Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Liễu Giai
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hướng tới việc đưa ra một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại VPBank CN Liễu Giai trong thời gian tới trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động này trong thời gian gần đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Liễu Giai
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THU HƢƠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH LIỄU GIAI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- TRẦN THU HƢƠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH LIỄU GIAI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Hà Nội – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Nguyễn Mạnh Hùng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN THU HƢƠNG
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS Nguyễn Mạnh Hùng, ngƣời đã luôn tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính ngân hàng, khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .................................................. 5 1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 8 1.2.1 Khái niệm vốn huy động và kết cấu vốn của ngân hàng ..................... 8 1.2.2. Các hình thức huy động vốn .............................................................. 12 1.3. Các tiêu chí đánh giá huy động vốn của ngân hàng ........................... 15 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................................... 21 1.4.1. Nhóm các yếu tố khách quan ............................................................. 21 1.4.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................... 23 1.5 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn .................................... 26 1.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................................... 28 1.7. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc ................................................................................................. 29 1.7.1. Kinh nghiệm huy động vốn của Citibank, Vietcombank ................... 29 1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng ................................................................................................. 30 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KÊ ĐỀ TÀI 333
- 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 333 2.1.1. Phương pháp so sánh ...................................................................... 333 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường ............................................. 355 2.1.3. Phương pháp chọn đối tượng điều tra............................................. 399 2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CN LIỄU GIAI 42 3.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai .................... 42 3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng CN Liễu Giai ................................................................. 42 3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng CN Liễu Giai .................................................................................... 42 3.1.3. Kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng CN Liễu Giai ......................................................................... 43 3.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai từ 2013 đến nay .................................... 48 3.2.1Một số hình thức huy động vốn hiện đang áp dụng ............................ 48 3.2.2 Thành tựu đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn ................................................................................................ 54 CHƢƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CN LIỄU GIAI .................................................................. 65 4.1. Một số giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Viêt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai trong thời gian tới ........................................ 65 4.1.1. Giải pháp về lãi suất .......................................................................... 65
- 4.1.2 Giải pháp về sản phẩm huy động vốn (đa dạng hóa các sản phẩm gửi tiết kiệm:tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm) .......................................... 65 4.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ................................ 67 4.1.4. Thực hiện chiến lược marketing,mở rộng mạng lưới hoạt dộng....... 68 4.1.5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ................................................... 68 4.1.6. Thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ............................................ 68 4.1.7. Cải tiến thủ tục và thời gian giao dịch ............................................. 69 4.1.8. Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng .................................. 69 4.2. Kiến nghị riêng nhằm nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Viêt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai ........................................... 71 4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành .................................. 71 4.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước............................................. 72 4.2.3. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng CN Liễu Giai .............................................................................................................. 73 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CKH Có kỳ hạn 2 KKH Không kỳ hạn 3 NH Ngân hàng 7 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 8 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 9 NHTW Ngân hàng trung ƣơng 10 TCKT Tổ chức kinh tế 11 TCTD Tổ chức tín dụng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt 12 VPBank Nam Thịnh vƣợng i
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 So sánh các sản phẩm tiền gửi thanh toán 34 2 Bảng 3.1 Tình hình nguồn vốn huy động 44 3 Bảng 3.2 Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm 45 4 Bảng 3.3 Tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng 47 5 Bảng 3.4 Nguồn vốn huy động từ dân cƣ 49 6 Bảng 3.5 Cơ cầu tiền gửi theo thời gian 51 Mức lãi suất tiền gửi của các khách hàng trong 7 Bảng 3.6 52 các năm 8 Bảng 3.7 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền 53 ii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu Nội dung Trang 1 Biểu 3.1 Tổng nguồn vốn huy động 45 2 Biểu 3.2 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 48 3 Biểu 3.3 Vốn huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế 50 4 Biểu 3.4 Vốn huy dộng theo thời gian 52 5 Biểu 3.5 Vốn huy động theo loại tiền 54 iii
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trƣờng Ngân Hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nƣớc. Nền kinh tế của một đất nƣớc chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có một chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống Ngân Hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào các ngành sản xuất. Hệ thống Ngân Hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Ngân Hàng chính là nơi tích tụ, tập trung vốn, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Trong những năm qua, với chức năng thông tin tài chính, các Ngân hàng thƣơng mại đã thực hiện tốt phƣơng châm “Đi vay để cho vay”, nổ lực thu hút nhiều nguồn vốn cho các dự án đầu tƣ, cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần kích thích sản xuất, lƣu thông hàng hóa và phát triển kinh kế xã hội. Thực tiễn công tác huy động vốn tại các Ngân hàng đang là vấn đề bức xúc trên nhiều mặt đòi hỏi cần phải đƣợc củng cố, từng bƣớc có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu.Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với đặc trƣng là. Đi vay để cho vay cho nên nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Nguồn vốn huy động có thể đƣợc tạo lập từ: Huy động trong nƣớc, vay nƣớc ngoài và các nguồn khác nhƣng nguồn huy động trong nƣớc vẫn là chủ yếu và giữ vai trò quyết định. Nguồn vốn này hiện có tiềm năng rất lớn nằm trong từng hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội... 1
- Trong thực tế việc thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong công tác huy động vốn. Huy động vốn là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (sau đây xin đƣợc viết tắt là VPBank CN Liễu Giai) cần phải đƣợc khai thác triệt để và có nguồn vốn quan trọng này nhằm mở rộng đƣợc nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng nhƣ nâng cao khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tăng doanh thu. Xuất phát từ những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Liễu Giai” để làm đề tài của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: luận văn hƣớng tới việc đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại VPBank CN Liễu Giai trong thời gian tới trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động này trong thời gian gần đây. - Nhiệm vụ + Khái quát những vấn đề chung về huy động vốn, các nhân tố ảnhhƣởng đến hoạt động huy động vốn. + Phân tích thực trạng huy động vốn tại VPBank CN Liễu Giai; chỉ ra những bất cập trong quá trình huy động vốn. + Tìm các giải pháp huy động vốn tại VPBank CN Liễu Giai trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tƣợng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai. 2
- - Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai. Địa chỉ: Số 40 Liễu Giai, phƣờng Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội + Thời gian nghiên cứu: tập trung nghiên cứu trong 3 năm 2013, 2014, 2015 4. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay? 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, phƣơng pháp tổng hợp số liệu của VPBank CN Liễu Giai trong những năm gần đây, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đánh giá báo cáo tổng kết thông qua báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của VPBank CN Liễu Giai. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn huy động. - Giúp chi nhánh thấy đƣợc thực trạng huy động vốn của ngân hàng, từ đó so sánh với công tác huy động vốn của các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hay với chi nhánh khác thuộc cùng ngân hàng. Xem xem huy động vốn của mình đã thực sự tốt hay chƣa? - Qua các bảng hỏi khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng giúp chi nhánh xây dựng các phƣơng án để việc huy động vốn đạt kết quả cao nhất, đem đến sự thoả mãn đối với mọi khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. - Tránh đƣợc sự lãng phí trong chi phí huy động vốn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chƣơng: 3
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu đề tài Chƣơng 3: Thực trạng huy động vốn ở ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai Chƣơng 4: Những giải pháp tăng cƣờng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng CN Liễu Giai. 4
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút lƣợng vốn lớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tƣ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và giữ vị trí quan trọng trong hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng vì nó là nguồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho vay của nền kinh tế. Do vậy hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác, và cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm đầu tƣ sinh lời,quản lý lƣợng tiền lƣu thông trong xã hội và điều hòa giữa khách hàng thừa vốn và khách hàng thiếu vốn. Chính vì tầm quan trọng này nên hoạt động huy động vốn là đề tài đƣợc khá nhiều đối tƣợng tham gia tìm hiểu. Đã có rất nhiều tác giả thực hiện công trình nghiên cứu về huy động vốn theo nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình luận văn thạc sỹ cụ thể nhƣ sau: - Phạm Đình Dƣơng- Luận văn Thạc sĩ 2010- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - "Vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế- xã hội ở huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam ". Tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhƣng chƣa thực sự đi sâu vào tìm hiểu vấn đề, chƣa nghiên cứu đƣợc một cách đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn khiến cho bài viết còn nhiều vƣớng mắc trong nghiên cứu và ứng dụng. 5
- - Nguyễn Ngọc Hiền – Luận văn Thạc sỹ 2012- Học viện Tài chính "Huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Đống Đa ”: Luận văn chỉ đề cập sơ qua về các hình thức huy động vốn, không đi sâu vào lĩnh vực này và cũng không có tính cập nhật trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Trần Phú Cƣờng- Luận văn Thạc sĩ 2013- Học viện ngân hàng "Giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam" (MHB). Luận văn đã chỉ ra đƣợc các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác huy động vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên các giải pháp đƣa ra cũng chƣa` thật phù hợp với tình hình nghiên cứu cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc giải pháp nào là tốt nhất trong hoạt động huy động vốn hoặc giải pháp nào là giảm chi phí mà huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao. - Nguyễn Thị Hải - Luận văn thạc sĩ 2012 – Đại học Kinh tế Quốc dân- "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Hoàn Kiếm ". Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình huy động vốn tại ngân hàng. Nhƣng tác giả lại chƣa phân tích so sánh tƣơng quan ngành, so sánh giữa ngân hàng đang nghiên cứu với ngân hàng khác hay với mức trung bình của ngành. - Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013) - Luận văn thạc sỹ - Trƣờng Học Viện Ngân Hàng, với đề tài về “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thăng Long” -Luận văn: Trần Xuân Hòa (2011) – Luận văn thạc sỹ - Trƣờng Học Viện Tài Chính, với đề tài “Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Xuân” Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động vốn và chất lƣợng huy động vốn, lấy số liệu từ năm 2009- 2011 làm cơ sở minh chứng. Kết hợp các 6
- phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử với các phƣơng pháp phân tích nghiên cứu lý luận, thực tiễn, so sánh… Từ đó tìm ra đƣợc nguyên nhân và rút ra đƣợc những hạn chế vẫn còn tồn tại cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Đƣa ra những giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Thanh Xuân - Luận văn: Nguyễn Xuân Huỳnh (2011) – Luận văn thạc sỹ - Trƣờng Học Viện Tài Chính, với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội” Luận văn khái quát hoạt động huy động vốn của NHTM, những vấn đề lý luận cơ bản, chỉ ra đƣợc thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội. Từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Hà Nội. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến lý luận chung về huy động vốn , chỉ ra đƣợc thực trạng và đƣa ra các giải pháp cho các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chƣa đề cập một cách có hệ thống về hoạt động huy động vốn và các yếu tố tác động đến khả năng huy động vốn, từ đó có những giải pháp để nâng cao nguồn vốn huy động. Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng Chi nhánh Liễu Giai để đánh giá thực trạng huy động vốn và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng huy động vốn của ngân hàng là hết sức cần thiết, nhất là đối với một ngân hàng cấp II, hoạt động huy động vốn còn nhiều hạn chế. 7
- 1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm vốn huy động và kết cấu vốn của ngân hàng Vốn là phạm trù kinh tế, đƣợc các nhà kinh tế học đề cập từ lâu với nhiều quan niệm thể hiện trong các học thuyết kinh tế khác nhau. Nhìn chung, vốn đƣợc hiểu là của cải vật chất do con ngƣời tạo ra và tích lũy lại. Nó có thề tồn tại dƣới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Vốn có vai trò to lớn đối với phát triển sản xuất và tăng trƣởng kinh tế, vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế- xã hội. Sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất trong nƣớc, thúc đẩy gia tăng sản lƣợng và năng suất lao động, chất lƣợng hàng hóa sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố tài nguyên và lao động. Khái niệm về vốn huy động của Ngân hàng thƣơng mại Vốn huy động của Ngân hàng thƣơng mại ( sau đây xin đƣợc viết tắt là NHTM ) là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động đƣợc trên thị trƣờng thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM. Các khoản tiền gửi tạm thời nhàn rỗi chẳng hạn nhƣ: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi dƣới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng… không thuộc quyền sở hữu của NHTM, nhƣng NHTM có quyền sử dụng chúng. Đây là nguồn vốn lớn nhất, chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thƣờng chiếm khoảng trên 80 % trong tổng cơ cấu hoạt động của ngân hàng. NHTM dùng nguồn vốn này để cấp tín dụng hay đầu tƣ vào các nghiệp vụ sinh lợi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM có thể thiếu vốn trong thanh toán hoặc thiếu vốn đáp ứng các nhu cầu tín dụng thì có thể đi vay. Nguồn vốn đi vay đƣợc hình thành bởi: + Vay các tổ chức tín dụng trong nƣớc 8
- + Vay các ngân hàng nƣớc ngoài + Vay Ngân hàng Nhà nƣớc Khi vay vốn các NHTM phải thực hiện quy định của chế độ tín dụng hiện hành và hợp đồng tín dụng với cƣơng vị ngƣời đi vay. Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, NHTM còn có thể có những khoản vốn khác nhƣ vốn trong thanh toán, vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý, nghiệp vụ ủy nhiệm…, NHTM có thể sử dụng tạm thời các khoản vốn này vào hoạt động kinh doanh của mình. Kết cấu vốn của ngân hàng Mỗi loại vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Vai trò của vốn huy động là đối tƣợng chính, đƣợc tác giả tập trung phân tích trong luận văn. Vốn của ngân hàng bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. - Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của NHTM là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc phải có khi thành lập ngân hàng. Vốn chủ sở hữu chiếm một vai trò quan trọng trong việc quyết định quy mô, sự tăng trƣởng và sự phát triển của NH. Trong nền kinh tế thị trƣờng, với sự tham gia của các loại hình NH khác nhau thì vốn điều lệ cũng đƣợc hình thành theo nhiều con đƣờng khác nhau tùy thuộc vào đặc trƣng từng hình thức sở hữu. Theo một cách hiểu đơn giản, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm giá trị thực có của nguồn vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của NH theo quy định của ngân hàng trung ƣơng. Vốn chủ sở hữu là điều kiện bắt buộc để NHTM có đƣợc giấy phép tổ chức và hoạt động trƣớc khi nó có thể huy động đƣợc những khoản tiền gửi đầu tiên. Vốn chủ sở hữu còn có vai trò là một tấm đệm giúp chống lại rủi ro 9
- phá sản, những thua lỗ về tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của NHTM. - Nguồn vốn tiền gửi Nguồn tiền gửi là một trong những nguồn vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM. Bản chất của nguồn tiền gửi là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NH chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu nguồn vốn đó trong khoảng thời gian nhất định. Nguồn tiền gửi có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thƣờng chiếm tỷ trọng khoảng 70- 80% trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn tiền gửi càng nhiều không những là nơi cung cấp vốn cho hoạt động cho vay của NH mà còn khẳng định uy tín và vị thế của NH. Nguồn tiền gửi của NH bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ, tiền gửi của các NH khác,... - Nguồn vốn đi vay Nguồn đi vay của NHTM là nguồn đƣợc hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức cho vay (TCTD) với nhau hoặc giữa các TCTD với NH trung ƣơng. Nguồn vốn này bao gồm: Vốn đi vay của các NHTM và các TCTD khác: trong quá trình hoạt động của các NHTM có lúc tập trung huy động đƣợc một lƣợng vốn khá lớn nhƣng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi. Tƣơng tự, có thời điểm nhu cầu vốn cho vay lớn nhƣng khả năng nguồn vốn của NH huy động đƣợc lại không đáp ứng đủ. Vì vậy, trong trƣờng hợp này NH có thể gửi vốn tạm thời chƣa sử dụng tại các NH khác để lấy lãi hoặc đi vay vốn ở NH khác thừa vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của mình. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn