intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là cung cấp cơ sở lý luận và kinh nghiệm triển khai hệ thống tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong nước xây dựng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỚI VIỆT NAM Ngành: Tài chính- Ngân hàng NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN Hà Nội – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỚI VIỆT NAM Ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Kim Duyên Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là nghiên cứu khoa học của tôi, Nguyễn Thị Kim Duyên, học viên chương trình Thạc sỹ tài chính ngân hàng khóa TCNH 27B- UD thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan. Trong phạm vi hiểu biết của bản thân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài kĩ lưỡng và trung thực nhất. Tài liệu tham khảo và dữ liệu trong luận văn được sử dụng, trích dẫn nguồn gốc xác thực và rõ ràng. Luận văn được thực hiện với những lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị dựa trên quan điểm nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu độc lập và các kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Duyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Ngoại thương, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ, điều này là bước ngoặt và vinh dự lớn đối với tôi, từ một người không hiểu biết sâu sắc về các vấn đề tài chính ngân hàng, tới một người có thể viết được đề tài luận văn này là một nỗ lực và thành tựu lớn đối với tôi cho quãng thời gian qua. Tôi trân trọng cảm ơn khoa Tài chính Ngân hàng và Nhà trường đã xây dựng và kiến tạo kiến thức cho tôi được nghiên cứu, học tập trong môi trường có tính ứng dụng cao và chất lượng tốt nhất. Quá trình học tập, nghiên cứu và tiếp tục trưởng thành không tránh khỏi những lúc thăng trầm, và tôi đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã kiên nhẫn, trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Để được toàn tâm toàn ý theo đuổi kiến thức tại trường Đại học Ngoại Thương, là sự thấu cảm, giúp đỡ của gia đình, là sự hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất từ ban lãnh đạo công ty, đồng nghiệp, và bạn bè. Tôi bày tỏ lòng trân quý và cảm ơn chân thành đến Hong Hanh là người chia sẻ những kiến thức giá trị và truyền động lực trong thời gian qua. Quá trình học để hiểu biết, học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình, với tôi là sự cố gắng không ngừng và không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong mãi nhận được sự rộng lượng và đồng hành của quý thầy, cô giáo, bạn bè và người thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Duyên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH .......................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 5 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 5 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 8 1.1.3. Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu .......................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) ............. 9 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của CBDC ......................................... 9 1.2.2. Cấu trúc vận hành của CBDC ................................................................ 17 1.2.3. Lợi ích và rủi ro của việc phát hành CBDC .......................................... 25 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát hành CBDC .............................. 29 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ THỬ NGHIỆM TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM .......................................................................... 32 2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thử nghiệm CBDC ............. 32 2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................ 32 2.1.2. Kinh nghiệm của Bahamas ..................................................................... 41 2.1.3. Kinh nghiệm của Thụy Điển ................................................................... 49 2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................................... 56 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 59
  6. iv CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ....................................................................................................... 61 3.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại Việt Nam......................................................................................... 61 3.2 . Đánh giá khả năng thử nghiệm CBDC tại Việt Nam .................................. 62 3.2.1 Phân tích ma trận SWOT........................................................................ 65 3.2.2 Kết luận về khả năng thử nghiệm CBDC tại Việt Nam từ mô hình SWOT .................................................................................................................. 75 3.3. Thách thức đặt ra khi NHNN Việt Nam áp dụng CBDC ............................. 77 3.4. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam .......................................................... 78 3.4.1 Hàm ý chính sách ..................................................................................... 78 3.4.2 Gợi ý giải pháp .......................................................................................... 80 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
  7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng Bảng 1.1: Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo Bitcoin, tiền kỹ thuật số ............................ 15 Bảng 1.2: Tính năng cốt lõi của CBDC .................................................................... 22 Bảng 2.1: Đặc điểm DC/EP so với các phương tiện thanh toán khác ...................... 34 Bảng 2.2: Mục tiêu phát hành DC/EP Trung Quốc .................................................. 41 Bảng 2.3: Công nghệ sổ cái phân tán của các quốc gia ............................................ 57 Bảng 2.4: Quan điểm và tiến độ phát triển CBDC của các quốc gia ........................ 58 Bảng 2.5: Thiết kế CBDC của Trung Quốc, Bahamas, Thụy Điển .......................... 58 Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số của Chính phủ .......................... 71 Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT .......................................................................... 76
  8. vi Hình Hình 1.1: Mô hình hoạt động CBDC ........................................................................ 19 Hình 1.2: Phân loại các loại hình tiền tệ ................................................................... 21 Hình 1.3: Phân biệt sổ cái tập trung và sổ cái phi tập trung ..................................... 24 Hình 1.4: Xu thế sử dụng tiền mặt và CBDC ........................................................... 26 Hình 1.5: Các động lực phát hành CBDC ................................................................ 27 Hình 2.1: Mô hình hoạt động DC/EP ........................................................................ 35 Hình 2.2: Mô hình DC/EP trong thanh toán quốc tế ................................................. 37 Hình 2.3: Ứng dụng DC/EP trên điện thoại .............................................................. 39 Hình 2.4: Hệ sinh thái Sand dollar Bahamas ............................................................ 46 Hình 2.5: Cơ cấu tổng thanh toán ở Thụy Điển năm 2018 ....................................... 50 Hình 2.6: Mô hình e-Krona dựa trên sổ đăng ký ...................................................... 51 Hình 2.7: Mô hình cấu trúc hai tầng của e-Krona ..................................................... 53 Hình 2.8: Mô hình vận hành e-Krona ....................................................................... 55 Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế số trong 5 năm tới .................................................... 63 Hình 3.2 Tăng trưởng mở tài khoản cá nhân từ năm 2015- 2021 ............................. 64 Hình 3.3 Tỷ lệ dân số các quốc gia sở hữu tiền ảo ................................................... 65 Hình 3.4: Tăng trưởng mobile money và giao dịch với ngân hàng .......................... 67 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP của Việt Nam ................................ 67 Hình 3.6: Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản ngân hàng tại Đông Nam Á ...... 69 Hình 3.7: Khảo sát lý do hạn chế khi không sử dụng tài khoản cá nhân .................. 70
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng nước ngoài Tên tiếng Việt AML Anti Money Laundering Chống rửa tiền Blockchain Blockchain Công nghệ chuỗi khối BIS Bank for International Ngân hàng thanh toán quốc tế Settlements CBB Central Bank of The Bahamas Ngân hàng Trung ương Bahamas CBDC Central Bank Digital Currency Tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương CFT Counter Financing Terrorist Chống tài trợ khủng bố CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 DLT Distributed ledger Technology Công nghệ sổ cái phân tán DC/EP Digital Currency Electronic Tiền kỹ thuật số thanh toán điện tử Payment e-Krona Electronic Krona Tiền điện tử Krona Fintech Financial Technology Công nghệ tài chính IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KYC Know Your Customer Định danh khách hàng NHNN State bank of Viet Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Commercial bank Ngân hàng thương mại NHTW Central bank Ngân hàng trung ương PBOC People’s Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc P2P Peer-to-peer Ngang hàng POS Point of Sale Điểm bán hàng PSP Payment Services Providers Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán QR Quick response code Mã phản hồi nhanh Riksbank Sveriges Riksbank Ngân hàng Trung ương Thụy Điển
  10. viii RMB Renminbi Đồng nhân dân tệ Trung Quốc RTGS Real time gross settlement Thanh toán gộp theo thời gian thực Sand dollar Sand dollar Tiền kỹ thuật số NHTW Bahamas SWIFT Society for Worldwide Interbank Hiệp hội viễn thông tài chính liên Financial Telecommunication ngân hàng toàn cầu Smartphone Điện thoại thông minh TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt TMĐT Thương mại điện tử TTTC Thị trường tài chính USD United States Dollar Đô la Mỹ
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong thời đại kỷ nguyên số, tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) nhận được sự quan tâm đặc biệt các quốc gia, định chế tài chính và công chúng. Luận văn nghiên cứu tổng quan về khái niệm, đặc điểm, lợi ích và rủi ro của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Qua nghiên cứu, luận văn rút ra khái niệm CBDC là tiền điện tử ngân hàng trung ương hoạt động trên nền tảng công nghệ số, đóng vai trò là phương tiện trao đổi và lưu trữ giá trị như các loại tiền pháp định khác. Đặc điểm chính của CBDC là tiền pháp định có hiệu lực thanh toán bắt buộc với tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, tức thời và được sự quản lý của Ngân hàng Trung ương. Phát triển CBDC của các quốc gia Trung Quốc, Thụy Điển và Bahamas là kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu xây dựng CBDC. Kinh nghiệm của Trung Quốc là hướng đến tăng cường chủ quyền tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tài chính toàn diện, tiết giảm nguồn lực chi phí, phòng chống tội phạm, chế độ ẩn danh cao nhưng vẫn được kiểm soát. Kinh nghiệm phát hành CBDC Bahamas là tăng cường giao dịch thanh toán, chủ động kiểm soát hoạt động rửa tiền, bất hợp pháp, giảm chi phí chuyển tiền, hướng đến tài chính toàn diện. Với kinh nghiệm Thụy Điển tìm kiếm các giải pháp thanh toán mới ứng phó trước sự suy giảm sử dụng tiền mặt, tăng cường hiện đại hóa hệ thống tiền tệ an toàn và cung cấp phiên bản tiền giá trị mang đến cho người dùng giá trị ổn định và phương tiện thanh toán hiệu quả. Các lợi thế Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, chiến lược của Chính Phủ về thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và sự giảm dần lưu thông tiền giấy là môi trường thuận lợi phát triển CBDC. Song những rủi ro về khung pháp lý hiện chưa có quy định các loại hình tiền điện tử trên môi trường công nghệ số, về đảm bảo an ninh hạng, bảo mật dữ liệu, về nghiên cứu thiết kế CBDC phù hợp với môi trường kinh tế Việt Nam là những thách thức khi phát triển CBDC tại Việt Nam. Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp với Chính Phủ, NHTW, doanh nghiệp và người sử dụng và biện luận rằng Việt Nam cần xây dựng và phát triển CBDC là xu thế tất yếu trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ, điều này thúc đẩy đẩy tài chính toàn diện, công nghệ tài chính và hướng đến các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi nền kinh tế số, xã hội số của Chính Phủ.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên toàn cầu phương thức thanh toán đã thay đổi mạnh mẽ dựa trên nền tảng công nghệ số. Các quốc gia trên thế giới đã thay đổi thanh toán bằng việc giảm lượng tiền giấy thông qua việc giảm mệnh giá lớn tiền giấy như Ấn Độ, cho đến loại bỏ tiền xu ở Hàn Quốc, Argentina và Venezuela đã sử dụng Bitcoin. Tại Châu Âu và Mỹ, việc sử dụng tiền mặt đã giảm bớt thông qua các giao dịch trực tuyến và việc sử dụng thanh toán bằng thẻ ngày càng tăng. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thấy cần thiết phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) dựa trên nền tảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật. Theo ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS,2020) tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương là công cụ thanh toán kỹ thuật số của tiền giấy được phát hành và quản lý bởi các ngân hàng trung ương. Hiện các ngân hàng trung ương đang tìm hiểu khi giới thiệu CBDC sẽ có những tác động, ảnh hưởng nào đến tài chính và kinh tế mỗi quốc gia, Boar và Wehrli (2021) cho biết 86% NHTW đã tích cực nghiên cứu tiềm năng phát hành CBDC, 60% NHTW đang thử nghiệm công nghệ này và 14% NHTW đang trong giai đoạn phát triển và thí điểm CBDC, chính vì vậy thúc đẩy nghiên cứu CBDC tại Việt Nam là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ số, kinh tế số và hướng đến phương thức thanh toán mới cùng các quốc gia trên thế giới. Theo Quyết định 942/QĐ- TTg năm 2021, Thủ tướng đã phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030” một trong các nhiệm vụ trọng tâm là ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả các công nghệ số mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), di động (Mobility), AI trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (Blockchain), đồng thời mục tiêu trong những năm tới Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử và chỉ số dữ liệu mở và chỉ đạo NHNN nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối. Các quyết sách đó của Chính phủ thể hiện Việt Nam đang có động thái quan tâm, chú trọng đến công nghệ số và Chính phủ, NHNN đang quan sát thận trọng, chủ động trong việc tiến tới nghiên cứu và phát triển CBDC tại Việt Nam.
  13. 2 Giới thiệu CBDC trở nên cấp thiết và sẽ có tác động quan trọng với hệ thống ngân hàng, nhiều lợi ích CBDC mang lại như an toàn, bảo mật cho hệ thống thanh toán, tăng cường thanh toán xuyên biên giới, phòng chống rửa tiền và bảo vệ chủ quyền tiền tệ tại mỗi quốc gia, cũng như cung cấp cho người sử dụng một phương tiện lưu trữ tiền thay thế an toàn hơn, đảm bảo sự ổn định tài chính. Các ngân hàng trung ương xem xét, đánh giá giữa lợi ích và rủi ro khi thực hiện phát triển CBDC. Nhận thấy được tầm quan trọng và xu thế của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương với kinh tế Việt Nam và Thế giới, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách với Việt Nam” 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là cung cấp cơ sở lý luận và kinh nghiệm triển khai hệ thống tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong nước xây dựng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Một là, tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) là gì? Hai là, tại sao phải phát triển tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương? Ba là, kinh nghiệm phát triển CBDC của các nước trên thế giới như thế nào? Bốn là, Việt Nam có khả năng thử nghiệm CBDC không? Năm là, Việt Nam có cơ hội, thách thức và giải pháp nào khi phát triển CBDC? 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ luận văn nghiên cứu tập trung vào: • Hệ thống hóa, lý luận chung về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương. • Phân tích kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu, thử nghiệm cũng như triển khai CBDC. • Đánh giá khả năng thử nghiệm và phát triển tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại Việt Nam. • Đưa ra các kiến nghị và đề xuất nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CBDC tại Việt Nam.
  14. 3 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương một số quốc gia, chủ đạo qua kinh nghiệm các dự án DC/EP của Trung Quốc, e-Krona của Thụy Điển và triển khai Sand dollar tại Bahamas. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian Luận văn nghiên cứu tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương tại các quốc gia Trung Quốc, Thụy Điển, và Bahamas. - Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2015- 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy sau. a, Phương pháp thu thập dữ liệu - Luận văn thu thập dữ liệu, tài liệu từ các nguồn chính thống các NHTW, ngân hàng thanh toán quốc tế (https://www.bis.org/), ngân hàng nhân dân Trung Quốc (http://www.pbc.gov.cn/), ngân hàng trung ương Thụy Điển (https://www.riksbank.se/en-gb/payments--cash/e-krona/), dự án Sand dollar Bahamas (https://www.sanddollar.bs/about). - Các nguồn nghiên cứu từ các trang mạng Internet, nghiên cứu khoa học Sciencedirect (https://www.sciencedirect.com/), tài liệu học thuật google scholar (https://scholar.google.com/), tạp chí tài chính ngân hàng (https://tapchinganhang.gov.vn/), để phân tích thông tin về CBDC. - Nguồn thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam như NHNN, cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường đại học Fulbright, Viện kiểm sát Việt nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Công nghệ Ngân hàng ĐHQG- HCM (IBT), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. b, Phương pháp phân tích: - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích định tính. - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích logic và phân tích ma trận SWOT.
  15. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau: Chương 1, Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương. Chương 2, Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thử nghiệm tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương và bài học rút ra cho Việt Nam. Chương 3, Một số gợi ý chính sách cho Việt nam trong nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương.
  16. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) có các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế, điển hình là các nghiên cứu sau đây. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Kiff và cộng sự (2020) định nghĩa CBDC là đại diện kỹ thuật số của một tiền tệ có chủ quyền được phát hành, là nghĩa vụ nợ của NHTW. Bordo và Levin (2017) định nghĩa CBDC như một giá trị tiền tệ được lưu trữ điện tử đại diện cho trách nhiệm pháp lý của NHTW và có thể được sử dụng để thanh toán. Ozili (2021) định nghĩa CBDC là tiền pháp định do NHTW phát hành. Điểm chung các định nghĩa CBDC, là trách nhiệm pháp lý của NHTW phát hành và khác với tiền mặt ở các thuộc tính vật lý, mặc dù CBDC có chức năng tương tự như tiền mặt, chẳng hạn như để thực hiện các giao dịch thanh toán. Murakami và cộng sự (2022) đã nghiên cứu đến lợi ích CBDC đối với những người không có tài khoản ngân hàng có thêm công cụ tiết kiệm để tiêu dùng dễ dàng và bộ đệm chống lại những biến động kinh tế vĩ mô. Engert và Fung (2017) cho rằng có một số động lực để ban hành CBDC, bao gồm nhu cầu tăng tính cạnh tranh của các phương thức thanh toán bán lẻ và để ngăn chặn hoạt động tội phạm, cũng như sự cần thiết phải ban hành CBDC như một biện pháp chống lại phản ứng đối với tiền điện tử tư nhân như Bitcoin (Ozili, 2021). Một số lợi ích phát hành CBDC như một phương tiện hiệu quả để trao đổi, là kho lưu trữ giá trị an toàn, là đơn vị tài khoản thay thế có thể dẫn đến giảm nhu cầu về tiền giấy, CBDC có thể tăng cường chính sách tiền tệ, có các thuộc tính giống như tiền mặt, CBDC có thể cạnh tranh với tiền giấy, giảm chi phí sản xuất và quản lý tiền mặt trong kinh tế (Bordo và Levin, 2017; Itai Agur và cộng sự, 2022). Một số nghiên cứu đã dự đoán mối quan hệ giữa CBDC và tài chính toàn diện. Ozili (2021) cho thấy rằng CBDC có thể thúc đẩy tài chính toàn diện bằng cách số hóa các chuỗi giá trị trong nền ninh tế, cải thiện khả năng tiếp cận kỹ thuật số dịch vụ tài chính, mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao hiệu quả của thanh toán kỹ thuật số và giảm chi phí giao dịch. Còn Foster và cộng sự (2021) cho rằng CBDC có thể
  17. 6 đẩy nhanh tài chính toàn diện trong các nhóm dân cư bị loại trừ bằng cách cho phép mọi người tiếp cận CBDC với các đại lý Fintech phát hành để những người nghèo nhất có thể tránh được mức chi phí cao do ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ di động tính phí. Didenko và Buckley (2021) lập luận rằng CBDC được thiết kế phù hợp với mỗi quốc gia, có thể đưa ra một giải pháp khả thi cho các vấn đề tài chính toàn diện ở khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, họ kêu gọi các cơ quan quản lý ở Thái Bình Dương khu vực dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu CBDC nhằm xây dựng kiến thức và chuyên môn cụ thể để ban hành CBDC được thiết kế đạt hiệu quả. Liên quan đến lợi ích ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của CBDC, Kim và Kwon (2019) đã chỉ ra rằng tác động CBDC đến tài chính toàn diện bằng cách sử dụng mô hình cân bằng chung tiền tệ, họ chỉ ra rằng việc đưa tiền gửi vào tài khoản CBDC sẽ làm giảm nguồn cung tín dụng tư nhân của các NHTM, điều này sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa và giảm tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi của các NHTM. Điều này có thể tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính, bằng cách tăng khả năng hoảng loạn ngân hàng trong đó các NHTM thiếu dự trữ tiền mặt để trả cho người gửi tiền. Với việc nâng cao mục tiêu và chức năng của NHTW, Cukierman (2019) cho rằng, để NHTW duy trì hiệu quả chính sách tiền tệ trong thế giới ngày càng bị ngập tràn bởi tiền kỹ thuật số tư nhân, NHTW sẽ phải phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Lee và cộng sự (2021) lập luận rằng các NHTW đang áp dụng CBDC có thể dựa trên công nghệ sổ cái phân tán hoặc cơ sở hạ tầng NHTW truyền thống, họ chỉ ra rằng các quốc gia thông thạo với công nghệ DLT sẽ có lợi thế cạnh tranh trong phát triển CBDC. Sau khi thực hiện CBDC, sẽ phải liên tục xem xét các quy định hiện hành để hỗ trợ trung tâm CBDC và cập nhật chính sách CBDC bất cứ khi nào bối cảnh quốc tế thay đổi. Andolfatto (2021) cho thấy rằng giới thiệu CBDC có lãi suất có thể làm giảm nhu cầu về tiền mặt và việc giới thiệu CBDC có lãi suất có thể không làm gián đoạn ổn định tài chính ngân hàng, thay vào đó có thể mở rộng cơ sở người gửi tiền nếu sự cạnh tranh gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất trên tiền gửi của khách hàng. Davoodalhosseini (2021), trong một nghiên cứu tình huống
  18. 7 ở Canada, họ chỉ ra rằng nếu chi phí sử dụng CBDC không quá cao, các đại lý kinh tế sẽ thích sử dụng CBDC hơn tiền mặt. Rennie và Steele (2021) phác thảo các lựa chọn liên quan thiết kế CBDC và hậu quả những lựa chọn này đối với quyền riêng tư. Họ lập luận rằng các NHTW có một số các ưu tiên, mà cuối cùng có thể làm suy yếu quyền riêng tư, chẳng hạn như ngăn chặn tội phạm lạm dụng quyền hệ thống tài chính, mối quan tâm địa chính trị và đổi mới khu vực tư nhân. Họ lập luận thêm rằng các các mô hình CBDC hiện tại có rủi ro về quyền riêng tư có thể biến thành các tổn thất như mất ẩn danh, mất tự do, mất kiểm soát cá nhân và mất kiểm soát theo quy định. David Chaum và cộng sự (2021) lập luận rằng CBDC bảo vệ quyền riêng tư phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và tuân thủ chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT) pháp luật. Họ chỉ ra rằng CBDC có thể đạt được đặc tính bảo mật giao dịch bằng tiền mặt, khi CBDC được triển khai trên các hệ thống dựa trên mã thông báo. Darbha và Arora (2020) phác thảo những gì khả thi về mặt công nghệ cho quyền riêng tư trong hệ thống tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương, họ chỉ ra rằng vấn đề chính là về loại thông tin cần giữ kín và tầm quan trọng của người giữ thông tin. Về bảo mật CBDC, Minwalla (2020) khám phá các khía cạnh bảo mật liên quan đến việc xây dựng và triển khai CBDC. Tác giả chỉ ra rằng (i) bảo mật phải thấm nhuần thiết kế CBDC từ khi bắt đầu cho tất cả các trường hợp sử dụng và vận hành bảo mật thông qua thử nghiệm liên tục, bảo vệ xác thực, tuân thủ các phương pháp tốt nhất và được kiểm tra, kiểm toán độc lập định kỳ các thành phần hệ thống quan trọng, (ii) các NHTW phải đảm bảo rằng các hệ thống công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đang sử dụng để triển khai một CBDC có các biện pháp bảo vệ bổ sung, (iii) cần cung cấp dịch vụ chuyên dụng cho mục đích các thiết bị lưu trữ giá trị cục bộ, vì chúng mạnh mẽ chống lại các cuộc tấn công mạng hoặc gián đoạn phát sinh, điều này sẽ đảm bảo rằng giá trị được lưu trữ mang lại khả năng phục hồi cực cao và (iv) NHTW nên đưa ra các biện pháp kiểm soát và quy trình phù hợp để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công quy mô lớn từ không gian mạng quốc tế.
  19. 8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam các nghiên cứu về CBDC dưới góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau. Về vai trò và lợi ích tiềm năng, sự ra đời của CBDC có thể giúp cải thiện hệ thống tài chính, tuy nhiên chưa nên hình thành cho đến khi mà những bảo đảm phân bổ tín dụng, hệ thống thanh toán, các biện pháp bảo vệ an toàn ổn định tài chính mới phát huy chức năng vận hành tốt (Châu Văn Thành, 2021). Về những ưu điểm, hạn chế, thuộc tính của tiền điện tử và tiền ảo, hiện chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và không được phép giao dịch (Phùng Trung Tập, 2018). Cũng có những khuyến nghị nên nghiên cứu, phát hành thử nghiệm CBDC để kiểm tra năng lực phù hợp với thực tế, chính sách và các quy định của pháp luật (Thế Việt, Xuân Hoàng, 2021). Về thực trạng và các bài học rút kinh nghiệm cho Việt Nam đề cập đến lợi ích, rủi ro khi nghiên cứu CBDC tại Việt Nam, và đưa ra những đề xuất với việc phát hành CBDC nhằm nâng cao hiệu quả, động lực cạnh tranh cho hệ thống tài chính Việt Nam (Thanh Thúy, Hải Anh, Minh Sáng, 2022). Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu phân tích cơ hội của CBDC đối với hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam (Trung Anh, 2022) những nghiên cứu trên đưa ra các nhận định định tính. Tại hội thảo khoa học UEH năm 2021 về “Hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam”, nghiên cứu tập trung vào tính năng CBDC, xem xét liệu vai trò và các chức năng của tiền trong hoạt động thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ của NHNN (Bích Trâm, Thùy Linh, 2021). Phương pháp nghiên cứu khảo lược, thực nghiệm và tổng hợp sự kiện thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích kèm rủi ro của CBDC, cùng vấn đề phát sinh liên quan đến tiền giấy pháp định và tiền mã hóa lưu hành trong nền kinh tế, đưa ra một số lợi ích của CBDC (Thanh Phúc, Minh Trí, 2021). Đề cập đến tác động của tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương đến tỷ giá, kết quả nghiên cứu cho rằng tiền kỹ thuật số có tác động đến tỷ giá hối đoái (Hoàng Nam, 2021). 1.1.3. Lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống nghiên cứu a, Lý thuyết có tính kế thừa Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu các dự án tiền kỹ thuật số tiến tới phát hành CBDC, vì vậy những kế thừa về khái niệm và đặc điểm các công trình nghiên cứu CBDC trước đó đã giúp quá trình nghiên cứu khám
  20. 9 phá về CBDC trong luận văn được khái quát, từ đó mang đến các đóng góp, giải pháp và hàm ý chính sách với Việt Nam nhằm thúc đẩy nghiên cứu CBDC trong tương lai. Đồng thời qua việc nghiên cứu triển khai CBDC tại các quốc gia như Thụy Điển, Trung Quốc, Bahamas là những kinh nghiệm ứng dụng hữu ích khi Việt Nam xây dựng phát triển CBDC trong tương lai. b, Khoảng trống nghiên cứu Trong bối cảnh hiện tại, CBDC vẫn là một khái niệm tương đối mới, hầu hết nghiên cứu CBDC là nghiên cứu khám phá, dù đã có các bài nghiên cứu như đã nêu trên, nhưng chưa có nghiên cứu trực tiếp quan sát về mức độ ảnh hưởng của CBDC bằng cách tiếp cận tổng thể và khái quát, và chưa có nhiều bài viết nghiên cứu toàn diện về sự tác động của CBDC đến Việt Nam. Hiện hữu sau Covid 19, tại Việt Nam các xu thế công nghệ tài chính, thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, như xu thế thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng gia tăng, tỷ lệ sở hữu tiền điện tử tại Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người sở hữu tiền điện tử cao trên thế giới (Nhĩ Anh, 2023). Đây là động lực cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu về tác động CBDC thúc đẩy Fintech tại Việt Nam. Ngoài ra, nguồn dữ liệu trong luận văn chủ yếu sử dụng từ các công trình nghiên cứu đã đi trước của các định chế tài chính, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế làm nguồn tham khảo từ đó tổng hợp, phân tích dữ liệu tạo tiền đề nghiên cứu những cơ hội, thách thức tiềm năng hướng đến phát triển CBDC tại Việt Nam. Tuy nhiên, đa số nguồn dữ liệu của các nghiên cứu, hiện đang nằm trong nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ quy mô hạn chế, cần có đề xuất rõ ràng hơn về tác động CBDC đối với tài chính toàn diện, lãi suất, bảo mật hệ thống thanh toán, những điều này cần số liệu nghiên cứu thực nghiệm, xem xét, đánh giá cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định. 1.2. Cơ sở lý thuyết về tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và ứng dụng của CBDC 1.2.1.1. Khái niệm CBDC Trước khi nghiên cứu khái niệm, luận văn tìm hiểu nguồn gốc ban đầu tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương. Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Central bank digital currency- CBDC) thực tế đã xuất hiện từ ba thập kỷ trước, vào năm 1993 ngân hàng Phần lan đã ra mắt thẻ thông minh Avant một dạng tiền mặt điện tử, hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2