intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thủ Thiêm

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

36
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thủ Thiêm" được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm; đánh giá các hạn chế hiện tại trong việc kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm và xác định nguyên nhân gây ra những hạn chế này; đề xuất giải pháp thiết thực và một số kiến nghị có hiệu quả nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thủ Thiêm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ THIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ THIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả của công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Mai Hương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn chính xác và không chứa bất kỳ nội dung nào đã được công bố trước đây, trừ những trích dẫn đã được tôi tham khảo và đưa ra nguồn tham chiếu một cách đầy đủ, minh bạch trong luận văn. Tôi cam đoan rằng luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác hoặc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất kỳ một trường đại học nào. Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và Khoa Sau Đại học, cũng như toàn thể các Thầy Cô giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Sự tận tâm của Quý Thầy Cô trong việc truyền đạt kiến thức về tài chính ngân hàng đã tạo nền tảng vững chắc cho tôi để hoàn thành luận văn này và chuẩn bị sẵn sàng cho công việc hiện tại và tương lai. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất tới TS. Nguyễn Thị Mai Hương vì những đóng góp to lớn trong quá trình nghiên cứu của tôi. Sự tận tâm và khả năng truyền dạy của cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu. Cô đã không ngừng hướng dẫn, giúp đỡ tôi và truyền động lực để tôi hoàn thiện bài luận văn này. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm. Sự nhiệt tình hỗ trợ của quý vị đã giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp trong Chi nhánh đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập dữ liệu cho luận văn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu của mình. Vì hạn chế kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian, kết quả nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô để bài luận văn của tôi có thể được hoàn thiện, cụ thể và mang tính thiết thực cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
  5. iii TÓM TẮT Tên đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm”. Tóm tắt: Tín dụng bán lẻ đang trở thành một xu hướng phát triển quan trọng trong ngành ngân hàng trên toàn cầu, mang lại lợi nhuận kinh doanh đáng kể thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19. Tác động của rủi ro tín dụng là rất lớn đến hiệu quả kinh doanh và có thể gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng, đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Vì vậy, việc kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong ngành ngân hàng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro này. Dựa trên lý thuyết và khảo sát các nghiên cứu trước, luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm” đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích thống kê, tổng hợp dữ liệu và so sánh dựa trên số liệu kinh doanh của BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 – 2022. Nhờ đó, luận văn chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với tình hình tại BIDV Thủ Thiêm nhằm cải thiện công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Những giải pháp này giúp BIDV Thủ Thiêm đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong các năm tiếp theo. Từ khóa: Kiểm soát rủi ro, tín dụng bán lẻ, giải pháp.
  6. iv ABSTRACT Thesis title: "Controlling the risk of retail credit at Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Thu Thiem branch". Abstract: Retail credit is becoming a significant development trend in the banking industry worldwide, generating substantial business profits through offering diverse financial products and services to customers. However, this also comes with various inherent risks, especially in the context of the global economy heavily impacted by the COVID-19 pandemic. The impact of credit risks is substantial and can cause instability within the banking system, posing challenges to the stable development of the economy. Therefore, controlling retail credit risks is one of the top priorities for banking leaders to minimize the negative impacts of these risks. Based on the theory and survey of previous studies, the thesis "Retail credit risk control at Joint stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam – Thu Thiem Branch” has applied qualitative research methods such as statistical analysis, data synthesis and comparison based on business data of BIDV Thu Thiem in the period of 2020 - 2022. As a result, the thesis shows the results. achievements and limitations in retail credit risk control of BIDV Thu Thiem. Through the research results, the author has proposed a number of solutions and recommendations suitable to the situation at BIDV Thu Thiem in order to improve risk control in retail credit activities. These solutions help BIDV Thu Thiem achieve better business results in the following years. Keywords: Risk control, retail credit, solutions.
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1. BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2. BIDV Thủ Thiêm – Chi nhánh Thủ Thiêm 3. CB QLKH Cán bộ quản lý khách hàng 4. CBTD Cán bộ tín dụng 5. CIC Trung tâm thông tin tín dụng 6. DPRR Dự phòng rủi ro 7. KHCN Khách hàng cá nhân 8. KHDN Khách hàng doanh nghiệp 9. KSRR Kiểm soát rủi ro 10. KSNB Kiểm soát nội bộ 11. QLKH Quản lý khách hàng 12. QLRR Quản lý rủi ro 13. QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng 14. QTTD Quản trị tín dụng 15. NHNN Ngân hàng Nhà Nước 16. NHTM Ngân hàng thương mại 17. RRTD Rủi ro tín dụng 18. TCTD Tổ chức tín dụng 19. TDBL Tín dụng bán lẻ 20. TMCP Thương mại cổ phần 21. TSĐB Tài sản đảm bảo
  8. vi 22. XHTD Xếp hạng tín dụng 23. XLRR Xử lý rủi ro
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 4 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu: ...... 4 7.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: ........................................................ 4 7.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu:........................................................ 6 8. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG BÁN LẺ VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI ................................................................................. 8 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................... 8 1.1. Giới thiệu chung về tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại.................. 8 1.1.1. Khái niệm tín dụng bán lẻ.................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ ............................................................ 10 1.1.3. Phân loại tín dụng bán lẻ ................................................................... 11 1.1.4. Vai trò của tín dụng bán lẻ................................................................. 13
  10. viii 1.2. Rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại ..................................... 14 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng bán lẻ ........................................................ 14 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng bán lẻ.......................................................... 15 1.2.3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng bán lẻ...................... 16 1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ ................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ ....................................... 18 1.3.2. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại ........................................................................................................................ 19 1.3.3. Khung pháp lý kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của ngân hàng ........ 20 1.3.4. Một số tiêu chí đánh giá kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại ................................................................................................. 25 1.3.5. Các yếu tố tác động đến kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại .......................................................................................................... 26 1.3.5.1. Các yếu tố thuộc về khách hàng đi vay .................................... 26 1.3.5.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng................................................. 27 1.3.5.3. Các yếu tố khác ........................................................................ 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ THIÊM ....................................................................... 31 2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm ........................................................... 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm ...................................... 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm ............................................................... 31 2.2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm giai đoạn 2020 – 2022 .............................. 33 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 33
  11. ix 2.2.2. Giới thiệu các sản phẩm tín dụng bán lẻ đang triển khai .................. 34 2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ ..................................................... 35 2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thủ Thiêm .................................... 39 2.3.1. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ .......................................... 39 2.3.2. Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ......................................... 40 2.3.2.1. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ ................................................. 40 2.3.2.2. Chính sách cấp tín dụng bán lẻ .............................................. 43 2.3.2.3. Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng bán lẻ .................. 44 2.3.2.4. Văn hóa kiểm soát rủi ro của BIDV ....................................... 45 2.3.3. Tổng hợp rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm ...................... 47 2.4. Đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thủ Thiêm ......................................................................... 50 2.4.1. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ qua các chỉ số ..... 50 2.4.2. Những mặt đạt được trong kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm ............................................................................................................ 53 2.4.3. Những hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm ................................................................................................................... 54 2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm........................................................................................... 55 2.4.4.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................... 55 2.4.4.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ THIÊM ........... 60 3.1. Định hướng về công tác kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Thương mại và Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thủ Thiêm .................................... 60 3.1.1. Định hướng chung ............................................................................. 60
  12. x 3.1.2. Định hướng cụ thể ............................................................................. 60 3.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại và Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thủ Thiêm .................. 60 3.2.1. Tuân thủ chặt chẽ quy định về hồ sơ tín dụng và thẩm định tín dụng ...................................................................................................................... 61 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định tín dụng .... 61 3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách cấp tín dụng .............................................................................................. 63 3.2.1.3. Nghiêm túc thực hiện việc giám sát rủi ro sau khi cấp tín dụng 64 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự đáp ứng nhu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng ................................................................................................................. 64 3.2.3. Nhóm giải pháp chuyển giao, chia sẻ và đa dạng hóa rủi ro ............. 66 3.2.4. Nhóm giải pháp giảm thiểu tổn thất khi đã xảy ra rủi ro................... 67 3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ..................... 68 3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................................................................... 68 3.3.1. Nâng cao việc thực hiện hiệu quả quy trình cấp tín dụng ................. 68 3.3.2. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ................................ 69 3.3.3. Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin ......................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i PHỤ LỤC 1: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG ....................................... v BÁN LẺ CỦA BIDV................................................................................................. v PHỤ LỤC 2: CHI TIẾT SAI SÓT TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG BÁN LẺ ............................................................................................................................ vii
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại tín dụng bán lẻ.......................................................................... 11 Bảng 1.2. So sánh khung pháp lý kiểm soát rủi ro tín dụng trên thế giới và Việt Nam .................................................................................................................................. 20 Bảng 1.3: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro tín bán lẻ...................... 25 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 – 2022 .......................................................................................................................... 34 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng bán lẻ BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 – 2022............ 36 Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng bán lẻ BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 - 2022 ........ 36 Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn vay của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................................... 37 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo sản phẩm vay của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 – 2022 ..................................................................................................... 37 Bảng 2.6: Quy trình cấp tín dụng bán lẻ và các thủ tục kiểm soát cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Thủ Thiêm ............................................................................... 41 Bảng 2.7. Thang điểm xếp hạng theo hệ thống XHTD nội bộ tại BIDV ................. 43 Bảng 2.8: Quy định thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm .................................................................................................................................. 45 Bảng 2.9. Số lượng vi phạm phát hiện qua KSRR tại BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 - 2022 ............................................................................................................... 48 Bảng 2.10: Dư nợ TDBL theo nhóm nợ của BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 - 2022 .................................................................................................................................. 50 Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn, nợ xấu tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.2: Dư nợ quá hạn, nợ xấu tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 – 2022 ..................................................................................................... 52
  14. xii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng........................................................................ 15 Hình 1.1: Tổng hợp theo Basel II và Thông tư 13/2018 của NHNN ..................... 22 Hình 1.2: Hệ thống KSNB theo Thông tư 13/2018 của NHNN ............................ 23 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức BIDV Thủ Thiêm ......................................................... 32 Sơ đồ 2.2: Văn hóa kiểm soát rủi ro BIDV ............................................................ 46
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng bán lẻ đang ngày càng trở nên quan trọng. Sự phát triển của tín dụng bán lẻ đã trở thành yếu tố quyết định đến việc tồn tại và phát triển của các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Tín dụng bán lẻ (TDBL) không chỉ mang lại nguồn thu ổn định và sự phát triển lâu dài cho NHTM mà còn tạo cơ hội để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tiếp cận khách hàng để bán kèm các dịch vụ khác. Song hành với những lợi ích mà tín dụng mang lại, nó cũng đi kèm với những rủi ro không thể bỏ qua. Một trong những rủi ro quan trọng đó là nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực do việc thu hồi nợ khó khăn tồn tại nguy cơ mất vốn vay và làm suy yếu tình hình tài chính của các NHTM. Rủi ro nợ xấu đe dọa sự ổn định hoạt động của các NHTM và có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn 2020 - 2022, đại dịch COVID - 19 đã lan rộng trên toàn cầu và gây ra tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ đến tất cả các khía cạnh của đời sống, kinh tế, sản xuất kinh doanh, việc làm và thu nhập của người lao động. Tình hình phong tỏa dài hạn để đối phó với đại dịch đã khiến cho hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đều bị sụt giảm nguồn thu nhập nghiêm trọng, làm nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao. Do đó các NHTM cần thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro (KSRR) trong hoạt động TDBL nhằm đảm bảo an toàn và sự ổn định trong tình hình mới. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có vốn góp sở hữu nhà nước và có uy tín hàng đầu trong ngành. Được thành lập từ ngày 26/04/1957, BIDV hiện có 189 chi nhánh ở Việt Nam và 01 chi nhánh ở Campuchia cùng 895 phòng giao dịch (Theo số liệu Báo cáo tài chính hợp nhất của BIDV thời điểm 31/12/2022). Với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, BIDV đã đạt được những thành tựu đáng tự hào khi được trao giải thưởng "Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam - Best Retail Bank" do Tạp chí The Asian Banker bình chọn. Ngoài ra, BIDV cũng nhận được giải thưởng "Ngân hàng
  16. 2 chuyển đổi số tiêu biểu năm 2020" và giải thưởng "Ngân hàng Bán lẻ Tiêu biểu trong 5 năm liên tiếp (2016-2020)" do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp bình chọn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm (BIDV Thủ Thiêm) là một trong 189 chi nhánh chính thức của BIDV, hoạt động tại 33 – 33A Trần Não, Phường An Khánh, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 01/09/2016 đến nay. BIDV Thủ Thiêm đã có một tốc độ tăng trưởng TDBL đáng kể nhưng cũng phải đối mặt với tình hình đáng lo ngại khi chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao. Vào năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Thủ Thiêm chiếm 3,3% tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu bán lẻ là 5,4% tổng dư nợ bán lẻ. Vì vậy, nghiên cứu để nâng cao năng lực KSRR trong hoạt động TDBL là hoạt động vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV Thủ Thiêm nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung. Xuất phát từ những lập luận trên đây, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với mục tiêu tăng cường KSRR trong hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. Luận văn đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hiện tại, đánh giá cẩn thận các ưu điểm và hạn chế để từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực và phù hợp để BIDV Thủ Thiêm có thể nâng cao khả năng KSRR của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường KSRR tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng KSRR trong hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. (2) Đánh giá các hạn chế hiện tại trong việc KSRR hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm và xác định nguyên nhân gây ra những hạn chế này. (3) Đề xuất giải pháp thiết thực và một số kiến nghị có hiệu quả nhằm tăng
  17. 3 cường KSRR trong hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài cần được giải quyết, bao gồm: (1) Thực trạng KSRR hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm như thế nào? (2) Nguyên nhân nào tác động đến các hạn chế của công tác KSRR hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm? (3) Các giải pháp nào cần đề xuất nhằm tăng cường kiểm soát để hạn chế rủi ro TDBL tại BIDV Thủ Thiêm? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KSRR trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại BIDV Thủ Thiêm. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến KSRR trong hoạt động TDBL của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 – 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn kết hợp và tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê và so sánh: Luận văn sử dụng số liệu từ các báo cáo và thống kê kết quả kinh doanh của BIDV Thủ Thiêm trong giai đoạn 2020 - 2022. Phương pháp này cho phép tác giả phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét về thực trạng KSRR hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic: Trên cơ sở các văn bản, số liệu thống kê thu thập được, tác giả đã phân tích, đánh giá những hạn chế và và xác định nguyên nhân gây ra những hạn chế trong KSRR tín dụng bán lẻ tại BIDV Thủ Thiêm. Từ đó, tác giả suy luận logic để đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường KSRR trong hoạt động TDBL tại BIDV Thủ Thiêm trong thời gian tới.
  18. 4 6. Đóng góp của luận văn Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn có các đóng góp sau đây: - Về mặt nghiên cứu khoa học: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến KSRR trong TDBL của NHTM. - Về mặt thực tiễn: Từ các số liệu thực tế của BIDV Thủ Thiêm về tỷ lệ nợ xấu bán lẻ tăng cao trong giai đoạn 2020 – 2022, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu đã đạt được cùng những hạn chế và nguyên nhân gây ra các hạn chế trong công tác KSRR trong TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, phù hợp với BIDV Thủ Thiêm như: nghiêm túc tuân thủ quy định, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao chất lượng nhân sự, chuyển giao, chia sẻ và đa dạng hóa rủi ro, …, đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với BIDV, nhằm tạo điều kiện để BIDV Thủ Thiêm thực hiện hiệu quả các giải pháp trên. 7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu: 7.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo các luận văn, tạp chí khoa học đã được công bố sau nhằm tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như làm rõ khoảng trống nghiên cứu. Các nghiên cứu nước ngoài Jamil Salem Al Zaidanin và Omar Jamil Al Zaidanin (2021) đã nghiên cứu tác động của quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tác giả đã đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và tỷ lệ dự trữ thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các NHTM tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giai đoạn 2013-2019. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí trên thu nhập là các yếu tố quyết định, có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng sinh lời của các NHTM. Ngược lại, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và tỷ lệ dự trữ thanh khoản có tác động tích cực đối với lợi nhuận ngân hàng nhưng không đáng kể. Do đó, để tăng cường hiệu quả và
  19. 5 giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong tương lai, các ngân hàng cần phải bố trí đủ nguồn lực, xem xét kỹ lưỡng tình hình tình hình các khoản vay, phân tích kỹ lịch sử tín dụng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trước khi phê duyệt cho vay. Sanarya Adnan Anwer, et al. (2023) đã nghiên cứu vai trò của QTRRTD trong hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Erbil. Tác giả đã chỉ ra rằng QTRRTD và hiệu quả hoạt động các NHTM có mối tương quan đáng kể, nên cần thiết phải cải thiện việc xác định, đo lường, giám sát và KSRR tín dụng tại các NHTM ở Erbil. Cải thiện QTRRTD đến hiệu quả hoạt động của các NHTM cao hơn. Vì vậy, để giảm thiểu RRTD, các nhà lãnh đạo NHTM phải thận trọng trong việc quản lý và đa dạng hóa danh mục cho vay. Các nghiên cứu trong nước Nguyễn Quang Đăng (2019), trong “Kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro” đã cho rằng các NHTM cần tăng trưởng quy mô tín dụng có hiệu quả bằng cách đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Các giải pháp được đề xuất như cần áp dụng mức lãi suất vay hợp lý, dựa trên lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay. Đồng thời, cần thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp cho từng ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh. Trần Hoàng Thịnh (2020) trong bài viết “Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam” đã khuyến nghị các NHTM tại Việt Nam nên sử dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung, tách biệt ba chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Mô hình này còn bao gồm các vấn đề về quy trình cấp tín dụng và cơ chế chính sách, nhằm KSRR trong quá trình cấp tín dụng. Nguyễn Thị Hồng Yến, Đỗ Thị Hương (2020) trong bài báo “Vấn đề quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Hà Giang” đã chỉ ra thực trạng quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Hà Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân để phù hợp với thực tế và có tính thực tiễn. Vũ Thị Vân Hồng (2020) đã nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng theo
  20. 6 Hiệp ước Basel II tại Agribank”. Bài viết đã kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả đã xác định được năm nhân tố có ảnh hưởng đển quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank bao gồm: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng, kiểm soát nội bộ, hệ thống xếp hạng tín dụng. Đào Văn Chung (2021) đã có bài viết “Quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”, đăng trên Tạp chí tài chính ngày 31/12/2021. Bài viết đã cho rằng RRTD thường gây thiệt hại và lỗ vốn, giảm thu nhập cho các NHTM. Do đó, việc QTRRTD của các NHTM trở nên cấp thiết. Đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã giữ được ổn định, nhất là QTRRTD đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực thông qua việc đang từng bước triển khai và áp dụng chuẩn an toàn vốn Base II theo đúng lộ trình. Lê Thanh Huyền, Cù Thị Lan Anh (2021) trong bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” đã trình bày vai trò của quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng, thực trạng QTRRTD của một số NHTM Việt Nam và đưa ra các biện pháp QTRRTD. 7.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu: - Thứ nhất, các nghiên cứu trước chủ yếu là nghiên cứu QTRRTD, KSRR tín dụng nói chung tại một số NHTM cụ thể, hoặc được thực hiện chuyên sâu theo từng đối tượng khách hàng như cho vay tiêu dùng, cho vay khách hàng cá nhân, cho vay doanh nghiệp tại từng ngân hàng, chưa có đề tài nghiên cứu nào về KSRR trong hoạt động TDBL được thực hiện tại BIDV Thủ Thiêm giai đoạn 2020 – 2022. - Thứ hai, lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang có những thay đổi mạnh mẽ theo thời gian, đặc biệt là giai đoạn kinh tế toàn cầu chịu tác động của đại dịch COVID – 19, từ năm 2020 – 2022, khiến các bài nghiên cứu trước đây ít cập nhật. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước về KSRR tín dụng, tác giả đã hệ thống hóa các lý luận về RRTD và KSRR trong TDBL của NHTM, đồng thời đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và những hạn chế trong công tác KSRR trong TDBL tại BIDV Thủ Thiêm. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thiết thực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2