Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 10
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm làm rõ nội dụng và nhân tố ảnh hưởng nợ xấu. Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng, nguyên nhân gây ra nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới cùng với thực trạng nợ xấu tại Việt Nam đưa ra đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thực hiện công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THẠCH MINH HOÀNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, 10/2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THẠCH MINH HOÀNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh, 10/2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính kế thừa từ các website, các công trình nghiên cứu. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lí luận và quá trình phân tích. TP.Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Thạch Minh Hoàng
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1: Tống quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại ............................................................................................................... 3 1.1.Rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................................................................................................... 3 1.1.1.Rủi ro tín dụng ........................................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ........................................................... 3 1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................... 4 1.1.2. Nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng ............................... 5 1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu ............................................................................. 5 1.1.2.2. Các tiêu chí để nhận biết nợ xấu ...................................................... 7 1.1.2.3. Tác động của nợ xấu ........................................................................ 8 1.2. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ............................... 9 1.2.1. Nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại ........... 10 1.2.1.1. Phòng ngừa nợ xấu........................................................................... 10 1.2.1.2. Xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ...................................... 12 1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu ............................ 13 1.2.3. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia .............. 13 1.2.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................. 13 1.2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.......................................................... 16
- 1.2.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan............................................................... 20 1.2.3.4. Bài học cho Việt Nam ...................................................................... 22 Kêt luận chương 1 .................................................................................................... 24 Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................................................................................... 25 2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................... 25 2.2. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại .......................................... 27 2.2.1 Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế ............................................................. 29 2.2.2. Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế .................................................... 31 2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại ........................................ 32 2.3. Những nguyên nhân gây ra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ................... 33 2.3.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 33 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 35 2.4. Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................................................................................. 39 2.4.1. Những biện pháp các ngân hàng thương mại đã thực hiện để phòng ngừa nợ xấu .............................................................................................................. 39 2.4.2. Những biện pháp các ngân hàng thương mại đã thực hiện để xử lý nợ xấu ............................................................................................................................ 40 2.5. Đánh giá chung về công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................................................... 41 2.5.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................ 41 2.5.2. Hạn chế .................................................................................................... 42 2.5.3 Nguyên nhân hạn chế ................................................................................ 42 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 44 Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................................................................... 45
- 3.1 Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam................. 45 3.2 Định hướng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam .................................................................................................................. 46 3.3. Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu ............................................................................. 50 3.3.1. Tập trung đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng ....................................................................... 50 3.3.2. Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát tín dụng độc lập ................................ 51 3.3.3. Hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt ....................................................... 52 3.3.4. Phân tán rủi ro, đa dạng hóa các hình thức cho vay ................................. 53 3.3.5. Thực hiện tốt việc khai thác và phân tích thông tin tín dụng ................... 54 3.3.5.1 Khai thác thông tin tín dụng.............................................................. 54 3.3.5.2 Phân tích thông tin tín dụng .............................................................. 55 3.3.6. Thẩm định chặt chẽ tài sản đảm bảo ........................................................ 57 3.3.7. Kiểm tra giám sát sau khi cho vay............................................................ 58 3.3.8. Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi .................................................... 58 3.3.9. Chú trọng việc phân tích, dự báo thị trường và các nguyên nhân khách quan khác ....................................................................................................... 59 3.4 Giải pháp xử lý nợ xấu ....................................................................................... 60 3.4.1. Phân loại nợ minh bạch và trích lập quỹ dự phòng rủi ro ........................ 59 3.4.1.1 Phân loại nợ....................................................................................... 59 3.4.1.2. Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro .................................................... 59 3.4.2. Tái cơ cấu nợ ........................................................................................... 62 3.4.3. Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu ............................................................ 65 3.4.4. Chuyển nợ thành vốn góp ......................................................................... 66 3.4.5. Chứng khoán hóa các khoản nợ................................................................ 70 3.4.6. Bán nợ ...................................................................................................... 70 3.4.7. Xóa nợ ...................................................................................................... 76
- 3.5. Kiến nghị .......................................................................................................... 76 3.5.1. Kiến nghị chính phủ và NHNN ................................................................ 76 3.5.2. Kiến nghị các NHTM ............................................................................... 81 Kết luận chương 3 .................................................................................................... 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 Tài liệu tham khảo
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AMC (Asset Management Corporation): Công ty quản lý tài sản BaoVietBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt BCBS (Basel Committee on Banking Supervision): Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng BIDV: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam BIS (Bank for International Settlements): Ngân hàng thanh toán quốc tế CBRC (China Banking Regulatory Commission): Uỷ ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc CDRC (Corporate Debt Restructuring Committee): Trung gian tái cơ cấu nợ CIC ( Credit Information Center): Trung tâm thông tin tín dụng CSRC (China Securities Regulatory Commission): Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc DATC (Debt and Asset Trading Corporation): Công ty mua bán nợ tồn đọng DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DongABank: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Eximbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam FIDF (Financial Institutions Development Fund): Quỹ phát triển các định chế tài chính IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế KAMCO (Korean Asset Management Corporation): Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc KDIC (Korea Deposit Insurance Corporation): Hiệp hội Bảo hiểm Tiền gửi Hàn Quốc KienLongBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Kiến Long
- MBBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MDBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông NamABank: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á NDT: Nhân dân tệ NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTƯ: Ngân hàng trung ương PGBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex Sacombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TAMC (Thai Asset Management Corperation): Công ty quản lý tài sản Thái Lan TCTC: Tổ chức tài chính TCTD: Tổ chức tín dụng TMCP: Thương mại cổ phần VAMC (Vietnam Asset Management Corperation): Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VietcapitalBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010- 6/2014 .............................................................................................................. 27 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế Quý 2/2014............................. 29 Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM trong giai đoạn 2010-6/2014 ...... 33
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................. 4 Hình 1.2. Mô hình xử lý nợ xấu của KAMCO ............................................... 15 Hình 2.1. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-6/2014 .................................................................... 28 Hình 2.2. Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế tính đến cuối năm 2013 ............ 30 Hình 2.3. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM tại thời điểm 06/2014 .................. 33
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay nền kinh tế sản xuất đình đốn, kinh tế tăng trưởng thấp, nợ xấu tăng cao dẫn đến thị trường đóng băng và suy kiệt. Với tình hình nợ xấu lớn như hiện nay không chỉ làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế mà còn ảnh hường tiêu cực đến các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Do đó xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các ngân hàng thương mại mà còn cả toàn bộ nền kinh tế. Riêng với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thì xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách mang tính chiến lược, bởi lẽ nợ xấu đến nay đã ở mức lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thanh khoản, hiệu quả và sự an toàn của bản thân các ngân hàng thương mại và các tổ chức tính dụng. Góp phần từ thực tiễn nêu trên tôi đã chọn đề tài “ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM “ 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dù nợ xấu ở mức nào thì hiện tại, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đến lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm làm rõ nội dụng và nhân tố ảnh hưởng nợ xấu. Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng, nguyên nhân gây ra nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới cùng với thực trạng nợ xấu tại Việt Nam đưa ra đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thực hiện công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- 2 Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng, thực trạng nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: tập trung vào nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu, không bao gồm tất cả các vấn đề về rủi ro tín dụng. + Nghiên cứu thu thập số liệu về công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu toàn hệ thống và tại một số ngân hàng thương mại từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích và diễn giải quy nạp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Nợ xấu là gì? Nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu? Tiêu chí đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu? - Tình hình xử lý nợ xấu như thế nào? Nguyên nhân gây ra nợ xấu là gì ? - Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu hiện nay như thế nào ? - Những giải pháp các ngân hàng thương mại cần thực hiện để phòng ngừa và xử lý nợ xấu ? 6. Kết cấu luận văn : Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 1.1.1.Rủi ro tín dụng. 1.1.1.1.Khái niệm về rủi ro tín dụng. Có nhiều cách tiếp cận rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Theo khái niệm cơ bản nhất, rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Hiểu một cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. ” Như vậy có thể kết luận “ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.”
- 4 Hiểu theo nghĩa rộng, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán…của ngân hàng và kể cả việc ngân hàng mua các loại trái phiếu của các doanh nghiệp. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có thế thấy rằng rủi ro tín dụng có hai cấp độ : - Khách hàng trả nợ không đúng hạn - Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. 1.1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng: Hình 1.1 : Phân loại rủi ro tín dụng
- 5 Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Gồm 3 bộ phận chính: - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành 2 loại: - Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2. Nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. 1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu. Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “ bad debt”, “non-performing loan”, “doubtful debt”, thông thường nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ,
- 6 điều này thường xảy ra khi khách hàng vay đã tuyên bố phá sản hoặc tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại khá nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Khái niệm của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS) tuy không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng trong hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Dựa trên hướng dẫn này nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. BCBS cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khi khả năng thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể. Giá trị tổn thất sẽ được ghi nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ được phản ánh trên báo cáo thu nhập ngân hàng. Như vậy lãi suất của các khoản vay này sẽ không được cộng dồn và sẽ chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế nhận được. Theo định nghĩa chính thức của IMF “ Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ. Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế.” Ở Việt Nam, nợ xấu theo Khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xếp loại rủi ro, tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam “ là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn ( nhóm 3), nợ nghi ngờ ( nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5) ”
- 7 Nợ xấu theo quy định tại Quyết định 493 và Quyết định 18 được xác định theo các yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày, nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc có các nhân tố khác làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ gốc, lãi. Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ được đánh giá là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn. 1.1.2.2. Các tiêu chí để nhận biết nợ xấu. Tiêu chí định lượng: Theo thông lệ quốc tế , nếu áp dụng phương pháp này, các khoản nợ được xếp vào một trong năm nhóm sau: - Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán. - Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. - Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. - Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Theo tiêu chí định lượng, các khoản nợ được xếp vào nhóm 3,4 và 5 được xác định là các khoản nợ xấu. Tiêu chí định tính: Là tiêu chí được các ngân hàng thương mại sử dụng để phân tích, đánh giá khoản nợ dựa trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng một cách toàn diện. - Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
- 8 - Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. - Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 1.1.2.3. Tác động của nợ xấu. Nợ xấu tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽn dòng vốn và đe dọa an toàn tài chính quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững về kinh tế. Các tác động của nợ xấu cũng như việc giải quyết nợ xấu đến nền kinh tế có thể nhắc đến như sau - Nợ xấu tạo ra gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đặt ra một câu hỏi lớn là kinh phí ở đâu để xử lý. Một mình các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý nên phải trông cậy vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó, các nguồn thu ngân sách đang ngày càng khó khăn do sự đình trệ của nền kinh tế. Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi ngân sách sẽ tiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế. - Khi nợ xấu gia tăng gây đình trệ nền kinh tế. Nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao ngân hàng không được phép cho vay đồng nghĩa với dòng vốn của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ sản xuất sẽ thiếu nguồn vốn để kinh doanh - Nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây đổ vỡ một số ngân hàng yếu kém, khi đó nó sẽ gây ra các tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người
- 9 dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế quốc tế. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia. 1.2. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại. Trong 10 năm trở lại đây, lĩnh vực ngân hàng đã có rất nhiều đổi mới trong việc tiếp cận các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, kể từ năm 2005 đến nay, NHNN ban hành nhiều quy định mới về quản trị rủi ro, an toàn hoạt động ngân hàng và quản lý tín dụng, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro được thể hiện trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thông tư 02 được NHNN ban hành ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, cũng như việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. So với những quy định hiện hành, thông tư 02 có sự thay đổi quan trọng với các quy định tiếp cận sát với chuẩn mực quốc tế Basel 2 như phạm vi tài sản có phải phân loại, định giá tài sản đảm bảo, sử dụng thông tin tín dụng, tiêu chuẩn phân loại nợ, phản ánh đầy đủ hơn chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng. Thông tư 02 ban hành thể hiện quyết tâm lớn của NHNN trong việc đưa ra những chuẩn mực quản lý điều hành từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế giúp hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn minh bạch hơn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng và nợ xấu của từng tổ chức tín dụng và của hệ thống. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế mới đi qua đáy, bước qua khủng hoảng thì việc áp dụng ngay Thông tư 02 sẽ là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và các NHTM. Việc sửa đổi Thông tư 02 tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp có thời gian khắc phục khó khăn để được tiếp tục vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó Thông tư số 09/2014/TT-NHNN được ban hành ngày 18/03/2014 nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ và tạo điều hiện cho DN tiếp tục được tiếp cận, vay vốn tín dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và có hiệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 109 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 53 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 23 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn