intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam" tập trung đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC, bằng việc nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, những nhân tố tác động đến hiệu quả trong quá trình xử lý và thu hồi các khoản nợ được mua theo giá trị thị trường, từ đó xem xét, nhận đính những mặt được, mặt tồn tại để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TIẾN KIÊN HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TIẾN KIÊN HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam" hoàn toàn được hình thành, phát triển từ quan điểm cá nhân, do TS. Nguyễn Quốc Thắng, cùng toàn thể các thầy cô tham gia giảng dạy lớp cao học CH23A trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ. Các số liệu khảo sát cũng như kết quả phân tích có được trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, không phải là sự sao chép của các công trình, đề tài đã được công bố. Tp.Hồ Chí Minh, ngày ….tháng….năm 2023 Tác giả Nguyễn Tiến Kiên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Quý cô, thầy là giảng viên và tập thể Lãnh đạo, Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Ngân hàng đã hết lòng tận tụy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường, đặc biệt là TS. Nguyễn Quốc Thắng, đã rất tâm huyết, tận tình hướng dẫn mỗi khi tôi gặp phải khó khăn hoặc có câu hỏi về vấn đề nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu…để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Tiến Kiên
  5. iii TÓM TẮT 1. Phần tiếng Việt. 1.1. Tiêu đề: Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam. 1.2. Tóm tắt: - Lý do chọn đề tài: Năm 2013, Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Năm 2017, VAMC chính thức triển khai hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường. VAMC đã đạt được một số thành quả, góp phần đưa nợ xấu của toàn ngành ngân hàng xuống dưới 3%. Tuy nhiên tính hiệu quả trong xử lý nợ theo giá trị thị trường còn chưa như kỳ vọng. Từ thực tiễn đó, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo tại VAMC. Đó là lý do học viên thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC. - Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của VAMC giai đoạn 2017-2021. Tìm ra vướng mắc, tồn tại. Kiến nghị giải pháp để đạt được kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu theo giá thị thị trường một cách hiệu quả nhất. - Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, đồng thời vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu… - Kết quả nghiên cứu: Khái quát hóa về nợ xấu; nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC. Làm rõ những khó khăn, hạn chế và kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ theo giá trị thị trường tại VAMC. - Kết luận và hàm ý: Sau hơn 05 năm triển khai hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường. VAMC cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể như năm 2021, tỷ lệ bán cho VAMC của các TCTD đạt tới 21%. Chứng tỏ, VAMC đã thể hiện được sứ mệnh, vai trò trong hoạt động xử lý nợ. Bên cạnh đó đề tài cũng đã đưa ra được một số đóng góp về mặt giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC. 1.3. Từ khóa: Xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường; Hiệu quả trong xử lý nợ xấu; Xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC.
  6. iv 2. English 2.1. Title: Effectiveness in handling bad debts at market value of Vietnam Asset Management Company here in after call "VAMC". 2.2. Abstract: - Reason for choosing the topic: VAMC was officially established in 2013. VAMC implemented debt trading at market value in 2017. There are some achievements recorded such as, contributing to bringing the bad debt of the whole banking industry down to less than 3%. However, there are still many difficulties and obstacles affecting the effectiveness in practive. Therefore, it is necessary to have solutions to improve the efficiency of buying, selling and dealing with bad debts according to VAMC. That is the reason why I conduct study to improve the effectiveness of handing bad debts at market value at VAMC - Objectives of the study: Evaluate and analyze the results achieved by VAMC in the period of 2017-2021, problems that existing in the process of handing with bad debts at market value; Then, I would like to From there, propose solutions to achieve the most effective results of handling and recovering bad debts at market value. - Research Methods: Apply qualitative research methods, at the same time apply statistical methods, synthesis analysis, comparison and contrast… - Research results: Generalization of bad debts, causes of bad debts. Determining the factors affecting the effectiveness of handling bad debt at market value of VAMC. Clarifying difficulties, limitations and proposing solutions to improve the effectiveness handling bad debt at market value at VAMC. - Conclusion and implications: After more than 5 years of implementing debt purchase activities at market value credit institutions have cooperated with VAMC to achieve certain results. In 2021, the ratio of debt sold to VAMC of credit institutions accounts for 21%. VAMC has demonstrated its mission and role in bad debt handling activities. In addition, the thesis makes some contributions to improve the effectiveness of bad debt handling at market value at VAMC. 2.3. Key word: Handling bad debts at market value; Effectiveness in handling bad debts; Handling bad debts at market value at VAMC.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Cụm từ tiếng việt 1 CP Cổ phần 2 DPRR Dự phòng rủi ro 3 GDBĐ Giao dịch bảo đảm 4 GTTT Giá trị thị trường 5 HĐTC Hợp đồng thế chấp 6 HĐTD Hợp đồng tín dụng 7 KH Khách hàng 8 KH&QLRR Kế hoạch và Quản lý rủi ro 9 KN Khoản nợ 10 MTV Một thành viên 11 NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 NHTW Ngân hàng trung ương 14 NQ Nghị quyết 15 QSDĐ Quyền sử dụng đất 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TPĐB Trái phiếu đặc biệt 19 TSBĐ Tài sản bảo đảm 20 VĐL Vốn điều lệ
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt 1 AMC Asset Management Company Công ty quản lý tài sản Công ty TNHH MTV Quản lý Vietnam Asset Management 2 VAMC tài sản của các Tổ Chức Tín Company dụng Việt Nam
  9. vii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài................................................................................ 5 6.1. Những đóng góp về mặt lý luận ...............Error! Bookmark not defined. 6.2. Những đóng góp trong mặt thực tiễn .......Error! Bookmark not defined. 6.3. Kết cấu của luận văn ..................................................................................5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU, XỬ LÝ NỢ XẤU, VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM ...............6 1.1. Bức tranh tổng quan về hoạt động xử lý nợ xấu...................................... 6 1.1.1. Các định nghĩa về nợ xấu ...........................................................................6 1.1.2. Phân loại các khoản nợ xấu ........................................................................7 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại TCTD ..................................................10 1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan .........................................................................10 1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................11 1.1.4. Tác động của nợ xấu ................................................................................12 1.1.4.1. Tác động của nợ xấu đến nền kinh tế.......................................................12 1.1.4.2. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hệ thống TCTD. ...........................................12 1.1.4.3. Nợ xấu tác động đến khách hàng .............................................................13 1.2. Xử lý nợ xấu ........................................................................................ 13
  10. viii 1.2.1. Tái cấu trúc khoản nợ ...............................................................................13 1.2.2. Thành lập các công ty quản lý tài sản ......................................................13 1.3. Hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường ............................... 18 1.3.1. Khái niệm hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường..........................18 1.3.2. Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT của AMC ..19 1.3.2.1. Hệ thống các tiêu chí định lượng .............................................................19 1.3.2.2. Những tiêu chí định tính .........................................................................22 1.3.3. Các nhân tố có tác động đến tính hiệu quả của xử lý nợ xấu theo GTTT. ..23 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan .....................................................................................23 1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan .......................................................................24 1.4. Hoạt động xử lý nợ xấu theo GTTT của một vài nước, kinh nghiệm cho Việt Nam.25 1.4.1. Hàn Quốc .................................................................................................25 1.4.2. Trung Quốc ..............................................................................................29 1.4.3. Malaysia ...................................................................................................32 1.4.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................................35 Kết luận chương 1 ..................................................................................................37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM ............................................................................38 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam ............................................................................................. 38 2.1.1. Sự ra đời của công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam .............38 2.1.2. Cơ cấu, mô hình tại VAMC .....................................................................39 2.1.3. Nguyên tắc hoạt động và lĩnh vực tham gia hoạt động ...........................42 2.1.3.1. Nguyên tắc hoạt động của VAMC ...........................................................42 2.1.3.2. Lĩnh vực tham gia hoạt động ...................................................................42 2.1.3.3. Phương thức mua nợ xấu của VAMC ......................................................43 2.2. Thực trạng tại VAMC về tính hiệu quả của hoạt động xử lý nợ theo GTTT ............................................................................................................. 44
  11. ix 2.2.1. Thực trạng nợ xấu, xử lý nợ xấu theo GTTT. ..........................................45 2.2.1.1. Kết quả mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC ..........................45 2.2.1.2. Xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường .........................................................48 2.2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT tại VAMC.........................................55 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT tại VAMC ......55 2.2.2.2. Các nhân tố có sự tác động đến hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT ........62 2.3. Thực trạng hiệu quả thu hồi, xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC....... 68 2.3.1. Những kết quả đạt được: ..........................................................................68 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại, kết quả chưa đạt: ................................................72 2.3.2.1. Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động mua nợ GTTT ................74 2.3.2.2. Nguyên nhân ............................................Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 2 ..................................................................................................81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA VAMC ...................................................82 3.1. Mục tiêu hoạt động: ............................................................................. 82 3.1.1. Giai đoạn 2021 – 2025 .............................................................................82 3.1.2. Giai đoạn 2026 – 2030. ............................................................................82 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT tại VAMC ........ 82 3.2.1. Về mô hình, chức năng nhiệm vụ: ...........................................................82 3.2.2. Về vốn: .....................................................................................................84 3.2.3. Về năng lực quản trị rủi ro .......................................................................85 3.2.4. Về nhân sự................................................................................................86 3.2.5. Về công nghệ............................................................................................86 3.2.6. Về pháp lý ................................................................................................87 3.2.7. Các giải pháp khác ...................................................................................87 3.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC ...... 88 3.3.1. Đối với Quốc Hội .....................................................................................88 3.3.2. Đối với Chính Phủ và NHNN. .................................................................89 3.3.3. Đối với các Bộ - Ban - Ngành..................................................................90 3.3.4. Đối với Tòa án Nhân Dân Tối Cao ..........................................................90
  12. x Kết luận chương 3 ..................................................................................................91 KẾT KUẬN .............................................................................................................92
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Kết quả thu nợ của KAMCO theo các loại khoản nợ ....................................28 Bảng 1.2 Kết quả thu hồi của KAMCO theo các cách thức xử lý ................................28 Bảng 1.3 Hoạt động của 4 AMC lớn thuộc sở hữu nhà nước (1999-2006) ..................30 Bảng 2.1 Mua nợ xấu tại VAMC năm 2017 - 2021 ......................................................45 Bảng 2.2 Kết quả thu hồi nợ GTTT của VAMC 2017 – 2021 ......................................49 Bảng 2.3 Kết quả thu nợ GTTT theo từng giải pháp trong kỳ 2017 - 2021 ..................50 Bảng 2.4 Cơ cấu chi tiết trong tổng thu nợ từ bán TSBĐ của khoản nợ GTTT tại VAMC trong năm 2017-2021. ...................................................................................................53 Bảng 2.5 Các khoản nợ GTTT cơ cấu tại VAMC giai đoạn 2017 - 2021.....................55 Bảng 2.6 Nợ xấu VAMC mua GTTT so với tổng dư nợ xấu của TCTD......................55 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu được xử lý bằng biện pháp bán nợ theo GTTT cho VAMC trên tổng nợ xấu được xử lý của các TCTD giai đoạn 2017 – 2021.....................................56 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu mua theo GTTT trên tổng nợ xấu được mua tại VAMC trong giai đoạn 2017 - 2021. ..........................................................................................................57 Bảng 2.9 Tỷ lệ thu hồi, xử lý các khoản nợ theo GTTT trên tổng nợ xấu được VAMC mua giai đoạn 2017-2019 ..............................................................................................58 Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ được cơ cấu trên tổng dư nợ được VAMC mua theo GTTT giai đoạn 2017 - 2021. ...................................................................................................................58 Bảng 2.11 Tỷ lệ thu hồi, xử lý nợ bằng biện pháp xử lý TSBĐ trên tổng dư nợ được thu hồi theo GTTT giai đoạn 2017 - 2021 ...........................................................................59 Bảng 2.12 Tỷ lệ các phương thức thực hiện thu hồi, xử lý nợ trên tổng dư nợ được VAMC xử lý giai đoạn 2017 – 2021. ............................................................................60 Bảng 2.13 Vòng quay vốn thực tế của VAMC trong hoạt động mua nợ GTTT giai đoạn 2017 – 2021. ..................................................................................................................62 Bảng 2.14 Danh sách các công ty tư nhân mua bán nợ tại Việt Nam ...........................68
  14. xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ nợ xấu tại Hàn Quốc (%) ..................................................................26 Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc (%) .............................................................29 Biểu đồ 1.2 Thị phần Big 4 AMC Trung Quốc tính đến ngày 19/4/2021 .....................31 Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ nợ xấu ở Malaysia (%) ......................................................................33 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu, mô hình tổ chức tại VAMC ..........................................................40 Biểu đồ 2.2 Mua nợ xấu theo GTTT năm 2017-2021 ...................................................46 Biểu đồ 2.3 Số lượng TCTD, khoản nợ mua theo GTTT tại VAMC giai đoạn 2017 - 2019 ...............................................................................................................................48 Biểu đồ 2.4 Thu hồi nợ xấu của VAMC giai đoạn 2017 - 2021 ...................................49 Biểu đồ 2.5 Tỷ thu nợ GTTT theo loại giải pháp tại VAMC năm 2017 - 2021............51 Biểu đồ 2.6 Diễn biến thu hồi nợ xấu theo GTTT của VAMC 2017 – 2021 ................52 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu chi tiết trong tổng thu nợ từ bán TSBĐ của khoản nợ GTTT tại VAMC trong năm 2017 .................................................................................................54 Biểu đồ 2.8 Nợ xấu VAMC mua GTTT so với tổng dư nợ xấu của TCTD .................56 Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ nợ GTTT thu từ xử lý TSBĐ/tổng dư nợ thu hồi theo GTTT giai đoạn 2017 - 2021 ....................................................................................................................60 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ các phương thức thực hiện thu hồi, xử lý nợ trên tổng dư nợ được VAMC xử lý giai đoạn 2017 – 2021. ............................................................................61
  15. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, sự lan rộng của khủng hoảng tài chính đến toàn Thế giới, mà ảnh hưởng của nó đã dẫn tới sự trì trệ trong hoạt động của kinh tế Việt Nam, đưa nước ta vào giai đoạn cực kỳ khó khăn và đầy thách thức. Đặc biệt từ những năm từ 2012 đến 2014, nhắc đến sự đối mặt với vô vàn thách thức của ngành ngân hàng, là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất vì đây được ví là ngành huyết mạnh, phản ánh bức tranh sức khỏe của nền kinh tế. Từ tình hình khó khăn đó, tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD đã tăng nhanh và ở mức cao, thanh khoản của thị trường kém đặc biệt là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, khả năng sinh lời trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh suy giảm. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không như kỳ vọng. Nợ xấu ngành ngân hàng vào thời điểm 30/09/2012 lên đến 17,21% tổng dư nợ các khoản tín dụng toàn ngành. Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thua lỗ, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra sự đổ vỡ cho hệ thống các ngân hàng, đe dọa an ninh tài chính quốc gia. Chính vì vậy, việc nhận diện và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để giữ cho hệ thống tài chính, tiền tệ ổn định, có được sự an toàn và bền vững. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và ngành Ngân hàng đã có các giải pháp vừa khơi thông dòng tín dụng vừa xử lý được nợ xấu nhanh chóng, giúp ngành ngân hàng đảm bảo an toàn trong hoạt động. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới chỉ ra rằng, việc thành lập Công ty Quản lý tài sản (AMC) tầm cỡ quốc gia là giải pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xử lý nợ xấu tại nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, VAMC được thành lập ngày 27/06/2013‘theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN, là doanh nghiệp trực thuộc NHNN, do nhà nước sở hữu 100% để đáp ứng kỳ vọng về công tác kiểm soát và xử lý‘nợ xấu cho ngành ngân hàng. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xử lý‘nợ xấu của các TCTD Việt Nam thông qua việc triển khai‘biện pháp xử lý nợ theo khuôn khổ các quy định của pháp luật‘hiện
  16. 2 hành. Sau khi thành lập, VAMC tích cực xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy trình nội bộ, đồng thời kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế những chính sách, cơ chế, trong hoạt động mua bán, xử lý và thu hồi nợ xấu. VAMC triển khai hoạt động mua bán nợ bằng‘trái phiếu‘đặc biệt (TPĐB). đồng thời năm 2017 VAMC tiếp tục triển khai hoạt động mua và xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường (GTTT). Sau gần 05 năm triển khai mua bán nợ theo GTTT, VAMC lũy kế đã mua được khoảng 11.822 tỷ đồng nợ xấu, xử lý khoảng 9.574 tỷ đồng, đạt tỷ lệ xử lý 81% số nợ đã mua. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu theo GTTT còn rất khiêm tốn so với tổng số nợ xấu toàn ngành Ngân hàng, tại cuối năm 2021 tổng nợ xấu của các ngân hàng là khoảng 73.000 tỷ đồng trong đó nợ xấu nội bảng 1.900 tỷ đồng, ngoại bảng là 5.400 tỷ đồng. Vòng quay của nguồn vốn trong hoạt động mua, bán xử lý nợ xấu theo GTTT còn rất thấp như năm 2020 chỉ đạt 0,35 vòng, cao nhất là 1,57 vòng năm 2017. Tính hiệu quả trong hoạt động mua, bán và xử lý nợ theo GTTT còn chưa tương xứng với tiềm lực, vai trò của VAMC. Đề tài hình thành với với mục đích làm rõ nội dung liên quan về xử lý nợ xấu theo GTTT; hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT; nêu rõ thực trạng xử lý nợ xấu theo GTTT tại VAMC giai đoạn 2017 – 2021, xác định tồn tại – hạn chế và khó khăn vướng mắc của VAMC trong giai đoạn trên; từ đó có các đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu theo GTTT tại VAMC. Về mặt số liệu trong hoạt động xử lý nợ theo GTTT, kể từ khi triển khai năm 2017 đến năm 2021 đã đủ 05 năm, là khoảng thời gian đủ để thống kê, phân tích nhằm đưa ra kết quả đánh giá. Ngoài ra, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động của VAMC, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tính hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu theo GTTT. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và nghiên cứu về đề tài "Hiệu quả trong xử‘lý’nợ‘xấu’theo’giá’trị‘thị‘trường tại công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam". 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
  17. 3 2.1. Mục tiêu tổng quát Tác giả tập trung đánh giá tính hiệu‘quả trong hoạt động xử lý‘nợ xấu‘theo giá trị thị‘trường tại VAMC, bằng việc nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường hiệu‘quả, những nhân tố tác động đến hiệu‘quả trong quá trình xử lý và thu hồi các khoản nợ được mua theo giá trị thị trường, từ đó xem xét, nhận đính những mặt được, mặt tồn tại để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ‘xấu theo‘giá trị thị‘trường‘tại VAMC. 2.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài được triển khai thành các mục tiêu cụ thể: Một là về xử lý nợ xấu theo GTTT; hiệu quả xử lý nợ xấu theo GTTT; xác định những nhân tác động đến tính hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu theo GTTT. Hai là đánh giá những kết quả, thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC trong giai đoạn 2017 đến 2021. Ba là kiến nghị một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể, đề tài thực hiện giải quyết những nhóm câu hỏi sau: Nhóm thứ nhất: Những nhân tố tác động vào hiệu quả‘xử lý nợ xấu‘theo GTTT tại VAMC? Nhóm thứ hai: Thực trạng về hiệu‘quả xử‘lý nợ xấu‘theo GTTT tại VAMC trong giai đoạn 2017 – 2021? Tác động của các nhân tố đến hiệu‘quả xử‘lý nợ xấu‘theo GTTT tại VAMC trong giai đoạn 2017 – 2021? Nhóm thứ ba: Những giải‘pháp để nâng cao hiệu‘quả xử‘lý nợ xấu‘theo GTTT tại VAMC? Điều kiện những giải pháp? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  18. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả tập‘trung đánh giá tính hiệu‘quả trong hoạt‘động xử‘lý nợ xấu‘theo giá trị thị‘trường tại VAMC, bằng việc nghiên‘cứu các chỉ tiêu đo lường hiệu‘quả trong xử‘lý nợ‘xấu theo‘giá trị thị trường, nhân tố ảnh‘hưởng đến hiệu‘quả trong xử‘lý‘nợ‘xấu theo giá‘thị‘trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh‘giá về‘hiệu‘quả trong xử‘lý‘nợ‘xấu theo giá‘thị‘trường của VAMC, từ đó kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu‘quả trong hoạt động xử lý‘nợ xấu;theo‘giá trị thị trường trong thời gian tới tại VAMC. Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu tính hiệu quả trong hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo giá‘thị‘trường tại VAMC. Phạm vi về thời gian: Sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo thường niên của NHNN; dữ liệu thứ cấp tại báo cáo tổng kết hàng năm của VAMC trong giai đoạn từ 2017 - 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương‘pháp nghiên‘cứu định tính, cùng kết hợp với các phương pháp: Thống kê: Sử dụng số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích đánh giá hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC. So sánh, đối chiếu: Để đánh giá tính hiệu quả trong xử lý nợ xấu Đề tài được tác giả thực hiện theo quy trình nghiên cứu với các bước sau: Nhận định các vấn đề cần nghiên cứu; Thực hiện thu thập dữ liệu, số liệu; Nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp thành hệ thống; Có những ý kiến đề xuất giải pháp dựa trên kết quả đánh giá, phân tích. 5. Nội dung nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu vào những nội dung chính như sau: Hoạt động xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC; Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường. Kinh nghiệm, mô hình xử lý của một số nước và nhửng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo GTTT của VAMC.
  19. 5 6. Đóng góp của đề tài Thứ nhất: đề tài thực hiện đánh giá và phân tích được kết quả, mặt thuận lợi và khó khăn trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại VAMC trong khoảng thời gian 2017 - 2021. Thứ hai: từ những tồn tại, kiến nghị những giải pháp phù hợp theo tình hình về khung pháp lý, năng lực vốn và nhân lực, những hình thức phối hợp, xử lý của các đối tượng trong thị trường mua bán nợ, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý nợ xấu, cơ bản là: Với khách hàng: Đóng góp của VAMC trong quá trình tái cơ cấu tài chính, khoản nợ cho khách hàng, hỗ trợ nguồn lực giúp khách hàng ổn định, lành mạnh hóa tài chính trong giai đoạn khó khăn nhất, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển, hoặc chí ít cũng hoàn thành được nghĩa vụ tài chính theo các cam kết, khế ước nợ vay. Với người mua nợ, bên đầu tư: Đề tài nêu ra những hoạt động như hợp tác, kết nối giữa VAMC và bên đầu tư giúp cho họ có nhiều cơ hội tiếp cận được những khoản nợ, dự án, nhà máy, tài sản phù hợp với khẩu vị rủi ro và tài chính, hỗ trợ trong việc quyết định đầu tư. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm các phần như sau: Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về nợ xấu, xử lý nợ xấu, và hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
  20. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU THEO GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TẠI VAMC 1.1. Tổng quan về nợ xấu của các Tổ chức Tín dụng. 1.1.1. Các định nghĩa về nợ xấu Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy đề tài nợ xấu có khá nhiều các nghiên cứu, từ đó có các khái niệm, phân loại nợ xấu, nguyên nhân xuất hiện nợ xấu và những hệ lụy tác động đến nền kinh tế, cách thức triển khai thu, đòi nợ xấu. Mặc dù vậy, những tài liệu chưa đưa ra một cách dễ hình dung, đầy đủ về khái niệm nợ xấu, tiêu chí và hướng dẫn phân loại nợ xấu đầy đủ, dễ áp dụng trong điều kiện thị trường nước ta. Nguyên nhân do có tính khác biệt về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước. Mỗi quốc gia có phương pháp xếp hạng trả nợ, chuẩn mực kế toán, năng lực và tính toàn vẹn của cơ quan quản lý, giám sát và hiệu lực thực thi của các quy định khác nhau. Vậy nên hình thức phân loại và xử lý nợ xấu của từng nước cũng khác nhau. Đối với các công trình nghiên cứu và báo chí quốc tế, nhắc đến nợ xấu thông thường dùng khái niệm "“bad debt”, “non-performing loan” viết tắt là NPL, hoặc “doubtful debt”". Trong thị trường tài chính, ngân hàng sẽ thường dùng " “non- performing loans” (NPL). Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS39 thì gọi nợ xấu là “impaired loans” ". Kế toán Mỹ gọi nợ xấu là “non-accrual loans”. Thực tế cho thấy, nợ xấu có nhiều khái niệm theo quan điểm quản lý, đặc thù ngành và vị trí địa lý của quốc gia. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hợp quốc (nhóm chuyên gia tư vấn – AEG) thì nói rằng "Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ" 1. Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng nói rằng: "đó là khoản nợ đã quá hạn và 1 Nguồn:Tạp chí Khoa học Công nghệ (số ra ngày 1.5.2015 của tác giả Đinh Mai Long, trang 34,35)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2