Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương
lượt xem 10
download
Luận văn "Hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng phát triển hướng tới ngân hàng xanh của Saigonbank, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp ngân hàng định hướng và lập kế hoạch cụ thể hơn cho hoạt động ngân hàng xanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THỦY TIÊN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THỦY TIÊN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TPHCM, ngày tháng năm Tác giả luận văn
- ii LỜI CÁM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và các thầy cô trƣờng Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh - giảng viên đã trực tiếp hƣớng dẫn và hỗ trợ tác giả trong toàn bộ quá trình nghiên cứu luận văn này. Tác giả luôn trân trọng sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô và chúc cô sẽ đạt đƣợc nhiều thành công hơn trong tƣơng lai. Trân trọng, TPHCM, ngày tháng năm Tác giả luận văn
- iii TÓM TẮT Các vấn đề về môi trƣờng nhƣ ô nhiễm hay biến đổi khí hậu, luôn thu hút sự quan tâm của xã hội. Việc đối mặt và đặt mục tiêu cải thiện tình trạng môi trƣờng là ƣu tiên của các nƣớc nói chung và từng cá nhân nói riêng. Vì vậy, các ngân hàng không chỉ tập trung vào tăng trƣởng mà còn quan tâm đến bảo vệ môi trƣờng. Các ngân hàng có xu hƣớng hoạt động hƣớng đến vì môi trƣờng đƣợc gọi là "ngân hàng xanh". Tại Việt Nam, một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai các chƣơng trình hƣớng đến ngân hàng xanh, mang lại những kết quả tích cực. Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thƣơng, là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, vẫn chƣa có những triển khai tốt để hƣớng đến ngân hàng xanh. Do đó, tác giả quyết định viết luận văn về đề tài "Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thƣơng ". Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ việc thu thập số liệu báo cáo của từng chi nhánh và tổng hợp lại. Các dữ liệu thứ cấp khác đƣợc thu thập từ nguồn dữ liệu có sẵn nhƣ báo cáo thƣờng niên, sách báo và các thông tin trên internet để làm rõ việc mục tiêu đánh giá hoạt động của Saigonbank và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh trong thời gian tới. Từ khóa: ngân hàng xanh, Saigonbank, hoạt động ngân hàng xanh
- iv ABSTRACT Environmental issues, such as pollution or climate change, always attract society's attention. Confronting and aiming to improve environmental conditions is a priority for countries and individuals. Therefore, banks not only focus on growth but also pay attention to environmental protection, known as "green banking." In Vietnam, some banks have started implementing programs aimed at green banking, bringing positive results. Saigon Commercial Joint Stock Bank, the first joint-stock bank in Vietnam, may not have implemented green banking practices well. Therefore, the author decides to write a thesis on the topic of "Current situation and proposed solutions for developing green banking activities at Saigon Commercial Joint Stock Bank." The research objective is to evaluate the activities of Saigonbank and propose solutions for developing green banking activities in the future. Keyword: green bank, Saigonbank, green banking activities.
- v MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1 1. Giới thiệu ......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 2 2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu tổng quát: ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 4 5.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 5 5.2 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 7 2.1 Khái niệm ngân hàng xanh .............................................................................. 7 2.2 Các khía cạnh hoạt động của ngân hàng xanh ................................................. 8 2.2.1 “Xanh hóa” hoạt động nội bộ ................................................................... 8 2.2.2 “Xanh hóa” các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng ................................... 9 2.2.2.1 Đối với hoạt động tiền gửi .................................................................... 9 2.2.2.2 Đối với hoạt động tín dụng .................................................................. 10 2.3 Phƣơng pháp đánh giá hoạt động ngân hàng xanh ........................................ 11 2.3.1 Mô hình 4 chiều ...................................................................................... 11 2.3.2 Mô hình 5 cấp độ phát triển ngân hàng xanh.......................................... 14 2.4 Khảo lƣợc các nghiên cứu trƣớc .................................................................... 16 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 16 2.4.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 18
- vi KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 21 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 22 3.1 Phân tích mô tả các cấp độ thực hành ngân hàng xanh ................................. 22 3.2 Đánh giá mức độ thực hiện ngân hàng xanh ................................................. 23 3.2.1 Mô hình và thang đo ............................................................................... 24 3.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 26 3.2.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 27 CHƢƠNG 4. HOẠT ĐỘNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG .......................................................................................................... 28 4.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng ............. 28 4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển........................................................ 28 4.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy ......................................................................... 31 4.2 Thực trạng thực hành ngân hàng xanh theo mô hình 5 cấp độ tại Saigonbank32 4.2.1 Cấp độ 1: Thực hiện tài trợ cho các sự kiện xanh và tham gia các hoạt động công cộng ......................................................................................................... 32 4.2.2 Cấp độ 2: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh riêng biệt ................... 34 4.2.3 Cấp độ 3: “Xanh hóa” nội bộ .................................................................. 38 4.3 Đánh giá về mức độ thực hiện ngân hàng xanh của Saigonbank .................. 40 4.3.1 Đối tƣợng khảo sát .................................................................................. 40 4.3.2 Kết quả khảo sát ...................................................................................... 41 4. 4 Sự phát triển của hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank ....................... 46 4.4.1 Ƣu điểm trong hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank..................... 46 4.4.2 Hạn chế trong hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank ..................... 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 48 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH CHO NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG ........................ 49 5.1 Kết luận của nghiên cứu ................................................................................ 49 5.2 Kiến nghị phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank ................... 50 5.2.1 Xây dựng chiến lƣợc xanh ...................................................................... 50 5.2.2 Xây dựng quy trình xanh ........................................................................ 51
- vii 5.2.3 Phát triển sản phẩm và dịch vụ xanh ....................................................... 52 5.2.4 Huy động nguồn vốn ............................................................................... 54 5.2.5 Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin ..................................................... 55 5.2.6 Nguồn nhân lực ....................................................................................... 56 5.2.7 Hoạt động truyền thông ........................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ......................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... i PHỤ LỤC CÂU HỎI.................................................................................................. v
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Tên viết tắt Ngân Hàng Thƣơng Mại NHTM Thƣơng Mại Cổ Phần TMCP Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Saigonbank Gòn Công Thƣơng Ngân Hàng Nhà Nƣớc NHNN
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mô hình 4 chiều ....................................................................................... 13 Bảng 4.1 Tổng hợp các cấp độ triển khai thực hành ngân hàng xanh tại Saigonbank32 Bảng 4.2 Các ngành kinh tế khuyến khích cấp tín dụng .......................................... 34 Bảng 4.3 Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế ............................................................ 35 Bảng 4.4 Thống kê số lƣợng khảo sát theo độ tuổi và công việc ............................. 41 Bảng 4.5 Kết quả khảo sát thực hành ngân hàng xanh tại Saigonbank .................... 41
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................5 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Saigonbank .............................................................................31 Hình 4.2: Lƣợng điện tiêu thụ của Saigonbank .............................................................38
- 1 CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Thế giới đang đƣơng đầu với các vấn đề nghiêm trọng về môi trƣờng nhƣ ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu. Trách nhiệm xã hội liên quan đến môi trƣờng giờ đây không còn gói gọi ở một vùng, một châu lục nào mà là trách nhiệm của mỗi quốc gia và tổ chức. Do đó mà hiện nay, những chính sách hƣớng đến một nền kinh tế xanh, tăng trƣởng bền vững đang đƣợc chú ý và quan tâm trên thế giới. Không nằm ngoài cuộc, Việt Nam cũng hƣớng đến việc bền vững phát triển trên ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Để có thể làm đƣợc việc này, cần có sự tham gia và nỗ lực của tất cả mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội… mà trong đó, ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển bền vững. Chính nhờ vậy mà gần đây, ngân hàng không còn chỉ hƣớng đến việc tăng trƣởng tín dụng nhƣ các giai đoạn trƣớc, mà còn gắn liền với việc phát triển bền vững kết hợp chặt chẽ với mục tiêu giảm chất thải và bảo vệ môi trƣờng. Theo xu hƣớng này mà khái niệm về việc xây dựng "ngân hàng xanh" đã bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và quy định mới nhằm thúc đẩy phát triển tăng trƣởng xanh, trong đó bao gồm cả hoạt động ngân hàng xanh. Điều này đã tạo động lực cho các ngân hàng thƣơng mại quan tâm và triển khai các hoạt động ngân hàng xanh. Các nỗ lực đó đã đem lại kết quả tích cực cho nhiều ngân hàng, ví dụ nhƣ Sacombank đã thành lập hệ thống quản lý rủi ro môi trƣờng, Techcombank đã tài trợ một số dự án về sử dụng năng lƣợng và sản xuất sạch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã triển khai các hoạt động nội bộ xanh nhƣ sử dụng trang thiết bị tiết kiệm năng lƣợng, xây dựng môi trƣờng thân thiện để giảm việc sử dụng giấy. Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thƣơng đƣợc thành lập khá sớm và là ngân hàng cổ phần thí điểm đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng xanh của ngân hàng này chƣa có sự nổi bật đáng kể so với những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thƣơng mại. Trong khi những ngân hàng khác đã có những đề án, lộ trình cụ thể cho quá trình phát triển ngân hàng xanh, và đƣợc công
- 2 bố rộng rãi trên các trang thông tin điện tử, thì Saigonbank vẫn chƣa có những động thái rõ ràng. Vì vậy, có thể đặt câu hỏi liệu Saigonbank đã đạt đƣợc những thành tựu gì trên con đƣờng tiến tới sự xanh hóa của ngành ngân hàng. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng một nền kinh tế bền vững và phát triển vẫn là một trong những mối quan tâm chính của các quốc gia trên thế giới. Mô hình ngân hàng xanh đƣợc coi là lý tƣởng trong tƣơng lai vì nó giúp định hƣớng nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh, hạn chế dòng vốn chảy vào các dự án có tiềm năng gây tác động xấu đến môi trƣờng. Do đó, trên thế giới, đã có một số lƣợng lớn các bài báo và nghiên cứu đƣợc viết về chủ đề này khi sử dụng từ khóa "ngân hàng xanh". Trong đó, có thể thể trích dẫn một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ nghiên cứu của Jeucken & Bouma (1999) trong chƣơng của cuốn sách về vai trò thay đổi môi trƣờng của ngân hàng, nghiên cứu đã tập trung vào vai trò quan trọng của các ngân hàng trong quá trình phát triển bền vững. Nghiên 1 cứu của Lalon (2015) đã cung cấp một cấu trúc mô hình để xây dựng một ngân hàng xanh với khung chiến lƣợc và chính sách đƣợc triển khai theo ba giai đoạn. Bahl (2012) đƣa ra danh sách các phƣơng pháp hiệu quả để xây dựng ngân hàng xanh và thảo luận về các chiến lƣợc nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng xanh. Chủ đề ngân hàng xanh không chỉ đƣợc viết ở các quốc gia khác, mà ở Việt Nam, chủ đề này cũng khá đƣợc quan tâm. Chẳng hạn nhƣ Nguyễn Thị Hải Dƣơng & Lê Trần Hà Trang (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc triển khai “ngân hàng xanh” ở các ngân hàng Việt Nam. Mô hình đã đƣợc bài nghiên cứu trình bày bao gồm các yếu tố bên trong của ngân hàng, bao gồm chiến lƣợc kinh doanh, văn hóa tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng công nghệ và nhân sự. Hoặc bài nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú & Nguyễn Thị Phƣơng Dung (2017) đã tập trung vào các yếu tố ảnh hƣởng đến mong muốn phát triển của ngân hàng xanh tại Việt Nam và vai trò của ngân hàng xanh đối với nền kinh tế đƣơng thời. Hay một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2015) tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan trƣớc đó về ngân hàng xanh và mô hình ngân hàng xanh để xây dựng cho ngƣời đọc kiến thức chung về ngân hàng xanh, cũng nhƣ những lợi thế khi phát triển ngân hàng xanh. Đỗ Hoài Linh & Trần Vân Anh (2017) dựa trên dữ liệu bảng câu hỏi
- 3 từ các bên liên quan ngẫu nhiên của năm ngân hàng phổ biến hàng đầu tại Việt Nam đã cho kết quả quá trình phát triển và triển khai mô hình ngân hàng xanh bao gồm nhiều bên liên quan, phân biệt gồm bên trong và bên ngoài. Việc nghiên cứu về ngân hàng xanh, đặc biệt là tại Việt Nam, là rất cần thiết và đáng quan tâm. Bới trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phát triển dựa trên mô hình kinh tế "nâu" với sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm và tạo ra nhiều chất thải độc hại. Trong một bài báo cáo của Nguyễn Minh Hải (2017) có viết : “Theo một dự báo của cơ quan Thông tin Năng lƣợng, lƣợng phát thải khí CO2 sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn vào năm 2010 lên gần 471 triệu tấn vào năm 2030”. Vì vậy, việc chuyển đổi sang nền kinh tế "xanh" là cực kỳ cần thiết và tất yếu. Trong xu hƣớng này, hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, cũng đang hỗ trợ đẩy mạnh việc xây dựng một "hành tinh xanh". Bằng nhiều văn bản hƣớng dẫn, NHNN đã ủng hộ và khuyến khích các ngân hàng triển khai các hoạt động ngân hàng xanh, chẳng hạn nhƣ Quyết định số 1640/QĐ-NHNN phê duyệt “Đề án Phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam” của Thống đốc ngày 07/08/2018 và Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 02/03/2015 của NHNN về việc thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trƣờng, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Có nhiều ngân hàng đã triển khai các hoạt động về ngân hàng xanh và đã công bố thông tin về các hoạt động đó, ví dụ nhƣ Techcombank và Sacombank đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội, ngân hàng Bƣu điện Liên Việt đã triển khai chƣơng trình “Ngân hàng Xanh” để bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên với Saigonbank, thông tin về các hoạt động liên quan đến ngân hàng xanh vẫn còn hạn chế. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài "Hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thƣơng" nhằm tìm hiểu và thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát: Dựa trên việc đánh giá thực trạng phát triển hƣớng tới ngân hàng xanh của Saigonbank, tác giả sẽ đƣa ra các khuyến nghị nhằm giúp ngân hàng định hƣớng và lập kế hoạch cụ thể hơn cho hoạt động ngân hàng xanh.
- 4 2.2. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, đánh giá thực trạng triển khai ngân hàng xanh tại Saigonbank. Thứ hai, đo lƣờng mức độ thực hành ngân hàng xanh của Saigonbank. Thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng xanh của Saigonbank. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho bài viết của mình: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Hiện nay, hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Trong các khía cạnh hoạt động về ngân hàng xanh, mức độ thực hiện ngân hàng xanh của Saigonbank hiện đang ở mức nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Saigonbank cần phải làm gì để có thể làm thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động xây dựng ngân hàng xanh tại Saigonbank. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại ngân hàng Saigonbank. Về thời gian: Việc tài chính xanh và ngân hàng xanh tại Việt Nam đƣợc đƣa ra lần đầu trong Quyết định năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc Phát triển Xanh của Việt Nam. Sau đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 02/03/2015 bổ sung, chỉ dẫn và hƣớng dẫn cho các năm tiếp theo. Vì vậy, để thấy đƣợc tiến độ triển khai theo chỉ đạo của chính phủ và NHNN, luận văn sẽ khảo sát thực trạng triển khai hoạt động ngân hàng xanh trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2021. 5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- 5 5.1 Nội dung nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu: Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về ngân hàng xanh và thực hành ngân hàng xanh. Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển ngân hàng xanh tại Saigonbank. Thứ ba, đánh giá mức độ thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank. Thứ tƣ, đƣa ra khuyến nghị đối với hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank. 5.2 Thiết kế nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết Thu thập dữ liệu và đánh Khảo sát và đánh giá theo giá theo mô hình 5 cấp độ mô hình 4 chiều 16 biến Đề xuất định hƣớng Hình 1.1: Thiết kế nghiên cứu Nguồn: Tác giả Trong bối cảnh tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng xanh đang đƣợc nhiều ngân hàng tại Việt Nam quan tâm và triển khai, việc đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh là một vấn đề cực kỳ quan trọng và cần thiết. Với mục tiêu đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và thống kê mô tả để tiến
- 6 hành đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh dựa trên tiêu chí mô hình đánh giá 5 cấp độ của Kaeufer (2010). Nguồn dữ liệu dùng phân tích đƣợc tác giả thu thập từ các tài liệu, bài báo có liên quan, số liệu từ báo cáo thƣờng niên của ngân hàng, ... Nghiên cứu sử dụng các câu hỏi từ danh sách 16 biến của mô hình bốn chiều trong nghiên cứu của Shaumya & Arulrajah (2016). Trong nghiên cứu của Shaumya & Arulrajah (2016), tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp là nguồn từ các bản báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng để lọc ra các cụm từ, chủ đề liên quan đến 16 biến thuộc 4 chiều khác nhau trong mô hình để xây dựng thang đo mức độ thực hành ngân hàng xanh. Tuy nhiên, trong điều kiện của Saigonbank, khi mà nguồn thông tin và các báo cáo thƣờng niên cũng không thể hiện rõ và đầy đủ những thông tin liên quan đến quá trình chuyển hóa ngân hàng xanh, thì nghiên cứu sẽ điều chỉnh cách lấy dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi. Để điều chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp với hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn các chuyên gia và giám đốc chi nhánh Saigonbank có am hiểu về chủ đề ngân hàng xanh. Sau khi đã có bộ câu hỏi phù hợp, nghiên cứu tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu. Đối tƣợng khảo sát gồm các khách hàng của Saigonbank và nhân viên đang làm việc tại Saigonbank. Tác giả chọn sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu phân nhóm với quy mô mẫu là 300. Các nhóm đƣợc lựa chọn là những chi nhánh của Saigonbank tại các thành phố lớn gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng để thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi đƣợc gửi qua internet. 6. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu cung cấp một phân tích chi tiết về thực hành ngân hành xanh tại một ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, cụ thể là Saigonbank. Từ đó, thấy đƣợc Saigonbank đã đạt đƣợc những kết quả gì trong quá trình thực hiện, và còn cần phải làm gì để định hƣớng cho các hoạt động về ngân hàng xanh.
- 7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2. 1 Khái niệm ngân hàng xanh Theo Lalon (2015) khái niệm ngân hàng xanh lần đầu tiên đƣợc phát triển ở các nƣớc phƣơng Tây vào năm 2003 với mục đích bảo vệ môi trƣờng. Từ sau đó, có rất nhiều nghiên cứu, bài báo định nghĩa về ngân hàng xanh, chẳng hạn nhƣ: Theo Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ (2014), ngân hàng xanh cũng giống nhƣ ngân hàng thông thƣờng nhƣng hƣớng đến mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn tài nguyên thiên. Nó còn đƣợc gọi là ngân hàng đạo đức hoặc ngân hàng bền vững. Ở đây, họ cũng đặt vấn đề về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực ngân hàng và cho rằng, ngân hàng xanh là ngân hàng bền vững. Nói đến tính bền vững, nhiều tác giả đã nhắc đến thuật ngữ “bền vững” khi đề cập đến ngân hàng xanh. Ví dụ, trong một bài nghiên cứu của Imeson & Sim (2010) cho rằng ngân hàng xanh là ngân hàng bền vững, ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt lợi ích của mình gắn liền với các lợi ích xã hội và môi trƣờng. Hay theo Jeucken & Bouma (1999) thì ngân hàng xanh là một khái niệm về việc kết hợp các hoạt động ngân hàng với các vấn đề về quản lý môi trƣờng, nhằm thay đổi nguyên lý tài chính truyền thống và xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững. Gần giống với khái niệm ngân hành xanh của Jeucken & Bouma (1999), Tara và ctg (2015) cũng nhắc đến khái niệm ngân hàng xanh. Nó đƣợc hiểu là cách thức cung ứng dịch vụ ngân hàng hƣớng tới hỗ trợ hoạt động có tác động tích cực đối với môi trƣờng, giảm khí thải các-bon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững. Các khái niệm về ngân hàng xanh dần rõ nét hơn, không còn chỉ nói chung chung về việc bảo vệ môi trƣờng hay phát triển bền vững nữa, mà đƣợc đề cập rõ ràng hơn về các hoạt động cụ thể mà ngân hàng xanh nhắm đến. Chẳng hạn nhƣ theo Bahl (2012), ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh của ngân hàng. Hoặc theo Schultz (2010) một khái niệm khác: ngân hàng xanh có nghĩa là thúc đẩy các hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trƣờng và giảm thiểu các-bon từ các hoạt động
- 8 ngân hàng. Điều này có thể có nhiều hình thức nhƣ sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì ngân hàng chi nhánh, thanh toán hóa đơn trực tuyến thay vì trực tiếp đến quầy,... Nhƣ vậy, các khái niệm về ngân hàng xanh khá đa dạng. Tuy nhiên, các khái niệm đều cho thấy điểm chung rằng nó vẫn có hoạt động nhƣ một ngân hàng truyền thống bình thƣờng, nhƣng sẽ chú trọng trong việc tài trợ cho các dự án thân thiện môi trƣờng. Chẳng hạn nhƣ: giảm thải ô nhiễm, các-bon; khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh nhƣ mobile banking; thanh toán trực tuyến, trao đổi qua email, fax,... Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ cố gắng xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng, nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm... 2. 2 Các khía cạnh hoạt động của ngân hàng xanh Hạ Thị Thiều Dao & Nguyễn Đặng Hải Yến (2019) đã từng đề cập đến việc hiểu về ngân hàng xanh thông qua hai khía cạnh. Thứ nhất là hoạt động từ bên trong nội bộ ngân hàng. Thứ hai là từ các hoạt động bên ngoài ngân hàng. Theo đó, bên trong nội bộ ngân hàng sẽ có các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động trực tiếp bên trong khu vực ngân hàng đến môi trƣờng nhƣ sử dụng năng lƣợng, giấy, nƣớc,... Và hoạt động ngân hàng xanh đối với bên ngoài thông qua các hành động gián tiếp nhằm giảm tác động, ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Theo đó, có thể chia hoạt động của ngân hàng xanh thành các khía cạnh nhƣ sau. 2.2.1 “Xanh hóa” hoạt động nội bộ Một ngân hàng xanh chỉ thực hiện cung cấp các dịch vụ, tiện ích theo hƣớng xanh hóa cho khách hàng thôi vẫn chƣa đủ, mà từ tận bên trong của chính ngân hàng cũng phải ý thức đƣợc việc “xanh hóa” nội bộ, cần đặt ra những quy định quản lý cụ thể hƣớng đến việc tiết kiệm năng lƣợng, cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động nội bộ. Theo Chaurasia (2014) các ngân hàng có thể giảm lƣợng khí thải các-bon của họ bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây chẳng hạn nhƣ giảm lƣợng tiêu thụ giấy, ý thức tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng, tòa nhà xanh, sử dụng năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió. Việc này không chỉ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí mà còn giúp tiết kiệm đƣợc nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
97 p | 49 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 24 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn