Việt Nam. 1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan Chương 3: Mô hình và quy trình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã chỉ ra được một số lý do quan trọng cần thực hiện đề tài. Cùng với đó, các mục tiêu chính và câu hỏi cần hoàn thành cũng được đưa ra ở chương này. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP ở Việt Nam sẽ là đối tượng nghiên cứu, cụ thể là 24 NHTMCP Việt Nam từ 2012- 2023. Những nội dung quan trọng cần chú ý khác của nghiên cứu như phương pháp thực hiện nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn, cuối cùng là trình tự các chương cũng được nêu khái quát ở Chương 1.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Chương 2 với việc trình bày cơ sở lý thuyết về nợ xấu cùng với các học thuyết và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan được thực hiện trong và ngoài nước. Dựa trên cơ sở đó để xây dựng mô hình nghiên cứu cho chương tiếp theo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra trong Chương 1. 2.1. NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nhắc đến định nghĩa về “Nợ xấu”, tùy thuộc vào cách tiếp cận và góc nhìn của các nhà nghiên cứu. Ở môi trường quốc tế, nợ xấu có thể được gọi là “Non-performing loan”, hoặc có thể được diễn đạt là “Bad debt” hay thậm chí là “Doubful debt” (Fofack, 2005). Nhìn chung, khái niệm nợ xấu là không hoàn toàn nhất quán ở các quốc gia khác nhau. Sau đây là một số khái niệm thường được nhắc đến về nợ xấu: Theo Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc – Advisory Expert Group (AEG, 2014): “Một khoản vay được coi là nợ xấu khi các khoản thanh toán lãi và/hoặc gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc các khoản thanh toán lãi từ 90 ngày trở lên đã được vốn hóa, tái cấp vốn hoặc bị trì hoãn theo thỏa thuận, hoặc các khoản thanh toán quá hạn dưới 90 ngày, nhưng có những lý do chính đáng khác - chẳng hạn như con nợ nộp đơn xin phá sản - để nghi ngờ rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ. Sau khi một khoản vay được phân loại là nợ xấu, khoản vay đó (và có thể cả (các) khoản vay thay thế) vẫn phải được phân loại như vậy cho đến khi được xóa nợ hoặc nhận được các khoản thanh toán lãi và/hoặc gốc.” Cùng quan điểm với AEG, theo Hướng dẫn Tổng hợp về Chỉ số An toàn Tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF (2006), được diễn giải như sau: “Một khoản vay được coi là nợ xấu khi (1) quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 03 tháng
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p |
78 |
20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p |
25 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p |
51 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p |
33 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p |
27 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p |
31 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p |
26 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p |
23 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p |
18 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)