intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Liêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:109

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động vay tiêu dùng. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Liêm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­ LUẬN VĂN THẠC SỸ  NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH LIÊM Chuyên ngành : Tài Chính ­ Ngân Hàng TRẦN NAM DƯƠNG
  2. Hà Nội ­ 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­ LUẬN VĂN THẠC SỸ  NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG  NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH LIÊM Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng ­ Bảo Hiểm Chuyên ngành : Tài Chính ­ Ngân Hàng MàSỐ: 60340201 TRẦN NAM DƯƠNG
  3. Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC HIỀN Hà Nội ­ 2017
  4. MỤC LỤC 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 22 1.4. Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 26 2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Thanh Liêm  – Tỉnh Hà Nam 37 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn  Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam 58 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng 58 2.2.1.1. Những văn bản luật do Nhà nước ban hành 58 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Liêm 83 3.2. Một số giải pháp để cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát  triển nông thôn chi nhánh huyện Thanh Liêm 85 3.3. Một số kiến nghị 93 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ 93 bn n
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung luận   văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên các tác  phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của Luận văn. Các  số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được  phép công bố. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN NAM DƯƠNG
  6. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm  ơn Ban Giám Hiệu cùng Quý thầy cô trường Đại  học Ngoại Thương đã tạo điều kiện và truyền đạt cho em những kiến thức,   những kinh nghiệm quý báu để  giúp em làm tốt hơn trong công việc và hoàn   thành được đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và   sâu sắc tới TS. Nguyễn Phúc Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài  liệu và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin cảm  ơn sự giúp đỡ  nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp và gia  đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em học tập, nghiên cứu để  hoàn  thành luận văn. Do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết nên luận văn không tránh khỏi   nhiều thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, em mong được sự  góp ý chỉ  bảo của các  thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Nam Dương
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BCTD : Báo cáo tín dụng BCTĐ : Báo cáo thẩm định BLDS : Bộ luật dân sự CN : Cá nhân CBTD : Cán bộ tín dụng CVTD : Cho vay tiêu dùng HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên HĐBHTV : Hợp đồng bảo hiểm tiền vay NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHNo& PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại TTCK : Thị trường chứng khoán TDDN : Tín dụng doanh nghiệp TC : Tổ chức TPKD : Trường phòng kinh doanh
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1: CƠ CẤU NGUỒN LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI NĂM 2016.........42 BẢNG 2: CƠ CẤU NGUỒN LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2016......43 BẢNG 3: CƠ CẤU NGUỒN LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH NĂM 2016......43 BẢNG 4: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ 2014­2016...........................45 BẢNG 5: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ 2014­2016...........................46 BẢNG 6: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.......47 BẢNG 7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁ NHÂN................................48 BẢNG 8: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI HÌNH........................49 BẢNG 9: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN TỪ 2014­2016.....50 BẢNG 10: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN......................52 BẢNG 11: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHỮNG NĂM  GẦN ĐÂY..............................................................................................................54 BẢNG 12: CƠ CẤU TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH THEO THỜI HẠN......55 BẢNG 13: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2014 – 2016...................57 BẢNG 14: TỶ TRỌNG GIỮA DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ TỔNG  DƯ NỢ...................................................................................................................72 BẢNG 15: CƠ CẤU DƯ NỢ TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN........................73 BẢNG 16: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CVTD..................................................73 BẢNG 17: THU LÃI TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG...................75
  9. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đề tài: Nâng cao hiêu qua hoat đông cho vay tiêu dung tai Ngân hang Nông  ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh Liêm. ̀ ́ ́ 2. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng                             Mã số: 60340201 3. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Nam Dương 4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phúc Hiền 5. Những kết quả đạt được: ̉ ̀ ̣ ̣ ̃ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣   Đê hoan thanh luân văn thac sy kinh tê đê tai “Nâng cao hiêu qua hoat đông ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ cho vay tiêu dung tai Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh ́   ̣ huyên Thanh Liêm”, tác gi ả  đã phân tích những kiến thức cơ  bản nhất về  tín   dụng, về cho vay tiêu dùng.   Áp dụng vào thực tế làm việc, tác giả phân tích thực trạng hoạt động kinh   doanh, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông  thôn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2014­2016. Từ  đó, tác giả  nêu lên những nguyên nhân khách quan, chủ  quan, những  điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi  nhánh Thanh Liêm. Cuối cùng, tác giả nêu ra một số ý kiến cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt  động cho vay tiêu dùng đối với Ngân hàng Nhà nước cũng như đối với Ngân hàng  Nông nghiệp.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ̃ ực ngân hang đang dân chuyên sang môt giai đoan phat triên m Linh v ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ́ ̉ ới sau  sự kiên Viêt Nam gia nhâp WTO vao thang 11/2006. S ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ự canh tranh gi ̣ ưa cac ngân ̃ ́   ̀ ̀ ̀ ́ ơn nhăm đem đên cho khach hang s hang ngay cang gay găt h ̀ ́ ́ ̀ ự lựa chon tôi  ̣ ́ ưu. Cać   ngân hang trong n ̀ ươc phai co nh ́ ̉ ́ ưng giai phap thich h ̃ ̉ ́ ́ ợp đê co thê thich  ̉ ́ ̉ ́ ứng được  vơi tiên trinh t ́ ́ ̀ ự  do hoa th ́ ương mai, nhanh chong  ̣ ́ ưng dung khoa hoc công nghê, ́ ̣ ̣ ̣  mở  rông phat triên dich vu ngân hang tiên tiên, đam bao an toan, hiêu qua hoat ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ ̀ ̣ ̉ ̣  ̣ đông kinh doanh nhăm không ng ̀ ưng nâng cao năng l ̀ ực canh tranh trong va ngoai ̣ ̀ ̀  nươc. ́ Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống, khách hàng chỉ có thể vay  vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng  phải trình dự án khả thi, thể hiện đối tượng đầu tư vốn sản xuất kinh doanh cái  gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn   như  thế  nào…kèm theo tài sản đảm bảo tiền hoặc vay tín chấp, thì mới có thể  vay được vốn. Nhưng hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh   NH nước ngoài, NH liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài  chính…đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách   hàng cá nhân. Đó là khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải  đầu tư  cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Đây là sản phẩm tín dụng xuất   hiện từ  lâu trên thế  giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhưng mới phát  triển một số năm gần đây tại Việt Nam. ̣ Nhân th ưc đ ́ ược môi trương canh tranh gay găt trong lĩnh v ̀ ̣ ́ ực ngân hang th ̀ ơì  ̀ ơi, Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh ky m ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣   ̀ ơn vi tr Liêm, Ha Nam la đ ̀ ̣ ực thuôc Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉   ̣ thôn Viêt Nam v ơi ph ́ ương hương va nhiêm vu đ ́ ̀ ̣ ̣ ược giao la đ ̀ ơn vi tiên phong ̣   ́ ̉ ̣ ̣ trong vai tro ngân hang ban le hiên đai. ̀ ̀ Trong xu hướng đó thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân ngày   càng được chú trọng cả   ở  khối ngân hàng thương mại cổ  phần lẫn khối ngân  
  11. 2 hàng thương mại quốc doanh trong hệ  thống ngân hàng thương mại Việt Nam.   Tuy vậy, thị  trường cho vay đối với khách hàng cá nhân vẫn còn khá nhỏ  bé và  chưa được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để. Việc mở rộng thị trường   cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ giúp ngân hàng tăng thêm doanh thu cũng   như hình ảnh của mình đối với người dân. Tại địa bàn huyện Thanh Liêm hiện nay, tỉ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn  còn  ở mức thấp, chỉ dao động trọng khoản 10% so với tổng dư nợ toàn địa bàn.  Đây là con số khá khiêm tốn đối với thị trường khách hàng tại huyện. Vơi th ́ ực tế  như vây, tôi đa l ̣ ̃ ựa chon đê ta ̣ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀   ̀ ̀i “Nâng cao hiêu qua hoat đông cho vay tiêu dung tai Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣   Liêm” đê hoan thanh luân văn thac sy kinh tê cua minh. ̉ ̀ ̀ ̣ ̣ ̃ ́ ̉ ̀ 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho vay tiêu dùng là đề  tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên  cứu “Hoạt động cho vay tiêu dùng kinh nghiệm quốc tế; thực trạng và khuyến  nghị   chính   sách   Việt   Nam”   của   TS   Nguyễn   Thị   Kim   Thanh ,  Đinh   Xuân   Hà,  Nguyễn Thị  Hiền,  Phạm Hà Phương,  Nguyễn Thị  Hoàng Anh,  Nguyễn Thùy  Linh,  Ngô Thị  Minh Thu  (2014)  cung cấp những nét chính về  những thông lệ  quốc tế  trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng như  sự  phát triển của thị  trường, mô  hình hoạt động cũng như  rủi ro đối với các công ty tài chính tiêu dùng, lãi suất  cho vay tiêu dùng, một số biện pháp để bảo vệ người đi vay và tổ chức cho vay,  duy trì thị trường an toàn, ổn định. Ngoài ra nghiên cứu còn mô tả những nét chi  tiết về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay bao gồm: khuôn khổ  pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, hoạt động cho vay tiêu dùng tại  các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính tiêu dùng, từ đối tượng khách  hàng, cơ cấu sản phẩm, đến quy trình cho vay và quản trị rủi ro… Thông qua đó,   cung cấp những hiểu biết cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng trên thế  giới  cũng như  tại thị  trường Việt Nam, đồng thời cũng rút ra một số  khuyến nghị 
  12. 3 chính sách phù hợp để  có thể  thúc đẩy thị  trường cho vay tiêu dùng Việt Nam   phát triển hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn phát triển tiếp theo.  Nghiên cứu “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và  phát triển nông thôn Việt Nam” của TS Vũ Văn Thực ( 2014) đã khái quát về  thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank trong thời gian trước năm 2014, đề  xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank  trong thời gian tới. Trên cơ sở những nghiên cứu trên, cùng với quá trình công tác   tại ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Liêm, tác giả  thu hẹp phạm vi nghiên  cứu hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông  thôn Việt nam chi nhánh Huyện Thanh Liêm và tác giả mong muốn sẽ đóng góp  những kiến thức chưa được nghiên cứu để có thể góp phần vào sự phát triển của   hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tác giả đang công tác. 3. Muc đich nghiên c ̣ ́ ưu ́ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, định nghĩa,  vai trò, đặc điểm của cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu xác định hiệu quả trong cho  vay tiêu dùng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả  hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương mại. Xem xét một cách tổng quát và có hệ  thống về  cho vay tiêu dùng tại Chi   ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣ nhánh Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh   Liêm. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong việc nâng cao hiệu quả  hoạt  động vay tiêu dùng. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm nâng   cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, giảm thiểu rủi ro, tăng   hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận. 4. Đôi t ́ ượng và phạm vi nghiên cưu ́ Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về  loại   hình cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu xác định hiệu quả trong cho vay tiêu dùng. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hang ̀   ̣ ̉ ̣ Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh Liêm trong giai đo ̀ ́ ́ ạn  
  13. 4 từ năm 2014­2016.  5. Phương pháp nghiên cứu Để  tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hang Nông nghiêp va ̀ ̣ ̀  ̉ ̣ Phat triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh Liêm, lu ́ ́ ận văn đã sử  dụng phương  pháp  nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tổng hợp và so   sánh  phân tích số liệu. ̣ Nêu tim ra cac biên phap phù h ́ ̀ ́ ́ ợp nhăm nâng cao hiêu qua hoat đông cho vay ̀ ̣ ̉ ̣ ̣   ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣   tiêu dung tai Ngân hang Nông nghiêp va Phat triên nông thôn chi nhanh huyên ̀ ́ ̉ Thanh Liêm thi co thê góp phần làm gia tăng lợi nhuân va vi thê cua ngân hang. ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ̀ 6. Câu truc cua luân văn ́ ́ ̉ ̣ ̀ ở  đâu, kêt luân,muc luc, danh muc ch Ngoai phân m ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ữ viêt tăt, danh muc tai ́ ́ ̣ ̀  ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ liêu tham khao, va cac phu luc thi nôi dung chinh cua  luân văn gôm 03 ch ̀ ương: Chương 1: Cơ sở ly luân vê cho vay tiêu dung  ́ ̣ ̀ ̀ ở Ngân hang  ̀ thương mai. ̣ Chương 2: Thực trang cho vay tiêu dung tai Ngân hang Nông nghiêp va Phat ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ́  ̉ ̣ triên nông thôn chi nhanh huyên Thanh Liêm t ́ ừ năm 2014 đên năm 2016. ́ Chương 3: Giải phap nâng cao hiêu qua hoat đông cho vay tiêu dung tai ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣  ̀ ̣ và Phat  Ngân  hang Nông nghiêp  ̉ nông thôn  Việt  chi  nhanh  ́ triên  ̣ ́ huyên Thanh   Liêm.
  14. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG Ở  NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Khái niệm, vai trò, đặc điểm cho vay tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Trước tiên, ta tìm hiểu khái niệm về tín dụng. Trên nền tảng đó, ta có thể  hiểu một cách dễ dàng hơn về cho vay tiêu dùng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay   (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp   và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử  dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm  hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Ví dụ, ngày 01/01/2015 ông A được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng   trị  giá 100.000.000 đồng, với lãi suất là 11%/năm, thời hạn vay 1 năm. Như vậy,  ông A phải tất toán  trả  cho ngân hàng  vô điều kiện khoản vay này vào ngày  01/01/2016 gồm: 100.000.000 gốc vay + 11triệu đồng lãi vay.  Trong nền kinh tế  thị  trường như  hiện nay thì ngân hàng đươc coi như  là   một tổ  chức tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế.  Ở  các ngân hàng  
  15. 6 thương mại hiện nay áp dụng rất nhiều các hình thức cho vay đối với khách   hàng. Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng đưa ra các hình thức cho  vay khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả  năng thanh toán của các khoản nợ  của khách hàng. Các hình thức cho vay của ngân hàng hiện nay đó là cho vay kinh   doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong đó  cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng ngày càng được ưa chuộng do lợi nhuận  từ hoạt động cho vay này là rất lớn. Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn thì cho vay tiêu dùng được hiểu là một  sản phẩm tín dụng hữu ích nhằm tài trợ của ngân hàng cho mục đích chi tiêu của   các cá nhân, hộ  gia đình. Các nguồn cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan   trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà   ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… Còn nếu trên  cơ sở hoạt động cho vay thì có thể hiểu: cho vay tiêu dùng là một giao dịch về tài   sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân,  doanh nghiệp), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng  trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả  vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Nhưng nhìn  chung cho vay tiêu dùng được coi là khoản tiền vay cấp cho các cá nhân, hộ  gia   đình để chi cho các mục đích không kinh doanh. Ở các nước phát triển thì hoạt động này đã rất phát triển và được sử dụng   rất rộng rãi. Còn  ở  Việt Nam cách đây khoảng 20 năm trở  về  trước, khái niệm  “cho vay tiêu dùng” vẫn còn “khá mới mẻ” và hoạt động này chỉ mới thực sự bắt  đầu vào những năm 1993­1994. Khi đó hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân  hàng thương mại mới chỉ  dừng lại  ở  một số  ít cá nhân và khách hàng và chưa   được coi là một hoạt động kinh doanh chủ  đạo của ngân hàng .Tuy nhiên, trong   một vài năm gần đây (từ năm 2000 đến nay) hoạt động cho vay tiêu dùng của các  ngân hàng phát triển  mạnh mẽ và sẽ còn  tiếp  tục phát triển trong tương lai.
  16. 7 Trong tương lai, cho vay tiêu dùng sẽ  hướng theo mục tiêu về  sự  thuận  tiện, linh hoạt, Ngân hàng sẽ  tạo điều kiện cho cá nhân, hộ  gia đình nhận được  khoản vay sớm hơn trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát đối với món vay tiêu  dùng để tránh những giảm sút đáng kể về chất lượng tín dụng. 1.1.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng Thứ  nhất, đối với ngân hàng, cho vay tiêu dùng có hai lợi ích quan trọng.   Đầu tiên, nó giúp mở rộng quan hệ với khách hàng. Khi danh mục sản phẩm tín  dụng của ngân hàng hấp dẫn thì số  lượng người dân muốn giao dịch tại ngân   hàng sẽ tăng lên. Một danh mục đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của họ  như tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm đắt tiền hay vay tiền cho con cái du học…  thì tất yếu sẽ là con đường ngắn nhất kéo họ tới ngân hàng. Từ đó, khả năng huy   động các loại tiền gửi của ngân hàng sẽ  tăng lên. Đồng thời, tạo điều kiện đa  dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ  vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro   cho ngân hàng. Khách hàng nhiều làm phát sinh các sản phẩm mới, đa dạng hơn.   Số  lượng giao dịch, số hợp đồng tín dụng tăng dần giúp bổ  sung thêm thu nhập  cho ngân hàng. Cùng với đó, rủi ro hệ thống sẽ được phân tán. Nói cách khác, rủi   ro của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể sẽ bớt căng thăng hơn. Thứ hai, đối với người tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng giúp thúc đẩy nâng cao  đời sống vật chất của người tiêu dùng. Nhờ  cho vay tiêu dùng, họ  được hưởng  các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền. Mua ô tô mới trước khi có đủ số tiền mua   xe, sắm sửa đồ  đạc gia đình trước khi trả  toàn bộ  số  tiền … Và đặc biệt quan  trọng hơn, nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân cho những chi tiêu   cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Nhờ cho vay tiêu dùng, họ có  đủ tiền giải quyết vấn đề bệnh tật rồi sau đó hoàn trả ngân hàng theo hợp đồng,   hay bố mẹ chớp được cơ hội du học cho con khi gia đình chưa đáp ứng đủ điều   kiện kinh tế... Những tiện ích này trở  nên quan trọng hơn trong nền kinh tế  mở  cửa. Nhờ  sản phẩm cho vay tiêu dùng mà nhiều khách làm quen được với ngân   hàng, quan tâm hơn tới ngân hàng, quan tâm tới ngân hàng, tìm hiểu thông tin và 
  17. 8 quyết định sử dụng tiếp nhiều sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Đây chính  là cơ hội để những hợp đồng tín dụng mới hình thành sau khi hợp đồng tín dụng  cũ đã được tất toán. Hơn nữa, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị  trường sẽ  có thông tin về  chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ  đó  giúp cho họ có khả năng nhận thêm những khoản tín dụng mới từ những nguồn   khác với chi phí thấp hơn. Lịch sử vay trả nợ của các khách hàng đều được ngân   hàng theo dõi. Các nhà đầu tư muốn minh bạch hóa hồ sơ khách hàng có hồ sơ tín  dụng tốt là chìa khóa quan trọng để nhà đầu tư quyết định lựa chọn. Thứ ba, đối với nên kinh tế, cho vay tiêu dùng tạo ra sức sống cho nền kinh   tế. Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát  triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ. Khi cho vay tiêu dùng tài trợ cho các   chỉ tiêu về hàng hóa và dịch vụ  trong nước thì có tác dụng rất tốt cho việc kích  cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người dân mua sắm, chi tiêu  nhiều hơn, hàng hóa bán chạy hơn, nhà sản xuất sẽ tăng công suất máy móc, sản  phẩm tiếp tục được xuất xưởng nhiều hơn, thu nhập công nhân và nhà sản xuất  tăng lên,đời sống nhiều tầng lớp được cải thiện. Như vậy, tạo được thêm động   lực giúp người lao động hăng say làm việc, nhà sản xuất tích cực lập thêm kế  hoạch, tung nhiều mẫu mã,  chủng loại ra thị  trường.  Thị  trường trở  nên sôi  động,thu hút nhiều đối tác, hấp dẫn xuất khẩu và cộng tác kinh doanh.  Các vai trò của cho vay tiêu dùng đã được khẳng định khá rõ qua cuộc trò   chuyên của báo Vietnamnet với Tiến sỹ  Lê Xuân Nghĩa, Vụ  trưởng Vụ  Chiến  lược Phát triển ngân hàng Ngân hàng Nhà nước. Ông Nghĩa nói: “Cho vay tiêu   dùng từ lâu được coi là một phần của ngân hàng bán lẻ  (phần quan trọng nhất).   Thậm chí theo Peter Drugger cho vay tiêu dùng là cứu cánh của ngân hàng thương  mại (NHTM) từ thập niên 70, khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc   liệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư  và thị  trường chứng khoán(TTCK).  Khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ  chiếm 30% ­ 50%/tổng dư  nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM  
  18. 9 hàng đầu châu Á. Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng   doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại cho vay tiêu dùng (kể  cả  thẻ tín dụng) đang có tốc độ  tăng mạnh mẽ. Đối với dân cư, đặc biệt là thế  hệ  trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi đến già mới tiết kiệm đủ  tiền để  mua nhà, mua ô tô và các đồ  dùng gia đình khác. Cho vay tiêu dùng giúp họ  có   được cuộc sống  ổn định từ  khi còn trẻ, bằng việc mua trả  góp những gì cần  thiết, tạo cho động lực làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Đối với doanh   nghiệp, cho vay tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về  hiện tại, quy mô sản xuất   tăng nhanh, mức độ  đổi mới và phong phú về  chất lượng ngày càng tăng. Chính  điều này đã làm cho toàn bộ  quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng  diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, do đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.” Thứ tư, đối với nhà sản xuất, mục tiêu của các nhà sản xuất là lợi nhuận –  doanh số bán hàng, do đó dù bằng cách này hay cách khác thì họ đều muốn  tiêu  thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động  tiêu thụ  cũng diễn ra một cách suôn sẻ, vì rằng có đôi lúc sản phẩm không thể  đến khách hàng bởi nhiều lí do. Thứ nhất, khách hàng không biết đến sản phẩm   đó. Thứ  hai, khách hàng có thể  không có khả  năng thanh toán ngay cho nhà sản  xuất mặc dù họ  rất thích sản phẩm đó. Thứ  ba, nếu có bán chịu thì cũng không  có cơ  sở  đảm bảo tốt khách hàng sẽ  trả  tiền cho mình…v.v.v. Tuy nhiên, khi  ngân hàng thực hiện CVTD thì sẽ  góp phần kích cầu làm cho các nhà sản xuất  bán được nhiều sản phẩm tới tay người tiêu dùng cũng như  quảng bá được  thươnh hiệu của mình, làm tăng lợi nhuận và mở  rộng sản xuất. Mặt khác, có  một số  nhà sản xuất chấp nhận bán chịu hay bán trả  góp cho người tiêu dùng   trong một thời gian nhưng để có tiền quay vòng vốn thì họ sẽ tìm tới sự trợ giúp  của ngân hàng. Thông qua các sản phẩm CVTD, các ngân hàng sẽ mua lại phiếu   nợ đó và khi đến hạn thanh toán thì ngân hàng thu hồi từ người tiêu dùng. 1.1.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng  1.1.3.1. Quy mô và nhu cầu cho vay tiêu dùng 
  19. 10 Đối với cho vay tiêu dùng ta có thể  thấy một đặc điểm là số  lượng khách  hàng vay thì rất lớn nhưng giá trị mỗi khoản vay thì thường là nhỏ, đặc điểm này   là do đối tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ  gia đình chỉ  để  đáp  ứng  cho các mục đích tiêu dùng khi mà tích luỹ chưa đủ khả năng chi trả. Ngân hàng  thường tốn nhiều thời gian, chi phí, sức lực mà khối lượng cho vay lại rất ít do  đó chi phí bình quân cho một hợp đồng cho vay tương đối cao. Bên cạnh đó, các khách hàng vay vốn đều có nhu cầu vay nhạy cảm theo   chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định, người tiêu dùng  sẽ  có thái độ  lạc quan hơn, họ  kỳ vọng sẽ có được khoản thu nhập nhiều hơn  trong tương lai. Do đó chi tiêu của người tiêu dùng ở hiện tại sẽ được thúc đẩy,  nhu cầu vay tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ xuất hiện và tăng lên nhanh chóng.  Và ngược lại, khi nền kinh tế  suy thoái người dân có xu hướng giảm chi tiêu,   không kỳ  vọng nhiều vào nền kinh tế, không muốn đến Ngân hàng để  vay vốn  nữa, cho vay tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn. 1.1.3.2. Lãi suất cho vay tiêu dùng   Ngân hàng có thể  sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để  xác định mức   lãi suất phù hợp với khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà phần lớn lãi suất  được xác định dựa trên lãi suất cơ bản, phần lợi nhuận cận biên và phần bù đắp   rủi ro,công thức tính tổng quát như sau: Rủi  Phần   bù  Chi  Chi phí  ro  khấu   hao  Lợi  phí  Lãi suất  huy  tổn  với   các  nhuận  = + huy  + + + CVTD động  thất  khoản   cho  c ậ n  động  vốn chủ  vay   dài  biên khác kiến hạn Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất các loại cho vay   trong các lĩnh vực khác. Ngoài ra chi phí của nó cũng thường cao hơn so với các  khoản cho vay khác do phải bù đắp rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2