intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam và gợi ý các kiến nghị/đề xuất nhằm nâng cao việc đảm bảo an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN TRỌNG NHÂN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2023
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHAN TRỌNG NHÂN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS ĐẶNG VĂN CƯỜNG 2. TS. NGUYỄN HOÀNG CHUNG BÌNH DƯƠNG - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phan Trọng Nhân, tôi cam kết luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" là công trình nghiên cứu của tác giả dưới hướng dẫn của PGS. TS Đặng Văn Cường và TS. Nguyễn Hoàng Chung. Các thông tin dữ liệu thu thập được trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và từ các nguồn đáng tin cậy. Các lập luận, phân tích, đánh giá và kiến nghị đều dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả, không có sự sao chép từ bất kỳ nghiên cứu nào trước đây đã được công bố. Đối với các nội dung trích dẫn được trình bày nguồn trích dẫn cụ thể và được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả cam kết đây là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Tác giả viết luận văn Phan Trọng Nhân i
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tóm tắt: Luận văn được thực hiện theo phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phương pháp thống kê mô tả. Đối với phương pháp định tính được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý thuyết về CAR, các yếu tố ảnh hưởng tới CAR và cơ sở để lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất 22 NH TMCP Việt Nam trong vòng 11 năm từ 2012 - 2022 đối với các biến nội tại và từ Việt Nam Indicator năm 2023 tại website của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đối với các biến vĩ mô. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 12 thực hiện hồi quy mô hình dữ liệu bảng bằng các phương pháp Ordinary Least Square (Pooled OLS), Fix Effect Model (FEM) và Random Effect model (REM). Sau khi lựa chọn được mô hình, tác giả thực hiện kiểm định các khuyết tật cho thấy trong mô hình có hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn (Robust Standard Errors). Kết quả cuối cùng được lấy theo kết quả hồi quy bằng phương pháp Robust. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 biến nội tại có ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn của Ngân hàng và có ý nghĩa thống kê từ 1% - 10% bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy ngân hàng. Đối với các biến vĩ mô có 01 biến có ảnh hưởng tới CAR là tốc độ tăng trưởng GDP với mức ý nghĩa 10%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hệ số CAR tại các Ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Tỷ lệ an toàn vốn, biến nội tại, biến vĩ mô, phương pháp hồi quy. ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ BCTC Báo cáo tài chính CAR Hệ số an toàn vốn FEM Mô hình tác động cố định LEV Hệ số đòn bẩy tài chính LIQ Hệ số thanh khoản LLR Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay NHNN Ngân hàng Nhà nước ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Pooled OLS Mô hình hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất REM Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô ngân hàng GDP Tổng sản phẩm quốc nội TCTD Tổ chức tín dụng VIF Hệ số phóng đại phương sai iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. viii Chương 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 4 1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 5 1.7. Đóng góp đề tài .......................................................................................... 5 1.8. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 6 1.9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN VỐN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................................................................................... 8 2.1. Cơ sở lý thuyết về an toàn vốn ngân hàng .............................................. 8 2.1.1. Khái niệm về an toàn vốn ngân hàng ................................................... 8 2.1.2. Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn ngân hàng ................................. 9 2.1.3. Cách xác định hệ số an toàn vốn ngân hàng ...................................... 10 2.1.4. Ý nghĩa hệ số an toàn vốn ngân hàng ................................................ 12 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ an toàn vốn ................................................ 13 2.2.1. Các yếu tố vĩ mô ............................................................................... 13 2.2.1.1. Tốc độ phát triển của nền kinh tế .................................................... 13 2.2.1.2. Tỷ lệ lạm phát ................................................................................. 14 2.2.1.3. Các yếu tố vi mô ............................................................................. 15 iv
  7. 2.2.1.4. Khả năng sinh lời ............................................................................ 15 2.2.1.5. Hoạt động cho vay .......................................................................... 15 2.2.1.6. Dự phòng rủi ro tín dụng ................................................................ 16 2.2.1.7. Khả năng thanh khoản .................................................................... 16 2.2.1.8. Quy mô ngân hàng .......................................................................... 16 2.2.1.9. Đòn bẩy tài chính ............................................................................ 17 2.3. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 17 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 17 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 20 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 25 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 26 3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu............................... 27 3.2.1. Quy trình nghiên cứu định lượng ....................................................... 27 3.2.2. Lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................... 28 3.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 29 3.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 33 3.3.1. Phương pháp định tính ....................................................................... 33 3.3.2. Phương pháp định lượng .................................................................... 34 3.3.3. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 34 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36 4.1. Tổng quan về hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ................................................................................................ 36 4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 40 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến ........................................................ 40 4.2.2. Hồi quy bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM ...................... 42 4.2.3. Kiểm định các thuyết tật mô hình ...................................................... 44 4.2.4. Tổng hợp mô hình hồi quy bằng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn .................................................................................................. 46 4.2.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 46 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 50 v
  8. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 51 Chương 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................................................ 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................ 53 5.2.1. Giám sát chặt chẽ việc tăng quy mô ngân hàng ................................. 54 5.2.2. Gia tăng tỷ lệ sinh lời tại các NHTM một các hợp lý ........................ 54 5.2.3. Tăng tài sản có tính thanh khoản ....................................................... 55 5.2.4. Tăng vốn chủ sở hữu bền vững .......................................................... 55 5.3. Hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ................... 56 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................... 56 5.3.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 57 TÀI LIỆU KHAM THẢO ................................................................................. 58 Tài liệu Việt Nam................................................................................................ 58 Tài liệu nước ngoài ............................................................................................. 59 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH 22 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2. DỮ LIỆU BẢNG DÙNG CHO MÔ HÌNH HỒI QUY .............. 2 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS 12 .......... 9 vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tiêu đề bảng Trang Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan 21 Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu 26 Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình 32 Bảng 4.1. Một số quy định CAR tại Việt Nam 39 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến 40 Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 42 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình theo Poold OLS, FEM, REM 42 Bảng 4.5. Kiểm định lựa chọn mô hình theo Poold OLS, FEM, REM 43 Bảng 4.6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 44 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng điều chỉnh sai 46 số chuẩn Bảng 4.8. Kết quả theo các giả thuyết nghiên cứu 46 vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Tiêu đề các hình Trang Hình 1: Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 36 2014 Hình 2: Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015– 37 2021 viii
  11. Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Với đặc thù là loại hình kinh doanh đặc biệt, Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với các chủ thể trong nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng được xem là mạch máu của nền kinh tế, do đó Ngân hàng rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, đa phần các ngân hàng Việt Nam đều chuyển đổi hình thức thành Ngân hàng thương mại cổ phần và chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình Ngân hàng trong hệ thống. Ngân hàng thương mại cổ phần đang ngày càng đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cũng vì tầm quan trọng, việc hệ thống ngân hàng luôn hoạt động ổn định là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Lịch sử đã chứng minh, những cơn khủng hoảng, những cơn thăng trầm của các ngân hàng trên thế giới đã không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng, một quốc gia mà còn lan rộng tới quy mô toàn cầu và để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế: Ví dụ cuộc khủng hoảng thế giới năm 1929 – 1933, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Để có thể phản ứng kịp thời và hạn chế những hậu quả xảy ra, việc nghiên cứu và xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro rủi đối với ngân hàng là thực sự cấp bách và cần thiết. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng mà ngân hàng cần phải tuân thủ là hệ số an toàn vốn tối thiểu. Hệ số toàn vốn là một thước đo kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có và tài sản có rủi ro được điều chỉnh. Hệ số an toàn vốn là thước đo quan trọng để đo lường mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Các ngân hàng khi đảm bảo được hệ số an toàn vốn sẽ có khả năng chống đỡ khi có rủi ro xảy ra để phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó, hệ số an toàn vốn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên thế giới. Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NH TMCP) Việt Nam đã quan tâm đến khả năng quản lý rủi ro bên cạnh việc tăng 1
  12. trưởng lợi nhuận. Tính đến cuối năm 2022 đã có 76 NHTM (02 NHTM Nhà nước, 20 NH TMCP, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 43 chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được chấp thuận áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN - Thông tư định định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Về mặt định hướng của Ngân hàng Nhà nước, việc làm ban hành Thông tư số 41/2016/TT- NHNN là văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng dựa trên nền quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel II. Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để đáp ứng các nguyên tắc, chuẩn mực của Hiệp ước Basel II. Để đáp ứng các tiêu chuẩn theo Basel II, hệ thống ngân hàng phải đáp ứng cả 3 cột trụ: Trụ cột 1 là an toàn vốn, trụ cột 2 là quy trình kiểm tra của cơ quan giám sát và trụ cột 3 là nguyên tắc thị trường. Trụ cột 1 tập trung xác định CAR tối thiểu mà ngân hàng cần phải duy trì để đối phó với các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Theo khuyến nghị của Ủy ban Basel, các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu 8%. Tại Việt Nam, chưa có sự đồng nhất trong việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Các ngân hàng áp dụng tính tỷ lệ toàn vốn theo Thông số 41/2016/TT-NHNN thì CAR tối thiểu phải duy trì ở mức 8%. Các ngân hàng áp dụng việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn phải duy trì ở mức tối thiểu 9%. Qua số liệu tổng hợp về tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019 cho thấy: có nhiều NHTM duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao trên 15% như An Binh Bank, Sai Gon Bank, Kien Long Bank, Eximbank, Vietcapital Bank. Mặt khác, một số NHTM lại duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn mức quy định một vài điểm phần trăm như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank. Việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức quá cao cũng không tốt đối với hoạt động của ngân hàng. Khi tỷ lệ an toàn vốn ở mức quá cao đồng nghĩa ngân hàng phải dự trữ nhiều vốn hơn hoặc đầu tư vào những tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao, lợi nhuận cũng sụt giảm. Các ngân hàng áp dụng công thức tính toán tỷ lệ vốn và toàn vốn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN thì CAR phải 2
  13. duy trì ở mức tối thiểu 9%. Khi ngân hàng có CAR duy trì ở mức thấp thì khả năng đương đầu với khủng hoảng, các cú sốc kinh tế bị suy giảm. Vì vậy, việc duy trì CAR ở mức phù hợp thông qua kiểm soát các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn sẽ giúp ngân hàng vừa sử dụng hiệu quả vốn, vừa duy trì hoạt động của ngân hàng được an toàn. Vấn đề đặt ra là liệu các yếu tố nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng đến CAR của ngân hàng không?. Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm xác định một cách toàn diện các yếu tố tác động chính tới hệ số an toàn vốn của các NH TMCP Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam và gợi ý các kiến nghị/đề xuất nhằm nâng cao việc đảm bảo an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn của các NH TMCP Việt Nam.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam.  Đưa ra các kiến nghị/đề xuất nhăm nâng cao hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu  Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn?  Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới hệ số an toàn vốn các NH TMCP Việt Nam như thế nào?  Kiến nghị/đề xuất nào giúp nâng cao hệ số an toàn vốn? 3
  14. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng tới CAR.  Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: phân tích dựa trên số liệu của 22 NH TMCP niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.  Thời gian: dữ liệu được thu thập trong vòng 11 năm từ năm 2012 - 2022. Nguyên nhân tác giả lựa chọn giai đoạn này vì có sự thay đổi rõ rệt của ngành ngân hàng từ thịnh vượng đến suy thoái. Cụ thể trong những năm 2012 – 2014 ngân hàng rất phát triển, sau đó đến năm 2018 – 2019 bắt đầu giai đoạn bão hòa và gặp phải nhiều sự khó khăn vì suy thoái kinh tế và cuối cùng đến 2020 – 2022 ngành ngân hàng phải gánh chịu sự tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19. Chính vì những thay đổi đó là cho sự thay đổi về hệ số an toàn vốn cũng có nhiều biến động cần xem xét và phân tích nguyên nhân. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam dựa trên tổng hợp các phương pháp bao gồm định tính và phương pháp định lượng. Ngoài ra, việc nghiên cứu định lượng còn sử dụng các mô hình kinh tế lượng phù hợp với thống kê mô tả để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn. - Đối với phương pháp định tính: Thông qua nghiên cứu về lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả làm rõ về khái niệm hệ số an toàn vốn và các yếu tố liên quan. Qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô. Từ cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các biến cho mô hình nghiên cứu, kỳ vọng dấu tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn. - Đối với phương pháp định lượng: Dựa trên phương pháp định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu. Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính chính (BCTC) hợp nhất của 22 NH TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các biến nội tại và từ Việt Nam Indicator năm 2023 trên 4
  15. website Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đối với các biến vĩ mô. Sau khi thu thập đủ số liệu, tác giả sử dụng phần mềm Eviews 12 hồi quy bằng các phương pháp Bình phương tối thiểu thông thường (Pooled OLS), Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình Hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Sau đó thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp. Sau khi lựa chọn được mô hình, tác giả thực hiện kiểm tra các khuyết tật của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan. Để khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có), tác giả sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn (Robust Standard Errors) trên phần mềm Eviews 12. Kết quả cuối cùng được lấy theo kết quả phục hồi bằng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn. 1.6. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn, tác động của các yếu tố này tới hệ số an toàn vốn. Các nội dung chính của luận văn như sau:  Cơ sở lý thuyết về hệ số an toàn vốn, đo lường hệ số an toàn vốn của NHTM.  Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn.  Dựa trên cơ sở lý thuyết đưa ra, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, xác định các giả thuyết về tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn, kiểm định các giả thuyết, đưa ra kết luận và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn trong trường hợp của bài luận văn.  Đưa ra các kiến nghị/đề xuất nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn tại các NH TMCP Việt Nam. 1.7. Đóng góp đề tài Đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhầm giúp nâng cao hệ số an toàn vốn, đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Qua kết quả nghiên cứu, luận văn có một số đóng góp sau: - Đề tài bổ sung minh chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến hệ số 5
  16. an toàn vốn của ngân hàng, với trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này là cơ sở tiếp nối và mở rộng cho các nghiên cứu tiếp theo có cùng lĩnh vực ở tương lai tại Việt Nam. + Các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn của NH TMCP. Trong 2 biến mô hình đưa ra bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF), yếu tố GDP ảnh hưởng tới CAR với mức ý nghĩa thống kê (10%). + Luận văn sử dụng 6 biến nội tại của Ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ dự phòng rủi ro (LLR), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), tỷ lệ quy mô cho vay (LOA). Trong đó chỉ có 2 biến là LLR và LOA không có ý nghĩa thống kê, các biến có lại đều ảnh hưởng tới CAR với mức ý nghĩa thống kê từ 1% - 10%. - Dựa trên các phát hiện về sự tác động, chiều hướng tác động và độ tác động của các yếu tố tới hệ số an toàn vốn, tác giả giả tập trung đưa ra các đề xuất kiến nghị cải thiện các yếu tố đó để nâng cao hệ số hệ số an toàn vốn tại NH TMCP, giúp hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định hơn. Đây cũng là đóng góp thực tiễn chính của luận văn. 1.8. Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng hợp, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng. Đối với các nghiên cứu nước ngoài, do đặc thù hệ thống ngân hàng khác nhau ở mỗi quốc gia, do đó có một số kết quả có thể không thể áp dụng tại Việt Nam. Đối với các nghiên cứu trong nước, đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của NHTM. Tuy nhiên, những kết luận của các nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt và gây tranh cãi. Luận văn của tác giả có một số điểm khác biệt như sau: - Đa phần tác giả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số an toàn vốn để thực hiện bước trung gian đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó chức năng quản lý đối với các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đối luận văn 6
  17. bản, trên cơ sở kết quả hồi quy mô hình, tác giả tập trung đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện các yếu ảnh hưởng để nâng cao hệ số hệ số an toàn vốn. - Hầu hết các đề tài nghiên cứu giai đoạn 2011 – 2015, dữ liệu từ năm 2012 – 2022 chưa được cập nhật. Luận văn được thực hiện nghiên cứu về tác động của các yếu tố khác nhau đến hệ số hệ số an toàn vốn của NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022, đặc biệt trong đó có giai đoạn Việt Nam và thế giới bị tác động bởi đại dịch COVID-19. 1.9. Cấu trúc luận văn Luận văn được bố trí theo các chương, mục có quan hệ thống nhất với nhau. Ngoài ra còn có phần mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, hình vẽ. Kết cấu luận văn gồm các chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mô tả khái quát mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài và khe hỡ nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ số an toàn vốn và các nghiên cứu liên quan. Chương này trình bày các nội dung sau: Cơ sở lý thuyết về hệ số an toàn vốn, một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài về hệ số an toàn vốn, từ đó chỉ ra các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các NHTM. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các nội dung sau: Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, các biến đưa vào mô hình, mô tả dữ liệu nghiên cứu, quy trình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về thống kê mô tả các biến đã được đưa vào mô hình, xây dựng các mô hình hồi quy, kiểm định lựa chọn mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Hàm ý quản trị. Chương cuối của luận văn sẽ nêu kết luận về các yếu tố cũng như tác động của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng, đưa ra các khuyến nghị đổng thời nêu những hạn chế của luận văn để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. 7
  18. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ AN TOÀN VỐN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Cơ sở lý thuyết về an toàn vốn ngân hàng 2.1.1. Khái niệm về an toàn vốn ngân hàng An toàn vốn là chuẩn mực kinh tế quan trọng, đo lường sự an toàn và lành mạnh cho ngân hàng và định chế tài chính (Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Khi vốn ngân hàng được duy trì ở mức độ an toàn sẽ được đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn đàn một cách thông suốt, có khả năng chống chịu những cú sốc khi nền kinh tế diễn ra bất lợi. Xác định mức độ an toàn vốn là việc ngân hàng điều chỉnhmức độ vốn để có thể hấp thụ tất cả các lỗ bất ngờ phát sinh trong tương lai và đảm bảo an toàn cho các tài sản cố định (Abusharba et al., 2013; Ebhodaghe & John, 1991; Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Ngoài ra, cần phải có một khoản tiền dư thừa để đảm bảo hoạt động hàng ngày và mở rộng trong tương lai (Abusharba et al., 2013). Khi ngân hàng duy trì vốn ở mức an toàn theo quy định thì ngân hàng có thể tránh được những thất bại, đổ vỡ bằng cách hấp thụ thua lỗ (Abusharba et al., 2013; Kumar Aspal & Nazneen, 2014). An toàn vốn được xem là một trong những chỉ số về sức khỏe tài chính chính của ngân hàng, phản ánh khả năng mà một ngân hàng có thể chịu đựng được các khoản lỗ phát sinh ngoài dự kiến trong tương lai và việc sử dụng hệ số đòn bẫy tài chính của ngân hàng (Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là cơ sở để đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn ánh sự lành mạnh, “sức khỏe” của một ngân hàng để đảm bảo rằng các ngân hàng có thể chịu đựng được mức thua lỗ từ các khoản lỗ hoạt động (Bateni và cộng sự, 2014; Đặng, 2011; Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội tại của ngân hàng đảm bảo chịu đựng các khoản lỗ trong thời kỳ khủng hoảng. Tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì sức mạnh nội tại của ngân hàng sẽ càng lớn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra thông suốt, qua đó bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và người gửi tiền (Kumar 8
  19. Aspal & Nazneen, 2014). Quy định về hệ số an toàn vốn của Ủy ban Basel là tiêu chuẩn quốc tế trong việc tính tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Ủy ban Basel khuyến nghị các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu để kiểm soát sự ổn định và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính (Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo khuyến nghị của Basel là không thấp hơn 8% (Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, 2006). Tuy nhiên, do quy định về ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý, giám sát hệ thống tài chính mỗi quốc gia thì tỷ lệ an toàn vốn có một điểm khác biệt như ở Ai Cập tỷ lệ an toàn vốn được quy trình duy trì ở mức tối thiểu là 10% (El-Ansary & Hafez, 2015); Tại Việt Nam tỷ lệ này được Ngân hàng Nhà nước quy định không thấp hơn 9% nếu các ngân hàng tính tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 22/2019/TT- NHNN, không thấp hơn 8% nếu các ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN; Tại Ấn Độ, tỷ lệ toàn bộ vốn cũng được duy trì ở mức tối thiểu là 9% (Kumar Aspal & Nazneen, 2014). Tóm lại, trong nghiên cứu này, tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có và tài sản có điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng thương mại, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực của một ngân hàng về khả năng thanh toán. 2.1.2. Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn ngân hàng Để đánh giá mức độ an toàn vốn, theo Ủy ban Basel các ngân hàng phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Các ngân hàng nên có một quy trình để đánh giá mức độ an toàn vốn tổng thể liên quan đến rủi ro và một chiến lược để duy trì khả năng vốn. Năm đặc điểm chính của một quy trình nghiêm ngặt như sau: Các ngân hàng phải có khả năng chứng minh rằng các mục tiêu vốn nội bộ đã được lựa chọn là có cơ sở tốt và các mục tiêu này phù hợp với các rủi ro tổng thể và môi trường hoạt động hiện tại. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm đến giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh của ngân hàng đang hoạt động. Cần thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt, hướng tới tương lai để 9
  20. xác định các sự kiện có thể xảy ra hoặc những thay đổi trong điều kiện thị trườngcó thể tác động xấu đến ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng rõ ràng chịu trách nhiệm chính trong công việc đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để hỗ trợ những rủi ro của mình. Nguyên tắc 2: Kiểm soát viên sẽ xem xét và đánh giá chiến lược an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn. Nguyên tắc 3: Người giám sát mong muốn các ngân hàng hoạt động trên tỷ lệ mức an toàn vốn tối thiểu và có thể yêu cầu họ nắm giữ vốn vượt quá mức tối thiểu. Có một số cách thức để đảm bảo rằng ngân hàng đang hoạt động với mức độ phù hợp. Trong một số phương pháp, người kiểm soát có quyền thiết lập tỷ lệ vốn mục tiêu hoặc xác định các danh mục trên tỷ lệ vốn tối thiểu. Nguyên tắc 4: Người kiểm soát sẽ can thiệp ngay từ đầu để ngăn vốn giảm xuống mức tối thiểu cần thiết để hỗ trợ các dấu hiệu rủi ro của ngân hàng cụ thể và sẽ yêu cầu giải quyết nhanh chóng nếu vốn không được duy trì hoặc khôi phục. Các hành động liên quan có thể bao gồm việc tăng cường giám sát ngân hàng, hạn chế trả tiền cổ tức, yêu cầu ngân hàng chuẩn bị và thực hiện phương án phục hồi an toàn vốn thỏa đáng, đồng thời yêu cầu tăng vốn bổ sung ngay lập tức. Kiểm soát viên có toàn quyền quyết định sử dụng các công cụ phù hợp nhất với hoàn cảnh của ngân hàng và môi trường hoạt động. 2.1.3. Cách xác định hệ số an toàn vốn ngân hàng Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 9 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư 41/2016/TT-NHNN), hệ số an toàn vốn tối thiểu được tính như sau: “2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng: a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2