intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang" được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đối với nợ xấu tại Agribank Tiền Giang. Đồng thời, đề xuất các hàm ý cho chi nhánh nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ DIỄM NGÂN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỒNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ DIỄM NGÂN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỒNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LÊ KIÊN CƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn với đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn – TS. Lê Kiên Cường. Các nội dung nghiên cứu, số liệu thu thập trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa và được chính tác giả thu thập từ báo cáo tài chính, các cổng thông tin điện tử và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các kết quả trong đề tài hoàn toàn khách quan. Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Diễm Ngân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, sự tận tình giảng dạy và hỗ trợ sinh viên của toàn thể Quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa Tài chính – Ngân hàng trong suốt thời gian qua đã giúp em có được nhiều kiến thức, mang lại cơ hội nghề nghiệp và sự phát triển tốt cho bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn – TS. Lê Kiên Cường đã hỗ trợ, giúp đỡ và góp ý chỉnh sửa trong quá trình hoàn thành bài luận văn này. Vì còn thiếu nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế khi làm việc nên trong lĩnh vực ngân hàng, em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để bài luận văn của em được tốt hơn. Em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng thật nhiều sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn. Học viên thực hiện Nguyễn Thị Diễm Ngân
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tỷ lệ nợ xấu (NPL), là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng, đây là lý do chính để tác giả chọn đề tài Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang”. Đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng vì vậy với nghiên cứu “ Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang” trong giai đoạn 2021-2023. Mô hình nghiên cứu sự tác động của các nhân tố như: Giới tính người vay; Tình trạng hôn nhân người vay; Thời gian kinh doanh; Thâm niên làm việc của khách hàng; Tài sản đảm bảo; Điểm tín dụng; Mục đích vay vốn; Lợi nhuận kinh doanh; Số tiền vay; Thời hạn vay; Lãi suất vay. Mục tiêu chính của luận văn là xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị cho lãnh đạo của Agribank Tiền Giang để giảm thiểu nợ xấu trong tương lai. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của Agribank Tiền Giang trong giai đoạn 2021 – 2023 kết hợp dữ liệu sơ cấp thu thập và mã hóa từ hồ sơ vay của khách hàng là các hộ nông dân trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, có mối quan hệ tín dụng với chi nhánh từ 01/2023 – 01/2024 để xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như: Giới tính người vay; Tình trạng hôn nhân người vay; Thời gian kinh doanh; Thâm niên làm việc của khách hàng; Tài sản đảm bảo; Điểm tín dụng; Mục đích vay vốn; Lợi nhuận kinh doanh; Số tiền vay; Thời hạn vay; Lãi suất vay có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Với sự hạn hẹp về thời gian cũng như hiểu biết của tác giả, tác giả cũng đề cập đến một số hạn chế của đề tài và đề xuất kiến nghị hướng nghiên cứu để tiếp tục phát triển bài nghiên cứu theo hướng hoàn thiện hơn.
  6. iv ABSTRACT The Non-Performing Loan (NPL) ratio is one of the crucial measures for assessing the effectiveness of banking operations. This is the primary reason why the author chose the topic "Factors Affecting Non-Performing Loans at the Agriculture and Rural Development Bank of Vietnam, Tien Giang Branch". The research focuses on the factors influencing NPLs at the bank during the period 2021-2023. The study model explores the impact of factors such as: gender of borrowers; marital status of borrowers; business tenure; customer seniority; collateral; credit score; loan purpose; business profit; loan amount; loan term; loan interest rate. The main objective of the thesis is to identify the factors influencing NPLs at the Agriculture and Rural Development Bank of Vietnam, Tien Giang Branch, thereby proposing management implications for the leadership of Agribank Tien Giang to minimize NPLs in the future. The research utilizes secondary data collected from the financial reports of Agribank Tien Giang during the period 2021-2023, combined with primary data collected and encoded from the loan files of customers who are farmers in the branch's operational area, with credit relationships with the branch from January 2023 to January 2024, to determine the factors affecting NPLs at the Agriculture and Rural Development Bank of Vietnam, Tien Giang Branch. The research results indicate that factors such as: gender of borrowers; marital status of borrowers; business tenure; customer seniority; collateral; credit score; loan purpose; business profit; loan amount; loan term; loan interest rate, have an impact on the NPL ratio of the bank. Given the constraints of time and the author's knowledge, the thesis also discusses some limitations of the topic and proposes research directions to further develop the study for more refinement.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt NPL The Non-Performing Loan Nợ xấu ROA Return on total assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở ROE Return on common equyty hữu
  9. vii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 6 2.1 . Lý thuyết về nợ xấu tại ngân hàng thương mại ............................................ 6 2.1.1 Khái niệm về nợ xấu tại ngân hàng thương mại....................................... 6 2.1.2 Phân loại và cách thức đánh giá nợ xấu tại ngân hàng thương mại ........ 7 2.1.3 Tác động của nợ xấu tại ngân hàng thương mại ..................................... 9 2.1.3.1. Tác động của nợ xấu đến kinh tế thị trường ............................... 9 2.1.3.2. Tác động của nợ xấu đến ngân hàng thương mại..................... 10 2.1.3.3. Tác động của nợ xấu đến khách hàng ...................................... 10 2.2 . Các nguyên nhân tạo ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ............. 11 2.2.1.Nguyên nhân từ các khía cạnh khách quan............................................. 11 2.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại ......................................... 12 2.2.3. Nguyên nhân đến từ khách hàng đi vay ................................................. 13 2.3 . Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại .................... 14 2.3.1. Đặc điểm cá nhân của khách hàng vay.................................................. 15 2.3.2. Đặc điểm tài chính của khách hàng ....................................................... 16 2.3.3. Đặc điểm của khoản vay ....................................................................... 17 2.4. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 17 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 17
  10. viii 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước...................................................................... 19 2.4.3. Thảo luận các nghiên cứu và xác định khoảng trống .............................. 22 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25 3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 25 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 26 3.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ........................................................................ 26 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 29 3.2.2.1. Giới tính khách hàng vay ...................................................................... 29 3.2.2.2. Tình trạng hôn nhân của khách hàng vay .............................................. 30 3.2.2.3. Thời gian kinh doanh............................................................................. 29 3.2.2.4. Thâm niên làm việc của khách hàng ..................................................... 30 3.2.2.5. Tài sản đảm bảo ..................................................................................... 31 3.2.2.6. Điểm tín dụng ........................................................................................ 31 3.2.2.7. Mục đích vay vốn .................................................................................. 31 3.2.2.8. Lợi nhuận kinh doanh ............................................................................ 32 3.2.2.9. Số tiền vay ............................................................................................. 32 3.2.2.10. Thời hạn vay.......................................................................................32 3.2.2.11. Lãi suất vay.........................................................................................32 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 33 3.3.1. Nghiên cứu định tính................................................................................ 33 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ............................................................................ 34 3.2.2.1. Quy mô mẫu ................................................................................... 34 3.2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 35 3.2.2.3. Mô tả dữ liệu ................................................................................... 35 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................................. 38 3.4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 38 3.4.2. Xử lý mô hình hồi quy Binary logistic .................................................... 38 3.4.2.1. Mô hình dạng tổng quát ................................................................ 38 3.4.2.2. Hệ số Odds.................................................................................... 39 3.4.2.3. Dạng hàm dự báo hồi quy Binary Logistic .................................. 39
  11. ix 3.4.3. Các kiểm định trong mô hình hồi quy Binary logistic ........................ 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 42 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang ................................................. 42 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 42 4.1.2. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................ 42 4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2023 .......... 45 4.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2023 ......... 45 4.2.2. Tình hình chung các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2021-2023 ................................................................................................................... 46 4.2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2023 ................... 48 4.2.3.1. Phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng ............................. 48 4.2.3.2. Phân loại tín dụng theo kỳ hạn ..................................................... 49 4.2.3.3. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu ................................................... 49 4.3. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang ............. 51 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................ 51 4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic .................................................. 56 4.3.2.1. Kết quả mô hình hồi quy Logic .................................................... 56 4.3.2.2. Kiểm độ mức độ phù hợp của mô hình ........................................ 58 4.3.2.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ................................... 58 4.3.2.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hìn ......................... 59 4.3.2.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................................. 59 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 65 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 65
  12. x 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................. 66 5.2.1. Đối với tài sản đảm bảo ........................................................................... 66 5.2.2. Đối với mục đích sử dụng vốn vay .......................................................... 66 5.2.3. Đối với số tiền vay ................................................................................... 67 5.2.4. Đối với điểm tín dụng .............................................................................. 67 5.2.5. Đối với lãi suất vay .................................................................................. 68 5.2.6. Đối với lợi nhuận kinh doanh .................................................................. 68 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 69 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu.................................................................................. 69 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ i PHỤ LỤC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ....................................................................... v
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 21 3.1 Mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 26 Bảng mô tả và đo lường mã hoá các biến độc lập trong mô 3.2 36 hình nghiên cứu đề xuất Tình hình chung các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Tiền 4.1 46 Giang giai đoạn 2021 – 2023 Phân loại tín dụng theo đối tượng khách hàng ta Agribank 4.2 48 Tiền Giang giai đoạn 2021 – 2023 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn tại Agribank Tiền Giang từ 4.3 49 2021 – 2023 4.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 51 4.5 Kết quả mô hình hồi quy Logit 57 4.6 Kết quả mô hình hồi quy Logit sau khi loại biến 57 4.7 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 58 4.8 Kiểm định độ giải thích của mô hình 58 4.9 Kiểm định mức độ dự báo 59 4.10 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 60
  14. xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang 3.1 Quy trình nghiên cứu 25 4.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Agribank Tiền Giang 43 Tỷ trọng các nhóm nợ của Agribank Tiền Giang từ 2021 – 4.2 50 2023
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn và là huyết mạch của nền kinh tế. Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro. Xét về góc độ vĩ mô, môi trường kinh tế trong nước chưa ổn định, kinh tế thị trường còn phát triển ở trình độ thấp, nhiều quy định, chính sách chưa phù hợp, các chuẩn mực quốc tế chưa đủ khả năng áp dụng. Bên cạnh đó, xét về góc độ vi mô, bản thân các ngân hàng thương mại Việt Nam năng lực tài chính, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém và công tác quản lý rủi ro còn lỏng lẻo. Đó là những yếu tố khiến cho hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chịu nhiều rủi ro với những biến cố khó lường của kinh tế thị trường. Xét về hoạt động của ngân hàng, một trong những hoạt động chính mang lại hơn 70% thu nhập cho ngân hàng là hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng cũng chính là rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt (Ekinci và Poyraz, 2019). Chỉ số đo lường quản lý rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu, là chỉ số chính được sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của ngân hàng (Bhavani và Bhanumurthy, 2012). Nếu nợ xấu không được kiểm soát tốt, ngân hàng sẽ mất uy tín thậm chí là phá sản và tác động đến cả nền kinh tế. Đối với Việt Nam, trong năm 2020 – 2021, nợ xấu có xu hướng tăng do tác động của dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến năng lực trả nợ của doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Vì thế, hiện nay, kiểm soát và xử lý nợ xấu nhằm giúp các ngân hàng dần phục hồi ổn định trở thành một vấn đề trọng tâm của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thương mại nhà nước chuyên doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Do đó, hoạt động giữ vị trí chủ yếu chính là hoạt động cho vay. Cùng hòa với hoạt động kinh doanh nói chung của Agribank thì chi nhánh Tiền Giang tính đến thời điểm 06/2023 thì tổng nguồn vốn tăng trưởng 6,4% so đầu năm; Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 2,4% so với đầu năm ước tính lên đến 4.428 tỷ đồng, tỷ trọng cho vay để phục vụ cho các hoạt động đầu tư "Tam nông" chiếm trên 88%/tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng
  16. 2 lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Tiền Giang. Nhưng với dư âm kéo dài của đại dịch Covid 19 và làn sóng khó khăn chung của nền kinh tế, mặc dù đạt được những tăng trưởng nhất định trong hoạt động tín dụng nhưng chất lượng tín dụng tại chi nhánh cũng có phần suy giảm, cụ thể với nợ quá hạn năm 2023 tăng 8%, nợ xấu tăng 7,3% so với 2022 và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 5%. Chính vì vậy, lợi nhuận của Agribank có phần giảm sút so với các năm trước, giảm 3,8% so với năm 2021 và giảm 4,5% so với năm 2022 (Agribank Tiền Giang, 2023). Mặt khác, với chủ trương cho vay để phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên đa phần đối tượng khách hàng của Agribank Tiền Giang là nông hộ vì vậy nợ xấu tại ngân hàng chủ yếu đến từ đặc thù của khách hàng và hoạt động kinh doanh riêng của họ rất nhiều (Agribank Tiền Giang, 2023). Vì vậy, việc kiểm soát nợ xấu đối với ngân hàng là cực kì quan trọng, bởi nó tác động đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. Do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tiền Giang” để làm đề tài nghiên cứu và tác giả kỳ vọng sẽ xác định rõ hơn về tác động của các yếu tố đến nợ xấu tại ngân hàng Agribank Tiền Giang và đề xuất các khuyến nghị giúp ngân hàng quản lý nợ xấu tốt hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận văn được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đối với nợ xấu tại Agribank Tiền Giang. Đồng thời, đề xuất các hàm ý cho chi nhánh nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Mục tiêu cụ thể: Tương ứng với mục tiêu tổng quát thì các mục tiêu cụ thể được chi tiết hóa như sau: Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang. Thứ hai, thông qua mô hình hồi quy đa biết đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang.
  17. 3 Thứ ba, từ kết quả thực nghiệm tại Agribank Tiền Giang đề xuất các hàm ý mang tính khả thi cho chi nhánh nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sẽ tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu sau cần được hoàn thành: Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang ? Thứ hai, thông qua mô hình hồi quy đa biết mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang như thế nào ? Thứ ba, từ kết quả thực nghiệm tại Agribank Tiền Giang các hàm ý mang tính khả thi nào được đề xuất cho chi nhánh nhằm hạn chế được nợ xấu trong tương lai ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Agribank Tiền Giang. + Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được luận văn sử dụng thu thập từ báo cáo tài chính của Agribank Tiền Giang trong giai đoạn 2021 – 2023. Dữ liệu sơ cấp thu thập và mã hóa từ hồ sơ vay của khách hàng là các hộ nông dân trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, có mối quan hệ tín dụng với chi nhánh từ 01/2023 – 01/2024. + Về khách thể nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng dữ liệu từ hồ sơ vay của khách hàng là các hộ nông dân trên địa bàn hoạt động của chi nhánh Tiền Giang. Nguyên nhân tác giả lựa chọn đối tượng là nông hộ vì số lượng của họ chiếm trên 85% các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh, chủ yếu là vay để thực hiện các hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất nông nghiệp (Agribank Tiền Giang, 2023). Do đó, với số lượng đông đảo này thì đối tượng này là nguyên nhân lớn nhất tạo ra nợ xấu đáng kể tại chi nhánh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
  18. 4 Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước để làm nền tảng cơ sở lý thuyết. Sau đó sẽ thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thống nhất các nhân tố để đưa ra tiêu chí đánh giá, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo. Phương pháp định lượng: + Phương pháp thống kê, so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Agribank Tiền Giang và cho phép phân tích, so sánh đưa ra các nhận xét và đề xuất phương án phù hợp. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để ước lượng các mối quan hệ giữa các biến số đến nợ xấu tại Agribank Tiền Giang trong mô hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng, phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu, có minh họa qua số liệu, luận văn sẽ tính toán dựa trên các số liệu đó để phân tích. Để đo lường khả năng xảy ra nợ xấu hay khả năng trả nợ của khách hàng, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với biến đo lường Y là biến giả (biến nhị phân). Cụ thể Y nhận giá trị 1 nếu trong năm khách hàng không xảy ra nợ xấu, nhận giá trị 0 nếu có phát sinh nợ xấu. Với phương pháp này, ta sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy Logistic để kiểm tra giả thiết nghiên cứu đặt ra. 1.6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn tiến hành tổng hợp các lý thuyết nền tảng liên quan đến nợ xấu, các chỉ tiêu đo lường và các nguyên nhân gây ra nợ xấu, đồng thời lựa chọn việc phân tích tập trung về đối tượng khách hàng gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu liên quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp cho bối cảnh của phạm vi nghiên cứu đã xác định. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu của luận văn này sẽ là cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu tiếp theo có cùng lĩnh vực quan tâm kế thừa và mở rộng.
  19. 5 Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu tại mô hình hồi quy đa biến là bằng chứng thực nghiệm cung cấp cho lãnh đạo chi nhánh, về các yếu tố thuộc về khách hàng có sự tác động đến việc gây ra nợ xấu cho chi nhánh. Từ kết quả đó, luận văn đề xuất các hàm ý mang tính khả thi lẫn thực tế cho lãnh đạo chi nhánh sẽ có chiến lược, hành động cụ thể để ngăn ngừa rủi ro nợ xấu trong thời gian sắp tới. 1.7. Kết cấu của luận văn Để giải quyết các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu thì luận văn sẽ được trình bày với kết cấu 5 chương, đó là: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 1 tập trung vào lý do chọn đề tài, xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần hoàn thành tại luận văn này. Từ đó, xác định các đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, trình bày các đóng góp chính của luận văn này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu Chương 2 tập trung vào việc tổng hợp các khung lý thuyết nền tảng, lược khảo các nghiên cứu liên quan và xác định các khoảng trống nghiên cứu nhằm tạo cơ sở đề xuất cho mô hình nghiên cứu tại chương tiếp theo. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 3 sẽ tập trung vào đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, trình bày quy trình và các phương pháp thu thập mẫu cùng với xử lý tính toán. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4 sẽ tập trung đánh giá tình trạng nợ xấu tại Agribank Tiền Giang và tiến hành xử lý kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp để đánh giá các yếu tố tác động đến nợ xấu tại chi nhánh. Từ đó thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Chương 5 sẽ tiến hành kết luận các mục tiêu đã đạt được của luận văn và đề xuất các hàm ý cho chi nhánh nhằm hạn chế nợ xấu.
  20. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về nợ xấu tại ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu tại ngân hàng thương mại Nợ xấu (Non – Performing Loans) là cụm từ có thể thay thế cho tên gọi của nợ khó đòi tại ngân hàng thương mại (Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger và De Young, 1997). Hoặc tại một khía cạnh khác thì nợ xấu được xem là các khoản nợ mà khách hàng vay không thể trả lại được cho ngân hàng khi đã đến hàng, do đó các ngân hàng không có bất cứ khoản lợi nào được thu từ nó (Rose, 2002). Theo IMF - Quỹ tiền tệ quốc tế (2002) thì nợ xấu được xem là khoản nợ mà khách hàng vay của ngân hàng đã quá hạn trả lãi hay gốc/lãi quá 90 ngày, hay là các khoản lãi vào kỳ trước đã được nhập gốc chưa được hoàn trả từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản vay được tái cấp vốn chậm trả theo thỏa thuận. Mặt khác, nó có thể là các khoản phải trả đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có những nguyên nhân được hình thành để ngân hàng nghi ngờ về sự hoàn trả gốc lãi không được đầy đủ. Theo Basel II (2004) thì một khoản nợ được coi là nợ xấu khi nó hình thành thời gian quá hạn hoàn trả có thể là từ 30 – 89 ngày; 90 – 179 ngày và trên 180 ngày. Với thời gian quá hạn này thì các ngân hàng nhận thấy khách hàng vay không thực hiện hay không có khả năng hoàn trả lãi hay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn, đồng thời bao gồm cả các hành động cố gắng của ngân hàng trong giai đoạn này cũng không thể thu hồi. Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng nợ xấu là khoản cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng đã đến hạn thanh toán mà họ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ vô điều kiện, điều này làm cho ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi. Các khoản nợ này bị quá thời hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên. Mặt khác, các tài sản đảm bảo đen thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh tại ngân hàng sẽ được tiến hành thanh lý để xử lý nợ nhưng khả năng không đủ để bù đắp cho khoản nợ này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2