intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

51
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội thông qua việc phân tích các tiêu chí chất lượng được xây dựng; phân tích nguyên nhân của tình trạng chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội; đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định dự án cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ VÂN CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ VÂN CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thái Hà Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả luận văn Lê Thị Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thái Hà đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý cho Tôi sửa chữa Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã hỗ trợ, giúp đỡ Tôi trong việc thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho Luận văn . Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho Tác giả có thêm động lực phấn đấu để hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .....................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM ở VN ...............................................................................................................5 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ...........................................................................................................................5 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................8 1.2. Nghiên cứu về dự án đầu tư .................................................................................8 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư .....................................................................................8 1.2.2. Phân loại dự án đầu tư .......................................................................................9 1.3. Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại .......................................9 1.3.1. Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại ...................9 1.3.2. Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại ............10 1.4. Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại................................................................................................................11 1.4.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư ..................................................................11 1.4.2. Nội dung của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................12 1.4.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................16
  6. 1.5. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................22 1.5.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư ...................................................22 1.5.2. Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại .............................................................................................. 23 1.6. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại .............................................................................................. 32 1.6.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư............................32 1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại .................................................................33 1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại. ......................................................42 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................49 2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................49 2.1.1. Cách tiếp cận ...................................................................................................49 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................49 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP – NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................................................................53 3.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ..................................53 3.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ..................55 3.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ....................................................57 3.3.1. Những vấn đề chung .......................................................................................57 3.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư .....................................................64 3.3.3. Thẩm định dự án đầu tư – trường hợp dự án cụ thể . ......................................72 3.3.4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. ..................................................................................................................73 3.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
  7. công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Quân Đội……...83 Comment [t1]: Tách riêng phần đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và 3.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………..83 nguyên nhân thành một mục riêng 3.4.2. Những hạn chế……………………………………………………………………..88 3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế .........................................................................91 CHƢƠNG 4: BỐI CẢNH, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI .............................................................. 97 4.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội đến năm 2025 ..................................................................................................................97 4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội đến năm 2025 ........97 4.1.2. Định hướng về hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội đến năm 2025 ......................................................................98 4.2 Giải pháp phát triển hoàn thiện công tác thẩm định dự án KHDN tại Ngân hàng TMCP Quân đội ......................................................................................................100 4.2.1. Hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng…………………………………..…101 Comment [t2]: Đã thực hiện tách từng mục giải pháp và viết lại phù hợp với 4.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức Khối TĐ & PDTD……………………………..…101 MB. 4.2.3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định…………………………………………….102 4.2.4. Giải pháp về Cán bộ thẩm định……………………………………………..…..103 4.2.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ thông tin hóa hỗ trợ rút ngắn thời gian công tác thẩm định……………………………………………………..107 4.3. Một số kiến nghị..............................................................................................109 4.3.1. Đối với Chính Phủ.........................................................................................109 4.3.2. Đối với các Bộ ngành liên quan ...................................................................110 4.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................................112 4.3.4. Đối với các chủ đầu tư ..................................................................................113 KẾT LUẬN ............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................115 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 MB Ngân hàng TMCP Quân Đội 3 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 4 DAĐT Dự án đầu tư 5 PCCC Phòng cháy chữa cháy 6 DR Tỷ lệ chiết khấu 7 NPV Giá trị hiện tại ròng 8 IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ 9 MIRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh 19 PP Thời gian hoàn vốn 11 PI Số doanh lợi 12 WACC Chi phí trung bình của vốn 13 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản 14 ROE Lợi nhuận trên tổng nguồn vốn 15 TĐ & PDTD Thẩm định và phê duyệt tín dụng 16 BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 17 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 18 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 19 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 20 SLA Thời gian thẩm định hồ sơ 21 ĐVKD Đơn vị kinh doanh 22 CVTĐ Chuyên viên thẩm định 23 PD Phê duyệt i
  9. STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 24 PGD Phòng giao dịch 25 CIB Khách hàng lớn 26 SME Khách hàng vừa và nhỏ 27 GĐPD Giám đốc phê duyệt 28 BCĐX Báo cáo đề xuất 29 BCTĐ Báo cáo thẩm định 30 BĐS Bất động sản 31 CNTT Công nghệ thông tin 32 CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng ii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư 17 2 Bảng 3.1 Các chỉ số tài chính cơ bản 55 3 Bảng 3.2 SLA tổng thể quy trình cho vay dự án đầu tư KHDN tại 60 MB 4 Bảng 3.3 SLA chi tiết tại khâu thẩm định và phê duyệt dự án 61 KHDN 5 Bảng 3.4 Thời gian xử lý trung bình tại khâu thẩm định dự án đầu 76 tư tại MB giai đoạn 2015-2019 (Đơn vị: Giờ) 6 Bảng 3.5 Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2015 - 2019 77 7 Bảng 3.6 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2019 78 8 Bảng 3.7 Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2015 - 2019 79 9 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu của 3 NHTM giai đoạn 2015 - 2019 80 10 Bảng 4.1 Kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2020 97 iii
  11. DANH MỤC HÌNH TT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn 18 2 Hình 1.2 Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại 20 3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 49 4 Hình 3.1 Mô hình quản trị của MB 54 5 Hình 3.2 Các chỉ số tài chính cơ bản MB 57 6 Hình 3.3 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng 59 7 Hình 3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng 62 8 Hình 3.5. Thời gian xử lý trung bình tại khâu thẩm định 77 9 Hình 3.6. Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay của 3 Ngân hàng lựa chọn 81 nghiên cứu 10 Hình 3.7. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của 3 Ngân hàng lựa chọn 82 nghiên cứu 11 Hình 3.8. Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn của 3 Ngân hàng lựa chọn 83 nghiên cứu iv
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay nguồn vốn trung - dài hạn từ các NHTM là một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triển công nghệ, đầu tư hạ tầng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ hoạt động cho vay dự án đầu tư, các NHTM thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn vốn quan trọng này cho nền kinh tế. Ngoài những đóng góp cho nền kinh tế, hoạt động cho vay dự án đầu tư còn đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của các NHTM. Thẩm định dự án là một trong những công việc đòi hỏi rất cao năng lực của cán bộ thẩm định. Công việc này yêu cầu cán bộ thẩm định phải có được kiến thức vững chắc, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ba yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, khả năng nhạy cảm trong công việc và khả năng chịu áp lực tốt. Hoạt động cho vay dự án đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thời gian thu nợ kéo dài, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng sinh lời của dự án bị chi phối bằng nhiều yếu tố. Do đó để lựa chọn được những dự án có khả năng sinh lời cao cùng với mức rủi ro tương ứng thì NHTM phải tiến hành thẩm định dự án cho vay một cách toàn diện, kỹ lưỡng trước khi quyết định cấp tín dụng. Công tác thẩm định cho vay dự án là một khâu quan trọng nhất giúp cho ngân hàng nhận diện, sàng lọc những dự án tốt, vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, vừa tạo ra lợi ích cho nền kinh tế. Thực tế tại một số ngân hàng trong thời gian gần đây có hiện tượng cán bộ, nhân viên ngân hàng cố tình làm sai dẫn đến lựa chọn các dự án không tốt ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như lợi ích cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có các doanh nghiệp đi vay, bản thân nhận thấy dự án đầu tư không hiệu quả, khả năng tài chính của doanh nghiệp còn yếu nhưng cố tình che giấu thông tin, làm giả số liệu để được cấp tín dụng. Mặt khác, công tác giám sát kiểm soát trước, trong và sau vay của ngân hàng thương mại chưa được quan tâm đúng mức, cho nên hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn còn xảy ra tại một số NHTM. 1
  13. Với uy tín về thương hiệu và rất nhiều lợi thế về nguồn khách hàng, Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn tự hào là một trong những ngân hàng dẫn đầu về chất lượng hoạt động tín dụng trung dài hạn nói chung cũng như hoạt động cho vay dự án nói riêng. Cho vay dư án đầu tư tại MB là một trong những hoạt động đóng góp lớn vào lợi nhuận của ngân hàng cũng như mang lại những giá trị lợi ích kinh tế to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, hoạt động thẩm định cho vay dự án tại MB cũng vì thế mà đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế - xã hội tồn tại nhiều bất cập trong công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư và rất cần nghiên cứu và hoàn thiện. Nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án tại MB, góp phần đưa hoạt động này ngày càng phát triển cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu vấn đề “Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” cho luận văn của Comment [t3]: Đã thực hiện sửa đổi tên phù hợp với tên đề tài trang bìa. mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu. - Chất lượng thẩm định dự án tại Trung tâm thẩm định Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì? - Giải thích căn nguyên của những vấn đề đó như thế nào? - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới? 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Về lý thuyết - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại. 3.2 Về thực tiễn - Đánh giá chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội thông qua việc phân tích các tiêu chí chất lượng được xây dựng. - Phân tích nguyên nhân của tình trạng chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. 2
  14. - Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định dự án cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Chất lượng thẩm định dự án tại Trung tâm thẩm định KHDN - Hội sở chính MB. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung, luận văn tập trung phân tích đánh giá chất lượng thẩm định dự án về phương diện tài chính, bên cạnh đó có xem xét một vài phương diện thẩm định khác có ảnh hưởng tới tình hình tài chính của dự án, như tính pháp lý dự án, điều kiện khách hàng, tác động môi trường và công nghệ của dự án và các dự báo kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án… - Về thời gian, luận văn khảo sát tình hình trong 5 năm gần đây (từ năm 2015 - 2019), các định hướng và một số đề xuất giải pháp cho 05 năm tới (2020 – 2025). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả đó sử dụng các số liệu và thông tin thông qua thu thập dữ liệu có sẵn từ các nguồn dữ liệu bên ngoài và nội bộ ngân hàng để có cái nhìn tổng quan về công tác thẩm định, đánh giá tình hình hiện tại về chất lượng công tác thẩm định của MB. Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài bao gồm các giáo trình, tài liệu có nội dung liên quan đến ngân hàng thương mại, thẩm định, định giá nói chung, báo cáo thường niên của Ngân hàng Trung ương Việt Nam về chất lượng tín dụng của toàn ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng và một số thông tin khác được thu thập, tổng hợp từ các báo, tạp chí, web... Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu và thông tin nội bộ từ các phòng, ban của Ngân hàng TMCP Quân Đội như Khối kinh doanh, Phòng phát triển sản phẩm, Khối Kế toán tài chính, Khối Quản trị rủi ro … Phương pháp xử lý dữ liệu Đề tài sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm: tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh, đánh giá, sử dụng Hình, bảng biểu. 3
  15. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định cho vay dự án từ đó tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. Chƣơng 4: Bối cảnh, định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Trung tâm thẩm định khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. . 4
  16. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ tại các NHTM ở VN 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư Những nghiên cứu nước ngoài Thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM theo các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều vào phân tích đánh giá dự án vay vốn: - Little Ian MD & James A.Mirrlees trong “Introduction of Project Analysis in Developing Countries - Hướng dẫn phân tích dự án trong các nước đang phát triển” OECD (1968). Nhóm tác giả đề cập đến phân tích dự án, vấn đề giá ảo được sử dụng trong đánh giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Quan điểm của các tác giả là đánh giá dự án bằng phân tích chi phí và lợi ích, là sự ước lượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó. Hai tác giả chưa đi sâu vào thẩm định tài chính của dự án đầu tư. - Lumby Stephen trong “Investment Appraisal and Financial decisions - Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” (2003), Nhà xuất bản Chapman Hall, London & Newyork, cũng tập trung vào phân tích lợi ích và chi phí của dự án vay vốn. Đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, phương pháp hoàn vốn, cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu. Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính được tác giả tập trung xem xét. Tác giả chưa đề cấp đến những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến những vấn đề tài chính cần thẩm định của dự án. - Kendar Nkohli (1993) “Economic Analysis of Invesment Project: phân tích kinh tế dự án đầu tư” Oxford University. Tác giả tập trung phân tích khía cạnh tài chính, đặc biệt phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính dự án 5
  17. như: lạm phát, tỷ giá, giá dầu thô, giá các nguyên liệu chính chi phí cho dự án, giá nhân công và những rủi ro khác về tài chính của dự án, như: rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường, Tác giả chưa làm rõ việc thẩm định tài chính của các tổ chức trung gian tài chính, nhất là các NHTM. - Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrision, John Herbohn, Patrick Rowland (2002) “Financial Appraisal of Investment Project: Thẩm định tài chính dự án đầu tư” Cambridge University. Nhóm tác giả đó sử dụng phương pháp định tính (phân tích kịch bản – Scenario Analysis và phương pháp Delphi) và định lượng (phương pháp hồi quy đơn & hồi quy bội – Simple&Multiple Regression) và mô hình OLS để phân tích dòng tiền của dự án đối với vốn Ngân sách chứ lại không tập trung vào việc thẩm định tài chính dự án của các NHTM. Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp nói chung và thẩm định của các NHTM nói riêng thường tập trung vào kỹ thuật và phương pháp phân tích đánh giá lợi ích, chi phí và dòng tiền của dự án phục vụ cho mục đích tối đa hoá lợi nhuận tức là tối đa hoá lãi cổ tức cho các cổ đông hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án, chương trình thuộc lĩnh vực công cộng của nhà nước. Những nghiên cứu trong nước Comment [t4]: Đã thực hiện loại bỏ những tài liệu giáo trình. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thẩm định dự án vay vốn của các DNVVN đó có song chủ yếu tập trung vào một ngành, một lĩnh vực hoặc một số nội dung chủ yếu: - Năm 2012, tác giả Ngô Đức Tiến trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện việc nghiên cứu hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đứng từ góc độ thẩm định nhằm ra quyết định cho vay vốn. - Năm 2015, tác giả Nguy n Thị Minh Châu trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex” đó tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tưu tại NHTMCP Xăng dầu Petrolimex. Tác giả cũng rút ra 6
  18. những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình thu thập thông tin khách hàng, số liệu tài chính ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng này. - Năm 2015, tác giả Nguy n Phương Thảo trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Nam” đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tưu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quảng Nam trong giai đoạn 2011 - 2013. Tác giả cũng rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng này. - Năm 2015, Tác giả Dương Thị Anh trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Thạnh Xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa Phúc Hà” đó tập trung nghiên cứu, phân tích những chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng. Áp dụng vào đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Thạnh Xuân. Tác giả cũng rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng này. - Năm 2016, Tác giả Dương Thị Anh trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay tại NHTMCP Á Châu – CN Hải Phòng” đó tập trung nghiên cứu, phân tích những chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng, vai trò của thẩm định tài chính trong dự án đầu tư. Đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP Á Châu – CN Hải Phòng và giải pháp hoàn thiện. - Một số các công trình nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế đó xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án, các chỉ tiêu đánh giá 7
  19. chất lượng thẩm định tài chính trong dự án đầu tư, thực trạng và giải pháp khắc phục tại từng ngân hàng cụ thể. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu - Các công trình đó nghiên cứu chủ yếu đề cập đến khía cạnh kỹ thuật thẩm định mà chưa đi sâu vào khía cạnh thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư. - Ở một số công trình, có đề cập đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng chưa nêu rõ chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM. - Một số công trình cũng đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng còn chung chung, chưa lượng hóa được cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến đâu. Vì vậy, điểm khác biệt căn bản của luận văn thạc sỹ so với các công trình đó nghiên cứu trước đây là lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay ở tầm vi mô, trong đó Ngân hàng với vai trò là người cho vay. Việc xem xét này không chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá dự án mà còn đề cập đến các khía cạnh khác của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM như quy trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định. 1.2. Nghiên cứu về dự án đầu tƣ 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư Bây giờ ta sẽ đi sâu xem xét khái niệm về dự án đầu tư. Với các quan điểm khác nhau có thể có các khái niệm khác nhau về dự án đầu tư. Sau đây là một số khái niệm về dự án đầu tư: - Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định mà trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào (inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs). - Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. - Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết, của một công việc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, là tiền 8
  20. đề để ra các quyết định đầu tư và tài trợ vốn. Như vậy, nếu xét theo góc độ này thì dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án). - Trong “Quy chế đầu tư và xây dựng” (2002): Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. 1.2.2. Phân loại dự án đầu tư Các dự án đầu tư thường rất đa dạng về cấp độ, quy mô, loại hình và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức với các quan điểm khác nhau: - Theo hình thức đầu tư: gồm 3 loại là: (i) dự án đầu tư có công trình xây dựng, (ii) dự án đầu tư không có công trình xây dựng là những dự án quy hoạch, chuyển giao công nghệ, (iii) dự án hỗn hợp gồm cả đầu tư và xây dựng, loại này hiện nay là phổ biến đối với hầu hết các dự án đầu tư. - Theo quy mô đầu tư: gồm 2 loại là: dự án đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian dài, độ rủi ro cao. Dự án đầu tư theo chiều sâu thì lượng vốn bỏ ra ít hơn, thời gian không dài, độ rủi ro thấp hơn. - Theo lĩnh vực hoạt động: có thể phân thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ, dự án phát triển cơ sở hạ tầng.... - Theo thời gian thực hiện: dự án đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm), dự án trung hạn (1 – 3 năm), dự án dài hạn (3 năm trở lên). - Theo sự phân cấp quản lý: theo tầm quan trọng và quy mô của dự án mà được chia thành 4 nhóm là dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D. 1.3. Cho vay theo dự án đầu tƣ của Ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại Dự án đầu tư của các NHTM là dự án được tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác đó chính là khoản tiền mà NHTM cho các 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2