Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến tăng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu tổng quát của luận văn "Các yếu tố tác động đến tăng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là xác định các yếu tố và xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả có những đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may đạt được KNSL tốt và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố tác động đến tăng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ NHƯ QUỲNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ NHƯ QUỲNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Với đề tài “Các yếu tố tác động đến tăng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, tôi xin cam đoan đây là công trình được nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được hoàn thành dựa trên những góp ý và hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Thị Hà Thương. Các nội dung được trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, chính xác và hoàn toàn không xuất hiện các nội dung, vấn đề đã công bố rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khác ngoại trừ một số đề cập, nội dung đã được trích nguồn đầy đủ ở tài liệu tham khảo cuối luận văn. Tôi xin cam đoan với những nội dung trong luận văn của mình và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ phát hiện nào không trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 08 năm 2024 Tác giả Vũ Thị Như Quỳnh i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi dành lòng biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất đến giảng viên đã hướng dẫn tôi, cô TS. Đỗ Thị Hà Thương đã luôn dành sự quan tâm, hỗ trợ hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên có giá trị cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi kính gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các quý thầy/cô giảng viên đã luôn tạo cho tôi những thời gian, điều kiện quý báu cũng như truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tôi trong suốt thời gian làm việc, học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến những nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng những nền tảng vững chắc, để tôi có thể kế thừa và phát triển đề tài của mình. Cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng những người yêu thương tôi đã luôn quan tâm, dành những lời động viên khích lệ và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tuy nhiên vì kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên nội dung của luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, bản thân tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý quý báu từ quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt nhất có thể, từ đó tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho con đường phát triển trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Vũ Thị Như Quỳnh ii
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do thương mại thế giới, thế giới và Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng và vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu và cũng đặt ra những cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngành dệt may giữ vai trò quan trọng và chủ lực, không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, giao lưu thương mại với các nước và ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Dệt may đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạnh xuất khẩu của nước ta, có quy mô xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Có thể thấy, vai trò của ngành dệt may cực kỳ quan trọng và không thể phủ nhận trong việc xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập thế giới. Để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển ổn định và bền vững thì việc nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh lời là hết sức quan trọng. Lợi nhuận hay khả năng sinh lời là mục tiêu hoạt động mà một doanh nghiệp hướng đến, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà quản trị, nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với hai biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) với 9 biến độc lập bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô. Phạm vi của nghiên cứu bao gồm 34 doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 9 năm từ 2015 đến 2023. Theo kết quả của nghiên cứu, ROE chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi quy mô doanh nghiệp (SIZE), thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE), tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDP). Ngược lại các yếu tố mức độ hữu hình của tài sản (TANGI) và lạm phát (IF) ảnh hưởng ngược chiều đến ROE. iii
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các biến đòn bẩy tài chính (LEV), khả năng thanh toán (LIQ) và dịch bệnh Covid (Covid) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROE. Đối với nghiên cứu mô hình ROA, kết quả chứng minh các biến quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA, ngược lại đòn bẩy tài chính (LEV) và mức độ hữu hình của tài sản (TANGI) ảnh hưởng ngược chiều đến ROA của doanh nghiệp dệt may. Mặt khác, các yếu tố thời gian hoạt động (AGE), khả năng thanh toán (LIQ), lạm phát (IF) và dịch bệnh Covid (Covid) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROA. Ngoài ra, tuy biến Covid không có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình nhưng kết quả cũng cho thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid, làm sụt giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp dệt may, khiến các doanh nghiệp dệt may bị gián đoạn sản xuất, doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng và chi phí sản xuất tăng cao. Kết quả của nghiên cứu đã đóng góp thêm các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may. Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất mang hàm ý quản trị để doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước đưa ra những chiến lược, chính sách để gia tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp dệt may. Từ khóa: doanh nghiệp dệt may, khả năng sinh lời, Covid. iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính CPI Chỉ số giá tiêu dùng GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị KNSL Khả năng sinh lời ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu v
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.......................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC ......................................................................................... xi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5 1.6. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 6 1.7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.. 9 2.1. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp dệt may ............................................. 9 2.1.1. Khái niệm về khả năng sinh lời................................................................. 9 2.1.2. Đặc điểm khả năng sinh lời của doanh nghiệp dệt may.......................... 10 2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp ............................ 11 2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .................................................... 12 2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản .......................................................... 12 2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................. 13 2.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư ................................................... 13 2.3. Các lý thuyết liên quan ................................................................................ 14 2.3.1. Lý thuyết lợi thế theo quy mô ................................................................. 14 2.3.2. Lý thuyết cấu trúc vốn............................................................................. 15 2.3.3. Lý thuyết tín hiệu .................................................................................... 16 2.3.4. Lý thuyết chi phí đại diện........................................................................ 16 vi
- 2.3.5. Lý thuyết đánh đổi tĩnh ........................................................................... 17 2.3.6. Lý thuyết trật tự phân hạng ..................................................................... 18 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ...... 19 2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ......................................................... 19 2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................ 23 2.5. Lược khảo các nghiên cứu trước ................................................................ 25 2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 25 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 27 2.5.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 33 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................... 34 3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 34 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 34 3.1.2. Giải thích các biến ................................................................................... 35 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 40 3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 46 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 48 3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 48 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 49 3.4.2. Phân tích ma trận tương quan.................................................................. 49 3.4.3. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 49 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 52 4.1. Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 52 4.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ROE ............................... 55 4.2.1. Phân tích tương quan giữa các biến ........................................................ 55 4.2.2. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu.................................................... 56 4.2.3. Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy...................................................... 58 4.2.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình .................................................... 60 4.2.5. Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng FGLS ............................ 62 4.3. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA ..................................... 64 4.3.1. Phân tích tương quan giữa các biến ........................................................ 64 vii
- 4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu.................................................... 65 4.3.3. Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy...................................................... 67 4.3.4. Kiểm định các khuyết tật của mô hình .................................................... 69 4.3.5. Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng FGLS ............................ 71 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 78 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................... 79 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 79 5.2. Một số hàm ý quản trị ................................................................................. 81 5.2.1. Đối với các doanh nghiệp ngành dệt may ............................................... 81 5.2.2. Đối với cơ quan nhà nước ....................................................................... 84 5.3. Một số điểm hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.............. 86 5.3.1. Một số điểm hạn chế ............................................................................... 86 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 87 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ i PHỤ LỤC ................................................................................................................ iii viii
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Hình 1.1. Nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2021-2022 .. 1 Bảng 1.2. Số lượng doanh nghiệp ngành dệt và sản xuất trang phục ở Việt Nam từ năm 2015 đến 2021 .................................................................................... 2 Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp .................................................................... 31 Bảng 3.1. Các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu............................................. 46 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến ......................................................... 52 Bảng 4.2. Kết quả ma trận tương quan giữa các biến ....................................... 56 Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả hồi quy của các mô hình Pooled OLS, FEM và REM ........................................................................................................................ 57 Bảng 4.4. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS và FEM ...................... 59 Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS và REM ...................... 59 Bảng 4.6. Kết quả lựa chọn mô hình giữa FEM và REM .................................. 60 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định VIF ........................................................................ 61 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan ...................................................... 61 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................... 62 Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS ................... 63 Bảng 4.11. Kết quả ma trận tương quan giữa các biến...................................... 64 Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả hồi quy của các mô hình Pooled OLS, FEM và REM ........................................................................................................................ 65 Bảng 4.13. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS và FEM .................... 67 Bảng 4.14. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS và REM .................... 68 Bảng 4.15. Kết quả lựa chọn mô hình giữa FEM và REM................................ 68 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định VIF ...................................................................... 69 ix
- Bảng 4.17. Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................... 70 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................. 70 Bảng 4.19. Tóm tắt kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS ................... 71 Bảng 4.20. So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu................... 72 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu .............................................................. 80 x
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Danh sách 34 Doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.............................................................................. iii Phụ lục 2. Bảng dữ liệu các chỉ tiêu tính toán từ BCTC của 34 doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam và các dữ liệu vĩ mô giai đoạn 2015 đến 2023 ........................................................................................................... v Phụ lục 3. Kết quả nghiên cứu mô hình ROE ................................................. xviii Phụ lục 4. Kết quả nghiên cứu mô hình ROA ................................................. xxiii xi
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong chương đầu, tác giả sẽ trình bày những nội dung cơ bản về đề tài nghiên cứu như: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu chính, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu luận văn trong chương này. 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành dệt may có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới và ổn định đời sống xã hội ở các quốc gia. Ở nhiều quốc gia, ngành dệt may là ngành tạo ra số lượng việc làm và kinh tế lớn nhất, đóng góp vào GDP quốc gia. Đối với Việt Nam, ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù có sự phát triển vượt bậc của một số ngành công nghiệp mới nổi, đặc biệt là điện tử, nhưng vai trò của ngành dệt may Việt Nam là không thể phủ nhận. Sự phát triển của ngành thể hiện ở việc số lượng doanh nghiệp, lao động trong ngành ngày càng tăng qua từng năm, cũng như đóng góp của ngành trong kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp và tạo công ăn việc làm góp phần ổn định đời sống của người dân. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngành dệt may luôn nằm trong top 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong những năm gần đây. Hình 1.1. Nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2021-2022 Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan 1
- Theo Grandviewresearch, quy mô thị trường dệt may toàn cầu ước tính đạt 1.695,13 tỷ USD vào năm 2022. Ngành dệt may Việt Nam đã mang về kim ngạch xuất khẩu 40,3 tỷ USD trong năm 2023 theo dữ liệu của Tổng cục thống kê và đứng vị trí thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh. Ngoài ra, theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2021 nước ta có 314.011 doanh nghiệp dệt và 1.491.557 doanh nghiệp sản xuất trang phục. Bảng 1.2. Số lượng doanh nghiệp ngành dệt và sản xuất trang phục ở Việt Nam từ năm 2015 đến 2021 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Dệt 243.428 278.577 283.986 309.488 315.751 330.698 314.011 Sản xuất 1.337.132 1.427.412 1.467.767 1.560.751 1.598.372 1.499.929 1.491.557 trang phục Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong những năm gần đây, bức tranh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động khó lường với các mối nguy hiện hữu về dịch bệnh, chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng năng lượng, cạnh tranh gay gắt và lạm phát. Ngành dệt may nước ta cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, bất ổn nêu trên. Tình hình sản xuất hiện nay trở nên khá ảm đạm do thiếu hụt đơn hàng trầm trọng, một số nhà máy phải dừng hoạt động và cắt giảm nhân sự. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu mà các nhà quản trị, nhà đầu tư và doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu, ảnh hưởng trọng yếu đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KNSL là đối tượng nghiên cứu phổ biến của nhiều tác giả, có thể kể đến như Goddard, Tavakoli và Wilson (2005); Vătavu (2014); Odusanya, Yinusa và Ilo (2018); Ngô Thị Hằng và Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2020); Nguyen Thi Ngoc Lan và Nguyen Van Cong (2020); Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021); Nguyễn Khánh Linh và Phan Thị Hằng Nga (2022). Theo đó, các nghiên cứu trước đã chỉ ra KNSL của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô, có thể kể đến như thời gian hoạt động 2
- của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp (tính theo doanh thu, tài sản, số lượng lao động), tỷ lệ thanh khoản, tốc độ tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, đòn bẩy tài chính, mức độ tập trung của ngành và tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, v.v… Trong tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh khốc liệt, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Vậy làm sao các doanh nghiệp ngành dệt may đạt được kết quả kinh doanh tốt, tỷ suất lợi nhuận cao và ngày càng phát triển là một câu hỏi được quan tâm. Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp, một doanh nghiệp không đem lại lợi nhuận thì không thể tồn tại lâu dài. Vì vậy, hiểu được ý nghĩa và sự quan trọng của lợi nhuận hay KNSL sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được KNSL tốt nhất và ngày càng phát triển. Vì vậy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may là một vấn đề cần được quan tâm và xem trọng. Tuy nhiên, hiện nay trong nước và cả nước ngoài cũng còn khá ít nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may mặc dù đây là ngành có đóng góp hết sức to lớn đối với việc hội nhập kinh tế thế giới và phát triển, ổn định kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác định các yếu tố và xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả có những đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may đạt được KNSL tốt và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành. 3
- 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của các yếu tố đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thứ ba, thông qua kết quả nghiên cứu có các đề xuất hàm ý quản trị để giúp các doanh nghiệp ngành dệt may tăng cường KNSL và cơ quan nhà nước đưa ra các chiến lược, chính sách để phát triển ngành dệt may. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thông qua việc xác định mục tiêu nêu trên, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để làm rõ mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam? Thứ hai, những yếu đó tố ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam theo chiều hướng và mức độ như thế nào? Thứ ba, những hàm ý quản trị gia tăng KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam là gì? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi 09 năm từ năm 2015 đến năm 2023. Trong gian đoạn này Việt Nam có nhiều sự phát triển đáng kể, tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới, nước ta đã tham gia vào các 4
- Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 16 FTA song phương và đa phương. Đặc biệt, năm 2022, nước ta chính thức ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này có nhiều sự kiện đáng chú ý như đại dịch Covid-19, lạm phát và suy thoái kinh tế, chiến tranh kinh tế thế giới trong những năm 2020-2022. Trong giai đoạn này ngành dệt may Việt Nam đã tăng trưởng bất chấp những khó khăn thách thức, liên tục tăng trưởng qua các năm và trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh. Phạm vi không gian: tính đến năm 2021 Việt Nam có khoảng 1.800 công ty hoạt động trong ngành dệt may số lượng tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên do yêu cầu về dữ liệu nghiên cứu và một số hạn chế trong công tác thu thập, tổng hợp toàn bộ dữ liệu nên nghiên cứu sẽ tập trung vào các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK. Các công ty này có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu dài trên thị trường, đồng thời các thông tin và các BCTC, báo cáo thường niên cũng được công bố khá đầy đủ, điều này giúp kết quả nghiên cứu có tính chính xác và đáng tin cậy. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sẽ sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong đề tài: + Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu dựa trên những dữ liệu sẵn có được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tác giả lập các bảng tính, biểu đồ, v.v… để từ đó so sánh và có những nhận xét, đánh giá về tài liệu nghiên cứu. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng kỹ thuật suy diễn để lập luận, giải thích thuộc tính của từng yếu tố trong quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu. Trong phương pháp này, tác giả sẽ nghiên cứu, tổng hợp thông tin để phân tích, nhận định các yếu tố có ảnh hưởng đến KNSL của doanh nghiệp. + Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tập trung vào ba mô hình phổ biến là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và mô hình 5
- ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM). Các kiểm định cần thiết sẽ được thực hiện để chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất, đồng thời tiến hành kiểm định các khiếm khuyết của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Cuối cùng, phương pháp ước lượng FGLS được sử dụng nhằm khắc phục các khiếm khuyết (nếu có). + Nguồn số liệu: Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp và tính toán dựa trên các báo cáo tài chı́nh (BCTC) và báo cáo thường niên được công bố trên website của 34 doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam trong các năm từ 2015 đến 2023. Các số liệu thu thập và tổng hợp được sẽ bao gồm: tổng tài sản, thời gian hoạt động, quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, mức độ hữu hình của tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế.v.v… Bên cạnh đó, các dữ liệu vĩ mô được tổng hợp từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) và Tổng cục thống kê như tăng trưởng GDP, lạm phát, v.v… 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về chiều ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may. Từ đó, góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về KNSL của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đưa ra một số đề xuất hàm ý quản trị để giúp các doanh nghiệp dệt may cải thiện và nâng cao KNSL, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của ngành. Bên cạnh đó, nghiên cứu này kết quả của nghiên cứu này có thể được áp dụng như tài liệu tham khảo, tham khảo về mặt học thuật cho những cá nhân quan tâm đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành dệt may. 6
- 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luận văn được trình bày chi tiết qua 5 chương và theo trình tự sau: Chương 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 1 sẽ giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, các nội dung như tính cấp thiết của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Từ đó tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ thực hiện. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài cũng sẽ được nêu trong chương này. Chương 2. Cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực nghiệm Nội dung chương 2 sẽ xoay quanh cơ sở lý luận và tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan được công bố ở Việt Nam và nước ngoài. Tác giả cũng sẽ tập trung trình bày về các khái niệm, đặc điểm KNSL của doanh nghiệp ngành dệt may và các lý thuyết liên quan. Bên cạnh đó, thông qua khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả tìm hiểu mô hình và các biến để làm nền tảng xây dựng mô hình cho nghiên cứu. Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu Trong chương này, dựa trên việc khảo lược và tham khảo mô hình nghiên cứu ở các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp. Bên cạnh đó các nội dung chi tiết về giải thích các biến, phương pháp và quy trình nghiên cứu cũng được tác giả làm rõ. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đây là chương thể hiện nội dung trọng tâm nhất của đề tài, trình bày kết quả thống kê mô tả các biến, phân tích tương quan giữa các biến cũng như kết quả phân tích hồi quy theo 3 mô hình Pool OLS, FEM và REM. Sau đó thực hiện kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất và thực hiện các kiểm định cần thiết và khắc phục các khiếm khuyết của mô hình. Dựa vào các kết quả này, tác giả đưa ra những thảo luận và nhận xét. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 25 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 65 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 51 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 33 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 99 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 57 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 27 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 31 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 26 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 116 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 86 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 91 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn