intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

91
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam" nhằm hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển đổi số, xu hướng và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành ngân hàng; Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----***----- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Nguyễn Thị Trà My Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trà My Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Hiền Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số liệu minh chứng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các giải pháp và kiến nghị đều xuất phát từ tình hình thực tiễn và kiến thức của bản thân. Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 HỌC VIÊN NGUYỄN THỊ TRÀ MY
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy giáo, Cô giáo – Đại học Ngoại thương đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo là TS. Nguyễn Phúc Hiền trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em về công việc trong thời gian học tập để em hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên, hỗ trợ trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Trà My
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 5.1 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 4 5.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 5 5.3 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ............................................................................................................ 7 1.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển đổi số ngân hàng ...................................... 7 1.1.1 Khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng................................. 7 1.1.2 Những hình thái hoạt động của ngân hàng số ......................................... 9 1.2 Cách thức tổ chức chuyển đổi số .................................................................. 11 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của chuyển đổi số (theo McKinsey) ............................................................................................................. 12 1.3.1 Sản phẩm dựa trên nhu cầu .................................................................... 12 1.3.2 Trải nghiệm khách hàng .......................................................................... 15 1.3.3 Phương pháp làm việc linh hoạt.............................................................. 17 1.3.4 Hệ sinh thái các quan hệ đối tác ............................................................. 18 1.3.5 Hạ tầng công nghệ thông tin ................................................................... 19 1.3.6 Tiếp thị số .................................................................................................. 21 1.4 Bối cảnh và kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số của một số ngân hàng thương mại Việt Nam .......................................................................................... 21
  6. iv 1.4.1 Bối cảnh chuyển đổi số của các ngân hàng tại Việt Nam ......................... 21 1.4.2 Kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số của một số ngân hàng thương mại Việt Nam ............................................................................................................ 24 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ...... 28 1.5 Lợi ích và rủi ro trong hoạt động chuyển đổi số ngân hàng ...................... 29 1.5.1 Lợi ích ....................................................................................................... 29 1.5.2 Rủi ro ........................................................................................................ 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 33 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) ...................... 34 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ............................. 34 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................... 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 35 2.1.3 Tóm tắt kết quả quá trình hoạt động kinh doanh ................................... 35 2.2 Thực trạng chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam . 38 2.2.1 Bối cảnh chung......................................................................................... 38 2.2.2 Sản phẩm dựa trên nhu cầu .................................................................... 40 2.2.2 Trải nghiệm khách hàng .......................................................................... 43 2.2.3 Phương pháp làm việc linh hoạt.............................................................. 45 2.2.4 Hệ sinh thái các quan hệ đối tác ............................................................. 47 2.2.5 Hạ tầng công nghệ thông tin ................................................................... 48 2.2.6 Tiếp thị số .................................................................................................. 50 2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam .................................................................................................. 51 2.3.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 51 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 60 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) ............................................................................................... 61
  7. v 3.1 Định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ............................................................................................................... 61 3.1.1 Chính sách khuyến khích của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước ..... 61 3.1.2 Định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam .................................................................................................................... 63 3.1.3 Kế hoạch chuyển đổi của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam năm 2022 .................................................................................................................... 65 3.2 Giải pháp hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam .................................................................................................. 67 3.2.1 Nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu .......................................................... 67 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 69 3.2.3 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ ......................................... 70 3.3 Các kiến nghị .................................................................................................. 72 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................... 72 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ........................................................ 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 77 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
  8. vi DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ Tiếng Anh eKYC Electronic Know Your Customer - Định danh khách hàng điện tử AI Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo ML Machine Learning - Học máy RPA Robotic Process Automation - Tự động hóa quy trình bằng robot API Application Programme Interface - Giao diện lập trình ứng dụng IoT Internet of Thing - Internet vạn vật WEF World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội Compounded Annual Growth Rate - Tốc độ tăng trưởng hằng năm CAGR kép ROE Return On Equity - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu KYC Know your customer - Định danh khách hàng AML Anti Money Laundering - Phòng chống rửa tiền CRM Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng BaaS Backend as a Service - Phần mềm phụ trợ dưới dạng dịch vụ SME Small and Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ OCR Optical Character Recognition - Nhận dạng ký tự quang học ERP Enterprise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Retail Loan Origination System - Hệ thống khởi tạo khoản vay bán RLOS lẻ ECM Engine Control Module - Hệ thống điều khiển CASA Current Account Savings Account - Tiền gửi không kỳ hạn ROA Return on Assets - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản CAR Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn
  9. vii Từ viết tắt Nghĩa của từ Employee Engagement and Satisfaction - Mức độ hài lòng và gắn EES kết của cán bộ nhân viên P&L Profit and Loss - Lợi nhuận và chi phí TOI Total Operating Income - Tổng thu nhập hoạt động NPS Net Promoter Score - Chỉ số trung thành của khách hàng UX User Experience - Trải nghiệm người dùng Collaborative Master Data Management - Quản lý dữ liệu tổng thể CMDM hợp tác UI User Interface - Giao diện người dùng P2P Peer to Peer - Mạng ngang hàng CIC Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng KRA Key Result Area - Vùng trách nhiệm chính KPI Key Performance Indicator - Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc OKR Objectives and Key Results - Hệ thống quản trị mục tiêu công việc Tiếng Việt NHNN Ngân hàng nhà nước CMCN Cách mạng công nghiệp TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại KHDN Khách hàng doanh nghiệp CBNV Cán bộ nhân viên CNTT Công nghệ thông tin
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng truyền thống
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình Nội dung Hình 1.1 Quy trình tư duy thiết kế Hình 2.1 Cơ cấu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức Văn phòng Chuyển đổi Ngân hàng số Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức Khối Dữ liệu và Phân tích Hình 2.4 Mô hình vận hành Scrum Hình 3.1 Mô hình phân khúc khách hàng
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ Nội dung Sơ đồ 2.1 Số lượng khách hàng Ebanking cá nhân Sơ đồ 2.2 Số lượng giao dịch Ebanking cá nhân của khách hàng cá nhân Sơ đồ 2.3 Giá trị giao dịch Ebanking cá nhân của khách hàng cá nhân Sơ đồ 2.4 Số lượng giao dịch qua các kênh của khách hàng cá nhân Techcombank Sơ đồ 2.5 Cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn Sơ đồ 2.6 Thu từ hoạt động dịch vụ theo sản phẩm
  13. xi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” được trình bày theo 03 chương: Trong chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về chuyển đổi số để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trong đó, luận văn đề cập đến khái niệm, các cấp chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, những hình thái hoạt động của ngân hàng số và một số công nghệ nền tảng được ứng dụng trong triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Luận văn cũng đề cập đến lợi ích và rủi ro của hoạt động chuyển đổi số trong ngành ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra sáu yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chuyển đổi số. Trong chương 2, luận văn tập trung vào thực trạng chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Cụ thể, tác giả nêu khái quát về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, phân tích thực trạng chuyển đổi số của ngân hàng trên cơ sở là các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của chuyển đổi số đã được nêu ở chương 1. Từ đó, luận văn rút ra đánh giá kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Trong chương 3, tác giả đưa ra giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Cụ thể, tác giả nêu ra định hướng hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, kế hoạch chuyển đổi trong năm 2022, bối cảnh về xu hướng chuyển đổi số trên thế giới. Bên cạnh đó, dựa trên các chính sách khuyến khích của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và kinh nghiệm của một số ngan hàng thương mại Việt Nam, tác giả đã rút ra một số bài học cho Techcombank. Đồng thời, căn cứ các hạn chế còn tồn tại và các chính sách khuyến khích chuyển đổi số hiện hành của Việt Nam cùng với thực tế triển khai của một số ngân hàng để đưa ra giải pháp cụ thể cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và một số khuyến nghị với Cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại ngân hàng.
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển, nền công nghiệp toàn cầu đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và bắt đầu từ những năm 2000, thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là việc ứng dụng công nghệ - kỹ thuật của nhiều lĩnh vực đem đến một thế giới được tự động hóa, hiện đại hóa và thông minh hơn với tốc độ rất nhanh. Những đột phá công nghệ qua quá trình tương tác và thúc đẩy nhau đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn trước đây tại hầu khắp các ngành công nghiệp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, tạo ra sự thay đổi của toàn bộ mô hình quản trị, hệ thống sản xuất, kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Đây chính là định nghĩa của Chuyển đổi số (Digital Transformation). Chuyển đổi số được dự báo sẽ tác động tới mọi mặt của lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ giao dịch, thanh toán trực tuyến, cho vay thông qua mạng lưới kỹ thuật số đến tiền điện tử, đầu tư và giao dịch ngoại hối trực tuyến và mang lại nhiều cơ hội mới. Chuyển đổi số đem lại cơ hội tạo dựng mô hình và lĩnh vực kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tăng cường hiệu quả, bảo mật và gia tăng tính linh hoạt cho các tổ chức tài chính. Do đó, chuyển đổi số đã trở thành một hướng đi tất yếu của các ngân hàng trên toàn thế giới để theo kịp thị trường. Tại Việt Nam, chuyển đổi số được xác định là định hướng và mục tiêu chung quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Thực hiện theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng phê duyệt, đối với lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng nhà nước đã phát triển nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó có thể kể đến như ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã bổ sung quy định pháp lý về trung gian thanh toán, ban hành chuẩn thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh QR, tiêu chuẩn thẻ chíp nội địa, quy định mở tài khoản thông qua xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC).
  15. 2 Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành các kế hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai chuyển đổi số như: Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách khuyến khích sự chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo khảo sát của NHNN, 95% các tổ chức tín dụng Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số, đồng thời ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data)... vào hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm đơn giản hóa quy trình vận hành, giảm thời gian cung ứng dịch vụ và hỗ trợ công tác phân tích, đánh giá nhu cầu người dùng và xếp hạng khách hàng. Nắm bắt được xu thế chung, cũng như luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng tiên phong trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, dẫn đầu chuyển đổi số. Với tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống" và sứ mệnh dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, Techcombank luôn không ngừng cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm và dịch vụ để mang đến những giá trị vượt trội, giải đáp mọi bài toán nhu cầu của khách hàng. Trong giai đoạn, 2016 - 2020, ngân hàng đã mạnh tay đầu tư 300 triệu USD cho các dự án chuyển đổi số, chưa tính đến sự đầu tư cho nguồn lực nhân sự cấp cao. Tuy nhiên, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng, đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp chuyển đổi hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển ổn định, bền vững từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính, đem lại trải nghiệm vượt trội cho người dùng, góp phần đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, đồng thời củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính. Xuất phát từ thực tế trên, tác
  16. 3 giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu ● Mục tiêu chung: Luận văn nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). ● Nhiệm vụ cụ thể: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển đổi số, xu hướng và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành ngân hàng; - Trên cơ sở lý luận đã nêu, tiến hành phân tích tình hình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) dựa trên các yếu tố tác động tới sự thành công của chuyển đổi số; - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ● Đối tượng nghiên cứu: Chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ● Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - Về thời gian: Từ năm 2020 đến hết 2021 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: - Phương pháp tổng hợp, phân tích: sử dụng số liệu từ báo cáo của Ngân hàng, các đối tượng khác có liên quan. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, so sánh về những thay đổi trong chính sách, quy định pháp luật và thực trạng chất lượng chuyển đổi số trong ngân hàng. 5. Tổng quan nghiên cứu Chuyển đổi số ngành ngân hàng là một đề tài không mới, đến nay đã có khá nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau và các đối tượng
  17. 4 khác nhau đã được công bố. Có thể khái quát một số công trình đã thực hiện trong nước và nước ngoài như sau: 5.1 Nghiên cứu nước ngoài Liên quan đến cách thức triển khai chuyển đổi số, năm 2015, nhóm tác giả Carmen Cuesta, Macarena Ruesta, David Tuesta, Pablo Urbiola đã xuất bản bài viết The digital transformation of the banking industry đưa ra ba giai đoạn trong hành trình chuyển đổi số của ngân hàng: giai đoạn đầu tiên là khi các kênh và sản phẩm mới được phát triển; giai đoạn thứ hai là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi; và cuối cùng là những thay đổi sâu rộng trong tổ chức, để đạt được định vị chiến lược trong môi trường công nghệ số. Về xu hướng phát triển của các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính công nghệ, bài viết The Digital Transformation in Banking and The Role of FinTechs in the New Financial Intermediation Scenario của Anna Omarini (2017) đã nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ để thay đổi thị trường tài chính – ngân hàng và nhận định rằng không chỉ đơn thuần là công nghệ mà việc chuyển đổi toàn diện chuỗi giá trị kinh doanh của ngân hàng mới là điều quan trọng. Sau đó, năm 2021, nhóm tác giả Ali Naimi-Sadigh, Tayebeh Asgari & Mohammad Rabiei đã công bố bài viết Digital Transformation in the Value Chain Disruption of Banking Services với mục tiêu thiết lập một quy trình rõ ràng để phát triển và khai thác các ý tưởng đổi mới sáng tạo sử dụng công nghệ và phương pháp tiếp cận số hóa ngành ngân hàng thông qua triển khai hành trình chuyển đổi số. Liên quan đến những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng, Florian Diener (2021) đã trình bày trong bài viết Digital Transformation in Banking: A Managerial Perspective on Barriers to Change về những thách thức cản trở việc triển khai suôn sẻ các phương pháp tiếp cận công nghệ số. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính để xác định và phân tích những trở ngại chính đối với chuyển đổi kỹ số trong cả lĩnh vực ngân hàng thương mại và tư nhân từ khía cạnh quản lý. Cùng chủ đề, bài viết Impact of Digital Transformation on Employment in Banking Sector (2020) được thực hiện bởi M. Rathi Meena và G. Parimalarani đã
  18. 5 nghiên cứu cụ thể hơn về tác động từ vấn đề nhân lực của cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân dựa trên các dữ liệu thứ cấp để phân tích. 5.2 Nghiên cứu trong nước Là một nguồn tư liệu quý báu để các ngân hàng Việt Nam tham khảo và lựa chọn cách thức triển khai chuyển đổi số phù hợp, các nghiên cứu trong nước đã xét đến nhiều khía cạnh khác nhau để phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số. Cụ thể như bài viết Chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Quốc Anh và Tăng Mỹ Sang đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến ngân hàng số, xu hướng ứng dụng công nghệ vào hoạt động tài chính - ngân hàng thế giới, đồng thời tìm hiểu thực trạng triển khai công nghệ của các ngân hàng Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hành trình chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam. Cùng với đó, bài viết Công nghệ số và Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng – Một khuôn khổ phân tích của TS. Lương Thái Bảo đã đặc biệt đề cập về mức độ cần thiết của chuyển đổi số đối với ngành ngân hàng và đưa ví dụ cụ thể về mô hình ngân hàng nền tảng trong bối cảnh công nghệ tài chính để minh họa. Đối với bài viết Quy mô chuyển đổi số trong ngành công nghiệp ngân hàng tại Việt Nam, thách thức và gợi ý chính sách, ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh lại xét đến mối tương quan giữa tình hình phát triển dịch vụ tài chính số tại các ngân hàng Việt Nam và khả năng tiếp cận, hiểu biết về các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng cùng với mức độ bảo mật của các nền tảng công nghệ để đưa ra một số gợi ý về chính sách thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ tài chính – ngân hàng kỹ thuật số. Về khía cạnh công nghệ, nghiên cứu Ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung vào công nghệ chuyển đổi số của TS Lê Văn Hải đã đưa ra tổng quan về phát triển công nghệ ngân hàng số, khảo sát cụ thể về ứng dụng công nghệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị tới các cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu tạo lập môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả của xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng. Một khía cạnh khác, ThS Nguyễn Mậu Bá Đăng đã nghiên cứu sâu hơn về mảng ngân hàng bán lẻ và công bố bài viết Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu hiện nay với
  19. 6 các nội dung bao gồm Khái quát về dịch vụ ngân hàng bán lẻ số tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số và các thách thức, cơ hội đối với ngân hàng số bán lẻ. 5.3 Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nêu ra được lý luận về chuyển đổi số, cách thức triển khai, tầm quan trọng cũng như các cơ hội, thách thức đối với các ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện quá trình chuyển đổi số. Tất cả các vấn đề trên được nghiên cứu gắn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó và tiếp thu những điểm mới trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đề tài chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong giai đoạn 2020 – 2021. Vì vậy, luận văn được thực hiện để tiến hành mở rộng nghiên cứu những lý luận về chuyển đổi số ngành ngân hàng, làm rõ thực trạng chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), từ đó tìm ra những mặt còn hạn chế, đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín của ngân hàng về chất lượng dịch vụ tài chính số. 6. Kết cấu đề tài Luận văn gồm 3 chương chính và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng. Chương 2: Phân tích thực trạng chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
  20. 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển đổi số ngân hàng 1.1.1 Khái niệm chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng Khái niệm chuyển đổi số nói chung được định nghĩa là việc ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình kinh doanh mới, quy trình, phần mềm và hệ thống, đem lại doanh thu nhiều hơn, đồng thời lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cũng cao hơn (Schwertner, 2017). Đối với lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi chiến lược, mô hình kinh doanh hướng đến khả năng tự động hóa và ứng dụng các nền tảng công nghệ với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó giúp tăng trưởng kinh doanh cho ngân hàng. Một số công nghệ được ứng dụng vào chuyển đổi số ngân hàng có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), định danh khách hàng điện tử (e-KYC); mã phản hồi nhanh QR Code; công nghệ tài chính (Fintech)… Sản phẩm của quá trình ứng dụng các công nghệ này vào lĩnh vực ngân hàng tạo nên ngân hàng số. Ngân hàng số đang là xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng. Theo Githuku (2018), ngân hàng số là loại hình ngân hàng sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Theo Okiro (2013), ngân hàng số là việc sử dụng các phương tiện điện tử để cung cấp các dịch vụ ngân hàng, chủ yếu thông qua Internet và điện thoại di động. Đây là loại hình ngân hàng sử dụng internet, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác làm kênh phân phối các dịch vụ ngân hàng như truy vấn số dư, chuyển tiền đến các tài khoản khác, in sao kê, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ ngân hàng mới như thanh toán hóa đơn điện tử mà không cần đến giao dịch trực tiếp (Singh, 2017). Mô hình ngân hàng số hướng đến sự tiện ích tối đa cho khách hàng về tính sẵn có, tính hữu dụng và chi phí, mô hình này đã cải thiện cách tổ chức ngân hàng truyền thống, đồng thời đem đến khả năng tự động hóa trong hoạt động của ngân hàng. Có thể nói, ngân hàng số có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung là việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng mọi lúc mọi nơi thông qua ứng dụng trên điện thoại, máy tính và các thiết bị thông minh mà không cần sự hiện diện của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2