intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

73
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về tính thanh khoản của TTCK và các thước đo thanh khoản, các nhân tố tác động dến tính thanh khoản trên TTCK đã được công bố trong những bài nghiên cứu trước đây. Thứ hai là khái quát về TTCK Việt Nam và thực trạng về thanh khoản của thị trường, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam, các nhân tố đó tác động như thế nào và ở mức độ nào đến tính thanh khoản của TTCK.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng AN NGỌC HUYỀN Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: An Ngọc Huyền Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 An Ngọc Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường, các giảng viên chuyên ngành, khoa Tài chính – Ngân hàng và Khoa Sau đại học của trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn – PGS, TS. Nguyễn Việt Dũng đã dành thời gian truyền tải kinh nghiệm, luôn tận tình, tâm huyết hướng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng như hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi - sự động viên này là điều thực sự quan trọng giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Thời gian và kiến thức để thực hiện nghiên cứu của tôi còn hạn chế nên luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...................................................................................................12 1.1 Tính thanh khoản trên TTCK ...........................................................................12 1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản trên TTCK ................................................12 1.1.2 Các đặc trưng của tính thanh khoản trên TTCK .........................................13 1.2 Các thước đo tính thanh khoản .........................................................................17 1.2.1 Những thước đo tính thanh khoản một chiều .............................................17 1.2.2 Những thước đo tính thanh khoản đa chiều ................................................24 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán ....28 1.3.1 Các nhân tố vĩ mô .......................................................................................28 1.3.2 Các nhân tố vi mô .......................................................................................32 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................................................................35 2.1 Thực trạng tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến nay ......35 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yểt trên TTCK Việt Nam.................................................................................................................47 2.2.1 Thu thập dữ liệu nghiên cứu và xác định tiêu chí chọn mẫu ......................47 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................48
  6. 2.3.3 Xây dựng mô hình hồi quy cho nghiên cứu................................................50 2.3.4 Mô tả các biến .............................................................................................51 2.3.5 Kết quả nghiên cứu .....................................................................................57 2.3.6 Kiểm định mô hình .....................................................................................61 2.3.7 Phân tích kết quả .........................................................................................63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......67 3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam ..................67 3.1.1 Đối với doanh nghiệp phát hành chứng khoán ...........................................67 3.1.2 Đối với các tổ chức trung gian tài chính .....................................................68 3.1.3 Đối với sở giao dịch chứng khoán ..............................................................69 3.1.4 Đối với nhà đầu tư và các đối tượng khác trên TTCK ...............................70 3.2 Kiến nghị đối với UBCKNN và Chính phủ nhằm nâng cao tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam ..............................................................................................70 3.2.1 Đối với UBCKNN ......................................................................................70 3.2.2 Đối với Chính phủ.......................................................................................73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 PHỤ LỤC ................................................................................................................. iv
  7. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Cụm từ đầy đủ FTA Hiệp định thương mại tự do EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái TPP Bình Dương FEM Fixed Effects Model REM Random Effects Model GDCK Giao dịch chứng khoán GTGD Giá trị giao dịch HNX Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh KLGD Khối lượng giao dịch SGDCK Sàn Giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước DNNN Doanh nghiệp nhà nước NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài TCTD Tổ chức tín dụng
  8. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 .................................................36 Bảng 2.2: GTGD trên TTCK Việt Nam 2009-2019 .................................................38 Bảng 2.3: Các chỉ số Việt Nam-Index và HNX-Index từ năm 2009 đến 2019 ........39 Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy ......................................................55 Bảng 2.5: Thống kê các biến trong mô hình .............................................................56 Bảng 2.6: Mối quan hệ tương quan giữa các biến ....................................................57 Bảng 2.7: Kết quả hồi quy của ba mô hình ước lượng .............................................58 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .......................................................60 Bảng 2.9: Kết quả ước lượng theo mô hình REM sau khi loại biến R .....................60 Bảng 2.10: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .........................................62 Bảng 2.11: Kết quả ước lượng theo mô hình FGLS .................................................63 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các mức độ thanh khoản ...........................................................................15 Hình 2.1: KLGD trên TTCK Việt Nam qua các năm 2009-2019 .............................37 Hình 2.2: Chỉ số VN-Index và HNX-Index từ 2009-2019 .......................................46
  9. iii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này, người viết đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Luận văn sử dụng mô hình Pool OLS, mô hình Fixed Effects Model và mô hình Random Effects Model để đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua các kết quả kiểm định, mô hình REM là phù hợp nhất để sử dụng trong bài nghiên cứu này. Các yếu tố được nghiên cứu bao gồm: lạm phát, lãi suất tỷ giá, quy mô doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố lạm phát, tỷ giá, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ đòn bẩy tài chính có tác động đến tính thanh khoản, qua đó cũng xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng, lãi suất không có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tính thanh khoản và các nhân tố khác nằm ngoài các nhân tố được nghiên cứu là những nhân tố quan trọng tác động đến tính thanh khoản của TTCK Việt Nam. Sử dụng kết quả nghiên cứu này có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời góp phần giúp Chính phủ, UBCKNN, các doanh nghiệp niêm yết, các công ty chứng khoán và các SGDCK Việt Nam trong việc nâng cao tính thanh khoản, đưa ra các chính sách phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, là một kênh huy động và luân chuyển vốn hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những kênh đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia, là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế - một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng bộ phận dân cư, như một nam châm cực mạnh hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ. Để ra quyết định đầu tư vốn vào TTCK hay để đánh giá hiệu quả của TTCK thì một trong những yếu tố đặc trưng nhất của TTCK mà các nhà phát hành, nhà đầu tư, và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán quan tâm là tính thanh khoản của TTCK. Khi lựa chọn cổ phiếu để đầu tư, nhà đầu tư nhất thiết phải xem xét đến khả năng bán lại để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, khó tìm được người mua hoặc chịu các khoản lỗ tiềm tàng, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn do đó khả năng thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán với các nhà đầu tư. Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư. Như vậy, đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việc tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu thường là rất cần thiết: Trước hết, tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu thường giúp công ty trong tương lai huy động được nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp. Ngoài ra, tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu cũng giúp công ty tăng được giá trị thị trường của cổ phiếu (Yakos Amihud và các cộng sự (2005)). Cuối cùng, tăng cường tính thanh khoản của cổ phiếu ngược lại cũng giúp tăng cường hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán (Vivian Fang và các cộng sự (2008)). Vậy làm thế nào để đo lường và tăng tính thanh khoản cho TTCK nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế là vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đang quan tâm hiện nay. Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng về vấn đề thanh khoản của TTCK, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn
  11. 2 trình bày nội dung phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của TTCK Việt Nam, qua đó đóng góp một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.Tình hình nghiên cứu  Các công trình nghiên cứu trên thế giới: Nghiên cứu của Amihud và Mendelson (1986) kiểm tra các giả thuyết theo phương pháp của Fama và MacBeth (1973) bằng cách hồi quy dữ liệu chéo. Họ áp dụng phương pháp này để ước lượng mối quan hệ giữa suất sinh lời, rủi ro thị trường và tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua cho danh mục cổ phiếu. Các mẫu dữ liệu cho nghiên cứu thực nghiệm của họ được chọn trong giai đoạn 1960-1980 bao gồm cổ phiếu niêm yết trên NYSE. Thông qua kiểm chứng dữ liệu chéo, họ phát hiện rằng: gia tăng 1% trong tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua, tương ứng với mức tăng 0,211% rủi ro hàng tháng. Ngoài ra, họ tìm thấy các hệ số dốc của tỷ lệ chênh lệch giữa giá bán và giá mua là dương. Bernstein (1987) đã kiểm tra các cách đo lường khác nhau của thanh khoản chứng khoán và kết luận rằng tính thanh khoản và hiệu quả thị trường không tương thích với nhau. Một thị trường thanh khoản, với việc xuất hiện của thông tin mới sẽ giữ độ nhiễu và sự thay đổi giá bất ngờ một cách thấp nhất. Mặt khác, trong một thị trường hiệu quả thì giá biến động nhanh đối với các thông tin mới xuất hiện. Vì vậy, thị trường càng thanh khoản thì càng kém hiệu quả. Amihud và Mendelson (1986) chú trọng vào mối quan hệ giữa thanh khoản và chi phí vốn. Thị trường thanh khoản cao hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hơn vì dễ dàng từ bỏ quyền sở hữu doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm chi phí cơ hội của vốn một cách đáng kể. Hui và Heubel (1984) đưa ra giả thuyết rằng một phần rủi ro phi hệ thống đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu. Họ đo lường tính thanh khoản như là độ nhạy cảm của rủi ro phi hệ thống đối với những thay đổi về khối lượng giao dịch. Chordia, T., Roll, R. and Subrahmanyam, A. (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản, hoạt động giao dịch, lợi suất thị trường và lãi suất của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) NYSE và đưa ra kết luận
  12. 3 rằng tính thanh khoản và hoạt động giao dịch chịu tác động của lợi suất thị trường, lãi suât ngắn hạn và dài hạn. Những thông tin về kinh tế vĩ mô như GDP, tỷ lệ thất nghiệp cũng tác động đến thanh khoản tại tời điểm đưa ra thông báo. Saar và Lybek (2002) phân loại các thước đo thanh khoản thành bốn loại dựa trên khả năng của họ để nắm bắt những đặc tính riêng. Các biện pháp này là đo lường chi phí giao dịch, khối lượng giao dịch (độ rộng và độ sâu), dựa trên giá cân bằng (khả năng phục hồi) và các biện pháp thị trường tác động (khả năng phục hồi và tốc độ định giá cả). Tỷ lệ thanh khoản Hui-Heubel (1984) cố gắng để nắm bắt độ rộng thị trường, là giá liên quan tác động đến khối lượng giao dịch. Hệ số Hiệu quả thị trường (MEC) được sử dụng như một biện pháp dựa trên giá cả trong đó nói rằng các biến động giá là liên tục hơn tại các thị trường thanh khoản, ngay cả khi mức giá cân bằng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tin mới. Trong số các tác động giá cả, Amihud (2002) đo lường tính thiếu thanh khoản bằng cách chia lợi nhuận hàng ngày bằng khối lượng đô la mỗi ngày. Biện pháp này được gọi là đo lường tính kém thanh khoản (ILLIQ), cho thấy các cú sốc giá kích hoạt bởi một đơn vị khối lượng đô la. Trizinkaet và cộng sự (2009) kết luận biện pháp Amihud làm công việc này tốt hơn so với hầu hết các biện pháp khác trong đo lường thanh khoản. Tính thanh khoản kém (ILLIQ) được ước tính cho mỗi chứng khoán sử dụng dữ liệu hàng ngày và các tác động của mỗi chứng khoán được đo bằng tỷ lệ thả nổi và vốn hóa thị trường. "Biện pháp Amivest", được giới thiệu bởi Cooper và cộng sự. (1985), so sánh lợi nhuận hàng ngày với khối lượng hàng ngày được đo bằng số lượng cổ phiếu. Hai biện pháp là Amihud và Amivest, thậm chí nếu được xây dựng theo một cách tương tự, khác nhau ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, một người sử dụng khối lượng đô la trong khi người khác sử dụng số lượng cổ phiếu. Biện pháp Amihud đại diện cho tính thanh khoản kém, trong khi biện pháp Amivest chỉ ra tính thanh khoản. Hạn chế với biện pháp Amihud này là nó không kết hợp các ngày không có giao dịch, mà trong những ngày này và có chứa các thông tin quan trọng cho tính thanh khoản kém. Thậm chí nếu biện pháp Amivest không bị hạn chế này, nó không bao gồm thông tin từ những ngày có lợi nhuận bằng không.
  13. 4 Næs, R. (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sở hữu công ty và thanh khoản thị trường bằng phương pháp hồi quy bảng. Các mẫu dữ liệu chứa dữ liệu giao dịch chi tiết từ SGDCK Norway, toàn bộ chủ sở hữu của công ty được chia thành năm loại riêng biệt như sở hữu tập trung bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Theo dự đoán lý thuyết, việc sở hữu tập trung được tìm thấy có mối quan hệ tiêu cực đến việc lan truyền và chi phí thông tin. Một mối quan hệ tiêu cực có phần yếu hơn cũng được tìm thấy giữa việc lan truyền và những cổ đông nội bộ công ty. Không có mối quan hệ mạnh mẽ có thể nhận thấy giữa thanh khoản và việc sở hữu tổ chức. Biến quyền sở hữu có tác động lây lan không có tác động chung sâu sắc trong phương pháp dự đoán, cho thấy sự lan truyền và kích thước độ sâu là những cách đo lường khác nhau của thanh khoản. Chordia, T., Sarkar, A. và Subrahmanyam, A. (2005) Bài viết này nghiên cứu việc lan truyền thanh khoản trong thị trường vốn hóa dựa trên danh mục đầu tư của các cổ phiếu trên sàn chứng khoán NYSE. Lợi suất, biến động, và tính thanh khoản động trên các lĩnh vực nhỏ và vốn hóa lớn được mô hình hóa bằng cách của sử dụng mô hình hồi hồi quy véc tơ. Sử dụng dữ liệu kéo dài hơn 3.000 ngày giao dịch. Họ nhận thấy năng lực tiên đoán khá khiêm tốn của chính sách tiền tệ đối với thanh khoản thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Goyenko và Ukhov (2009) đưa ra bằng chứng mạnh mẽ rằng chính sách tiền tệ dự đoán tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Mỹ giai đoạn 1962 đến 2003. Bằng chứng cho thấy rằng trái phiếu kém thanh khoản đóng vai trò như một kênh thông qua đó những cú sốc chính sách tiền tệ được chuyển vào các thị trường chứng khoán. Các hiệu ứng này được quan sát trên các trái phiếu thiếu tính thanh khoản ở các kỳ hạn khác nhau và đặc biệt rõ rệt đối với trái phiếu thanh khoản kém có kỳ hạn ngắn. Nghiên cứu này thiết lập mối liên kết giữa thanh khoản thị trường chứng khoán và trái phiếu kho bạc qua đó cung cấp bằng chứng về sự tích hợp tính thanh khoản kém giữa các thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Sharma, L. (2005) nghiên cứu cơ cấu sở hữu và tính thanh khoản của cổ phiếu trên TTCK Ấn Độ và kết luận rằng: (1) Cả hai biến cơ cấu sở hữu, cổ phần của nhà sáng lập và nhà đầu tư tổ chức là biến không có ý nghĩa về mặt thống kê trong việc
  14. 5 giải thích sự khác biệt thanh khoản cho cả các chứng khoán Nifty và Nifty phổ thông. (2) Giá cổ phiếu, số lượng giao dịch, biến động lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp được xác định là các biến có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự khác biệt thanh khoản trong các chứng khoán Nifty. (3) Giá cổ phiếu và số lượng giao dịch có tương quan nghịch biến đến chi phí ảnh hưởng cho các cổ phiếu Nifty. (4) Biến động lợi suất và quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với việc đo lường thanh khoản cho các cổ phiếu Nifty. (5) Duy nhất một biến giải thích sự khác biệt thanh khoản giữa các chứng khoán Nifty phổ thông là biến động lợi suất. Söderberg, J. (2008) cung cấp bằng chứng hỗn hợp bằng cách nghiên cứu khả năng dự báo những thay đổi trong thanh khoản hàng tháng trên ba SGDCK Scandinavian của mười bốn biến số kinh tế vĩ mô gồm lãi suất ngắn hạn, lợi suất dài hạn, chênh lệch kỳ hạn, lợi suất chỉ số trái phiếu hàng tháng, độ lệch chuẩn hàng tháng về các chỉ số trái phiếu, chính sách lãi suất, phần bù rủi ro, tăng trưởng cung tiền, chênh lệch liên ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, sự thay đổi trong tỷ giá hiệu quả thực, dòng đổ vào và ra hàng tháng của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng chảy ròng hàng tháng từ quỹ tương hỗ. Mỗi biến kinh tế vĩ mô được đánh giá cả ngoài mẫu lẫn trong mẫu, đối với ba mô hình chuẩn khác nhau của các biến thị trường và tương quan lên xuống bất đối xứng của thị trường. Chính sách lãi suất ở Copenhagen, tăng cung tiền rộng ở Oslo, lãi suất ngắn hạn và dòng chảy từ các quỹ tương hỗ trên Stockholm cải thiện đáng kể việc dự báo thanh khoản ngoài mẫu tại các sàn giao dịch này. Tuy nhiên, hầu hết các biến kinh tế vĩ mô đã giải pháp có thể bị loại ra trong việc dự báo về thanh khoản trên sàn giao dịch chứng khoán Scandinavia. Có rất nhiều biến mà việc dự báo thanh khoản trong mẫu không dự báo được ngoài mẫu. Điều này gây áp lực lên tầm quan trọng của khảo nghiệm ngoài mẫu khi kiểm tra liệu một biến kinh tế vĩ mô dự đoán thanh khoản được hay không. Ngoài ra, đây là bài báo đầu tiên với những tài liệu mà tính thanh khoản của thị trường chứng khoán có thể được dự báo ngoài mẫu. Ding, M, Nilsson, B. và Suardi, S. (2013), nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư tổ chức nước ngoài và tính thanh TTCK trên hai SGDCK Thượng Hải và Thâm Quyến. Bài nghiên cứu xác định các kênh mà qua đó các nhà đầu tư tổ chức nước
  15. 6 ngoài ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Thứ nhất, nhận thấy rằng sự tham gia thị trường của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thúc đẩy thanh khoản cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Thứ hai, tổ chức nước ngoài ảnh hưởng đến thanh khoản thông qua các kênh va chạm thông tin, nhưng không thông qua kênh va chạm thực sự. Thứ ba, các tổ chức nước ngoài không khó khăn về mặt thông tin khi đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước. Cuối cùng, mối liên hệ giữa sự tham gia của tổ chức nước ngoài và tính thanh khoản vẫn rất mạnh mẽ trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Kết quả cho thấy, việc gia tăng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài, thanh khoản của thị trường chứng khoán được cải thiện. Khaled Lafi Alnaif. (2014), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu bằng cách sử dụng dữ liệu của 100 công ty phát hành cổ phiếu đại diện cho sàn giao dịch chứng khoán Amman (ASE) trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Kết quả của mô hình hồi quy tác động cố định chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) có ý nghĩa tác động cùng chiều đến tính thanh khoản của cổ phiếu. Ngược lại, lợi nhuận công ty có ý nghĩa tác động ngược chiều. Mặt khác, kết quả cho thấy không có ý nghĩa thống kê về tác động của việc chi trả cổ tức và tỷ lệ đòn bẩy của công ty đến tính thanh khoản của cổ phiếu.  Các công trình nghiên cứu trong nước: Nguyễn Anh Phong (2012), nghiên cứu tác động của thanh khoản đến suất sinh lời các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của thanh khoản và rủi ro thanh khoản lên suất sinh lời các cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán (TTCK) VN. Nghiên cứu đo tính thanh khoản bằng ba cách khác nhau: thứ nhất là đo bằng tỷ lệ giữa số lượng cổ phiếu giao dịch chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành (turnover), giống như các nghiên cứu của Amihud và Mendelson (1986), nghiên cứu của Datar-Naik và Radcliffe (1998), nghiên cứu của Wang và Iorio (2007). Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hai phương pháp khác đo lường tính thanh khoản như: giá trị giao dịch bình quân trong tháng của cổ phiếu và tỷ lệ giữa giá trị giao dịch bình quân trong tháng so với giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường. Khác với các nghiên cứu trước đó,
  16. 7 nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ giữa số lượng cổ phiếu giao dịch chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành không có ảnh hưởng đến suất sinh lời và rủi ro các cổ phiếu niêm yết, ngược lại hai chỉ số thanh khoản còn lại có quan hệ với suất sinh lời, trong khi chỉ số beta có quan hệ khá mờ nhạt đến suất sinh lời của các cổ phiếu. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa CSTT và tính thanh khoản của TTCK VN. Từ các thông tin giao dịch của các công ty niêm yết trên HOSE, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012 của hơn 300 cổ phiếu giao dịch trên HOSE. Dựa trên bộ dữ liệu, tác giả tiến hành đo lường tính thanh khoản (tính kém thanh khoản) của các chứng khoán bằng 5 thước đo lần lượt thể hiện các khía cạnh: Hoạt động giao dịch (hệ số luân chuyển hàng tháng: TOVER); khối lượng giao dịch: TV; độ sâu chứng khoán: D; Tác động giá (độ nhạy cảm của giá chứng khoán - PS); và Chi phí giao dịch (chênh lệch giá mua - giá bán tương đối: S). Hai biến đại diện cho CSTT là tỉ lệ tăng trưởng của cung tiền M0 (M0 growth) và sự chênh lệch giữa lãi suất chính sách thực tế và lãi suất mục tiêu được ước lượng theo nguyên lí Taylor được gọi là Lập trường tiền tệ (Monetary Stance). Ở cấp độ vi mô, tác giả sử dụng phương pháp dữ liệu bảng với mô hình ảnh hưởng cố định - Fixed Effects Model để kiểm định giả thiết cho rằng CSTT là một nhân tố chính quyết định đến tính thanh khoản của từng chứng khoán riêng lẻ. Ở cấp vĩ mô, tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ VAR, kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai nhằm xem xét tác động của CSTT đến tính thanh khoản tổng thể của TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ở cấp độ vi mô cho thấy sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương bằng công cụ lãi suất có thể được coi như một nhân tố chung quyết định đến tính thanh khoản của các chứng khoán riêng lẻ, điều này giúp lí giải mối tương đồng được quan sát thấy giữa tính thanh khoản của các chứng khoán riêng lẻ với mức chênh lệch giữa lãi suất chính sách thực và lãi suất mục tiêu tính toán dựa trên nguyên lí Taylor. Còn ở cấp độ vĩ mô, CSTT có tác động đến tính thanh khoản tổng thể của TTCK VN, tuy nhiên mức độ tác động còn khá khiêm tốn.
  17. 8 Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), bài nghiên cứu áp dụng kiểm định đồng tích hợp theo phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị phần dư Engle Granger để xác định liệu các biến số kinh tế vĩ mô được lựa chọn có mối tương quan với thị trường chứng khoán tại Việt Nam hay không. Ngoài ra, để tránh hiện tượng hồi quy giả, kiểm định nghiệm đơn vị cũng được sử dụng để xem xét tính dừng của các biến số. Sau khi kiểm định, bài nghiên cứu dùng phương trình ước lượng hồi quy bội để phản ánh mối tương quan giữa các biến, và cũng thực hiện hậu kiểm định nhằm nâng cao mức xác thực của phương trình hồi quy như kiểm định Wald (kiểm định ràng buộc tuyến tính), kiểm định Durbin-Watson (kiểm định hiện tượng tự tương quan). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến: cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp (đại diện cho hoạt động kinh tế thực), giá dầu thế giới thể hiện mối tương quan cùng chiều với TTCK; còn các biến lãi suất và tỉ giá hối đoái giữa VND/USD thể hiện mối tương quan ngược chiều với TTCK. Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014), nghiên cứu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô cho kết quả rằng: Chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất tương quan ngược chiều với TTCK, tỷ giá và cung tiền có tương quan cùng chiều với TTCK: Kết quả này tương đồng với với các nghiên cứu trước, phù hợp với lý thuyết và thực tế giai đoạn nghiên cứu ở Việt Nam. Huỳnh Thị Cẩm Hà, Lê Thị Lan, Lê Thị Hồng Minh và Hoàng Thị Phương Anh (2014), nghiên cứu này phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm cung tiền (MS), lãi suất cho vay (ITR), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái (EXR) và giá trị sản lượng công nghiệp (IP) đến thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) trong giai đoạn 2001 đến 2013. Vì giữa các biến có tồn tại một vector đồng liên kết nên nghiên cứu sử dụng mô hình ECM để xác định mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn và VECM nhằm kiểm tra mối quan hệ cân bằng dài hạn. Kết quả cho thấy trong dài hạn, MS và IP có mối quan hệ cùng chiều với VN- Index, ITR và CPI có mối quan hệ ngược chiều với VN-Index. Trường hợp khi xảy ra cú sốc các biến số vĩ mô thì quá trình VN-Index điều chỉnh về mức cân bằng là khá chậm.
  18. 9 Lê Đại Chí, Hoàng Thị Phương Thảo (2015), Nghiên cứu này xem xét tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 lên thanh khoản của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Sử dụng nhiều thước đo thanh khoản khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động làm giảm thanh khoản của TTCK Việt Nam. Kết quả này nhất quán trên tất cả các thước đo thanh khoản được sử dụng. Kết luận từ nghiên cứu này ủng hộ cho lập luận lý thuyết về hiện tượng tương đồng thanh khoản và chọn lọc đối tác thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng xảy ra. Dương Ngọc Mai Phương, Vũ Thị Phương Anh Đỗ Thị Trúc Đào và Nguyễn Hữu Tuấn (2015), nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình Structural Vector Autoregressive (SVAR) với các biến gồm lãi suất chính sách của Mỹ đại diện cho các cú sốc ngoại sinh, biến sản lượng công nghiệp, lạm phát, cung tiền, lãi suất và giá chứng khoán đại diện cho nền kinh tế trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy TTCK chịu ảnh hưởng lớn từ cú sốc chính sách tiền tệ. Cú sốc thắt chặt (mở rộng) của chính sách tiền tệ làm cho TTCK suy giảm (tăng trưởng) tương ứng. Nghiên cứu cũng tìm thấy sản lượng tăng khi có cú sốc tăng của TTCK. Có thể thấy nếu áp dụng kết quả các nghiên cứu trên vào thị trường Việt Nam sẽ gặp phải một số bất cập sau đây: Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu diễn ra tại các nước có thị trường tài chính phát triển cũng như quy mô TTCK tương đối lớn trong khi TTCK của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Thứ hai, các nghiên cứu đa phần đề cập đến các biến số vĩ mô cơ bản như CPI, lãi suất mà không có nhiều nghiên cứu đề cập đến các biến số vi mô khác có thể ảnh hưởng tính thanh khoản của TTCK như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, lợi suất trên mỗi cổ phiếu, đòn bẩy tài chính... Thứ ba, tại Việt Nam, các nghiên cứu về tính thanh khoản trên TTCK có rất ít và phần lớn mới dừng lại ở nghiên cứu một yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản. Chưa có nghiên cứu về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó trong cùng một thước đo.
  19. 10 Trong phạm vi hiểu biết, bài nghiên cứu này sẽ cố gắng khắc phục các bất cập trên để đưa ra một mô hình ước lượng đơn giản và có tính áp dụng cao đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) - Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2010-2019. 3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về tính thanh khoản của TTCK và các thước đo thanh khoản, các nhân tố tác động dến tính thanh khoản trên TTCK đã được công bố trong những bài nghiên cứu trước đây. Thứ hai là khái quát về TTCK Việt Nam và thực trạng về thanh khoản của thị trường, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam, các nhân tố đó tác động như thế nào và ở mức độ nào đến tính thanh khoản của TTCK. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao tính thanh khoản của TTCK Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài luận sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng: - Phương pháp định tính: thống kê và tổng hợp các số liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và các số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong các năm từ 2010 đến 2019. - Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng: áp dụng mô hình Pool OLS, Fixed Effects Model (FEM) và Random Effects Model (REM) để xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Sau đó dùng kiểm định
  20. 11 Fisher, kiểm định nhân tử Lagrange và kiểm định Hausman để lựa chọn xem mô hình nào trong ba mô hình trên là phù hợp ở Việt Nam. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2